Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long...20 Chương 2………...25 THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN & CÔNG TÁC PHÁT
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học GVC.TS PHAN QUỐC LÂM
NGHỆ AN, 2015
Trang 3Chương 1……… 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN……… 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG……… 7
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu……… 7
1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước 7
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản……… 9
1.2.1 Giảng viên và đội ngũ giảng viên 9
1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giảng viên 10
1.2.3 Quản lý và quản lý sự phát triển đội ngũ giảng viên 10
1.3 Một số vấn đề về đội ngũ giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật……11
1.3.1 Vị trí, vai trò của giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật 11
1.3.2 Yêu cầu về đội ngũ giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật 14
1.4 Một số vấn đề về phát triển đội giảng viên trường ĐHSPKT……… 17
1.4.1 Mục tiêu, nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long 17
1.4.2 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long 20
Chương 2……… 25
THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN & CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC……… 25
SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG……… 25
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long 25
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27
2.2 Khái quát về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Long… 28
2.2.1 Nhu cầu về nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long 28
2.2.2 Công tác đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Long 29
2.3 Khái quát về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long……… 30
2.3.1 Lịch sử hình thành 31
2.3.2 Nhiệm vụ 31
2.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 33
2.3.4 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 34
2.4 Thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long……… 37
2.4.1 Giới thiệu việc tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên ở trường ĐHSPKT Vĩnh Long 37
2.4.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên trường ĐHSPKT Vĩnh Long 39
Trang 4ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long……… 59
2.5.1 Những điểm mạnh 59
2.5.2 Những điểm yếu 60
2.5.3 Những cơ hội 60
2.5.4 Những thách thức 61
Chương 3……… 64
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN………
64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG……….64
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY……… 64
3.1 Những nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long……… 64
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 64
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 64
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 64
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 65
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 65
3.2 Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay……… 65
3.2.1 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho ĐNGV 65
3.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV 70
3.2.3 Đổi mới phương thức tuyển chọn giảng viên theo hướng khách quan, công bằng và cạnh tranh 73
3.2.4 Xây dựng và thực hiện chế độ chính sách, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV 76
3.2.5 Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ sung đội ngũ giảng viên 81
3.2.6 Sắp xếp, điều chỉnh, sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên hiện có 85
3.2.7 Mối quan hệ giữa các giải pháp 90
3.3 Kết quả thăm dò có tính cần thiết và khả thi của các giải pháp 90
3.3.1 Khái quát về thăm dò 90
3.3.2 Kết quả thăm dò 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 96
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ……… 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
100 PHỤ LỤC………102
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn nhậnđược sự giúp đỡ tận tình quý báu của quý cơ quan, trường học, quý nhà giáo, bạn bè
và đồng nghiệp Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
- Xin trân trọng cảm ơn GVC TS Phan Quốc Lâm đã trực tiếp hướng dẫn
tác giả nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
- Đảng ủy, Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đãtạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học tập và hoàn thành chươngtrình Thạc sĩ khoa học giáo dục
- Ban Giám hiệu, Khoa Giáo dục, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đạihọc trường Đại học Vinh, Đại học Long An, quý thầy cô đã tận tình giảng dạy vàgiúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập, cung cấp những kiến cần thiết đểchúng tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
- Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹthuật Vĩnh Long đã cung cấp thông tin, số liệu, góp ý trong quá trình nghiên cứu vàhoàn thành luận văn này
Dù đã cố gắng nhiều, nhưng khả năng có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu cònhạn chế, nên khó tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được sự cảm thông
và góp ý của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và những aiquan tâm đến đề tài này
Tác giả
Phùng Thế Tuấn
Trang 6
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ban chấp hành Trung ương BCHTWCông nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐHĐồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL
Đội ngũ giảng viên ĐNGV
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐTGiảng viên dạy nghề GVDN
Học sinh, sinh viên HSSV
Kinh tế - Xã hội KT – XHLao động – Thương binh và Xã hội LĐ – TB&XHNghiên cứu khoa học NCKH
Trung cấp chuyên nghiệp TCCN
Trung tâm dạy nghề TTDN
Xã hội chủ nghĩa XHCN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số lượng giảng
viên……… 42
Trang 7Bảng 2.2: Thống kê trình độ của giảng viên, cán bộ quản lý kiêm giảng dạy 43 Bảng 2.3: Thống kê quy mô GV và HSSV giai đoạn 2010 – 2014……….43 Bảng 2.4: Thống kê độ tuổi ĐNGV, thâm niên công tác……… 44 Bảng 2.5: Thống kê ĐNGV theo giới, thành phần chính trị, trình độ lý luận chính
trị……… 46
Bảng 2.6: Thống kê ĐNGV theo trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm…… 49 Bảng 2.7: Thống kê trình độ hiểu biết sản xuất thực tế và công nghệ mới………50 Bảng 2.8: Thống kê trình độ ngoại ngữ, tin học ĐNGV……….51 Bảng 2.9: Thống kê tỷ lệ đánh giá thực trạng ĐNGV 111 Bảng 2.10: Thống kê tỷ lệ đánh giá hoạt động phát triển ĐNGV 114 Bảng 2.11: Hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Giáo dục là con đường căn bản để chấn hưng dân tộc, nền tảng của sự tiến bộ
xã hội, nâng cao dân trí, thúc đẩy con người phát triển toàn diện Vận nước hưng
Trang 8suy phụ thuộc vào giáo dục Đại kế giáo dục, người thầy là gốc Có thầy tốt mới cógiáo dục tốt “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta và khôngngừng được vun đắp, phát triển Nhà giáo có vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội,
đó là người truyền đạt kiến thức, là nhà giáo dục trong việc hình thành và phát triển
kỹ năng sống, đạo đức cho HSSV, là tấm gương sáng để HSSV noi theo
Chỉ thị 40–CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” chỉ rõ: “Số lượng
giảng viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấu giảng viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, vùng miền Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế-xã hội…”[1, tr.1].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với
phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [18, tr.6].
Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, kháchquan, khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam Bởi hơn lúc nào hết, phát triểnĐNGV vững mạnh, toàn diện, vừa "hồng” vừa “chuyên” là yêu cầu cấp thiết củagiáo dục Việt Nam hiện tại Yêu cầu phát triển ĐNGV được Đại hội XI chỉ rõ là
phải "xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng" [18, tr.58],
là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới giáo dục và đào tạo
Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về phêduyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 chỉ rõ giải pháp phát
triển ĐNGV dạy nghề: “Chuẩn hóa ĐNGV dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc
gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề 100% số giảng viên này phải đạt
Trang 9chuẩn vào năm 2014… Nhà nước bảo đảm việc đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV dạy nghề (trong và ngoài nước) theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng; có cơ cấu hợp
lý theo nghề và trình độ đào tạo…” [12, tr.5].
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TW Đảng “ Về đổimới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ phải “Phát triển đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo…”.
Đội ngũ GVDN quyết định chất lượng đào tạo tại các CSDN Phát triển độingũ GVDN đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao về chất lượng là nhân tốquyết định đối với việc đổi mới công tác đào tạo nghề
1.2 Về thực tiễn
Vĩnh Long nằm ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long,được xem như là một cù lao nổi ở giữa sông Tiền và sông Hậu, Phía Bắc và ĐôngBắc giáp tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh;phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng; phía Tây Bắc giáp tỉnhĐồng Tháp Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phíaNam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố
Hồ Chí Minh Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật – văn hóa
- quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bổ sử dụngđất đai Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệcủa Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Côngnghiệp Trà Nóc…) và Trung tâm cây ăn trái Miền Nam (Vĩnh Long) là một trongnhững lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế, được gia nhập vàovùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên thu hút khá nhiều dự án đầu tư trong nước
và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong thời gian qua, khi cáckhu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động, nhu cầu lao động, đặc biệt là lao động quađào tạo nghề rất lớn Mặt khác, dân số trong độ tuổi lao động tăng lên hàng năm,
Trang 10cùng với số lao động chưa qua đào tạo, lao động chưa có việc làm ngày càng nhiềunên công tác đào tạo cán bộ có tay nghề ngày càng cấp thiết hơn
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) Vĩnh Long tiền thân là TrườngTrung học Kỹ thuật Vĩnh Long được thành lập vào năm 1958 Sau khi miền namhoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh Longđược Nhà nước tiếp quản Ngày 31 tháng 5 năm 1976 Bộ trưởng Bộ Lao Độngthương Binh và Xã Hội ký Quyết định thành lập Trường Giảng viên Dạy nghề CửuLong Tháng 8 năm 1978 trường được đổi tên thành Trường Sư phạm Kỹ thuật IV.Ngày 24 tháng 9 năm 1997 trường được Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định nângcấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ Thuật IV, trực thuộc Bộ Giáo Dục và ĐàoTạo Ngày 03 tháng 7 năm 1998 trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Sưphạm Kỹ thuật Vĩnh Long, trực thuộc Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội Ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số2152/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đến nay
Là trường Đại học duy nhất trực thuộc Bộ lao động thương binh và xã hộiđóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Trong các năm qua trường Đại học Sư phạm Kỹthuật Vĩnh Long đã có nhiều đóng góp cung cấp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sựnghiệp phát triển KT – XH của tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long Tuynhiên, trước những yêu cầu đổi mới của công tác đào tạo đại học, trường vẫn cònnhiều bất cập như:
- Đội ngũ giảng viên (ĐNGV) còn thiếu chưa đáp ứng được sự tăng trưởng
về quy mô đào tạo của nhà trường
- Cơ cấu ĐNGV về chuyên môn, trình độ chưa đáp ứng đủ cho các khoa vàcấp độ đào tạo Giảng viên có trình độ chuyên môn cao, sâu còn thiếu nhiều, chưađồng đều
- ĐNGV cơ hữu chưa phù hợp với chuẩn trường đại học Năng lực sư phạmdạy nghề còn hạn chế nhất là đối với GV trẻ, một số GV lớn tuổi thiếu các kiếnthức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ ) Khả năng NCKH, tự học, tự bồi dưỡng dù cónhiều cố gắng nhưng còn ở mức độ thấp
Trang 11Đó là những lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển
ĐNGV trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long ”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNGV trường Đại học Sư phạm Kỹthuật Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật VĩnhLong
- Đề xuất một số giải pháp phát triển ĐNGV trường Đại học Sư phạm Kỹ thuậtVĩnh Long trong giai đoạn hiện nay Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của cácgiải pháp đã được đề xuất
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển ĐNGV Đại học
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển ĐNGV trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
5 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tínhkhả thi thì sẽ phát triển được ĐNGV trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Longđảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu giảng viên Từ đó, nâng cao được chấtlượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế -xã hộicủa tỉnh và khu vực
6 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạngĐNGV và phát triển đội ngũ GV trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Longtrong thời gian 2010 – 2014 và đề xuất một số giải pháp để thực hiện trong thời giantới
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 12- Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan đểxây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của cán bộ quản lý để
có thông tin đầy đủ hơn về thực trạng quản lý ĐNGV
- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu thăm dò gửi Ban Giám hiệu,
lãnh đạo các phòng/khoa chuyên môn, GV để khảo sát thực trạng ĐNGV, tình hìnhđào tạo nghề, các hoạt động quản lý phát triển ĐNGV và tính cần thiết và tính khảthi của các giải pháp đề xuất
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý của
phòng, khoa, chuyên môn, tổ trưởng bộ môn, GV về tính cấp thiết, khả thi, hiệu quảcủa các giải pháp đã đề xuất
7.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ
Phương pháp toán thống kê để xử lý các số liệu thu được về mặt định lượng
8 Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Cụ thể hóa một số nội dung, quan điểm của lý thuyết quản
lý nguồn nhân lực vào việc nghiên cứu hoạt động quản lý phát triển ĐNGV các cơ
sở dạy nghề nói chung và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long nói riêng
- Về mặt thực tiễn:
+ Đánh giá được thực trạng ĐNGV trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật VĩnhLong; Tình hình quản lý phát triển ĐNGV trong thực tiễn, mặt mạnh, mặt yếu,nguyên nhân tồn tại, bất cập về các giải pháp quản lý phát triển ĐNGV trường Đạihọc Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đã áp dụng trong thực tế
+ Đề xuất một số giải pháp cần thiết để quản lý phát triển ĐNGV trường Đạihọc Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, giúp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long, BanGiám hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long có hướng chỉ đạo đảm bảophát triển ĐNGV hợp lý
Trang 139 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luậnvăn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Chương 2: Thực trạng về đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Khi nghiên cứu về vai trò quản lý, các nhà lý luận quản lý quốc tế như:Fredrerich Wiliam Taylor (1856 - 1915) – Mỹ; Henri Fayol (1841 - 1925) – Pháp;Max Weber (1864 - 1920) – Đức, đều khẳng định: Quản lý vừa là khoa học vừa lànghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội Từ năm 1980, nhà xã hội học người Mỹ,Leonard Nadle đã đưa ra sơ đồ quản lý nguồn nhân lực để diễn tả mối quan hệ vàcác nhiệm vụ của công tác quản lý nguồn nhân lực Ông cho rằng quản lý nguồnnhân lực phải có 3 nhiệm vụ chính (cùng với các nhiệm vụ thành tố) là: i) Phát triểnnguồn nhân lực (gồm GD&ĐT, bồi dưỡng, phát triển, nghiên cứu, phục vụ); ii) Sửdụng nguồn nhân lực (gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạchhóa sức lao động); iii) Môi trường nguồn nhân lực (gồm mở rộng chủng loại việclàm, mở rộng quy mô làm việc, phát triển tổ chức)– (dẫn theo [19, tr.13])
Khi đề cập đến ĐNGV, ngoài sự thống nhất về nội dung các nhiệm vụ quản
lý với quản lý phát triển nguồn nhân lực, thời gian gần đây những nghiên cứu trênthế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng GV; đề cao việc thúc đẩyphát triển bền vững và thích ứng nhanh của mỗi GV và cả đội ngũ…(dẫn theo [29,tr.14])
Một nghiên cứu trong công trình chung của các thành viên OECD (Tổ chứchợp tác phát triển Châu Âu) đã chỉ ra chất lượng nhà giáo gồm 5 mặt: i) Kiến thứcphong phú về phạm vi chương trình và nội dung bộ môn mình dạy; ii) Kỹ năng sưphạm, kể cả việc có được “kho kiến thức” về PPDH, về năng lực sử dụng nhữngphương pháp đó; iii) Có tư duy phản ánh trước mỗi vấn đề và có năng lực tự phê,nét rất đặc trưng của nghề dạy học; iv) Biết cảm thông và cam kết tôn trọng phẩm
Trang 15giá của người khác; v) Có năng lực quản lý trong và ngoài lớp học (dẫn theo [19,tr.15])
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề nghiên cứu xây dựng và phát triển ĐNGV có từ các cuộc cải cáchgiáo dục 1950, 1956, đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Nhiều nhàNCKH giáo dục Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề quản lý về quản
lý ĐNGV trên cơ sở lý luận và thực tiễn dưới gốc độ quản lý vĩ mô và vi mô Nhiềuhội thảo khoa học về quản lý ĐNGV đã được thực hiện Nhiều công trình nghiêncứu về lý thuyết được ứng dụng trong các cơ sở giáo dục Có thể kể đến một sốnghiên cứu loại này của tác giả Trần Kiểm, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí,Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Văn Lê, Phạm Viết Vượng …
Gần đây, nó được đề cập nhiều trong đề tài nghiên cứu sinh, luận văn thạc sĩvới phạm vi rộng hoặc trong phạm vi một ngành, địa phương nào đó Có thể kể đếnnhư:
Đề tài “Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giảng viên
dạy nghề ” của tiến sĩ Phạm Thanh Nghị, nghiên cứu phục vụ cho đối tượng là cán
bộ giáo dục và GV ở diện rộng
Đề tài của tác giả Trần Hùng Lượng “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực
sư phạm kỹ thuật cho giảng viên dạy nghề Việt Nam hiện nay” nghiên cứu cơ sở lý
luận của các biện pháp bồi dưỡng năng lực SPKT, đề xuất một số giải pháp bồidưỡng năng lực SPKT cho GVDN toàn quốc
Đề tài của tác giả Nguyễn Cao Thắng “Một số biện pháp quản lý phát triển
đội ngũ giảng viên dạy nghề ở trường Kỹ thuật Công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 - 2010”
Các đề tài trên đã nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực dạy nghề, đưa ra một sốgiải pháp quản lý ĐNGV, từ đó tác động đến phát triển ĐNGV trên tầm vĩ mô và ởtừng cơ sở dạy nghề
Đã có một số đề tài nghiên cứu, bài viết về thực trạng ĐNGV DN của tỉnh nhưngchưa có đề tài nghiên cứu nhằm về ĐNGV của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Trang 16Vĩnh Long Do đó, việc nghiên cứu phát triển ĐNGV của trường Đại học Sư phạm Kỹthuật Vĩnh Long một cách hệ thống, sâu, rộng trong giai đoạn hiện nay cần được quantâm thực hiện.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Giảng viên và đội ngũ giảng viên
1.2.1.1 Khái niệm giảng viên
Luật Giáo dục năm (2005) tại khoản 3, điều 70 quy định: “Nhà giáo giảng
dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là GV; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên”[25, tr.25].
Như vậy, giảng viên đó là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhàtrường hoặc các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiệnmục tiêu giáo dục là truyền tải tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, xây dựng, hìnhthành và phát triển nhân cách cho người học đáp ứng với yêu cầu nhân lực của thịtrường lao động và của phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1.2 Khái niệm đội ngũ giảng viên
a) Đội ngũ: Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về đội ngũ dùng cho
các tổ chức xã hội một cách rộng rãi như: đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũ trí
thức…đều xuất phát theo cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ “đó là gồm nhiều
người, tập hợp thành một lực lượng có tổ chức chặt chẽ, hàng ngũ chỉnh tề”
Theo Từ điển Tiếng Việt “Đội ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức
năng nghề nghiệp thành một lực lượng”
Như vậy, chúng ta có thể hiểu đội ngũ là một tập thể người, được tổ chức vàtập hợp thành một lực lượng cùng chung một lý tưởng, một mục đích, làm việc theo
kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất, tinh thần
b) Đội ngũ giảng viên: Theo tác giả Nguyễn Minh Đường quan niệm
“ĐNGV trong ngành giáo dục là một tập thể người bao gồm cán bộ quản lý, GV và
nhân viên; nếu chỉ đề cập đến đặc điểm đó của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là ĐNGV và đội ngũ cán bộ QLGD”
Trang 17Như vậy, ĐNGV là tập hợp các nhà giáo làm nghề dạy học, giáo dục được tổchức thành một lực lượng có tổ chức cùng nhau chung một nhiệm vụ và thực hiệncác mục tiêu giáo dục cho tập hợp, tổ chức đó Họ làm việc có khoa học, gắn bó vớinhau thông qua lợi ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của Bộ chủquản, pháp luật và thể chế xã hội Nhiệm vụ cơ bản của GV là giảng dạy chuyênmôn và giáo dục, nhưng những hoạt động này cũng có những đặc điểm riêng kháchoạt động bình thường của các cơ quan chuyên môn khác.
1.2.2 Phát triển và phát triển đội ngũ giảng viên
1.2.2.1 Khái niệm về phát triển
Theo triết học phát triển là sự vận động đi lên, cái cũ được thay thế bằng cáimới Sự vận động đó có thể xảy ra theo hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Theo tác giả David C.Koten “Phát triển là một tiến trình mà qua đó các
thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình
để huy động và quản lý các nguồn lực nhằm tạo ra những thành quả bền vững, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ”.
1.2.2.2 Khái niệm về phát triển đội ngũ giảng viên
Phát triển ĐNGV là quá trình hoàn thiện hoặc thay đổi liên tục thực trạng đã
và đang tồn tại của ĐNGV nhằm giúp cho đội ngũ lớn mạnh về mọi mặt
1.2.3 Quản lý và quản lý sự phát triển đội ngũ giảng viên
1.2.3.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là hoạt động bắt đầu từ sự phân công, hợp tác lao động trong một tổchức nhất định Chính sự phân công và hợp tác đó nhằm đạt được hiệu quả, năngsuất và chất lượng cao hơn, đòi hỏi phải có sự thống nhất và cần có người đứng đầu
để chỉ huy, điều hành, kiểm tra, điều chỉnh, phối hợp sự nỗ lực của các thành viêntrong tổ chức nhằm đạt mục tiêu đề ra
Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như: Quản lý thể hiện việc tổ chức,điều hành tập hợp người, công cụ, phương tiện tài chính, để kết hợp các yếu tố đóvới nhau nhằm đạt được mục tiêu định trước
Trang 18Hiện nay, quản lý được hiểu như sau: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêucủa tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức,chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống,đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định [22;tr.4].
1.2.3.2 Khái niệm về quản lý sự phát triển đội ngũ giảng viên
Quản lý sự phát triển ĐNGV chính là tìm cách khuếch trương để đạt hiệusuất cao nhất của 5 yếu tố “phát năng”: (1) GD&ĐT để toàn đội ngũ đạt đến sựchuẩn hóa, hiện đại; (2) Thực hiện các chế độ, chính sách tốt nhất đối với GV; (3)Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo tính hợp lý, tính xã hội hóa và tínhđồng thuận trong tổ chức; (4) Tổ chức hoạt động giảng dạy một cách hợp lý, đồng
bộ với các yếu tố số lượng, cơ cấu của đội ngũ; (5) Tăng cường cơ chế dân chủ hóatrong hoạt động giúp GV tự phát triển bản thân [19, tr.24] thông qua việc sử dụngcác nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định của nhà trường
1.3 Một số vấn đề về đội ngũ giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật 1.3.1 Vị trí, vai trò của giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật
- Dân tộc ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, vị trí, vai trò của ngườithầy luôn được xã hội tôn vinh với sự kính trọng, tin tưởng Người thầy là ngườiđảm đương trọng trách đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và đưa con người thành đạttrong cuộc sống, sống có nhân nghĩa và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn; Xãhội đã đặt toàn bộ niềm tin lên vai người thầy trong vai trò “dạy chữ, dạy người” vàniềm tin đó đã được khắc sâu trong suy nghĩ, hành động của mỗi một người dânViệt Nam Ý thức được trách nhiệm cao cả ấy, thế hệ nối tiếp thế hệ, những lớpngười đã cống hiến công sức, cuộc đời cho sự nghiệp GD&ĐT đã và đang hoànthành tốt trách nhiệm của mình
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về vai trò của nhà giáo “Không có thầy thìkhông có giáo dục, không có cán bộ và không nói gì đến kinh tế - văn hóa” Đảng tacũng đã khẳng định “Người GV có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân vật trungtâm trong nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước” TS Raja Roy Singh,
Trang 19nhà giáo dục nổi tiếng của Ấn Độ - chuyên gia giáo dục nhiều năm của UNESCOkhu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã nói “Giảng viên giữ vai trò quyết định tronggiáo dục và đặc biệt trong việc định hướng lại giáo dục”.
- Trước đây, GV thường là những người chuyên tâm dạy học và quan niệmtruyền thống cho rằng thầy phải là người có vốn hiểu biết rộng nên thầy phải làngười chịu khó đọc, tích luỹ tri thức Ngày nay, nhu cầu đó chẳng những khônggiảm mà còn phát triển, tăng lên Song trong giai đoạn hiện nay, người thầy khôngchỉ biết lý thuyết mà còn phải có một trình độ thực tiễn cao để tham gia cùng nhữngngười làm việc thực tế giải quyết những vấn đề mới mà thực tiễn đang đặt ra Giá trị
xã hội đối với người thầy là giá trị đóng góp cho xã hội bằng những cống hiến cókết quả, khả năng vận dụng tri thức vào việc giải quyết những đòi hỏi từ thực tiễnđang diễn ra
- Vai trò của GVDN trong xã hội: Từ xưa đến nay, người thầy luôn giữ vai
trò quan trọng, là người trực tiếp thúc đẩy quá trình học tập phát triển Khi KHCNphát triển, các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ngày càng phức tạp, người học khó cóthể tự nắm bắt được mà đòi hỏi cần có người định hướng, chỉ dẫn Nhờ có người
GV mà kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại ở mọi lĩnh vực được được lưutruyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau và được tinh lọc ngày càng hoàn thiện.GVDN không những có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật …trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội mà còn nhiệm vụ lớn hơn là dạyngười, hình thành phẩm chất đạo đức của người lao động mới, ở người học phù hợpvới chuẩn mực xã hội
- Vai trò của GVDN đối với chất lượng đào tạo: “Người thầy là nhân tố
quyết định đến chất lượng giáo dục” Kinh nghiệm thực tế cho thấy, muốn đánh giáchất lượng đào tạo nghề của một cơ sở đào tạo, trước hết phải nhìn vào ĐNGV NếuĐNGV được đào tạo chính quy, có năng lực thực sự, có kỹ năng, kỹ xảo nghềnghiệp thì đó là yếu tố cơ bản để đảm bảo chất lượng đào tạo Trình độ, kiến thức,nhận thức của người học phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kiến thức, năng lực lýluận và thực tiễn; phẩm chất, nhân cách đạo đức; phương pháp truyền đạt của người
Trang 20thầy đối với người học Vị trí, vai trò của người thầy trên con đường nhận thức trithức của người học là rất quan trọng Tuy nhiên, nếu chúng ta tuyệt đối hoá vai tròcủa người thầy sẽ dẫn đến phiến diện, một chiều, chủ quan, duy ý chí Bởi vì, trênthực tế trình độ tư duy lý luận, kiến thức thực tế của người học có được không chỉthông qua một con đường duy nhất - “người thầy” mà nó được hình thành từ nhiềucon đường khác nhau như: học ở sách vở, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội, thông quacác phương tiện thông tin đại chúng, qua thực tiễn công tác…
Điểm nổi bật về lao động sư phạm của GVDN là vừa lao động trí óc, vừa laođộng chân tay, vừa cần chất xám và có tay nghề cao
- Vai trò của GVDN đối với đổi mới giáo dục: Phương pháp dạy thay đổi,
từ chỗ lấy người dạy là trung tâm sang lấy người học làm trung tâm của quá trìnhdạy - học, đòi hỏi người GV phải phấn đấu, rèn luyện để bước lên một tầm cao mớitiến kịp với thời đại Phương pháp này đòi hỏi người thầy không chỉ có kiến thứctrên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt về lĩnh vực mình đảm trách mà còn phải có phươngpháp tổ chức việc học cho người học Người thầy phải trở thành người đạo diễn,kích thích hoạt động cho học viên, là “trọng tài khoa học” kết luận vấn đề do ngườihọc trình bày Phải hướng dẫn cho họ cách tự học, tự tìm kiếm kiến thức bằng suynghĩ, hành động Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người thầy, người học sẽ tự tìmcách chiếm lĩnh tri thức khoa học, tự giác rèn luyện, phát huy được tính tích cực,chủ động, sáng tạo Qua phương pháp này, người học không chỉ tiếp thu tri thức vớichất lượng và hiệu quả cao mà còn trau dồi được cách phát hiện vấn đề, giải quyếtvấn đề, phương pháp khám phá chân lý… và đó chính là cơ sở để trau dồi, phát huytính chủ động, sáng tạo trong công tác của người học sau này
GVDN giữ vai trò quyết định tới chất lượng đào tạo nghề (tay nghề; đạo đứcnghề nghiệp; khả năng tự thích nghi, tự học) đáp ứng yêu cầu ngày càng cao củadoanh nghiệp, thị trường lao động trong và ngoài nước, phù hợp với khả năng dichuyển lao động giữa các nước trong quá trình hội nhập quốc tế Đầu tư phát triểnGVDN có thể coi là đầu tư “nguồn” để phát triển nguồn nhân lực
Trang 211.3.2 Yêu cầu về đội ngũ giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật
1.3.2.1 Yêu cầu về phẩm chất của đội ngũ giảng viên
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về phẩm chất đạo đức người thầy baogồm những điểm chính sau: Có thể coi những người thầy tốt là những anh hùng vôdanh dù không được thưởng huân chương nhưng được học trò và phụ huynh yêuthương Thầy cô giáo phải thương yêu học sinh, coi học sinh như con em của mình.Học trò tốt hay xấu là do thầy cô giáo tốt hay xấu (giáo bất nghiêm sư chi đọa - dạykhông nghiêm túc, không đến nơi đến chốn là do thầy)
Bác từng nhắc nhở: “Trong sự nghiệp trồng người, ĐNGV nếu chỉ có tàithôi thì chưa đủ, ngoài trí tuệ, tài năng, người GV phải có đạo đức ”
Bác luôn nhấn mạnh: “Người có tài mà không có đức thì là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Đối với ĐNGV, tài là sự amhiểu, vốn tri thức, vốn kinh nghiệm thực tiễn của người thầy, đức là tư cách, tìnhyêu thương, trách nhiệm của người thầy đối với nghề, với các em học sinh…Chính vì thế, Người nhắc các nhà giáo: “Dạy cũng như học đều phải biết chútrọng cả tài và đức”
Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã là nhà giáo phải yêu người,yêu nghề, yêu trường, yêu chủ nghĩa xã hội, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng giáo dục - đào tạo Yêu nghề, yêu người là cơ sở để các thầy, cô yêntâm công tác, say mê, toàn tâm, toàn ý với công việc; biết vươn lên, nâng cao nănglực, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp
Nói cách khác, phẩm chất “hồng” và “chuyên” của người GV ngày nayphải được thể hiện rõ bằng chính những việc làm cụ thể Ở trên lớp, đòi hỏi người
GV phải cung cấp đủ lượng kiến thức, bảo đảm cho người học tiếp thu được kiếnthức bằng sự hướng dẫn tận tâm chứ không chỉ là giảng bài Để kích thích tư duyhọc sinh tự suy nghĩ, tự tìm tòi, khám phá, đòi hỏi người GV phải đầu tư, cập nhậtkiến thức trong soạn giảng; hướng vào từng cá nhân, kiên trì dành nhiều thời gianmới phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh…
Trang 22Người GV phải có thế giới quan khoa học đúng đắn, có định hướng thái độ,hành vi ứng xử trước các vấn đề về thế giới tự nhiên, thực tiễn xã hội nghề nghiệp;phải đổi mới, sáng tạo trong dạy học trước vô vàn kiến thức, nguồn tài nguyên khoahọc kỹ thuật vô tận; say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động
sư phạm… Ngoài ra, người thầy cũng cần phải cương quyết đấu tranh loại trừnhững biểu hiện chạy theo thành tích, xúc phạm đến nhân cách và thân thể học sinh,hoặc cố kiếm tiền bằng mọi hình thức, tự đánh mất mình, làm ảnh hưởng chung đến
uy tín của đồng nghiệp, mất lòng tin của xã hội Đặc biệt, GV phải không ngừngnêu cao đạo đức, tác phong gương mẫu, thương yêu, gần gũi người học, gắn bó,đoàn kết với đồng nghiệp, thực sự là tấm gương sáng cho người học noi theo
1.3.2.2 Yêu cầu về năng lực của đội ngũ giảng viên
Năng lực và kỹ năng có mối quan hệ chặt chẽ, năng lực sư phạm là thuộctính là đặc điểm của nhân cách còn kỹ năng sư phạm là những thao tác riêng củahoạt động sư phạm trong các dạng hoạt động cụ thể Mặt biểu hiện của năng lực là
hệ thống các kỹ năng, nhưng có các kỹ năng chưa chắc đã hình thành năng lực bởinếu thiếu hệ thống cũng như độ bền chắc của hệ thống kỹ năng cơ bản
Thứ nhất là năng lực chương trình: Mỗi GV phải đọc, hiểu chương trình và
lên kế hoạch, đó là yêu cầu cơ bản cho mỗi GV Giảng viên phải gia công về mặt sưphạm đối với tài liệu học tập cho phù hợp với đặc điểm từng lớp học, đối tượng,chuyên ngành đào tạo Thực trạng cho thấy, vẫn còn nhiều giáo án trong tình trạng
“chết”, không được bổ sung cập nhật, giáo án sử dụng chung cho tất cả các hệ học.Cho nên, người GV giỏi là người GV hiểu học sinh, đặt mình vào vị trí người học
để chế biến, trình bày tài liệu đúng với đối tượng Người GV có khả năng phân tích,tổng hợp, hệ thống hóa được kiến thức, thấy được cái gì là cơ bản nhất và mối quan
hệ với cái thứ yếu Ngoài ra, người GV phải có sự sáng tạo trong cung cấp kiến thứccho người học, bên cạnh kiến thức tinh tế và chính xác, đòi hỏi phải liên hệ đượcnhiều mặt giữa kiến thức cũ và mới, kiến thức bộ môn này với bộ môn khác, liên hệthực tiễn gắn với từng chuyên ngành đào tạo
Trang 23Thứ hai là năng lực giảng dạy: Người GV tốt không chỉ truyền kiến thức cho
người học mà có nhiệm vụ tổ chức và điều khiển hoạt động của họ, hướng họ đi tìmkiếm và lĩnh hội tri thức Disterwey - một nhà sư phạm người Đức đã nhấn mạnh:
“Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn, còn người thầy giáo giỏi là
người biết dạy học sinh đi tìm chân lý” Chính vì vậy người GV phải: Nắm vững và
sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học tiên tiến; Sử dụng thành thạo các thiết bị
và phương tiện dạy học; Rèn luyện năng lực ngôn ngữ truyền đạt kiến thức rõ ràng,
dễ hiểu, vừa sức
Thứ ba là năng lực học hỏi và khám phá người học: Là kết quả của một quá
trình lao động đầy trách nhiệm, thương yêu, sâu sát người học, nắm vững chuyênmôn, am hiểu tâm lý người học, tâm lý học sư phạm cùng với một số phẩm chất tâm
lý cần thiết khác như sự “tinh ý” sư phạm, trí tượng tượng, khả năng phân tích, tổnghợp …
Thứ tư là năng lực về hợp tác: GV không chỉ hợp tác với đồng nghiệp mà
với GV của môn học khác Ngoài ra, hoạt động hợp tác của GV trong xã hội hiệnnay còn đòi hỏi phạm vi đối tượng rộng mở, đó là gia đình người học, các lực lượng
xã hội khác, đặc biệt là những thành phần liên quan đến sản phẩm giáo dục (người
sử dụng, doanh nghiệp, các cơ quan, công ty…) Trong giai đoạn hiện nay ĐNGVcần thay đổi căn bản nhận thức về mục tiêu, phương thức giáo dục, phương phápdạy học
Thứ năm là năng lực đánh giá: Năng lực đánh giá giúp cho GV nắm được
trình độ và khả năng tiếp thu bài của người học để xác nhận kết quả của một hoạtđộng để bổ sung điều chỉnh trong dạy học Để tạo được uy tín trước người học,người GV phải có quan điểm đánh giá khách quan, chính xác và công bằng Thái độ
và hành vi trung thực, khách quan của nhà giáo dục một mặt đảm bảo các yêu cầucủa nhiệm vụ giáo dục mặt khác tạo ra sức cảm hóa lớn đối với người học kể cảđánh giá thành công hay hạn chế của người học Khả năng đánh giá đúng của GVđối với người học sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tự học và kết quả rèn luyện đạođức cho học sinh và bản thân GV
Trang 24Thứ sáu là năng lực phát triển chuyên môn: Mỗi GV có thể dạy 30 – 40 năm
nhưng họ phải liên tục học hỏi, nghiên cứu Đây là năng lực trụ cột của năng lực sưphạm, là điều kiện để giảng dạy, “biết mười dạy một” Ngày nay, người học khôngnhất nhất cái gì cũng tuân thủ, phục tùng thầy vô điều kiện Họ được tiếp cận rấtnhiều thông tin, hiểu biết rất nhiều, là thầy, phải chinh phục trò bằng kiến thức sâurộng của mình, điều đó còn có tác dụng tạo uy tín cho người thầy
Nghề giáo là nghề sáng tạo nhất trong các nghề Trong đổi mới giảng dạy, yếu tố quan trọng nhất vẫn là người thầy.
1.4 Một số vấn đề về phát triển đội giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật
1.4.1 Mục tiêu, nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
1.4.1.1 Mục tiêu: Xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
và có cơ cấu hợp lý
1.4.1.2 Nội dung: Nội dung phát triển ĐNGV phải thực hiện đầy đủ các nội
dung của quá trình quản lý nguồn nhân lực như: kế hoạch hóa, lựa chọn, bồi dưỡng,
phát triển bền vững ….Đồng thời hướng tiếp cận đảm bảo xuyên suốt trong phát
triển ĐNGV là tuân thủ các chức năng cơ bản của công tác quản lý: kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Các nội dung chính để phát triển ĐNGV là:
1.4.1.3 Quy hoạch đội ngũ giảng viên
a) Về số lượng đội ngũ giảng viên
Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, quy mô đào tạo, cơ cấu ngànhnghề, sẽ xác định được số lượng GV cần có cho một bộ môn, khoa, một trường.Căn cứ vào số lượng GV hiện có; sau khi trừ đi GV nghỉ hưu, bỏ việc, thuyênchuyển ra bên ngoài và cộng thêm số thuyên chuyển từ bên ngoài vào …sẽ xác địnhđược số GV cần bổ sung
Theo Thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 Thông tư Hướngdẫn chế độ làm việc của GV DN [5]
Trang 25- Tiêu chuẩn giờ giảng của GV trong một năm học: từ 380 đến 450 giờ chuẩnđối với GV dạy ĐHSPKT Định mức giờ chuẩn có vai trò quan trọng đối với vấn đềquản lý ĐNGV Nó là cơ sở để đánh giá năng suất lao động; đồng thời đảm bảo khảnăng tái tạo sức lao động cho GV, là cơ sở để tính biên chế ĐNGV.
Như vậy, ĐNGV với yêu cầu đủ về số lượng phải được đặt trong mối quan
hệ hài hòa với các yếu tố kinh tế, tâm lý, chính trị, xã hội; số lượng không thể đơnthuần về mặt số học
b) Về cơ cấu đội ngũ giảng viên
Phát triển ĐNGV cần đồng bộ góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp củanguồn nhân lực Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo ra hoạt động nhịp nhàng cho tổ chức, hạnchế tối đa sự triệt tiêu, tăng cường sự cộng hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố trong tổchức Để phát triển ĐNGV, tất yếu phải áp dụng các giải pháp làm dịch chuyển cơcấu (điều chuyển, cho nghỉ việc, tuyển dụng, đào tạo bổ sung …) Các thành phần
cơ cấu ĐNGV được xem xét là:
- Cơ cấu ngành học (theo nhóm đào tạo): là xác định tỷ lệ GV hợp lý giữa
các tổ bộ môn (hoặc khoa) với chương trình của các ngành học Mỗi GV giảng dạyđược ít nhất 02 môn và mỗi môn học có ít nhất 02 GV giảng dạy
- Cơ cấu trình độ đào tạo: Đạt chuẩn trình độ GVDN được quy định tạo Luật
DN; Theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 29/9/2010 của Bộ TB&XH về Quy định chuẩn giảng viên, giảng viên dạy nghề [8]
LĐ Cơ cấu xã hội:
+ Cơ cấu giới tính đội ngũ: So với các khu vực khác trong các cơ sở đào tạo
nghề GV nữ thường chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới Do đó, về khía cạnh như điềukiện để được đào tạo nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên, sinh đẻ, con ốm …có tácđộng đến hiệu suất lao động của đội ngũ
+ Cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo: Là sự phân bố một tỷ lệ tương đối
hợp lý về GV là người dân tộc ít người trong các cơ sở dạy nghề, cũng như đặcđiểm tôn giáo trong ĐNGV
Trang 26+ Cơ cấu thành phần chính trị: Đảm bảo tỷ lệ GV là đảng viên một cách hợp
lý, làm hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường, khoa, tổ bộ môn
- Cơ cấu theo độ tuổi: Là cơ cấu lao động phục vụ sự thay thế (trẻ, già), đảm
bảo sự cân đối giữa các thế hệ, để vừa phát huy được kinh nghiệm của GV cao tuổivừa phát huy được sự hăng hái, nhiệt tình, năng động, sáng của GV trẻ
Như vậy, những cơ cấu trên đây bao giờ cũng phải đảm bảo sự cân đối, đồngbộ; nếu phá vỡ sự cân đối này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV
c) Về chất lượng đội ngũ giảng viên
Lao động sư phạm đòi hỏi hết sức coi trọng chất lượng của từng người GV,nhưng mặt khác, sự phân công lao động lại đòi hỏi phải quan tâm đến chất lượngđội ngũ, trước hết là tập thể sư phạm trong mỗi nhà trường Tiêu chí chủ yếu đánhgiá ĐNGV chính là chất lượng đội ngũ – nhân tố quyết định cho sự phát triển của tổchức Trạng thái chất lượng đội ngũ mạnh hay yếu, đội ngũ đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô số lượng đội ngũ, sự đồng bộ,năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên trong đội ngũ Đi vào cụ thể, chất lượngĐNGV được thể hiện ở năm yếu tố cơ bản: (1) Tư cách đạo đức của người GV; (2)Trình độ chuyên môn; (3) Nghiệp vụ sư phạm; (4) Số lượng ĐNGV; (5) Cơ cấuĐNGV [19, tr.47] Mỗi yếu tố đều có vị trí và tầm quan trọng khác nhau, có sự tácđộng qua lại lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh giúp ĐNGV tồn tại,phát triển
Phát triển ĐNGV là làm cho chất lượng ĐNGV ngày càng hoàn thiện ở mứccao hơn Có nghĩa là chúng ta phải làm cho tất cả các yếu tố cấu thành nên chấtlượng ĐNGV phát triển đạt tới một trạng thái cao hơn
1.4.1.4 Xây dựng chuẩn đội ngũ giảng viên
a) Chuẩn về chất lượng giảng viên
ĐNGV phải đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 29/9/2010 của bộ LĐ-TB&XH về Quy định chuẩn giảngviên, giảng viên dạy nghề
b) Chuẩn về số lượng giảng viên
Trang 27Đa số các trường ĐHSPKT hiện nay đang thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 Nghị định của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập Do đó, trường ĐHSPKT cần chính sách hợp đồng GV,liên kết trao đổi GV giữa các trường để cân đối giờ chuẩn …Ngoài ra, cần xác định
vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghềnghiệp (Theo Thông tư 14/2012/TT – BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về việchướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ – CP ngày 08/5/2012 của Chính phủquy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập)
1.4.1.5 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào, nếu chỉ dừng ở mức đã được đào tạo nơinhà trường thì năng lực hành nghề sẽ khó có chỗ đứng trong thị trường lao độngluôn có tính cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộnghiện nay Trong trường ĐHSPKT người GV phải vô cùng năng động, kịp thời nắmbắt nhanh sự thay đổi của công nghệ, năng lực nghề nghiệp phải luôn được nângcao, hoàn thiện Vì vậy quá trình BD sau đào tạo là con đường tất yếu Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ 2 (khóa XIII) đã chỉ rõ “Khâu then chốt để thực hiện chiến
lược phát triển giáo dục là phải đặt biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa ĐNGV cũng như đội ngũ CBQL cả về chính trị tư tưởng đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”.
Khi thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV phải xác định rõ nộidung, loại hình đào tạo, bồi dưỡng Đồng thời, phải xác định rõ nhu cầu, mục đích,đối tượng để xây dựng triển khai kế hoạch và sử dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng;
đa dạng hóa các phương thức bồi dưỡng; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong vàsau bồi dưỡng Xây dựng các điều kiện cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chặt chẽ,đồng bộ bằng các quy định của trường
1.4.2 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
1.4.2.1 Yếu tố chủ quan
Trang 28a) Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý
Quản lý ngày nay đã là một nghề Cán bộ quản lý ngày nay phải là nhữngcon người toàn năng, vừa có tầm nhìn chiến lược, vừa thành thạo kỹ năng nghiệp vụquản lý nhà trường, nghiệp vụ tổ chức sư phạm, biết xử lý các tình huống xảy ra củacấp quản lý Trong đó, kỹ năng công tác kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, xử lýthông tin theo kịp với sự phát triển của nhà trường trong sự hội nhập quốc tế Đồngthời phải có một số kỹ năng phù hợp với sự hội nhập quốc tế như phải biết sử dụngtin học, ngoại ngữ
Một hiệu trưởng giỏi là người phải biết sử dụng ĐNGV cho tốt Quản lýĐNGV vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật ĐNGV ngày nay được đào tạobài bản, có chuyên môn, nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin Do đó, việc bồidưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý là một yêu cầu bắt buộc, bản thân đội ngũcán bộ QLGD phải luôn luôn học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
từ đó mới có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT Kết quả như mongmuốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản lý với lợi ích chínhđáng của GV
b) Sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của giảng viên
Cán bộ quản lý nhà trường phải làm cho ĐNGV luôn vận động đổi mớimình GV đạt chuẩn trình độ mới là yêu cầu tối thiểu, sự phấn đấu vươn lên của mỗi
GV để đạt chuyên môn cao, chuyên sâu trong từng nhóm ngành nghề và hoàn toànlàm chủ được lĩnh vực chuyên môn công tác, tích cực tham gia công tác giảng dạy,NCKH, nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất …mới là điều quan trọng
Trong nhà trường mỗi GV là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về nănglực giảng dạy, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốnkhác nhau Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của GV cũngđược nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn Điều này ảnh hưởng tới cách nhìnnhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòngvới công việc và phần thưởng của họ
1.4.2.2 Yếu tố khách quan
Trang 29a./ Quan điểm, chủ trương về phát triển đội ngũ giảng viên
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp GD&ĐT, đã có nhiều chủtrương, Nghị quyết, chỉ thị …về phát triển ĐNGV đây cũng chính là chăm lo chochất lượng giáo dục Đây là căn cứ để các cấp QLGD quán triệt và cụ thể hóa bằngcác văn bản hướng dẫn thực hiện Đồng thời là cơ sở để Hiệu trưởng hoạch địnhchiến lược, xây dựng kế hoạch về phát triển ĐNGV cho phù hợp trong điều kiệnhiện nay
b/ Chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên
Đời sống GV và gia đình họ được bảo đảm đáp ứng những nhu cầu cơ bản,thiết yếu, tiếng nói của GV trong chuyên môn nghiệp vụ được lắng nghe và sự tônvinh của xã hội đối với GV và nghề dạy học là động lực để họ nỗ lực và cống hiếnnhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo
Tiền lương là thu nhập chính, có tác động trực tiếp đến GV Một trongnhững mục tiêu chính của GV là làm việc để được đãi ngộ xứng đáng Vì vậy, vấn
đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hútlao động Muốn cho công tác quản lý GV được thực hiện một cách có hiệu quả thìcác vấn đề về tiền lương, chế độ chính sách đối với ĐNGV như bồi dưỡng nâng caonăng lực, kiến thức, kỹ năng, công nghệ mới, môi trường làm việc, nâng cao đờisống cho ĐNGV phải được quan tâm một cách thích đáng
c./ Cơ sở vật chất, quy mô đào tạo và cơ cấu ngành nghề
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, quy mô đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng
là yếu tố ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo và công tác phát triểnĐNGV
Bên cạnh đó, việc đổi mới đào tạo GVDN cần đi trước một bước ở cáctrường SPKT để các trường này luôn giữ vai trò chủ chốt trong việc đào tạo lạiGVDN
KHCN phát triển đặt ra nhiều thách thức về phát triển ĐNGV; đòi hỏi tăngcường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại lực lượng lao động và thuhút nguồn GV mới có kỹ năng cao
Trang 30Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hưởng đến phát triểnĐNGV về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan
hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động)
Với quan điểm maketing trong giáo dục thì học sinh là khách hàng mua sảnphẩm và dịch vụ của nhà trường Không có khách hàng tức là không có việc làmcho GV, doanh thu quyết định tiền lương và phúc lợi Do đó, phải sử dụng hiệu quảĐNGV để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất
Trong phát triển ĐNGV có thể xem các yếu tố chủ quan là nội lực, các yếu
tố khách quan là ngoại lực Nội lực là nhân tố quyết định, ngoại lực là điều kiện hỗ
trợ, chúng luôn tác động qua lại bổ sung cho nhau, không tách rời nhau Người quản
lý nhà trường phải vận dụng, phối hợp, tạo nên sự giao thoa giữa các yếu tố chủquan và khách quan để công tác phát triển ĐNGV đạt kết quả cao
1.4.2.3 Các yếu tố khác
Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cơ quan chủ quản chưa thật
sự quan tâm đến công tác tuyên truyền để thay đổi và nâng cao nhận thức của ngườidân về vai trò, ý nghĩa của việc học nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xãhội của địa phương
Do kinh tế và công nghiệp của tỉnh chậm phát triển, những ngành nghề thuhút lao động có tay nghề cao chưa nhiều, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo củahầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất ít, đa số là lao động phổ thông, nênkhó thu hút người học nghề
Công tác liên thông giữa đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp trên địa bàntỉnh còn nhiều vướng mắc, do chương trình đào tạo liên thông chưa cụ thể nênnhiều trường đại học chưa tiếp nhận đào tạo liên thông sinh viên tốt nghiệp từ cáctrường trung cấp, cao đẳng nghề
Kết luận chương 1
1 GVDN có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp cho người học Để hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình
Trang 31GVDN được đào tạo để có năng lực chuyên môn kỹ thuật, năng lực sư phạm vàphẩm chất nghề nghiệp.
2 Đã trình bày được các khái niệm cần thiết cho việc phát triển ĐNGV dạynghề tại các trường Đại học; Phát triển và phát triển ĐNGV; Quản lý và quản lý sựphát triển ĐNGV; Giải pháp và giải pháp phát triển ĐNGV Trình bày một số vấn
đề về đội ngũ, phát triển đội ngũ, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác pháttriển ĐNGV trường Đại học sư phạm kỹ thuật
3 Từ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài cần xem xét thực trạng ĐNGV hiện
có về các mặt: số lượng, cơ cấu, chất lượng, tiếp tục tìm hiểu cơ sở thực tiễn để đềxuất các giải pháp phù hợp phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN & CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long 2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Long nằm ở phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long,được xem như là một cù lao nổi ở giữa sông Tiền và sông Hậu, với tọa độ địa lý từ
90 52’45” đến 100 19’50” vĩ độ Bắc và từ 1040 41’25” đến 1060 17’00” kinh độ Đông.Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre; phía Đông và Đông Namgiáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng;phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
Vĩnh Long có trục Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 80 chạyngang qua nối liền với các tỉnh như Trà Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liềnvới Bến Tre Đồng thời cùng với tuyến sông Hậu, sông Tiền, sông Cổ Chiên hợpcùng với trục sông Mang Thít, kết hợp với mạng lưới sông rạch khá dày tạo ra lợithế rất lớn cho tỉnh trong việc kết hợp khai thác mạng lưới giao thông thủy, bộ giữaVĩnh Long với các tỉnh ĐBSCL nói chung và quốc tế nói riêng
Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam;nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ ChíMinh Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật – văn hóa - quốcphòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xãhội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bổ sử dụng đấtđai Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ củaThành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệpTrà Nóc…) và Trung tâm cây ăn trái Miền Nam (Vĩnh Long) là một trong nhữnglợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai
Trang 33Địa hình tỉnh Vĩnh Long tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam
và có dạng cao ở hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu Vĩnh Long được bao bọc bởi 3con sông lớn từ 3 phía: sông Hậu ở phía Tây Nam; sông Cổ Chiên ở phía Đông Bắc
và sông Măng Thít nối từ sông Cổ Chiên sang sông Hậu, cùng với mạng lưới kênh,rạch chằng chịt
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm,năm có 2 mùa rõ rệt mùa khô (tháng 12 đến tháng 4), mùa mưa (tháng 5 đến tháng11); chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam Nhìn chung, sovới khí hậu cả nước, Vĩnh Long có nhiều ưu đãi về điều kiện khí hậu nắng nhiều, ítthiên tai và các hiện tượng thời tiết bất thường,… thuận lợi cho phát triển du lịch.Nếu so sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì Vĩnh Long
có tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên cao hơn mức trung bình củavùng và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệthấp
Nguồn ngước mặt của tỉnh khá dồi dào do hai sông Tiền, sông Hậu cung cấp.Nước ngọt quanh năm, hệ thống kênh rạch khá dày, phân bố đều, kết hợp tác độngthủy triều, khả năng tải nước lớn, trữ lượng nước cao tạo điều kiện tưới tiêu chủđộng thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt Tài nguyên nước ngầm tương đối thấp,nước sử dụng cho sinh hoạt nằm ở tầng sâu (trên 300m), đầu tư khai thác tốn kém
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tổng chiều dài 79km thuận lợi chogiao thông thủy, cung cấp lượng nước dồi dào tạo thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp, lượng phù sa lớn, dồi dào chất hữu cơ phân hủy do hai con sông Tiền vàsông Hậu cung cấp là nguồn thức ăn vô tận cho các loài thủy sinh cũng như loạihình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn
Khoáng sản của tỉnh gồm cát sông và sét làm vật liệu xây dựng Trong đó sétnguyên liệu sản xuất gạch tập trung dọc theo sông Tiền (Tp Vĩnh Long, Long Hồ,Mang Thít đến Vũng Liêm và rải rác ở các huyện khác), phân bố khá rộng, trữlượng tương đối cao Đặc biệt sét ở đây đáp ứng được yêu cầu làm nguyên liệu sảnxuất gạch ngói và gốm đỏ
Trang 342.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Vĩnh Long có diện tích 1475 km² Dân số là 1,034 triệu (Năm 2012), mật độdân số trung bình là 701 người/km2 Đến năm 2014, tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vịhành chính cấp huyện trực thuộc gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện: thành phốVĩnh Long, thị xã Bình Minh và các huyện Bình Tân, Trà Ôn, Tam Bình, Long Hồ,Vũng Liêm, Mang Thít Có 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã
Vĩnh Long là một cộng đồng dân tộc gồm người Kinh, người Khơme và ngườiHoa…các dân tộc đã có truyền thống đoàn kết gắn bó với nhau trong quá trình lịch
sử khai phá, chống thiên tai, ác thú và ngoại xâm, xây dựng cải tạo mãnh đất VĩnhLong thành trù phú
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Tổngsản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 6,21% so với năm 2013, trong đó khuvực nông, lâm, thủy sản tăng 1,57%; công nghiệp và xây dựng tăng 13,1% và dịch
vụ tăng 6,73% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; so với năm
2013 khu vực nông nghiệp giảm 2,24%, công nghiệp - xây dựng tăng 0,53%, dịch
vụ tăng 1,71% GRDP bình quân đầu người ước đạt 30,15 triệu đồng, tăng gần 3triệu đồng so với năm 2013
Sản xuất nông nghiệp phục hồi tăng trưởng sau suy giảm ở những tháng đầunăm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 2010) ước cảnăm 2014 đạt 18.979 tỷ đồng, tăng 1,04% so với năm 2013; trong đó ngành nôngnghiệp tăng 2,25%, ngành thủy sản giảm 5,99% Sản lượng lúa đạt gần 1,064 triệutấn và nếu tính thêm sản lượng bắp thì sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt1.066.343 tấn, giảm 1,52% so với năm 2013; mô hình sản xuất theo cánh đồng mẫutiếp tục phát huy hiệu quả, năng suất bình quân trong cánh đồng mẫu cao hơn 0,6tấn/ha, chi phí thấp hơn 0,97 triệu đồng/ha, thu nhập cao hơn 3,79 triệu đồng/ha sovới ngoài vùng dự án Một số mô hình, cách làm mới mang lại hiệu quả tích cực.Nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới được duy trì, đóng góp của người dân cho xâydựng nông thôn mới ngày càng tăng; thực hiện các tiêu chí đạt khá
Trang 35Sản xuất công nghiệp tuy còn nhiều khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ hànghóa nhưng vẫn được cải thiện và tiếp tục tăng trưởng Chỉ số sản xuất toàn ngànhcông nghiệp tăng 12,93% so với năm 2013, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng20,69%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,05%; sản xuất, phân phối điện, khíđốt tăng 8%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,39%.
Hoạt động dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng, đáp ứng yêu cầu phục vụnhân dân Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước 28.891 tỷđồng, tăng 14,14% so với năm trước, trong đó ngành thương nghiệp tăng 13,7%,khách sạn - nhà hàng tăng 17,18%, du lịch tăng 5,08% và dịch vụ tăng 12,1% Tổnglượng khách lưu trú và du lịch ước đạt 720,2 ngàn lượt khách với 784,8 ngàn ngàykhách; so với năm 2013 tăng 9,13% về lượt khách và 10,78% về ngày khách Tổngkim ngạch xuất khẩu ước 328,68 triệu USD, đạt 80,17% kế hoạch và giảm 20,3%,trong đó xuất khẩu gạo giảm 25,352% về sản lượng và 35% về giá trị; nhập khẩuước 156,61 triệu USD, tăng 14,91% so với năm 2012 Chỉ số giá tiêu dùng tháng12/2013 tăng 0,27% so với tháng trước; chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013tăng 8,15%, thấp hơn 2,5% so với năm 2013
Nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội được tích cực huy động, bốtrí, lồng ghép hợp lý, phát huy hiệu quả, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 10.053 tỷ đồng, tăng 13,41% so với năm 2013;trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 12,27%, khu vực dân cư tăng 13,6%, doanhnghiệp ngoài nhà nước tăng 13,12%, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài tăng 26,46% Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do tỉnh phân bổ ước thực hiện trên1.835 tỷ đồng tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, giải ngân đạt 95% kế hoạch Thu hútđầu tư trực tiếp của nước ngoài 3,03 triệu USD với 04 dự án đầu tư được cấp phép;thực hiện giải ngân 9,96 triệu USD, tăng 21,39% so với năm 2013
2.2 Khái quát về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Long
2.2.1 Nhu cầu về nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long thời kỳ
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, dự báo nhu cầu nhân lực như sau:
Trang 36- Khu vực công nghiệp và xây dựng, dự báo nhu cầu về lao động đến năm
2015 là 138.9 ngàn người, đến năm 2020 là 218.7 ngàn người
- Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, dự báo nhu cầu về lao động đến năm
2015 là 336.7 ngàn người, đến năm 2020 giảm còn 178.2 ngàn người, điều nàycho thấy tỉnh đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng ngành nôngnghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ
- Khu vực dịch vụ, dự báo nhu cầu về lao động đến năm 2015 là 186.0 ngànngười, đến năm 2020 là 287 ngàn người
Cùng với quá trình tăng trưởng đòi hỏi gia tăng quy mô nguồn nhân lực, quátrình công nghiệp hóa trên địa bàn Vĩnh Long trong những năm tới cũng đặt ra yêucầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Dự kiến lao động qua đào tạo lên 361.5ngàn người vào năm 2015, và 452.9 ngàn người vào năm 2020
Dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo nói chung và nhân lực qua đào tạonghề nói riêng đặt ra yêu cầu đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo trong đó có các cơ
sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn của thị trường lao động
2.2.2 Công tác đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Long
a) Hệ thống cơ sở đào tạo nghề tỉnh Vĩnh Long
Tính đến thời điểm 01/2014 toàn tỉnh Vĩnh Long có 40 CSDN, trong đó có 1
sơ sở đào tạo Đại học, 10 cơ sở đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề; 9 trung tâm dạynghề cấp huyện; 20 cơ sở tham gia hoạt động dạy nghề
b) Kết quả và chất lượng đào tạo nghề
Mặc dù thực trạng giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Vĩnh Long trong thời gianqua còn non trẻ về mọi mặt nhưng các CSDN đã có nhiều cố gắng và đạt được một sốkết quả đáng khích lệ
- Một số CSDN liên kết với doanh nghiệp thông qua việc nhà trường đào tạo
và đưa học viên thực tập tại các doanh nghiệp, học viên có điều kiện tiếp cận vớicông việc thực tế, tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo, doanh nghiệp đánh giá chươngtrình, kết quả đào tạo trước khi nhận học viên vào làm
Trang 37- Theo thống kê có hơn 80% học sinh tốt nghiệp có việc làm ổn định và thunhập tương đối khá tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đa số các doanh nghiệpđánh giá chất lượng đào tạo nghề của các trường tương đối đảm bảo, những họcviên sau khi thực tập được doanh nghiệp nhận vào làm đã nắm bắt và tiếp cận côngviệc của doanh nghiệp khá nhanh, nhất là những CSDN có liên kết với doanhnghiệp trong công tác đào tạo Tuy nhiên, do số học sinh ra trường ít nên không thểđánh giá toàn diện.
c) Về đội ngũ giảng viên dạy nghề
Hiện toàn tỉnh có 450 GV cơ hữu, phần lớn là GV của các CSDN do Trungương quản lý và các trường ĐHSPKT, CĐN, TCN trực thuộc sở LĐ – TB&XH Vềtrình độ chuyên môn, đa số đều đạt chuẩn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác dạynghề
TTDN của huyện, các trường TCCN, các trung tâm của đoàn thể còn thiếunhiều GV cơ hữu, nhất là GV dạy những ngành, nghề thuộc lĩnh vực phi nôngnghiệp Mặc dù vậy, trong những năm qua công tác tuyển dụng của các cơ sở gặpnhiều khó khăn, do các chế độ, chính sách còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều
GV giỏi về trường nghề công tác
Riêng đối với các trường TCCN thuộc sở GD&DT quản lý, do được thành lập
từ các Trung tâm tổng hợp - kỹ thuật - hướng nghiệp nên đội ngũ cán bộ quản lý và
GV thiếu kinh nghiệm năng lực thực tế và lúng túng khi chuyển tiếp từ quản lý, dạynghề phổ thông sang dạy nghề chuyên nghiệp
2.3 Khái quát về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
2.3.1 Lịch sử hình thành
- Năm 1958 trường được thành lập mang tên Trường Trung học Kỹ thuật VĩnhLong Sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Trường Trunghọc Kỹ thuật Vĩnh Long được Nhà nước tiếp quản
- Ngày 31 tháng 5 năm 1976 Bộ trưởng Bộ Lao Động thương Binh và Xã Hội
ký Quyết định thành lập Trường Giáo viên Dạy nghề Cửu Long trên cơ sở của
Trang 38Trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh Long và giao cho Tổng cục Đào tạo CNKT quảnlý.
- Tháng 8 năm 1978 trường được đổi tên thành Trường Sư phạm Kỹ thuật IV,trực thuộc Tổng cục dạy nghề (cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính Phủ)
- Ngày 24 tháng 9 năm 1997 trường được Thủ tướng Chính Phủ ký Quyếtđịnh nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ Thuật IV, trực thuộc Bộ GiáoDục và Đào Tạo
- Ngày 03 tháng 7 năm 1998 trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Sưphạm Kỹ thuật Vĩnh Long, trực thuộc Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội
- Từ ngày 01/01/2012, Trường trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội trực tiếp quản lý
- Ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2152/QĐ-TTgthành lập trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long trên cơ sở nâng cấp trườngCao đẳng Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Trong bước đường phát triển của mình, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuậtVĩnh Long luôn đồng hành và đáp ứng nhu cầu học tiếp lên trình độ Cao đẳng,ĐHSPKT của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, đặc biệt là đào tạo GVDN chokhu vực ĐBSCL
+ Đại học và cao đẳng sư phạm kỹ thuật;
+ Đại học và cao đẳng kỹ thuật, công nghệ;
+ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề
Trang 39+ Đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và nâng cao trình độ giảng viên, giảng viêndạy nghề.
+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu,chương trình giáo dục; cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền
+ Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dụccủa cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượngđào tạo của Nhà trường; tăng cường các điều kiện và không ngừng nâng cao chấtlượng đào tạo của Nhà trường
+ Tuyển dụng và quản lý công chức, viên chức; bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của công chức, viên chức và nhân viên quản lý, phục vụ; xây dựng đội ngũgiảng viên của Trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngànhnghề, cơ cấu độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo qui định hiện hành.+ Tổ chức tuyển sinh và quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của người học; thực hiện chính sách xã hội đối với người học thuộc diện đượchưởng chính sách xã hội, ở vùng đồng bào dân tộc tiểu số, vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn
+ Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức cá nhân trong hoạt động giáodục và đào tạo
+ Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; ứng dụng,phát triển và chuyển giao công nghệ; thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học, sảnxuất kinh doanh theo qui định của pháp luật
+ Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, y tế,nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc sửdụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính choTrường
+ Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo củaTrường
+ Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Nhà nước và của Bộ
Trang 40KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
KHOA SƯ PHẠM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BỘ MÔN NGOẠI NGỮ
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
VÀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
CÁC KHOA,
BỘ MÔN THUỘC TRƯỜNG
PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH
CÁC TỔ CHỨC PHỤC VỤ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ
SƯ PHẠM
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRUNG TÂM THỰC HÀNH
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnhVĩnh Long và các Bộ, Ngành có liên quan theo quy định của pháp luật
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và
Xã hội giao và theo quy định của pháp luật
2.3.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức của trường ĐH SPKT Vĩnh Long được quy định tại Điều 3theo Quyết định số 1785/QĐ-LĐTBXH, ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ LĐ-TB&XH Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường ĐH SPKT
Vĩnh Long
Hiệu trưởng