1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

109 544 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 6,71 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGÔ MẠNH HÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ MẠNH HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ MẠNH HÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN ĐÌNH HUÂN

Nghệ An - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn chân thành cảm ơn trường Đại học Vinh, sở GDĐT Nghệ An, phòng GDĐT Diễn Châu và các trường THCS huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học thật sự hữu ích và cung cấp tài liệu, số liệu trong quá trình hoàn thành luận văn

Xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp

đỡ trong suốt quá trình học tập Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Huân đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.

Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn, không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được chỉ dẫn và góp ý.

Nghệ An, tháng 9 năm 2015

Tác giả

Ngô Mạnh Hà

Trang 4

1.2.1 Công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 10

1.2.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 111.2.2 Dạy học, hoạt động dạy học, hoạt động dạy học ở các trường

1.2.3.3 Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở 171.2.4 Giải pháp, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở 18

1.2.4.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt

Trang 5

1.3 Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở 201.3.1 Vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục 201.3.2 Mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục 221.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy

1.3.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý soạn thảo giáo án 221.3.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thực hiện bài giảng 23

1.3.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khai thác dữ liệu 24

1.3.3.5 Ứng dụng trong quản lý học tập của học sinh 261.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông

tin trong quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở 271.4.1 Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong

1.4.2 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt

TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế xã hội, giáo dục huyện Diễn

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 322.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 332.2 Khái quát về giáo dục – đào tạo huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 35

Trang 6

2.2.2 Về giáo dục trung học cơ sở 38

2.2.2.2 Quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý

trường trung học cơ sở

2.4 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt

động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Diễn Châu,

2.4.1 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác ứng dụng công

2.4.2 Trình độ tin học của cán bộ quản lý, giáo viên các trường

trung học cơ sở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 442.4.3 Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

động quản lý tại các trường trung học cơ sở huyện Diễn

2.5 Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ

DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

Trang 7

3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu 58

3.2 Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở

3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở

các trường về vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa của việc ứng dụng công

nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học 60

3.2.2 Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện ứng

dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường 62

3.2.3 Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng

cao trình độ tin học, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin

cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trường trung học cơ

3.2.4 Kế hoạch hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý

hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở 65

3.2.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới

phương pháp dạy học và quản lý hoạt động dạy học 67

3.2.6 Hệ thống, giới thiệu, lựa chọn các ứng dụng công nghệ thông

Trang 8

tin phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý hoạt động

3.2.7 Đổi mới công tác thi đua khen thưởng đối với việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học 78

3.4 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 80

Trang 9

huyện Diễn Châu năm học 2014-2015 44Bảng 2.8: Đánh giá của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên

môn về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động QL của các

trường THCS huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 46Bảng 2.9: Đánh giá của CB, GV, NV về tình hình ứng dụng CNTT

trong hoạt động QL của các trường THCS huyện Diễn Châu,

tỉnh Nghệ An 47Bảng 2.10: Đánh giá của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên

môn về việc ứng dụng CNTT trong QL hoạt đông dạy học ở

các trường THCS huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

49 Bảng 2.11: Đánh giá của CB, GV, NV về tình hình ứng dụng CNTT

trong quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS

huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 50Bảng 3.1: Kết quả thăm dò về sự cần thiết và tính khả thi của

Trang 10

các giải pháp 81

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 32

Hình 2.2 Website phòng GD&ĐT Diễn Châu 54

Trang 11

BẢNG CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

4 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

8 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

Trang 12

và QL các hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở (THCS).

Vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục ở nước ta được Đảng, Nhà nướcrất coi trọng, đặc biệt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) có sự hỗtrợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị củaĐảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã thể hiện rất rõ điều này:Nghị quyết của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa CNTT vào giáo dụcđào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998), Luậtgiáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của

Bộ GD&ĐT, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 Đặc biệt là Chỉ thị số55/2008/CT-2008 của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứngdụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 và Quyết định số698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạchtổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm2020

Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020” của Thủ tướng chínhphủ đã chỉ ra thời cơ cho giáo dục là cách mạng khoa học và công nghệ, đặc

Trang 13

biệt là CNTT và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới

cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới QLgiáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhânngười học.

Trong nhiều năm qua, vấn đề ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạyhọc được chúng ta quan tâm, các thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạyhọc như máy tính, máy chiếu được các trường quan tâm trang bị, nhiều GV

đã đầu tư cho bài giảng của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy Tuynhiên việc ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học vẫn chưa đượcthường xuyên và rộng khắp

Với xu thế phát triển hiện nay, mô hình giáo dục cần phải có những thayđổi phù hợp, trường học phải thay đổi môi trường giáo dục Mỗi trường họccần tập trung vào việc tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho

HS Một môi trường hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tự tìm kiếmthông tin cá nhân cho mỗi HS, GV chỉ đóng vai trò hướng dẫn kỹ năng,phương pháp giải quyết công việc Kỹ năng giải quyết công việc và xử lýthông tin là cốt lõi của phương thức giáo dục này và CNTT chính là công cụ,chìa khóa để hiện thực giá trị cốt lõi trên

Ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học được coi là một trong nhữnggiải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập Chỉ khi nào mỗi cán bộ(CB), giáo viên (GV) coi đổi mới phương pháp giảng dạy và QL hoạt động dạyhọc thông qua việc ứng dụng CNTT như là một nhu cầu tự thân, không mang tính

áp buộc từ trên, họ tự tìm tòi, không ngừng đổi mới và hoàn thiện tri thức, kỹ năng

áp dụng sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực thì việc đổi mới phương phápdạy học mới thực sự sâu rộng và có hiệu quả bền vững

1.2 Lý do về mặt thực tiễn

Cùng với các cơ sở giáo dục trên cả nước, nhiều năm qua các trường

Trang 14

THCS của huyện Diễn Châu đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng CNTTtrong QL hoạt động dạy học phù hợp cho riêng mình, những cố gắng ấy đãtạo ra những chuyển biến đáng kể trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt củacác trường trong huyện.

Tuy nhiên, phong trào ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học ởmỗi trường vẫn chưa đều khắp ở các tổ, đoàn thể và các CB, GV Nó mới chỉdừng lại ở bề nổi của hình thức mà chưa đi vào chiều sâu chất lượng và chưađược thường xuyên, liên tục, nó chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV.Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy có nhiều đề tài nghiên cứu vềứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong ngành GD&ĐT cũng

có nhiều đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học các bộ mônnhưng còn ít đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạyhọc ở các trường THCS

Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An hiện nay chưa có một công trình nghiêncứu khoa học nào bàn về vấn đề này, với những lý do trên, chúng tôi đã chọn

đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở của việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cóliên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quảứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học các trường THCS huyện DiễnChâu, tỉnh Nghệ An

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề ứng dụng CNTT vào QL hoạt động dạy học ở các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 15

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong QL hoạtđộng dạy học các trường THCS huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

4 Giả thuyết khoa học

Chất lượng dạy học ở các trường THCS huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

sẽ được nâng cao nếu đề xuất được một số giải pháp ứng dụng CNTT vào QLhoạt động dạy học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu thông qua hệ thốnglogic các khái niệm, lý thuyết, các văn bản pháp quy của Nhà nước, các vănkiện của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục

- Tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác QL hoạt động dạyhọc các trường THCS huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong QLhoạt động dạy học các trường THCS huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT

và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luậncho đề tài

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra, quan sát, điều tra thực tế ở các trường THCS trênđịa bàn huyện Diễn Châu, quan sát, trao đổi, thu thập thông tin qua phiếu điềutra

- Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Làm thí điểm trên một số môn học

dễ dàng ứng dụng CNTT như Tin học, Công nghệ từ đó rút ra những kết luậncần thiết cho đề tài

- Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia, trưng cầu ý kiến bằng phiếu

Trang 16

hỏi đến các GV đặc biệt là lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn huyệnDiễn Châu, tỉnh Nghệ An.

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý các kết quả điều tra nghiên cứu để làm các dữ liệu, các chỉ

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc ứng dụng CNTT trong QL hoạtđộng dạy học, tập hợp các phần mềm tin học ứng dụng, các trang web cầnthiết cho việc truy cập để tham khảo, chia sẻ thông tin, phần mềm hỗ trợgiảng dạy và QL hoạt động dạy học

7.2 Về mặt thực tiễn

- Phân tích đánh giá các nguyên nhân tồn tại trong việc ứng dụng CNTTtrong QL hoạt động dạy học các trường THCS trên cơ sở lý luận và thực tiễn,đưa ra một số giải pháp khả thi về ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạyhọc các trường THCS trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

- Góp phần tác động đến nhận thức của cán bộ quản lý (CBQL), GV,nhân viên (NV) ở các trường THCS, giúp các đơn vị hiểu rõ hơn ý nghĩa, vaitrò, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học củanhà trường

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, luận vănchia làm ba chương:

Trang 17

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở huyện Diễn Châu, tỉnh NghệAn

Chương 3: Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý hoạt động dạy học các trường trung học cơ sở huyện Diễn Châu,tỉnh Nghệ An

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

DẠY HỌC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, vấn đề ứng dụng CNTT vào dạy học làmột chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hànhđộng cho các quốc gia, các dân tộc trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI Ngoài

ra, UNESCO còn dự báo: CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơbản vào đầu thế kỷ XXI

Với nước ta, vấn đề ứng dụng CNTT trong GD&ĐT được Đảng, Nhànước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục có sự hỗ trợcủa các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết

Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới, mọi thành phần, tổ chức,ngành nghề trong nước cũng không nằm ngoài xu thế đó, vì vậy trong lĩnhvực giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông cũng không phải là ngoại lệ.Trong quá trình hội nhập toàn cầu như hiện nay, quan trọng nhất là bản thânchúng ta luôn cập nhật được những tiến bộ của nhân loại trong cách dạy, cáchhọc và phương pháp QL giáo dục tiên tiến trên thế giới Tuy nhiên tùy hoàncảnh cụ thể của đơn vị mà chúng ta áp dụng cho phù hợp

Trong dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 cónhiều nội dung liên quan đến ứng dụng CNTT trong QL giáo dục:

+ Những thành tựu của ngành giáo dục Việt Nam trong những năm đầuthế kỷ XXI, có nêu: “Công tác QL giáo dục đã có nhiều chuyển biến Côngtác QL chất lượng đã được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá

và kiểm định chất lượng Năm 2008, Bộ GD&ĐT đã hoàn thành việc xây

Trang 19

dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục, trong đó có đề án học phí.Việc phân cấp QL giáo dục cho các địa phương và sở giáo dục được đẩymạnh, đặc biệt tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng

GV, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạchdạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm đối tượng

HS và điều kiện cụ thể của từng vùng miền Cải cách hành chính trong toànngành giáo dục được đẩy mạnh Cơ chế “một cửa” được triển khai thí điểm tại

cơ quan bộ và 63/63 văn phòng của các Sở giáo dục

CNTT được ứng dụng mạnh mẽ trong toàn ngành giáo dục Những thànhtựu của giáo dục nước ta khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trongviệc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Nhờnhững thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triểncon người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của chương trình phát triểnLiên hợp quốc trong những năm gần đây đã có những tiến bộ đáng kể: từ0,688 xếp thứ 109 trong số 174 quốc gia vào năm 2000 đã tăng lên 0,733 xếpthứ 105 trong số 177 quốc gia vào năm 2005 Những thành tựu của giáo dục

đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, giữ vững anninh chính trị của đất nước trong hơn 20 năm đổi mới.”[5]

+ Bối cảnh quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI: “CNTT và truyềnthông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, đặc biệt trong giáo dục Với việc kết nối mạng, các công nghệ, tri thứckhông chỉ tồn tại ở các địa điểm xa xôi, cách trở và khó tiếp cận hoặc chỉ giớihạn với một số ít người, mà giáo dục từ xa đã trở thành một thế mạnh củathời đại, tạo nên một nền giáo dục mở, phi khoảng cách, thích ứng với nhucầu, điều kiện của từng người học Đây là hình thức giáo dục mọi lúc, mọi nơi

và cho mọi người, trở thành giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầungày càng tăng về giáo dục Sự phát triển của các phương tiện truyền thông,

Trang 20

mạng viễn thông, công nghệ tin học tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhậpvăn hóa, nhưng cũng tạo điều kiện cho sự du nhập những giá trị xa lạ ở mỗiquốc gia, và ở các quốc gia đã và đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảotồn bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn ảnh hưởng không an toàn đến an ninhcủa mỗi nước.”[5]

Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đếnnăm 2015 và định hướng đến năm 2020 đều liên quan đến ngành giáo dục trong

đó nêu rõ: “Định hướng đến năm 2020, toàn bộ HS các cơ sở giáo dục phổ thông

và các cơ sở giáo dục khác được học ứng dụng CNTT; Mục tiêu chung có nêu:Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD&ĐT,….; Mục tiêu cụ thể có nội dung:Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong QL giáo dục ở tất cả cáccấp học, 65% GV có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảngdạy và bồi dưỡng.”[19,Tr3]

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các cấp QL, các cơ sở giáo dục trongtoàn ngành triển khai thực hiện tốt tám nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn2008-2012, trong đó có các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc ứng dụngCNTT trong QL là: “Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT và triểnkhai có kết quả cao yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT; Phát triển mạnhmạng giáo dục (EduNet) và các dịch vụ công về thông tin giáo dục trênInternet; Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trongđổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp học; Đẩy mạnh ứng dụngCNTT trong điều hành và QL giáo dục; Tăng cường giảng dạy, đào tạo vànghiên cứu ứng dụng về CNTT; Công tác thi đua, đánh giá kết quả ứng dụngCNTT ”[2]

Với những nội dung trên khẳng định vai trò của việc ứng dụng CNTTtrong mọi lĩnh vực, trong ngành GD&ĐT, có nhiều nghiên cứu về ứng dụng

Trang 21

CNTT trong dạy học các bộ môn: Toán, Vật lý, Địa lý, Sinh, Hóa, [6][10][14],… nhưng đến nay còn ít đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong QLdạy học ở các trường phổ thông Hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu vềvấn đề nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học tạicác trường THCS của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 1.2.1.1 Công nghệ thông tin

CNTT (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT) là ngành sửdụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý,truyền và thu thập thông tin Người làm việc trong ngành này thường đượcgọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (BusinessProsess Consultanl)

Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa: “CNTT” là ngành ứng dụng công nghệ

QL và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan, các tổ chức lớn, cụ thể:CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưutrữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin [11,tr208]

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu là tập hợp các phương phápkhoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuậtmáy tính và viễn thông, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả cácnguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vựchoạt động của con người và xã hội.[9]

Trong hệ thống giáo dục của các nước phát triển, CNTT đã được chínhthức đưa vào chương trình học phổ thông Người ta nhanh chóng nhận rarằng, nội dung về CNTT có ích cho tất cả các môn học khác Sự ra đời củaInternet với kết nối băng thông rộng đến tất cả mọi nơi trong đó có trường họcthì việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng và tiếp thu tri thức nhờ CNTT trong

Trang 22

các môn học đã trở thành hiện thực

1.2.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Ứng dụng CNTT trong QL là việc ứng dụng CNTT vào hoạt động QLcủa người QL nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này

Việc ứng dụng CNTT trong QL đang phát triển ngày càng nhiều về sốlượng ở Việt Nam với nhiều hình thức rất đa dạng

Khẳng định CNTT là phương tiện quan trọng trong công việc, Steve Jobs– Nhà sáng lập Apple phát biểu:

- Phương tiện của thế kỷ qua là trang in

- Phương tiện của thế kỷ này là CNTT và truyền thông và người họcsáng tạo bằng phương tiện này

- Khi người học tự mình sáng tạo là quá trình học đang diễn ra và ngườithầy là người hỗ trợ và thúc đẩy quá trình đó

CNTT chính là công cụ hỗ trợ cho công tác giáo dục, QL giáo dục, QLdạy học là chất xúc tác, môi giới hữu hiệu để phát huy chất lượng QL

1.2.2 Dạy học, hoạt động dạy học, hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở

1.2.2.1 Dạy học

Dạy học là những hoạt động giao tiếp mang ý nghĩa xã hội bao gồmhoạt động dạy của GV và hoạt động học của học sinh (HS) Chủ thể hoạtđộng dạy là GV và chủ thể hoạt động học là người học, đó là hai hoạt độngkhác nhau nhưng không phải là đối lập nhau, mà có sự thống nhất cao của haimặt để cùng hướng tới mục đích

Hoạt động của GV là truyền thụ tri thức, lãnh đạo, tổ chức điều khiển,uốn nắn hoạt động chiếm lĩnh tri thức cho HS Vai trò của người GV là ngườidẫn dắt, dẫn đường, là người đồng hành với HS trên con đường chiếm lĩnh trithức tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa người dạy và người học

Trang 23

Hoạt động học của HS là quá trình nhận thức, nó trở nên có ý nghĩa vàkết quả khi nó là tự giác, tích cực, nỗ lực, hoạt động học không chỉ dừng lại ởviệc nhắc lại, lặp lại bài học, hành vi mà hơn thế nữa nó là sự tái tạo cho bảnthân, sáng tạo trong tư duy, biết sử dụng và điều khiển tri thức trong quá trìnhlĩnh hội và chiếm lĩnh khoa học Dạy và học là hai hoạt động của một quátrình dạy học có mối quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhau Kết quả học tậpcủa HS không chỉ là kết quả của hoạt động học mà còn là kết quả của hoạtđộng dạy Không thể tách rời kết quả học tập của trò trong việc đánh giá kếtquả của thầy Bởi vì, nếu như hoạt động dạy là việc tổ chức điều khiển tối ưuquá trình HS chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển nhân cách thì tronghoạt động học, HS tiếp nhận khái niệm khoa học, tự giác, tích cực, tự lựcchiếm lĩnh khoa học dưới sự điều khiển của GV.

Dạy là một hoạt động tổ chức điều khiển sự học tập của HS, giúp HSnắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, hình thành nhân cách thì hoạt độnghọc sẽ đạt được ba mục đích: Trí dục (nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng),phát triển (phát triển tư duy và năng lực hoạt động trí tuệ) và giáo dục (hìnhthành thế giới quan khoa học, nhân cách, phẩm chất đạo đức)

Hoạt động dạy theo chương trình nội dung qui định thì hoạt động họcphải tuân thủ, thực thi theo toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học, cấu trúclôgic của môn học, ứng dụng hiểu biết vào học tập và lao động Hoạt độngdạy theo phương pháp định chế của nhà trường và sự thích ứng sáng tạo của

GV thì hoạt động học phải đồng thời có phương pháp nhận thức, phươngpháp chiếm lĩnh biến thành học vấn của bản thân Dạy học là hai hoạt động có

sự thống nhất chặt chẽ, có mối quan hệ hữu cơ giữa thầy và trò, giữa truyềnthụ và lĩnh hội, giữa dạy và học Mục đích của dạy học gắn liền với mục tiêucủa môn học, bài học Người ta thường nói mục đích chung của dạy học làtrang bị cho người học tri thức, kĩ năng, thái độ và các giá trị Mục tiêu

Trang 24

chuyên biệt đưa ra yêu cầu cụ thể cho hoạt động của GV và HS với từng nộidung, từng chủ đề nhận thức Đó là mục tiêu trực tiếp được tính toán xâydựng trên cơ sở đặc điểm cụ thể của môn học, đặc điểm đối tượng HS Mụcđích dạy học được thông qua việc thực hiện mục tiêu của bài học, môn học.

1.2.2.2 Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biệnchứng cho nhau: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Trong đódưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của GV, người học tự giác, tích cực tự

tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình, cả hai phía đều có sự cốgắng để nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Trong quá trình dạy học,hoạt động dạy của GV có vai trò chủ đạo, hoạt động học của HS có vai trò tựgiác, chủ động tích cực Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạyhọc không diễn ra

Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt động của con người cómối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện rõ ở mối quan hệ tương tác giữa cácthành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy học

Phân tích hoạt động dạy học, chúng ta thấy: Hoạt động học trong đó cóhoạt động nhận thức của HS có vai trò quyết định đến kết quả dạy học Đểhoạt động dạy và học có kết quả thì trước tiên phải coi trọng vai trò của người

GV, người thầy phải xuất phát từ logic của khái niệm khoa học, xây dựngcông nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thựchiện tốt các chức năng dạy học Vì vậy muốn nâng cao mức độ khoa học củaviệc dạy học ở trường phổ thông, người QL cần đặc biệt chú ý hoạt động dạycủa GV, chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở HS cácphương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập Đây là khâu cơbản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động của HS

Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó: Quan hệ

Trang 25

giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan

hệ điều khiển, với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức điều khiển hoạtđộng của trò Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người QL nhà trườnglà: QL hoạt động dạy học chủ yếu tập trung QL hoạt động dạy của thầy vàtrực tiếp đối với thầy, thông qua hoạt động dạy của thầy mà QL hoạt động họccủa trò

1.2.2.3 Hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

Hoạt động dạy học ở trường THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triểnnhững kết quả của giáo dục Tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở

và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học ở cấpcao hơn

Hoạt động dạy học ở trường THCS tạo điều kiện cho HS nghiên cứu cơ

sở của những khoa học với sự phong phú và đa dạng, của các bộ môn vớikhối lượng nội dung lớn nhưng phức tạp hơn, hệ thống hơn bậc tiểu học, đápứng yêu cầu giáo dục toàn diện

Hoạt động dạy học theo từng môn học được sự chỉ đạo hướng dẫn trựctiếp của GV bộ môn tương ứng, như vậy HS được tiếp xúc giao lưu tham giahoạt động với nhiều GV với những cách dạy về phong cách giao tiếp khácnhau Điều đó góp phần mở rộng nhãn quan, tầm hiểu biết của HS Đồng thời

GV cũng đòi hỏi HS phải nhanh nhẹn, khéo léo cải tiến phương pháp học tập,cải tiến hoạt động của mình để thích ứng với hoàn cảnh dạy học luôn biếnđổi

1.2.3 Quản lý, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học

ở trường trung học cơ sở

1.2.3.1 Quản lý

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các mối quan hệ như: quan hệgiữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người

Trang 26

với xã hội và cả con người với chính bản thân mình xuất hiện theo, điều này

đã làm nảy sinh nhu cầu QL trong xã hội Trải qua tiến trình lịch sử phát triển

từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất, tổ chức, điều hành xãhội cũng phát triển theo, đó là tất yếu lịch sử

Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng QL trở thành một nhân tố của sựphát triển xã hội, QL trở thành một hoạt động phổ biến đã và đang diễn ratrong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người Hiện nay, nước

ta đang thực hiện cơ chế thị trường dưới sự QL của Nhà nước, chúng ta đangtiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện côngcuộc cải cách mở cửa, hội nhập với khu vực và trên thế giới, vấn đề sử dụng

và phát huy tính ưu việt sẵn có xuất phát từ bản chất xã hội phần lớn phụthuộc vào QL và trình độ tổ chức QL, vào hiệu quả của công tác QL và chấtlượng QL

Theo nghĩa rộng, QL là hoạt động có mục đích của con người

Theo nghĩa hẹp, QL là sự sắp đặt, chăm nom công việc

Ngoài ra, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về QL:

- Wiliam Taylor (1856-1915) một nhà QL xuất sắc người Mỹ cho rằng:

“QL là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần phải làm và làm cái đónhư thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”[4,Tr89] Ông được mệnhdanh là cha đẻ của thuyết QL khoa học, ông định nghĩa về QL như sau: “QL

là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó khiến họhoàn thành được công việc tốt nhất và rẻ nhất”.[3, Tr6]

- Các Mác cũng đã từng khẳng định: “Bất cứ lao động xã hội hay cộngđồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần ở chừng mựcnhất định đến sự QL QL là sự xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân

và hình thành những chức năng chung, xuất hiện trong toàn bộ cơ chế sản xuất,khác với sự vận động của bộ phận riêng lẻ của nó.”[7, Tr195]

Trang 27

- H.Fayol là một nhà QL người Pháp xuất sắc, ông cho rằng: “QL hànhchính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểmtra.”[12, Tr60]

- Các nhà nghiên cứu Việt Nam, xuất phát từ góc độ khác nhau cũng đãđưa ra những khái niệm QL PGS.TS Đặng Quốc Bảo quan niệm: “QL về bảnchất bao gồm quá trình “Quản” và quá trình “lý” Quản là coi sóc, giữ gìnnhằm ổn định hệ thống Lý là thanh lý, xử lý, biện lý, sửa sang, chỉnh đốnnhằm làm cho hệ thống phát triển

Hệ thống ổn định mà không phát triển tất yếu dẫn đến suy thoái

Hệ phát triển mà thiếu ổn định dẫn đến rối ren

Như vậy: QL = Ổn định + Phát triển

Trong QL phải có mầm mống của lý và trong lý phải có hạt nhân củaquản Điều này tạo ra mối quan hệ hiện thực: ổn định đi tới sự phát triển, pháttriển trong thế ổn định.”

Cần hiểu khái niệm QL bao hàm những khía cạnh sau:

- QL bao giờ cũng là tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định Mụctiêu của tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào hìnhthức, lĩnh vực hoạt động và phong cách QL trong tổ chức Mục tiêu có thể dochủ thể QL áp đặt, song cũng có thể do sự cam kết giữa chủ thể và đối tượng

QL Sự tham gia của đối tượng QL vào việc xác định mục tiêu sẽ có ảnh hưởngtích cực đến hiệu quả QL Thực tế QL của nhiều tổ chức khác nhau đã chứngminh rằng, một tổ chức có hiệu quả QL cao trước hết phải là một tổ chức đặt cácmục tiêu của mình trên cơ sở sự hòa nhập giữa các nhu cầu và mục đích của cánhân, các nhóm khác nhau với nhu cầu và mục đích của tổ chức Vì vậy sự chia

rẽ các mục tiêu tổ chức của đối tượng QL là một yếu tố quan trọng quyết địnhhiệu quả QL của một tổ chức

- QL là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể QL đến đối

Trang 28

Tóm lại, QL là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể QL đếnđối tượng QL nhằm khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện có hiệu quảnhững nguồn lực, những tiềm năng, và cơ hội của tổ chức để đạt được nhữngmục tiêu của tổ chức đã đề ra trong một môi trường đầy biến động và phụthuộc vào nhiều yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục tiêu, phương pháp và công cụQL.

1.2.3.2 Quản lý hoạt động dạy học

Chúng ta đã biết, QL giáo dục là hoạt động có ý thức của nhà QL nhằmđạt tới mục tiêu QL Nhà QL cùng với đông đảo đội ngũ GV, HS, các lựclượng xã hội, … bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực.Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm củanhà trường Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đềuhướng vào tiêu điểm này Vì vậy QL nhà trường thực chất là QL quá trình sưphạm của thầy, hoạt động học tập – tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trongquá trình dạy học Như vậy, QL hoạt động dạy học thực chất là những tácđộng của chủ thể QL vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể GV và

HS, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành

và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường

1.2.3.3 Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

Trong trường THCS nói đến hoạt động QL của hiệu trường, để nâng caohoạt động QL thì phải nói đến đối tượng được QL là GV và HS QL hoạt

Trang 29

động dạy học là quá trình người QL lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểmtra hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS nhằm thực hiện được mụctiêu đề ra Trong toàn bộ quá trình QL nhà trường thì QL hoạt động dạy họccủa người QL là hoạt động quan trọng nhất, nó tốn nhiều công phu, công sức

và thời gian, trí tuệ của người QL, bởi vì nhiệm vụ hàng đầu của QL hoạtđộng dạy học là QL có hiệu quả các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học,người QL phải biết tạo điều kiện và phối hợp tối ưu giữa các thành tố để GV

và HS thực hiện tốt quá trình dạy học như thế mới đạt được mục tiêu đề ra.Thực hiện xác định mục tiêu, lựa chọn đúng nội dung, áp dụng hài hòa cácphương pháp, sử dụng tốt các phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất hiện có,

áp dụng linh hoạt các hình thức dạy học kết hợp phương thức kiêm tra, đánhgiá kết quả dạy học tốt nhất thì mới nâng cao chất lượng dạy học

Để QL hoạt động dạy học cần chú ý các vấn đề sau: QL thực hiện theo

kế hoạch, QL thực hiện theo chương trình, QL thực hiện chất lượng dạy vàhọc, QL thực hiện thanh kiểm tra GV và HS Vậy QL dạy học ở cấp THCSmang tính QL hành chính sư phạm

1.2.4 Giải pháp, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

1.2.4.2 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

QL hoạt động dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học, cho quá trình

Trang 30

đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan và được sựchỉ đạo, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.

Để QL hoạt động dạy học có hiệu quả, người QL phải dựa trên cơ sởpháp lý và cơ sở thực tiễn để điều hành hoạt động

Cơ sở pháp lý hiện nay đó là: Luật giáo dục; Điều lệ trường Trung học;Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học ban hànhtừng năm, các chương trình, kế hoạch dạy học……

Cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đấtnước, của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của quá trìnhdạy học trong nhà trường; thực tiễn phát triển về quy mô, chất lượng, cơ sởvật chất (CSVC) của nhà trường cũng như tình hình đội ngũ CB, GV, NVhiện có…trong đó đặc biệt lưu ý đến ứng dụng của CNTT trong QL, điềuhành hoạt động dạy học trong nhà trường

Trên cơ sở pháp lý và thực tiễn đó, người QL cần thực hiện được nhữngnội dung sau đây trong QL hoạt động dạy học:

- Một là phải xây dựng được kế hoạch năm học

- Hai là phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của nhà trường

- Ba là việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học

- Bốn là chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học

- Năm là chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV

- Sáu là sự kết hợp giữa GV bộ môn, GV chủ nhiệm, các tổ chức Đoànthể trong nhà trường, Hội cha mẹ HS góp phần phối hợp hướng dẫn hoạt độnghọc tập của HS

- Bảy là chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học

- Tám là chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và kếhoạch thực hiện nhiệm vụ năm học

Để làm tốt tám nội dung trên, người QL cũng như các thành viên tham

Trang 31

gia thực hiện công tác QL cần tối đa hóa các nội dung có thể thực hiện việcứng dụng CNTT trên cơ sở trang bị vật chất của nhà trường cũng như sự đầu

tư mua sắm một số phần mềm hỗ trợ QL các hoạt động của nhà trường Đượcnhư vậy hiệu quả của việc QL hoạt động dạy học trong nhà trường với sựgiúp đỡ của CNTT sẽ không ngừng nâng cao

1.3 Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

1.3.1 Vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục

Trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam, mọi thành phần, tổchức, ngành nghề trong nước cũng hoà vào xu thế hội nhập đó Lĩnh vực giáodục đào tạo, nhất là giáo dục phổ thông cũng không phải là ngoại lệ Điềuquan trọng trong quá trình hội nhập này bản thân chúng ta luôn cập nhật đượcnhững tiến bộ trong cách dạy, cách học và phương thức QL giáo dục tiên tiếntrên thế giới Bên cạnh đó, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mà các nhà tổchức, QL giáo dục áp dụng cho tổ chức, đơn vị của mình

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xu hướng giáo dục hiện đại

là sự thay đổi trong mô hình giáo dục, trong triết lý giáo dục mới này thì HSđược coi là đối tượng trung tâm Điều này là sự thay đổi căn bản trong nhậnthức của nền giáo dục Á đông, nơi luôn đề cao vị trí của người thầy Tuynhiên, trong thời kỳ hội nhập, hiệu quả của nhà trường được đánh giá dựa trênkết quả là sản phẩm mà nhà trường tạo ra, đó chính là HS HS chính là sảnphẩm của nhà trường, chất lượng HS là thước đo, tiêu chí đánh giá căn bảnnhất đối với hoạt động của nhà trường

Với xu thế thay đổi mô hình giáo dục như trên, trường học phải thay đổimôi trường giáo dục Mọi tài nguyên, nguồn lực trong nhà trường cần tậptrung vào việc tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho HS Mộtmôi trường giáo dục hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tìm kiếm

Trang 32

thông tin cho mỗi HS; trong khi GV chỉ hướng dẫn kỹ năng, phương phápgiải quyết công việc Kỹ năng xử lý thông tin và giải quyết công việc chính làcốt lõi của phương thức giáo dục này Để hiện thực hóa những giá trị cốt lõitrên, CNTT chính là công cụ hữu hiệu.

Với sự thay đổi môi trường giáo dục trong trường học như trên, vai tròcủa CNTT trở nên đặc biệt quan trọng CNTT là công cụ cần thiết, phục vụhiệu quả trong việc QL trường học đặc biệt là QL hoạt động dạy học Đặcđiểm nổi trội nhất là thông qua dữ liệu, thông tin được lưu trữ, xử lý, các tiêuchí trong QL nhà trường được chuyển dịch từ định tính sang định lượng Vớibản chất của CNTT, sự minh bạch hóa, sự chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa cácthành viên cũng như tốc độ xử lý thông tin của máy tính sẽ làm tăng hiệu quảhoạt động của nhà trường

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là xu hướng tất yếu trong thế kỷ 21.Chúng ta đang sống trong thời đại của nền kinh tế tri thức, được đặc trưng bởinhững điểm sau:

+ Thời đại thông tin gắn liền với sự hình thành xã hội thông tin, xã hội

mà số người tham gia vào việc xử lý thông tin nhiều hơn số người tham giatrong hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp cộng lại Thông tin đã trởthành lực lượng sản xuất

+ Trong thời đại thông tin, thành công không chỉ đơn thuần vào việc biết

sử dụng máy tính mà còn phụ thuộc vào việc nắm bắt thấu đáo các nguyên tắccủa CNTT, khả năng cũng như hạn chế của nó

+ Thời đại CNTT biến đổi các công cụ lao động và quy trình công việctrước đây theo hiệu quả và năng suất

+ Trong thời đại thông tin, CNTT được nhúng ghép hầu hết vào các sảnphẩm và dịch vụ kinh tế - xã hội làm tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ Điềunày cũng khẳng định: CNTT đã làm tăng chất lượng “sản phẩm” của công

Trang 33

nghệ dạy học Sản phẩm đó cũng chính là những người CB được đào tạo quanhà trường.[8, Tr24]

1.3.2 Mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục

Căn cứ vào công văn số 748/BGDĐT-KHTC hướng dẫn nội dung triểnkhai chương trình Mục tiêu Quốc gia GD&ĐT năm 2011, mục tiêu ứng dụngCNTT trong giáo dục cụ thể:

“ + Phát triển mạng giáo dục; kết nối Internet băng thông rộng tới các cơ

+ Tuyển chọn hệ thống phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập.”

1.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

1.3.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý soạn thảo giáo án

Những năm gần đây, ngành giáo dục đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTTvào công tác giảng dạy; Một trong số đó là giảng dạy bằng giáo án điện tử(GAĐT)

Một trong những vấn đề ngành Giáo dục quan tâm hiện nay là yêu cầu

GV ứng dụng những thành tựu CNTT nhằm cụ thể hóa chủ trương đổi mớiPPDH Điều này được cụ thể qua việc khuyến khích người dạy chuyển đổi từviệc soạn giáo án, bài giảng trên sổ giáo án sang soạn trên máy vi tính màchúng ta vẫn quen gọi là GAĐT Đây là một yêu cầu cần thiết đối với những

Trang 34

người làm công tác giảng dạy nói chung trong xu thế hiện nay Điểm đượclớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng GAĐT chính là một lượng lớn kiến thức, hìnhảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến HS Nếu trong mỗi tiết họcthông thường, GV phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác

các hoạt động thí nghiệm thì tất cả các thao tác này có thể “gói gọn” trong

GAĐT Sự giải phóng đôi tay cho cả GV và HS cho phép các em có thể tươngtác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học

Ở mức độ nào đó, công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ người dạy hoàntoàn trong các bài giảng của mình Trên thực tế không phải bài nào cũng cần

sử dụng GAĐT Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải biết chọn lọc các bài cókhả năng ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao, tránh việc lạm dụng

1.3.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thực hiện bài giảng

Một trong các yếu tố để đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng dạy học

là phương tiện dạy học Đặc biệt khi sử dụng BGĐT, GV không thể không sửdụng các phương tiện dạy học hiện đại CNTT đã cung cấp cho chúng tanhững phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu projector, smart board (bảngthông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… Để sửdụng các phương tiện dạy học, GV cần làm chủ phương tiện dạy học, trong

đó projector là thiết bị dạy học phổ biến nhất hiện nay Mặc dù vậy, nhiều GVvẫn còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng nó Hiện nay, một số trường đã cósmart board, tuy nhiên chưa nhiều vì giá quá cao và nó chưa có nhiều cơ sởbảo trì, sửa chữa trong nước Trong tương lai gần, xu thế sử dụng smart boardvào dạy học là tất yếu vì những công nghệ nổi bật của nó: Điều khiển máytính trực tiếp trên bảng, lưu bài giảng, thư viện đồ dùng dạy học, viết trực tiếptrên bảng, nhận dạng chữ viết…

Trang 35

Một sự thay đổi đáng kể trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học là nhiềutrường, sở đã đưa tiêu chí sử dụng CNTT vào việc đánh giá giờ dạy của GV.Tuy mức độ chưa cao, nhưng nó đã trở thành động lực để GV khai thác cácphương tiện dạy học hiện đại, nâng cao chất lượng bài dạy.

1.3.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khai thác dữ liệu

Trong thời đại CNTT phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đãtrở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọingười nếu biết cách khai thác nó

Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công

cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay… Một trong các công

cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google Đối với

GV, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biếtkhai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng…

Từ điển mở: Trong xu thế người dùng khai thác thông tin trên Internetngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm,

từ vựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từđiển mở ra đời Vậy từ điển mở là gì? Hiện nay chưa có một định nghĩa chínhthức nào về từ điển mở, tuy nhiên khái niệm này được rất nhiều người sửdụng như một sự thừa nhận với một số đặc điểm nổi bật:

+ Là một bộ từ điển

+ Là một phần mềm nguồn mở

+ Tra cứu trên máy tính

+ Người ta sử dụng có thể thêm vào các giải thích của mình để chia sẻ vớingười khác

+ Được phát triển với cộng đồng bạn đọc, do đó giúp cho mọi người cócách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm

Trang 36

Một số từ điển mở được dùng khá phổ biến hiện nay:

- Bách khoa toàn thư mở: www.wikipedia.org

- Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/

- Từ điển tiếng việt mở: http://www.informatik.uni-lepzi.de/~duc/Dict/

- Từ điển Anh - Pháp - Việt - Hán: http://vdict.com/

Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởngcủa việc xây dựng học liệu mở

Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện công nghệMassachusetts - MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưatoàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùngInternet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí Bà Ceciliad’Oliveira, Giám đốc điều hành dự án học liệu mở của Viện Công nghệMassachusetts (MIT - Mỹ) cho biết “Học liệu mở (openCourseWare), cùngvới truyền thông đa phương tiện, không chỉ là cuộc cách mạng trong ý tưởng

mà sẽ tiếp tục có tác động lớn tới giáo dục đại học”

Hiểu một cách đơn giản, học liệu mở là một website chứa các bài giảngcủa một trường hay một tổ chức giáo dục nào đó, cho phép mọi người cùng sửdụng Học liệu mở được xem như là một kho tri thức của nhân loại, mọingười ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khaithác, bổ sung các tri thức đó Học liệu mở là khái niệm chủ yếu dành cho giáodục đại học Với ý tưởng của học liệu mở, ở phổ thông các sở, trường đã tạo

ra các thư viện bài giảng đặc biệt là thư viện BGĐT Chẳng hạn như thư việnBGĐT Violet: http://baigiang.violet.vn/

Như chúng ta đã biết, để tạo được một BGĐT tốt, GV cần rất nhiều kỹnăng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồngtiếng… nhưng không phải GV nào cũng có thể thực hiện được Vì vậy, GV

Trang 37

cần biết khai thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ chobài giảng của mình.

1.3.3.4 Ứng dụng trong quản lý đánh giá

Ngày nay, CNTT được ứng dụng nhiều trong công tác đánh giá nóichung và đánh giá HS, CB nói riêng nhờ những lợi thế của nó về lưu trữ,thống kê, tính toán, sắp xếp, lọc dữ liệu…

Nhờ CNTT mà HS có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phầnmềm trắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức

GV, Nhà trường đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác,khách quan hơn khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính Hiện nay, một sốmôn thi đại học đã chấm bằng máy chấm trắc nghiệm tự động mang lại độchính xác gần như tuyệt đối Ở nhiều trường đã sử dụng các phần mềm thitrắc nghiệm để tổ chức thi học kỳ, thi thử cho HS Việc sử dụng các phầnmềm thi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập của HS mang lại nhữnglợi ích cơ bản sau:

 Thuận tiện trong việc tạo đề thi

 Cho kết quả chính xác, khách quan

 Có các số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chínhxác

 Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần

 Có khả năng kiểm tra lượng kiến thức, kỹ năng của toàn

bộ chương trình trong một khoảng thời gian ngắn

Trong QL, các nhà QL sử dụng các kênh thông tin: diễn đàn, hệ thốngbình chọn, các phần mềm QL để làm cơ sở đánh giá CB, NV của mình, đảmbảo tính tiện lợi, khách quan, nhanh chóng

1.3.3.5 Ứng dụng trong quản lý học tập của học sinh

Trang 38

Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quanđiểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tínhchủ động, khả năng tự học của người học Với sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗingười phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọinơi CNTT đang trở thành phương tiện không thể thiếu được để thực hiện cácmục tiêu trên Ngoài ra, CNTT cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của HSdưới nhiều hình thức:

- Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet

- Tham gia các lớp học qua mạng

- Tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềm trắc nghiệm

- Chia sẻ thông tin với GV, bạn bè qua các diễn đàn

- Tham gia các cuộc thi trực tuyến (online)

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở

1.4.1 Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý hoạt động dạy học

Hiện nay các nhà trường có điều kiện đầu tư và trang bị Ti vi, đầu Video,xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạngInternet Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,…tạođiều kiện cho GV có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy Qua đó người GVkhông những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trởthành một người GV năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự pháttriển của người GV nhân dân trong thời đại CNTT

CNTT phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trongviệc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học CNTT phát triển mạnh kéotheo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những

Trang 39

phần mềm hữu ích cho người GV như Bộ Office, Lesson Editor/ Violet,Active Primary, Flash, Photoshop, Converter, Kispix, Kismatrs,…Các phầnmềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kếgiáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũngnhư trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video…vừa tiết kiệm đượcthời gian cho GV, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng caođược tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy Nếu trước đây GV phải rất vất vả

để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thìhiện nay với ứng dụng CNTT, GV có thể sử dụng Internet để chủ động khaithác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tưliệu cho bài giảng điện tử Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh nhữngcon vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi vànhững con số biết nhảy theo nhạc hiện nhảy ra với hiệu ứng của những âmthanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thúcủa HS vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bàigiảng Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểmtâm sinh lý HS, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạyhọc lấy HS làm trung tâm” một cách dễ dàng

Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trong giai đoạn hiện nay, nênviêc ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học là rất cần thiết nhằm nângcao chất lượng dạy học trong các nhà trường

1.4.2 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy học

Ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy học là việc ứng dụng nhưngthành tựu của CNTT một cách phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học Như vậy, Ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạy họckhông chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc

Trang 40

như biên soạn rồi trình chiếu bài giảng điện tử ở trên lớp Ứng dụng CNTTphải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo;liên quan đến công việc của người làm công tác QL giáo dục; liên quan đếnhoạt động nghiên cứu, soạn giảng; lưu trữ, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ kinhnghiệm và tài nguyên học tâp… Và cao hơn, với E-Learning, hoạt động dạy

và học ngày nay được diễn ra mọi lúc, mọi nơi Trên lớp, ở nhà, ngay tại góchọc tập của mình HS vẫn có thể nghe thầy cô giảng, vẫn được giao bài vàđược hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến củamình…

Nhận thức được điều đó, việc ứng dụng CNTT trong QL hoạt động dạyhọc nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cựchọc tập của HS, nâng cao chất lượng giáo dục, được nhà trường triển khai mộtcách đầy đủ và thiết thực nhất Một số hoạt động điển hình về ứng dụngCNTT trong QL hoạt động dạy học được CBQL, GV thực hiện thành công vàmang lại hiệu quả cao như:

- Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thứcchuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng;

- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử như

MS Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các phần mềm dựng phim,nhạc…

- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra và đánh giá kết quảhọc tập của HS như McMix, Quest, MS Excel…

- Sử dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao đổikinh nghiệm với GV các trường bạn trong cả nước

- Triển khai các tiết học có ứng dụng CNTT, có sử dụng bài giảng điện

tử Đoàn thanh niên nhà trường cũng tổ chức ghi hình để dự giờ tập thể (ghi

Ngày đăng: 24/01/2016, 09:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ, (1999) Đại cương về khoa học quản lý, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Đại cương về khoa học quảnlý
4. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan, Phương Kỳ Sơn, (1996) Các học thuyết QL, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cáchọc thuyết QL
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
6. Nguyễn Công Giáp, (2009) “Đưa CNTT vào nhà trường - các bài học kinh nghiệm”, Tạp chí QLGD số 6 tháng 11 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đưa CNTT vào nhà trường - các bài họckinh nghiệm”
7. Mác-Ăng ghen, (2003)Toàn tập (tập 4), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập (tập 4)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
8. Microsoft, Sử dụng CNTT trong dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng CNTT trong dạy học
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Hà Văn Ninh, (2009)“Ứng dụng phần mềm nguồn mở Greenstone trong việc xây dựng nguồn dữ liệu số hóa cho thư viện điện tử”, Tạp chí QLGD số 3 tháng 6 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ứng dụng phần mềm nguồn mở Greenstonetrong việc xây dựng nguồn dữ liệu số hóa cho thư viện điện tử”
11. Hoàng Phê, (2002) Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
12. Vũ Hào Quang, (2002) Xã hội học QL, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2002) Xã hội học QL
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
13. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (2006) Luật CNTT, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: LuậtCNTT
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
14. Lê Quỳnh, (2006) Cẩm nang nghiệp vụ QL trường học, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2006) Cẩm nang nghiệp vụ QL trường học
Nhà XB: NXB Laođộng xã hội
15. Ngô Quang Sơn, (2009)“Biện pháp QL việc thiết kế và sử dụng hiệu quả tài liệu tự học điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện hoặc dạy học trực tuyến”, Tạp chí QLGD số 1 tháng 6 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biện pháp QL việc thiết kế và sử dụng hiệuquả tài liệu tự học điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện hoặcdạy học trực tuyến”
17. Thái Văn Thành, (2007) QL giáo dục và QL nhà trường, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: QL giáo dục và QL nhà trường
Nhà XB: NXB Đạihọc Huế
5. Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 Khác
9. Nghị quyết Chính phủ, số 49/CP ngày 04/08/1993 Khác
16. SREM- Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục, (2009) Tài liệu tham khảo ứng dụng CNTT trong công tác QL của Hiệu trưởng tháng 7 năm 2009 Khác
18. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 698/QĐ-TTg, ngày 1/6/2009, Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
19. Từ điển Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở Tiếng Việt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w