BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA H
Trang 1B
Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.01.14
Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Tứ
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Trang 3Để hoàn thiện luận văn “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ
sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh”, trước hết, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, Phòng Quản trị và các phòng ban chức năng của Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi được tham gia học tập, hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo Khoa Giáo dục, Phòng Đào tạo Sau Đại học và các thầy cô giáo trực tiếp quản lý, giảng dạy các chuyên đề, các nhà khoa học trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tứ, người đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới gia đình, anh em, bạn bè đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 7
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục 11
1.2.2 Quản lý và quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 12
1.2.3.Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học 17
1.2.4 Giải pháp và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học 20
1.3 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học 21
1.3.1 Vai trò của cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học 21
1.3.2 Phân loại cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học ………… 22
1.3.3 Yêu cầu của cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học 24
Trang 51 4 Nội dung, phương pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở
trường đại học 29
1.4.1 Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 29
1.4.2 Duy trì và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 29
1.4.3 Sử dụng, khai thác cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 30
1.4.4 Phương pháp, phương tiện quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường đại học 30
1.5 Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học 32
1.5.1 Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học 32
1.5.2 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học 34
1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học 35
Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 38
2.1 Giới thiệu về Trường Đại học Vinh 38
2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển 38
2.1.2 Sứ mệnh, chức năng nhiệm vụ 38
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 39
Trang 62.2 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở
Trường Đại học Vinh 44
2.2.1 Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh 442.2.2 Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch, dự toán tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 522.2.3 Thực trạng quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 542.2.4 Thực trạng quản lý việc sử dụng, khai thác cơ sở vật chất,
thiết bị giáo dục 552.2.5 Thực trạng quản lý việc xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức và đơn vị chức năng phụ trách cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 562.2.6 Thực trạng quản lý việc duy tu, bảo dưỡng, thanh lý cơ sở vật chất,
thiết bị giáo dục 572.2.7 Thực trạng việc thanh tra, giám sát, thi đua khen thưởng về quản lý
cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 58
2.3 Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh 59
2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ viên chức về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở
Trường Đại học Vinh 592.3.2 Thực trạng trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ viên chức trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh 622.3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng và các điều kiện đảm bảo cho ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
Trang 7trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh 642.3.5 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bi giáo dục
ở Trường Đại học Vinh 67
2.4 Đánh giá chung thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh… 67
2.4.1 Mặt mạnh, nguyên nhân
2.4.2 Mặt yếu, nguyên nhân
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 70
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 70
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.2 Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh 72
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ viên chức về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 723.2.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin; tạo điều kiện khuyến khích cán bộ viên chức tự học, tự nghiên cứu ứng dụng
Trang 8tương thích, thiết kế phần mềm phù hợp trong quản lý cơ sở vật chất, thiết
bị giáo dục 873.2.4 Thường xuyên cập nhật những ứng dụng mới của công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 913.2.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục 94
3.3 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp 98
3.3.1 Mục đích, đối tượng thăm dò
3.3.2 Nội dung, phương pháp thăm dò
3.3.3 Kết quả thăm dò
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103TÀI LIỆU THAM KHẢO 106PHỤ LỤC
Trang 9Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
CBQL Cán bộ quản lý
CBVC Cán bộ viên chức
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông
Trang 10STT Tên bảng Trang
2.1 Bảng thống kê diện tích các cơ sở của Trường Đại học
2.2 Bảng thống kê số lượng và diện tích các phòng học, phòng
thí nghiệm, phòng máy ở Trường Đại học Vinh 452.3 Bảng thống kê số lượng các máy móc, thiết bị phục vụ
công tác dạy học ở Trường Đại học Vinh 502.4 Kết quả điều tra về nhận thức của CBVC về vấn đề ứng
dụng CNTT trong quản lý CSVC, TBGD Trường Đại học
Vinh
58
2.5 Bảng thống kê trình độ chuyên môn của CBVC trực tiếp
làm công tác quản lý CSVC, TBGD ở Trường Đại học
Vinh
60
2.6 Bảng thống kê trình độ tin học của CBVC trực tiếp làm
công tác quản lý CSVC, TBGD ở Trường Đại học Vinh 612.7 Kết quả điều tra về mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý
CSVC, TBGD ở Trường Đại học Vinh 643.1 Kết quả thăm dò sự cần thiết của các giải pháp ứng dụng
CNTT trong quản lý CSVC, TBGD ở Trường Đại học
Vinh
97
3.2 Kết quả thăm dò mức độ khả thi của các giải pháp ứng
dụng CNTT trong quản lý CSVC, TBGD ở Trường Đại
học Vinh
98
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang 112.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính Trường Đại học Vinh 38
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Các cơ sở đào tạo nói chung và nhà trường nói riêng, chất lượng đào tạocũng như chất lượng đầu ra quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗinhà trường Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, trong
đó không thể không kể đến yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục Ngoàicác yếu tố như nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảngdạy, công tác quản lý, công tác kiểm tra, đánh giá yếu tố cơ sở vật chất có vai tròhết sức quan trọng Việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến hiệnđại cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của các nhà trường
vì điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chấtlượng đào tạo, đảm bảo chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng tốt với yêu cầuphát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay Cho nên, nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở các cơ sở giáodục, các cấp học, bậc học trở nên quan trọng, cấp thiết
Trong bối cảnh kinh tế tri thức, sự phát triển như vũ bảo của khoa học –
kỹ thuật và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt độngcủa con người Trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tinvào đời sống cũng như mọi lĩnh vực hoạt động của con người đã trở nên phổbiến Đối với giáo dục – đào tạo, việc ứng dụng CNTT thực hiện một cách toàndiện ở các lĩnh vực, trong đó có công tác quản lý CSVC, TBGD
Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI Đảng) về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
Trang 13hội nhập quốc tế đã khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học; phát huy vai trò của công nghệ thông tin vàcác thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục,đào tạo; từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng côngnghệ thông tin
Trường Đại học Vinh được thành lập từ năm 1959, là một cơ sở đào tạo
đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng vàchuyển giao công nghệ Số lượng học sinh, sinh viên, học viên mỗi năm đanghọc tập tại trường và các địa điểm khác là gần 40 ngàn Trường Đại học Vinh làmột trong những cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam có diện tích khuôn viên lớnnhất (gần 300 ha) và có CSVC, TBGD hiện đại, phục vụ công tác quản lý, đàotạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thốngCNTT và ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường được xem là mộtbiện pháp để xây dựng Trường Đại học Vinh thành trường đại học trọng điểmquốc gia, là thành viên của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á Trong bốicảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo hiện nay, nhiệm vụ trên lạicàng cấp thiết, quan trọng
Với địa bàn rộng, phân tán ở nhiều địa điểm và cơ cấu tổ chức gần 60khoa, phòng ban, đơn vị, đầu mối hoạt động, việc quản lý CSVC, TBGD củaTrường Đại học Vinh phải tuân thủ theo các quy định hiện hành, đảm bảo khoahọc, đồng bộ, hệ thống, phát huy hiệu quả Công tác quản lý CSVC, TBGD đãđược phân cấp, tự chủ trách nhiệm cho các đơn vị, tập thể, cá nhân, dưới sự giámsát, quản lý chung của nhà trường Cùng với việc xây dựng kế hoạch, dự toánđầu tư, mua sắm, phát triển CSVC, TBGD, Nhà trường có nhiều chủ trương,biện pháp để khai thác, sử dụng, duy tu bảo dưỡng, thanh lý, tránh lãng phí, thất
Trang 14thoát Đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm việc trong lĩnh vực này được chuyênmôn hóa, được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhiệm vụ mới, việc quản lý CSVC, TBGDcủa Trường Đại học Vinh hiện nay vẫn còn một số bất cập, chưa đạt được hiệuquả như mong muốn Một trong những nguyên nhân nói trên là do việc áp dụngCNTT trong quản lý CSVC, TBGD còn chưa phát huy hết tác dụng Nhận thứccủa cán bộ, nhân viên về vấn đề ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC, TBGDchưa được quán triệt một cách sâu sắc Trình độ chuyên môn, năng lực ứng dụngCNTT của đội ngũ cán bộ, nhân viên vẫn chưa theo kịp với các hoạt động luônđổi mới, phát triển của nhà trường Những bất cập về cơ sở hạ tầng, các điềukiện đảm bảo để đáp ứng yêu cầu đổi mới chưa được giải quyết triệt để Tínhthống nhất, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả trong việc quản lý, khai thác, sử dụnggiữa các đơn vị trong trường, giữa cán bộ hành chính và giảng viên,… nhiều lúcchưa được thông suốt Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc ứng dụngCNTT trong quản lý CSVC, TBGD vẫn còn hình thức, chiếu lệ
Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo đang yêu cầumỗi cơ sở giáo dục phải tự phát triển để khẳng định vị thế của mình trong xã hội
Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định xâydựng Trường Đại học Vinh trở thành một trường đại học trọng điểm quốc gia, cótầm ảnh hưởng khu vực và thế giới, đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về một trườngđại học nghiên cứu và đại học ứng dụng theo quy định phân tầng, khung xếphạng cơ sở giáo dục đại học Để thực hiện mục tiêu đó, thực hiện các giải phápứng dụng CNTT trong toàn bộ hoạt động của nhà trường, trong đó có quản lýCSVC, TBGD là nhiệm vụ cần thiết, quan trọng
Trang 15Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng dụng côngnghệ thông tin vào việc quản lý cơ sở vật chất ở các trường đại học nói chung và
Trường Đại học Vinh nói riêng, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh”.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất,thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp có sơ sở khoa học và có tính khả thi thì cóthể nâng cao chất lượng, hiệu quả vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn vấn đề trong ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh
Trang 16- Đề xuất một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ
sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường đại học Vinh
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
Góp phần cụ thể hóa những cơ sở lý luận vấn đề ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý CSVC, TBGD ở trường đại học
Trang 177.2 Về thực tiễn
Bước đầu đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh Từ đó, đề xuất các giảipháp có tính khả thi về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lýCSVC, TBGD ở Trường đại học Vinh
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
Chương 2: Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh
Chương 3: Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở Trường Đại học Vinh
Trang 18
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ “công nghệ thông tin”, xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh
“Information Technology”, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trong bài viết
đăng trên Tạp chí Harvard Business Review của hai tác giả Harold J Leavitt và
Thomas L Whisler Trong bài viết này, hai ông đã bình luận về ngành công nghệmới ra đời là “Công nghệ mới chưa được thiết lập một tên riêng; chúng ta sẽ gọi
nó là công nghệ thông tin”
Ở các nước phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin và các sản phẩmcủa ngành công nghệ thông tin đã được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội như y tế, giáo dục, văn phòng,…trong nhiều năm qua Hiện nay,những khái niệm như Chính phủ điện tử, chức danh Lãnh đạo công nghệ thôngtin (CIO), thương mại điện tử, giao dịch điện tử,… đã trở nên quen thuộc tạinhững nước này
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp, tạo ranhững sản phẩm, ứng dụng những thành tựu mới nhất của ngành công nghệthông tin để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của con người vẫn đang được thựchiện, nhất là các hoạt động liên quan đến chính phủ và giáo dục
Ví dụ như nhóm nghiên cứu công nghệ thông tin kinh doanh và khoa họcquản lý (Business Information Technology and Management Science Group)
Trang 19thuộc trường Đại học Manchester Metropolitan đã có những nghiên cứu về vấn
đề thương mại điện tử, quản lý tri thức, mô hình chính sách, đổi mới phát triển
hệ thống và quá trình e-learning Một trong số những nghiên cứu của nhóm nhưRobin Johnson với nghiên cứu về “Công nghệ giáo dục, E-learning”, Phil Scownvới “Thương mại điện tử và quản lý của sự thay đổi”…
Hội nghị Bộ trưởng giáo dục các nước thành viên của tổ chức diễn đànhợp tác kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 2 ngày 07tháng 4 năm 2000 về “Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ XXI“ xác nhận tầmquan trọng của CNTT trong xã hội học tập Tại diễn đàn này các Bộ trưởng đãkhẳng định tiềm năng rộng lớn của CNTT trong việc chuẩn bị tương lai cho họcsinh, sinh viên cũng như cung cấp cơ hội học tiếp cho người lớn tuổi
CNTT mang đến sự đổi mới về cách học cho mọi cấp học CNTT tạo điềukiện cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học và học từ xa CNTT cũng mang đến
sự đổi mới về công tác quản lý Các Bộ trưởng nhấn mạnh phương châm “Giáodục không biên giới“ giữa các thành viên APEC CNTT trong giáo dục sẽ là giảipháp chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế dựa trên tri thức
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam đã có chương trình quốc gia về CNTT (1996 - 2000) và Đề ánthực hiện về CNTT tại các cơ quan Đảng (2003 - 2005) ban hành kèm theoQuyết định 47 của Ban Bí thư trung ương Đảng Mặt khác, tại các cơ quan quản
lý nhà nước đã có Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (2001 - 2005)ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001 của Thủtướng Chính phủ về giáo dục,
Chỉ thị 58/CT/TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứngdụng phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu rõ
Trang 20việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo [4] Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị 29/2001/CT-BGDĐT, ngày 30/7/2001, cũng đã nêu rõ,cần tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối Internet đến tất
cả các cấp quản lý và cơ sở giáo dục, hình thành một mạng giáo dục (EduNet)nhằm tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2001-
2005
Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, học tập các nước vềquản lý ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục để áp dụng ở Việt Nam nhưngkhông nhiều Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu quản lý và ứng dụng CNTTtrong hệ thống giáo dục ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn Gầnđây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài nghiên cứu khoa học về CNTT vàgiáo dục đều có đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục vàkhả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như:
* Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo tại ĐHQG Hà Nội trong năm2000
* Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứngdụng CNTT và truyền thông ICT 2/2003
* Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ hai về nghiên cứu phát triển và ứngdụng CNTT và truyền thông ICT 9/2004
* Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning“ do viện CNTT(ĐHQGHN) và khoa CNTT (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổchức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứng dụng trong hệ thống giáo dụcđầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
* Hội thảo quốc gia về CNTT&TT lần thứ IV vừa diễn ra tại thành phốHuế với chủ đề: “CNTT và sự nghiệp giáo dục – y tế“ là: làm thế nào để thúc
Trang 21đẩy mạnh mẽ hoạt động ứng dụng CNTT nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhấtcho sự phát triển của giáo dục trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế của chúngta.
* Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT&TT: “Các giải pháp công nghệ
và quản lý trong ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới phương pháp dạy học“ doTrường ĐHSP Hà Nội phối hợp với dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9-10/12/2006 Nội dung hội thảo gồm các chủ đề chính sau:
- Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy (phổ thông,đại học và trên đại học): công nghệ tri thức, công nghệ mã nguồn mở, các hệ nền
và công cụ tạo nội dung trong e-learning, các chuẩn trao đổi nội dung bài giảng,công nghệ trong kiểm tra đánh giá,
- Các giải pháp, chiến lược phát triển ứng dụng CNTT&TT vào đổi mớiphương pháp dạy học: chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lý, mô hình tổchức trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử,
- Các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học: xâydựng và sử dụng phần mềm dạy học, kho điện tử, courseware
Trong các hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã mạnh dạn đưa racác vấn đề nghiên cứu vị trí tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển CNTT đặcbiệt là các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” được Thủ tướng Chính phủ
ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 đã xác định mụctiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàndiện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhậpquốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, Để thực hiệnmục tiêu đó, chiến lược đã xác định một trong những mục tiêu cụ thể của giải
Trang 22pháp đổi mới quản lý giáo dục là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục các cấp [10].
Các công việc cụ thể đã được nghiên cứu và thực hiện với hoạt động củaCNTT là:
- Quán triệt văn bản quy phạm pháp luật về CNTT; xây dựng kế hoạchtriển khai hoạt động CNTT năm học: Các Sở GDĐT đã tổ chức quán triệt vànâng cao nhận thức, trách nhiệm đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong ngành ở địaphương, trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục và đào tạo về tinhthần và nội dung của các văn bản quan trọng: Quyết định 698/QĐ-TTg ngày1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể pháttriển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020 [25]; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng BộGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáodục giai đoạn 2008 – 2012; các văn bản của bộ, ban, ngành về quán triệt và triểnkhai Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 về quản lý đầu tưứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Tóm lại, nếu việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục – đào tạo nóichung và trong quản lý giáo dục nói riêng đã được ứng dụng, triển khai tươngđối rộng rãi thì việc ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC, TBGD hầu như chưađược nghiên cứu nhiều, đặc biệt là các trường học cụ thể
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục là tất cả các phương tiện vật chất đượchuy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác
để đạt được mục đích giáo dục
Trang 23Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục bao gồm cả các đồ vật, những của cải vậtchất, môi trường tự nhiên xung quanh nhà trường: nhà cửa (phòng học, phòng thínghiệm, các phòng chức năng…), sân chơi, các máy móc và thiết bị dạy học, thưviện Các bộ phận này nhà trường trực tiếp quản lý và sử dụng.
Khái niệm chung nêu trên chứa đựng nhiều khái niệm cụ thể như: trườnghọc, thư viện, sách giáo khoa, thiết bị dạy học, phòng thực hành, phòng bộmôn… là những thành phần trong hệ thống
Các bộ phận vừa kể trên hình thành nên hệ thống cơ sở vật chất đa dạng
về chủng loại và có một số trang thiết bị tương đối phức tạp về mặt kỹ thuật, ví
dụ như: phòng LAB, máy tính, máy projector, hệ thống mạng internet Tínhnăng đa dạng và phong phú của hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục tạo rakhông ít trở ngại trong quá trình quản lý và sử dụng
1.2.2 Quản lý và quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
1.2.2.1 Quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong
và ngoài nước đã đưa ra nhiều định nghĩa về quản lý như sau:
Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp,chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điềuchỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điềuchỉnh và kiểm soát ấy” [Dẫn theo Trần Kiểm,17]
Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp conngười hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định" Peter F Druker: "Suy chocùng, quản lý là thực tiễn Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hànhđộng; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhấtcủa nó là thành tích" [Dẫn theo Trần Kiểm, 17]
Trang 24Một số tác giả cho rằng: "Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đíchcủa chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý)trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích củamình"
Có ý kiến cho rằng: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quátrình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng ta phát triển phù hợpvới quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý" [Dẫntheo Đặng Bá Lãm, 19]
Quản lý là thiết chế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhânlàm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu
đã định
Từ những khái niệm trên đây ta có thể kết luận rằng: Quản lý là tác động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông quaviệc thực hiện sáng tạo các chức năng quản lý để đạt được mục tiêu của tổ chức,làm cho tổ chức vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích đến tập thểngười, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý Trong giáo dục, đó là tác động của nhàquản lý giáo dục đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác nhautrong hệ thống, nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý giáo dục
Các chức năng quản lý là biểu hiện bản chất của quản lý Chức năng quản
lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của kháiniệm quản lý, là những bộ phận tạo thành hoạt động quản lý đã được thích ứngchuyên môn hoá "Các chức năng quản lý là những trạng thái biểu hiện sự hoạtđộng có mục đích của tập thể người" Có bốn chức năng cơ bản liên quan mậtthiết với nhau, tạo thành chu trình quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm
Trang 25tra Trong bốn chức năng trên, chức năng tổ chức là quan trọng nhất Việc tìmhiểu và nghiên cứu những khái niệm cũng như những trào lưu tư tưởng và họcthuyết của quản lý có thể tạo nên một tầm nhìn, một nhãn quan nhất định về việc
mà nhà quản lý cần những gì và thực hiện những gì trong hoạt động thực tiễncủa mình
Quản lý giáo dục
Theo tác giả Trần Kiểm, quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thểquản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giámsát, một cách cóhiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêuphát triển giáo dục, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [17]
Cũng theo tác giả, đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục là sự tác động liên
tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằmtạo ra tính trồi của hệ thống, sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hộicủa hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiệnđảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động [17]
Theo tác giả Thái Văn Thành: Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định
là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản
lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường)nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sởnhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luậtcủa quá trình giáo dục, sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em [24]
Theo nhà nghiên cứu Đặng Quốc Bảo: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổngquát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh
mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội [2]
Trang 26Tác giả Trần Kiểm cho rằng: Quản lí giáo dục vi mô được hiểu là nhữngtác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quiluật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tậ p thể học sinh,cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thựchiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường [17].
Tóm lại: Quản lí giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng củangành giáo dục, nhà quản lí giáo dục trong việc vận dụng nguyên lý, phươngpháp chung nhất của khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Những tácđộng đó thự c chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhàtrường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch đảm bảo quá trình giáo dục đạtđược mục tiêu giáo dục
Quản lý nhà trường
Cho đến nay, khó có đủ cứ liệu để xác định niên đại hay thời điểm hìnhthành chính thức của nhà trường Nhưng lịch sử Giáo dục đã chứng minh: Nhàtrường dưới hình thức phôi thai và đơn giản nhất với đầy đủ chức năng của nó đãtồn tại trên 30 thế kỷ nay
Từ cội nguồn của lịch sử, người ta đã đưa ra định nghĩa về nhà trường nhưsau: “Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năngkiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xãhội đó Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm xã hội nóitrên đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy độngvào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội”
Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trường - cơ sở giáodục, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục Có nhiều định nghĩa khác nhau vềquản lý nhà trường
Trang 27Theo tác giảTrần Kiểm, quản lý nhà trường là nhà trường thực hiện đườnglối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạovới ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh [17]
Theo Viện sĩ Phạm Minh Hạc, quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:
Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường:
Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của cơ quan quản lý giáodục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tậpcủa nhà trường
Quản lý cũng gồm những chỉ dẫn, quy định của các thực thể bên ngoài nhàtrường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diệndưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường
và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó
Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường:
Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm cáchoạt động:
Quản lý giáo viên, giảng viên
Quản lý học sinh, sinh viên
Quản lý quá trình dạy học - giáo dục
Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục
Quản lý tài chính trường học
Trang 28Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
Các chủ thể này được quy định rõ trong điều lệ của các cơ sở giáo dục(mầm non, phổ thông, đại học, dạy nghề, ) thể hiện các mối quan hệ ràng buộcgiữa các yếu tố về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, nội dung quản lý, môitrường và các hình thức, phương pháp quản lý
1.2.2.2 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
Quản lý CSVC, TBGD là tác động có mục đích của người quản lý nhằmxây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC, TBGD phục vụ đắclực cho công tác giáo dục và đào tạo
Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng: CSVC, TBGD chỉ phát huy được tácdụng tốt trong việc giáo dục - đào tạo khi được quản lý tốt Do đó, đi đôi với việcđầu tư trang bị, điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý CSVC,TBGD trong nhà trường Do CSVC, TBGD là một lĩnh vực vừa mang đặc tínhkinh tế vừa mang đặc tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý một mặt phảituân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học Mặt khác, cần tuân thủcác yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục
Quản lý CSVC, TBGD là việc thực hiện 4 chức năng cơ bản, đó là:
- Lập kế hoạch quản lý CSVC, TBGD
- Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý
Quản lý CSVC, TBGD là việc thực hiện các nội dung quản lý công tácthiết bị từ khâu cung ứng, bảo quản và sử dụng để đảm bảo CSVC, TBGD pháthuy được vai trò, tác dụng của nó trong giáo dục và đào tạo
Như vậy, có thể nói quản lý CSVC, TBGD là một trong những công việc
Trang 29của người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường.
1.2.3 Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
1.2.3.1 Công nghệ thông tin
Khái niệm công nghệ thông tin được định nghĩa trong quyết định số698/QĐ của Thủ tướng Chính phủ được hiểu như sau: Công nghệ thông tin là tậphợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại -chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọilĩnh vực hoạt động của con người và xã hội [25]
Trong Luật Công nghệ thông tin [21] được ban hành năm 2006, khái niệmcông nghệ thông tin được định nghĩa là “tập hợp các phương pháp khoa học,công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý,lưu trữ và trao đổi thông tin số”
Như vậy, công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, cácphương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễnthông, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyênthông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của conngười và xã hội
Phát triển từ những năm 60 của thế kỷ 20 với việc thành lập Phòng Toánhọc tính toán (Phòng Máy tính) trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhànước, sử dụng máy tính điện tử đầu tiên Minsk-22 do Liên Xô (cũ) viện trợ; quaquá trình hình thành và phát triển, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam đãđạt được một số thành tựu nổi bật
Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển và ứng dụng thành tựu của
Trang 30ngành công nghệ thông tin trong đời sống – xã hội, Nhà nước đã có những chínhsách định hướng cho việc phát triển ngành này như sự ra đời của Luật Công nghệthông tin năm 2006 đã tạo sự đồng bộ với các văn bản luật khác có liên quan nhưLuật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Bên cạnh đó,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định về việc phê duyệt Chươngtrình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhànước cho các giai đoạn phát triển và mới nhất là giai đoạn 2011 – 2015.
1.2.4.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vật chất, thiết
bị giáo dục ở trường đại học
Ứng dụng công nghệ thông tin là “việc sử dụng công nghệ thông tin vàocác hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh vàcác hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạtđộng này” Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý CSVC, TBGD ở trườngđại học là sử dụng những thành tựu, những sản phẩm của CNTT trực tiếp vàocông tác quản lý CSVC, TBGD của nhà trường giúp công việc được nhanhchóng, chính xác và hiệu quả hơn.Hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý nóichung và quản lý CSVC, TBGD ở các cơ sở giáo dục đại học vừa là mục tiêu,vừa là biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động toàn diện của nhà trường, làtiêu chí được khẳng định trong bộ kiểm định chất lượng các trường đại học
Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụngnhững thành tựu của ngành vào hoạt động quản lý đang trở thành xu hướng tấtyếu, là khâu đột phá quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác quản lý hành chính nhà nước Xu hướng hiện nay của cơ quan nhà nước đãchuyển sang sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin trong nước với chi phíthấp, hiệu quả cao thay cho sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài
Trang 311.2.4 Giải pháp và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
1.2.4.1 Giải pháp
Từ điển tiếng Việt định nghĩa khái niệm giải pháp như sau: “giải pháp làphương pháp giải quyết một công việc, một vấn đề cụ thể” Như vậy, khi đề cậpđến khái niệm giải pháp tức là đề cập đến những cách thức tác động, hướng giảiquyết thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái… nhằmđạt được mục tiêu đề ra Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu thì càng giúp việcgiải quyết những vấn đề được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cao Tuy nhiên, để
có thể đề ra được những giải pháp mang tính tối ưu cần phải dựa trên cơ sởnghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề một cách toàn diện
1.2.4.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cở sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý CSVC, TBGD ởtrường đại học là phương pháp, cách thức vận dụng, sử dụng những thành tựucủa công nghệ thông tin, những phần mềm vào công tác quản lý sao cho hiệu quảnhất, tối ưu nhất Ứng dụng CNTT làm cho việc quản lý nói chung hay quản lýCSVC, TBGD nói riêng trở nên sâu sát hơn, cụ thể hơn, người quản lý khôngmất nhiều thời gian vào những việc cụ thể mà dành nhiều thời gian hơn cho côngviệc hoạch định chiến lược cho tổ chức, cho đơn vị Để có được những giải pháptối ưu người quản lý, đối tượng sử dụng cần có trình độ, nhận thức về công nghệthông tin, phải hiểu được cấu trúc của hệ thống Phải cập nhật liên tục nhữngthành tựu, những phần mềm của CNTT
1.3 Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
1.3.1 Vai trò của cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
Trang 32CSVC đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáodục, là một thành tố của quá trình dạy học.
Với vai trò là một thành tố của quá trình dạy học, CSVC, TBGD góp phầntạo nên chất lượng giáo dục
Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặtchẽ và tương tác với nhau Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học là :
Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Giảng viên - sinh viên - CSVC
Sơ đồ sau đây diễn tả các thành tố của quá trình dạy học và mối quan hệgiữa chúng
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học
Mục tiêu
CSVC
Trang 33Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học trong đóCSVC, TBGD là yếu tố không thể tách rời Như vậy, CSVC, TBGD là bộ phậncủa nội dung, phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa
là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức
TBGD góp phần nâng cao chất lượng của các phương pháp dạy học đã có
mà không làm thay đổi bản chất của các phương pháp này
CSVC, TBGD đầy đủ, đúng quy cách sẽ tổ chức được các hình thức dạyhọc, giáo dục đa dạng, linh hoạt, như: dạy trong lớp, ngoài lớp, trên hiện trườnggắn với thực tiễn, dạy sinh viên nghiên cứu,…
Tổ chức được các hội thảo, hội nghị, các lớp học theo phương thức giáodục từ xa, các cuộc họp trực tuyến, …
Làm thay đổi căn bản phương pháp dạy học, làm cho quá trình giáo dụcsinh động và hiệu quả hơn
Tăng tốc độ truyền tải thông tin Tạo ra “vùng hợp tác” giữa thầy và tròrộng hơn, rèn luyện các kỹ năng thực hành, học tập, làm việc Tiết kiệm thờigian trên lớp, cải tiến các hình thức lao động sư phạm.[4, tr9]
1.3.2 Phân loại cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
Trong các cơ sở giáo dục, CSVC, TBGD được phân loại theo một số hìnhthức sau:
Phân loại căn cứ hình thức tồn tại của đối tượng:
Mô hình: Là vật thay thế cho vật thực được đơn giản hóa, giữ được thuộctính của sự vật, hiện tượng
Mẫu vật: Là vật thực nhưng không còn đủ các thuộc tính của nó
Ấn phẩm: Tranh, ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu bảng,… được in trên giấy
Tài liệu nghe -nhìn: Phim, bản trong, băng đĩa âm thanh, hình ảnh,…
Trang 34Dụng cụ thí nghiệm
Phương tiện nghe - nhìn, máy tính: để thể hiện các tài liệu trực quan
Cơ sở hạ tầng:Nhà cửa, kho tàng, bến bãi, đường sá
Hóa chất
Phân loại CSVC, TBGD theo chức năng:
Phương tiện TBGD truyền tải thông tin (chứng minh)
Phương tiện TBGD luyện tập (thực hành)
Phương tiện TBGD kiểm tra
Phương tiện TBGD hỗ trợ (phương tiện dùng chung)
Phương tiện, TBGD phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
Phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ hay giá trị:
TBGD theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, TBGD tựlàm…
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường đại học bao gồm: Trường sở;
sách và thư viện; thiết bị dạy học,…
Trường sở là nơi thực hiện việc giáo dục, dạy học tập trung Do đòi hỏicủa quá trình phát triển giáo dục, đặc biệt là do yêu cầu của việc thực hiện cácphương pháp dạy học, trường học cũng có những thay đổi nhất định để phù hợp.Môi trường xung quanh trường học không tác động xấu đến việc giảng dạy, họctập và sự an toàn của giảng viên, sinh viên
Sách và thư viện là loại cơ sở vật chất đặt biệt, là phương tiện cần thiếtphục vụ cho việc học tập và giảng dạy trong nhà trường, đồng thời là nguồn trithức quan trọng của sinh viên và giảng viên
Thiết bị giáo dục bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan,thực nghiệm bộ môn và các thiết bị kỹ thuật, các phương tiện nghe -nhìn Các
Trang 35thiết bị dạy học bộ môn được sử dụng thường xuyên và trực tiếp tham gia vàoquá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp Số lượng
và chất lượng của thiết bị dạy học bộ môn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả họctập các môn học
Các phương tiện nghe - nhìn như: Máy chiếu bản trong, máy chiếu dươngbản, máy chiếu trực tiếp, camera, máy chiếu phim, vi đeo, máy tính nối mạngInternet, đã trở nên phổ biến trên thị trường và đã có mặt trong các trường học,
cơ quan Các phương tiện kỹ thuật này với ưu thế về mặt sư phạm góp phần rấtlớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường Nhờ có cácphương tiện kỹ thuật, một lượng thông tin lớn của bài học có thể được hình ảnhhoá, mô hình hoá, trực quan hoá, phóng to, thu nhỏ, làm nhanh hơn hay chậm lạiđem lại cho người học một không gian học tập mang tính mục đích và hiệu quảcao
Tóm lại, sự phát triển nhanh chóng CSVC, TBGD đã và đang tạo ra tiềmnăng sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và việc ứng dụng có hiệu quả cácphương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phươngpháp dạy học
1.3.3 Yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 65/2007/QĐ - BGDĐT ban hànhquy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học như sau:
Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảotiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên
và người học Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiêncứu khoa học có hiệu quả
Trang 36Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục
vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đàotạo
Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo vànghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đápứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo
Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy vàhọc, nghiên cứu khoa học và quản lý
Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có ký túc xácho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; cótrang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thaotheo quy định
Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữutheo quy định
Có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3981-85.Diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo quy định
Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kếhoạch chiến lược của trường
Có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn cho cán bộ quản
lý, giảng viên, nhân viên và người học
Căn cứ vào quy định trên, việc trang bị CSVC, TBGD ở trường đại họccần được thực hiện như sau:
Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện cơ sở vật chất - kỹ thuật đểphục vụ cho việc giáo dục và đào tạo của nhà trường (đồng bộ giữa trường sởvới phương thức tổ chức dạy học; giữa chương trình, sách giáo khoa và thiết bị
Trang 37giáo dục; giữa trang thiết bị và điều kiện sử dụng; giữa trang bị và bảo quản;giữa các thiết bị với nhau…)
Bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất - kỹ thuật trong khu vực nhàtrường, trong lớp học, trong các loại phòng chức năng; bố trí hợp lý địa điểm củanhà trường trong khu vực dân cư, phù hợp với quy hoạch tổng thể của địaphương nhằm làm cho quá trình giảng dạy giáo dục của giáo viên và học tập củahọc sinh diễn ra có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và sức người nhất tạo ra toàn bộmôi trường vật chất mang tính sư phạm, thuận lợi cho các hoạt động giáo dục vàdạy học; các điều kiện về vệ sinh sức khỏe, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm
mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết chomột cơ sở giáo dục
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất - kỹ thuật trong việcnâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, không để cho các phương tiện vậtchất kỹ thuật nằm chết trong các kho chứa, mà phải làm cho từng học sinh đượchưởng thụ chất lượng nhận thức do các phương tiện đó mang lại
Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưỡng và bảo trì cơ sở vật chất - kỹ thuật củanhà trường vì nó là tài sản quý phục vụ sự nghiệp giáo dục
Cụ thể:
Trường sở: đủ diện tích, cấu trúc phù hợp với qui mô đào tạo, khang trang,
khuôn viên có không gian cây xanh, đủ nhà vệ sinh Môi trường xung quanhtrường học không tác động xấu đến việc giảng dạy, học tập và sự an toàn củagiảng viên, sinh viên Lớp học đủ ánh sáng, đủ thoáng khí, bàn ghế, bảng phấnviết, máy chiếu, màng chiếu……
Trang 38Sách và thư viện: có thư viện họat động tốt: đầy đủ sách dành cho kiến
thức chung, kiến thức chuyên ngành, nơi đọc sách tiện nghi, có nhân viên điềuhành tổ chức quản lý thư viện
Các phương tiện nghe - nhìn như: Máy chiếu bản trong, máy chiếu dương
bản, máy chiếu trực tiếp, máy chiếu vật thể (camera), máy chiếu phim, vi đeo,máy tính nối mạng Internet, mạng wifi các khu vực sinh viên tra cứu
1.3.4 Vai trò của cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đối với chất lượng đào tạo ở trường đại học
1.3.4.1 Khái niệm chất lượng đào tạo
Có những quan điểm khác nhau về chất lượng đào tạo Trong khuôn khổ
đề tài, chúng tôi quan niệm chất lượng gắn với sản phẩm - mà sản phẩm đào tạođại học ở đây là con người - chính là những sinh viên tốt nghiệp các trường đạihọc nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng đất nước trong sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa
Chất lượng đào tạo có thể coi là tập hợp các đặc tính, tiềm năng của sinhviên tốt nghiệp, đáp ứng mục tiêu đào tạo đã đề ra và có khả năng thoả mãn nhucầu của thị trường, của đất nước Chất lượng đào tạo là kết quả tỷ lệ giữa đầuvào và đầu ra, đảm bảo đáp ứng tối ưu các yêu cầu của xã hội
1.3.4.2 Vai trò của cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đối với chất lượng đào tạo ở trường đại học
Trường sở là một trong các yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất, là điềukiện đầu tiên để hình thành một nhà trường nơi làm ra chất lượng đào tạo.Trường sở là trung tâm văn hóa, khoa học và kỹ thuật của một địa phương.Trường sở là nơi tuyên truyền nếp sống văn hóa mới, phổ biến các thông tinkhoa học kỹ thuật ở địa phương.Trường sở là hình ảnh đẹp, là niềm tự hào của
Trang 39mọi người, là sự thể hiện cho truyền thống cần cù, chăm chỉ, hiếu học của baothế hệ tại địa phương.
Điều 2 của Luật Giáo dục (2005, bổ sung 2009) đã khẳng định: “Mục tiêugiáo dục là đào tạo con người mới Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trithức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và nănglực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Điều 5 Luật Giáodục đại học (2012) cũng đã khẳng định mục tiêu chung của giáo dục đại học: “a)Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học,công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; b) Đào tạo ngườihọc có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghềnghiệp; năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệtương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và tráchnhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhândân” [22]
Đáp ứng mục tiêu trên, mỗi trường học cần phải có một môi trường tươngứng bao gồm các yếu tố có tác dụng giáo dục trực tiếp đến sinh viên
Để hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức cho học sinh ngoài sự giáodục và dạy dỗ của nhà trường thì trường sở phải có phòng truyền thống, phòng
để sinh hoạt đoàn và đội; để người học trở thành người có tri thức, ngoài sựgiảng dạy của giáo viên trường sở cần có: phòng học với bàn ghế, bảng và cáctrang thiết bị bên trong đúng quy cách, phòng bộ môn với các điều kiện riêngbiệt cho đặc trưng từng môn học, có phòng thiết bị giáo dục, có phòng làm thưviện với đầy đủ sách báo, tài liệu tham khảo cho học sinh tự học; để giáo dục thể
Trang 40chất sức khỏe cho sinh viên, trường sở phải có: sân bãi, nhà luyện tập thể dục thểthao, các dụng cụ thể dục thể thao; để giáo dục thẩm mỹ vệ sinh trường sở phải
có khung cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp, có cây xanh bóng mát, bãi cỏ vườnhoa, tất cả các loại phòng học phải sạch sẽ, sáng sủa…
1.4 Nội dung, phương pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục ở trường đại học
1.4.1 Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
Xây dựng hệ thống lớp học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộmôn và các nhu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho các hoạt động củanhà trường
Mua sắm TBGD theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị củanhà trường và các đơn vị
Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị cơ sở vật chất trước mắt và lâu dàicho trường bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách Nhà nước, học phí, các dự
án, và các nguồn thu khác
1 4.2 Duy trì và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước, thực hiện chế độ tráchnhiệm, theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra vv…Đảm bảo chế độ duy tu bảo dưỡng đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật,quan tâm đến ảnh hưỏng của thời tiết, khí hậu môi trường đối với các loạiphương tiện kỹ thuật tinh vi đắt tiền (như dụng cụ quang học, điện tử, máytính )
Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫn củanhà sản xuất và tuân thủ những quy định của Nhà nước về duy tu, bảo quản, sữa