1.4.4.1. Các phương pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
- Các phương pháp quản lý một tổ chức.
Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động của công tác quản lý đến cá nhân, tập thể người lao động nhằm khuyến khích động viên thúc đẩy họ hoàn thành tốt công việc. Có các phương pháp quản lý thường dùng là: Phương pháp chính trị tư tưởng; Phương pháp hành - pháp luật; Phương pháp tổ chức - điều khiển; Phương pháp tâm lý xã hội; Phương pháp kinh tế.
- Một số giải pháp chủ yếu trong việc nâng cao hiệu quả quản lý CSVC, TBGD.
Từ vai trò, vị trí, chức năng, tính chất và nhiệm vụ nâng cao hiệu quả quản lý CSVC, TBGD và công tác quản lý nhà trường cần phối hợp sử dụng một số phương pháp quản lý sau:
Phối hợp phương pháp hành chính - pháp chế và tổ chức điều khiển . Phối hợp phương pháp chính trị tư tưởng với phương pháp tâm lý xã hội. Phương pháp kinh tế: Dùng lợi ích kinh tế và lấy hiệu quả kinh tế là thước đo đánh giá kết quả hoạt động.
Trong thực tiễn, người quản lý cần chú ý phối hợp hài hoà các phương pháp, đồng thời xem xét hoàn cảnh cụ thể từng trường để sử dụng các phương pháp thích hợp với điều kiện của mỗi trường.
Tóm lại: CSVC, TBGD được xem như một điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục - dạy học. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần XI khẳng định: “Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị và từng bước hiện đại hóa nhà trường (sân chơi nhà trường, bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, …) nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo, tự đào tạo và năng lực của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay” [11].
1.4.4.2. Phương tiện quản lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
Từ các phương tiện quản lý của công tác quản lý một tổ chức, có thể chỉ ra các phương tiện quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý CSVC, TBGD của công tác quản lý nhà trường như sau:
- Chế định GD&ĐT và các chế định liên ngành đối với lĩnh vực CSVC, TBGD.
- Bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường, trong đó có bộ máy tổ chức và nhân lực trực tiếp tham gia quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, sửa chữa và bảo quản CSVC, TBGD.
- Nguồn tài lực và vật lực của trường đã huy động được để thực hiện được xây dựng, mua sắm, trang bị, bảo quản và tu sửa CSVC, TBGD.
- Hệ thống thông tin và môi trường sử dụng, quản lý đối với lĩnh vực CSVC, TBGD.
1.5. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở vậtchất, thiết bị giáo dục ở trường đại học