Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng tốt các hoạt động kỹ thuật mảnh ghép và sử dụng chúng hợp lý, khoahọc vào quá trình dạy học bộ môn hóa học sẽ nâng cao chất lượng dạy học góp phầnnâng ca
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ THU HIỀN
-THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON NO VÀ KHÔNG NO HÓA HỌC LỚP
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giámhiệu Trường Đại học Vinh, Phòng đạo tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hóa học,các thầy giáo, cô giáo trong chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Hóa học đã tạođiều kiện để tác giả được học tập và hoàn thành chương trình cao học
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Thị Bích Hiền đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tâm cho tác giả
trong luận văn này
Lời cảm ơn chân thành của tác giả cũng xin giành cho người thân, gia đình, trongthời gian qua đã cổ vũ, động viên để tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả cũng xin cảm ơn các bạn học viên chuyên ngành Lý luận và PPDH bộmôn Hóa học, khóa 21 của trường Đại học Vinh đã giúp đỡ trong quá trình học tập vànghiên cứu
Vinh, tháng 08 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Thu Hiền
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 6
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10
1.1 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 10
1.1.1 Trên thế giới 10
1.1.2 Trong nước 11
1.2 Đặc điểm của đổi mới phương pháp dạy học của nước ta 11
1.2.1 Tính kế thừa và phát triển 11
1.2.2 Tính khả thi và chất lượng giáo dục 11
1.2.3 Áp dụng những phương tiện dạy học hiện đại để tạo ra các tổ hợp PPDH mang tính công nghệ 12
1.2.4 Chuyển đổi chức năng từ thông báo - tái hiện sang tìm tòi Ơrixtic 12
1.2.5 Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh 12
1.3 Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại 13
1.3.1 Một số phương pháp dạy học hiện đại 13
1.3.1.1 Phương pháp dạy học theo nhóm 14
1.3.1.2 Phương pháp giải quyết vấn đề 15
1.3.1.3 Phương pháp dự án 16
1.3.1.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 17
1.3.2 Một số kỹ thuật dạy học hiện đại 17
1.3.2.1 Kỹ thuật dạy học sử dụng lược đồ tư duy 17
1.3.2.2 Kỹ thuật "khăn trải bàn" 18
1.3.2.3 Kỹ thuật "động não" 18
1.3.2.4 Kỹ thuật phòng tranh 19
1.4 Kỹ thuật mảnh ghép 19
1.4.1 Kỹ thuật mảnh ghép 19
1.4.2 Mục tiêu 19
1.4.3 Tác dụng 20
Trang 41.4.4 Cách thức tiến hành 20
1.4.5 Kỹ thuật chia nhóm 20
1.4.6 Một số lưu ý 21
1.5 Thực trạng sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT 22
1.5.1 Mục đích điều tra 22
1.5.2 Nội dung và thời gian điều tra 22
1.5.3 Đối tượng điều tra 22
1.5.4 Phương pháp điều tra 22
1.5.5 Kết quả điều tra 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 24
Chương 2 VẬN DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 25
2.1 Phân tích chương trình hóa học 11 THPT 25
2.1.1 Mục tiêu kiến thức 25
2.1.2 Mục tiêu kỹ năng 25
2.1.3 Tình cảm, thái độ 25
2.2 Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học hóa học 26
2.2.1 Nguyên tắc thiết kế hoạt động dạy học khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép 26
2.2.2 Quy trình thiết kế 26
2.3 Thiết kế các hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học hóa học lớp 11 THPT 27
2.3.1 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong chương 5 " Hiđrocacbon no" 27
2.3.1.1 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 25 "Ankan" 27
2.3.1.2 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 26 "Xicloankan" 29
Trang 52.3.1.3 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong
bài 27 "Luyện tập ankan và xicloankan" 31
2.3.2 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong chương 6 " Hiđrocacbon không no" 34
2.3.2.1 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 29 "Anken" 34
2.3.2.2 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 30 "Ankađien" 36
2.3.2.3 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 31 "Luyện tập anken và ankađien" 38
2.3.2.4 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 32 "Ankin" 40
2.3.2.5 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 33 "Luyện tập ankin" 45
2.4 Thiết kế một số giáo án có tổ chức các hoạt động sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong chương trình lớp 11 THPT 48
2.4.1 Giáo án sử dụng trong chương 5 " Hiđrocacbon no" 48
2.4.1.1 Giáo án bài 25 "Ankan" 48
2.4.1.2 Giáo án bài 26 "Xicloankan" 53
2.4.1.3 Giáo án bài 27 "Luyện tập ankan và xicloankan" 57
2.4.2 Thiết kế một số giáo án sử dụng trong chương 6 " Hiđrocacbon không no" 61
2.4.2.1 Giáo án bài 29"Anken" 61
2.4.2.2 Giáo án bài 30 "Ankađien" 66
2.4.2.3 Giáo án bài 31 "Luyện tập anken và ankađien" 72
2.4.2.4 Giáo án bài 32 "Ankin" 76
2.4.2.5 Giáo án bài 33 "Luyện tập ankin" 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 85
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 86
3.1 Mục đích 86
3.2 Nhiệm vụ 86
Trang 63.3 Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm 86
3.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 87
3.4.1 Chọn giáo viên thực nghiệm 87
3.4.2 Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 87
3.4.3 Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm 88
3.4.4 Nội dung thực nghiệm 88
3.4.5 Kiểm tra và chấm bài 88
3.4.6 Phân tích dữ liệu thu được 88
3.5 Kết quả thực nghiệm 90
3.5.1 Kết quả bài kiểm tra 90
3.5.2 Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống câu hỏi, bài tập sử dụng trong dạy học hiđrocacbon no và không no có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép 90
3.5.2.1 Tiêu chí và mức độ đánh giá hệ thống câu hỏi, bài tập 90
3.5.2.2 Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên 91
3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm 92
3.6.1 Phân tích kết quả định tính 92
3.6.2 Phân tích kết quả định lượng 92
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 98
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 99
1 Những việc đã hoàn thành của luận văn 99
2 Hướng phát triển của đề tài 99
3 Kiến nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 102
Trang 7BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra cho ngành giáo dục là phải đào tạo nênnhững con người đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong công cuộc đổi mới Để thựchiện mục tiêu đó cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học đang nhận đượcnhiều sự quan tâm để thay đổi giáo dục Việt Nam trong thời đại ngày nay Cho đến naysau 14 năm thực hiện đổi mới giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm
về đổi mới phương pháp dạy học theo nhiều cách khác nhau để nhằm tìm ra các cáchthức khác nhau giúp học sinh tìm hiểu, nắm bắt tri thức dễ dàng nhất, bồi dưỡng chohọc sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
Có nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực khác nhau đang được sửdụng trong dạy học THPT với nhiều ưu điểm, nhược điểm khác nhau trong quá trình ápdụng vào các bài giảng Trong đó, kỹ thuật "mảnh ghép" là kỹ thuật tổ chức học tậphợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết mộtnhiệm vụ chung, phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vaitrò của cá nhân trong quá trình hợp tác Kỹ thuật này tạo ra hoạt động đa dạng, phongphú học sinh được tham gia vào các hoạt động với các nhiệm vụ và mức độ yêu cầukhác nhau Nó đòi hỏi học sinh phải nỗ lực, tham gia tích cực, chủ động và bị cuốn hútvào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong nhóm mà mìnhtham gia Thông qua các hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năngđộng trong hoạt động nhận thức, luôn linh hoạt, sáng tạo với tinh thần trách nhiệm caođối với chính mình và các thành viên trong lớp Ngoài ra, trong quá trình làm việc cũnghình thành ở học sinh kỹ năng giao tiêp, trình bày, hợp tác giải quyết, làm việc nhóm
là những kỹ năng sống rất quan trọng mà mỗi cá nhân cần có
Hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên nằm trong hệ thống giáo dục phổthông cung cấp cho người học tri thức khoa học hóa học, kỹ năng phổ thông cơ bản,hiện đại, gắn liền với đời sống của con người Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tưduy, phát triển kỹ năng và hình thành thế giới quan khoa học Trong chương trình hóahọc lớp 11, phần hiđrocacbon là bước khởi đầu để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu thếgiới hữu cơ - nguồn gốc của sự sống đóng vai trò hết sức quan trọng trong chương trìnhgiáo dục THPT cũng như trong sự phát triển của con người Để đạt được mục tiêu đó,trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học lớp 11 phần hiđrocacbon không những giáo
Trang 9viên phải nắm kiến thức chuyên môn tốt mà cần phải biết vận dụng các kỹ thuật dạyhọc phù hợp thì mới đạt hiệu quả cao nhất Bên cạnh đó, các kỹ thuật dạy học tích cực
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy năng lực tư duy, sáng tạo của họcsinh từ đó góp phần hình thành các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống
Từ những yêu cầu đặt ra trên, chúng tôi đã chọn đề tài: " Thiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương hiđrocacbon no và không no hóa học lớp 11 trung học phổ thông".
2 Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông
- Hình thành và phát triển các kỹ năng, năng lực định hướng trong học tập và kỹ nănglàm việc nhóm
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến kỹthuật dạy học tích cực
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học bộ môn hóa học nói chung và sử dụng kỹ thuật mảnhghép nói riêng
- Xây dựng các hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong hai chươnghiđrocacbon no và không no hóa học lớp 11 THPT
- Xây dựng giáo án thực nghiệm cho chương trình nghiên cứu
- Thực nghiệm sư phạm để vận dụng phương pháp dạy học tích cực và sử dụng giáo ánthực nghiệm vào dạy học hóa học lớp 11 THPT
- Xử lý kết quả thực nghiệm để đánh giá mức độ ứng dụng của kỹ thuật dạy học mảnhghép vào thực tế
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT
Đối tượng nghiên cứu
Việc vận dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương hiđrocacbon no và không nohóa học lớp 11 THPT
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu chương trình SGK hóa học phổ thông
Trang 10Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tiến hành thăm lớp; dự giờ chuyên môn ở một số trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh
- Điều tra, phỏng vấn; khảo sát bằng phiếu câu hỏi về thực trạng áp dụng các phươngpháp, kỹ thuật dạy học nói chung và kỹ thuật mảnh ghép nói riêng trong quá trình dạymôn hóa học ở trường THPT trên địa bàn thực nghiệm
- Lấy ý kiến chuyên gia
- Thực nghiệm sư phạm
Phương pháp xử lí thông tin
Sử dụng toán học thống kê xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm
6 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng tốt các hoạt động kỹ thuật mảnh ghép và sử dụng chúng hợp lý, khoahọc vào quá trình dạy học bộ môn hóa học sẽ nâng cao chất lượng dạy học góp phầnnâng cao chất lượng học tập của học sinh
7 Dự kiến đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn về cách thức sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nói chung
và vận dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học chương hiđrocacbon no và không no hóahọc lớp 11 THPT
Trang 11đó, phương pháp là yếu tố cuối cùng quyết định chất lượng đào tạo để đảm bảo cho
"sản phẩm" được mềm dẻo, đa năng và hiệu nghiệm, thích hợp với nhiều nội dungkhác nhau về nhu cầu, trình độ và khả năng Vì thế xuất hiện những hệ dạy học phùhợp với quá trình đào tạo phân hóa - cá thể hóa cao như những hệ dạy học theo nguyên
lý "tự học có hướng dẫn" đòi hỏi tỷ trọng tự lập cao của người học, đồng thời cả sựđiều khiển sư phạm thông minh khóe léo của người thầy
Các PPDH hiện đại đã được phát sinh từ những tiếp cận khoa học hiện đại nhưtiếp cận hệ thống, tiếp cận modul phương pháp graph , đây là những phương phápgiúp điều hành và quản lý kinh tế xã hội ở quy mô rộng và phức tạp Những tổ hợpPPDH phức hợp này phù hợp với những hệ dạy học mới của nhà trường trong cơ chếthị trường và chỉ có chúng mới cho phép người giáo viên sử dụng phối hợp có hiệu quảvới các hệ thống đa kênh khác mà PPDH truyền thống chưa thực hiện được
Nội dung trí dục của nhà trường căn bản phải thay đổi để phù hợp với sự pháttriển của thời đại, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật Do đó, việc đổi mớiPPDH phải gắn liền và chịu sự chi phối của cả mục tiêu và nội dung theo quy luật sau:
Vì vậy, không chỉ đổi mới PPDH một cách đơn thuần mà còn cần tiến hành theo tưtưởng hệ thống, cải cách cả hệ thống giáo dục, xác định mục tiêu đào tạo, nội dung trídục từ đó đổi mới phương pháp giáo dục
Trang 121.1.2 Trong nước
Ở đất nước chúng ta, sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế muộn hơn sovới một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, chúng ta còn đối mặt với nguy cơtụt hậu trên con đường phát triển trong thế kỉ XXI Tất cả những điều đó đang đòi hỏicấp thiết phải đổi mới giáo dục, trong đó căn bản là đổi mới về phương pháp dạy vàhọc ở toàn bộ các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục Việt Nam
Chúng ta xác định rõ nhiệm vụ, vai trò của đổi mới phương pháp dạy và học:
Nghị quyết Đại hội Đảng khẳng định: "Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư
duy sáng tạo và năng lực tự sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, "
Điều 28 Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh."
1.2 Đặc điểm của đổi mới phương pháp dạy học của nước ta
Việc đổi mới và phát triển PPDH ở nước ta hiện nay là cần thiết và cấp bách Tuynhiên, quá trình đó phải đáp ứng được các tiêu chí một cách rõ ràng, nhất quán
1.2.1 Tính kế thừa và phát triển
Trong điều kiện thực tế hiện tại của đất nước, chúng ta phải thừa nhận bản chấtthực tiễn của dạy học vẫn còn mang nhiều yếu tố của dạy học truyền thống Trong lýluận dạy học truyền thống, những ưu điểm, những yếu tố hợp lý của nó vẫn còn mangtính phổ quát Tuy nhiên, khi bước vào thời đại phát triển của khoa học kỹ thuật nếuchúng ta vẫn duy trì như vậy sẽ tụt hậu nghiêm trọng, không có cơ hội tiếp cận với cácnhân tố mới đang vận động và phát triển Do đó, đổi mới PPDH bao gồm cả sự lựachọn những giá trị của dạy học truyền thống có tác dụng tích cực trong việc góp phầnphát triển chất lượng giáo dục trong thời đại mới
1.2.2 Tính khả thi và chất lượng giáo dục
Sẽ thất bại nếu chúng ta đề ra các mục tiêu, chủ trương, chính sách mà khôngtính tới các điều kiện, giải pháp, tính khả thi và chất lượng của nó trong thực tiễn Đây
Trang 13là hai yếu tố quan trọng đáp ứng với điều kiện thực tiễn và yêu cầu phát triển PPDH.Theo thói quen và ngại khó chúng ta thường thiên về nguyên tắc khả thi và lệ thuộcvào yếu tố này Tâm lý chung của mọi người là chấp nhận các phương án dễ thực hiện,nhanh chóng phổ biến mà ít chú ý đến hiệu quả của nó Theo đó, khi đổi mới PPDHcần đưa ra hiệu quả và chất lượng cao hơn tình trạng thực tiễn.
1.2.3 Áp dụng những phương tiện dạy học hiện đại để tạo ra các tổ hợp PPDH mang tính công nghệ
Đây là xu thế phù hợp với công cuộc xây dựng công nghệ dạy học hiện đại trênthế giới Những thành tựu của khoa học kỹ thuật được nhanh chóng ứng dụng vào khoahọc giáo dục sẽ góp phần xây dựng và chuyển giao những công nghệ mới vào cuộcsống, qua đó phát triển PPDH phù hợp để quá trình dạy học diễn ra chất lượng hơn,nâng cao chất lượng giáo dục Trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay hình thànhnhững công nghệ dạy học
1.2.4 Chuyển đổi chức năng từ thông báo - tái hiện sang tìm tòi Ơrixtic
Trong thời đại ngày nay, xã hội tiến vào thời đại "siêu công nghiệp" thì giáo dụcđào tạo phải đáp ứng xây dựng xã hội trên nền tảng tri thức Con người là sản phẩmcủa giáo dục là con người có tri thức, phẩm chất trí tuệ cao, có năng lực giao tiếp Cácphẩm chất này có đặc trưng là nhạy bén, linh hoạt, mềm dẻo và thích ứng, tự điềuchỉnh với điều kiện mới Các đặc trưng này được phản ánh vào quá trình giáo dục, đặcbiệt là trong PPDH Như vậy, chức năng và vai trò của giáo dục chuyển sang vai tròcủa nhà tổ chức giáo dục, giáo dục cho học sinh có những năng lực hoạt động và thíchnghi với môi trường, xã hội, giúp người học tìm ra phương pháp tự học, tự sáng tạo lấyhướng đi, hướng phát triển của mình trong đời sống
1.2.5 Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh
Một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dạy học chưa đáp ứng đượcvới yêu cầu của thực tiễn là do công tác kiểm tra, đánh giá của giáo dục chúng ta chưahoàn thiện Xây dựng và hoàn thiện các phương pháp kiểm tra, đánh giá với học sinh
có thể là khâu đột phá khởi động cho đổi mới PPDH Nội dung và cách thức đánh giákết quả học tập của người học sẽ chi phối mạnh mẽ, điều chỉnh ngay lập tức cách họccủa học sinh và cách dạy của giáo viên, qua đó hoàn thiện hơn phương pháp dạy vàhọc Vì vậy, đổi mới PPDH thì nhất thiết phải đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, sử
Trang 14dụng kỹ thuật ngày càng cải tiến, có tính khách quan và độ tin cậy cao trong khi thựchiện.
1.3 Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại
1.3.1 Một số phương pháp dạy học hiện đại
Phương pháp dạy học hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (Mỹ, Pháp )
từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau thế kỷ này Nó có ảnh hưởng sâusắc tới tất cả các nước trên thế giới trong đó có nước ta.Phương pháp dạy học hiện đại
là cách thức dạy học theo lối phát huy tích cực, chủ động của học sinh Vì thế nó cònđược gọi là phương pháp dạy học tích cực
Trong phương pháp dạy học hiện đại, người giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, gợi
ý, tổ chức các hoạt động dạy học giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những trithức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm Phương pháp dạy học này coitrọng việc nâng cao quyền của người học, giáo viên chỉ nêu tình huống, kích thíchhứng thú, định hướng suy nghĩ và giải quyết các ý kiến đối lập của học sinh, từ đó hệthống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng và chú trọng khắc sâu các kiến thức học sinhcần nắm giữ
Ưu điểm của phương pháp này là chú trọng đến kỹ năng thực hành, vận dụnggiải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học Đặc điểm của nó là giảmbớt thuyết trình, diễn giảng; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức và xử lý các tìnhhuống song song của người giáo viên
Yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực: nhà trường cần có các phương tiệndạy học đầy đủ, hiện đại, phù hợp với từng môn học; học sinh cần chuẩn bị bài kĩ trướckhi đến lớp, phải tự tin, mạnh dạn bộc lộ ý kiến, quan điểm của mình; giáo viên chuẩn
bị kĩ bài giảng, thiết kế giờ dạy logic, lường trước các tình huống có thể xảy ra để chủđộng tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động của thầy và trò.Một số phương pháp dạy học hiện đại:
- Phương pháp dạy học theo nhóm
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp dự án (dạy học theo dự án)
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Trang 151.3.1.1 Phương pháp dạy học theo nhóm
* Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm
Là phương pháp chia học sinh thành những nhóm nhỏ, trong khoảng thời giangiới hạn, mỗi nhóm học sinh tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công
và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm được trình bày và đánh giá trước toànlớp
Dạy học theo nhóm nếu tổ chức thực hiện tốt sẽ phát huy tính tích cực, tính tráchnhiệm và phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh
+ Thỏa thuận quy tắc làm việc
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
+ Chuẩn bị báo cáo kết quả
Trang 161.3.1.2 Phương pháp giải quyết vấn đề
* Bản chất của phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước họcsinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết.Đưa học học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích học sinh tự lực, chủ động và cónhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề
* Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể được chia thành một số bướcnhư sau:
- Xác định, nhận dạng tình huống có vấn đề
- Liệt kê các cách giải quyết có thể
- Phân tích, đánh giá các cách giải quyết có thể (tích cực, hạn chế )
- So sánh kết quả các cách giải quyết
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu, phù hợp nhất
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác
* Một số lưu ý
- Các vấn đề, tình huống đưa ra để học sinh xử lý, giải quyết cần thỏa mãn các yêu cầusau
+ Phù hợp với chủ đề bài học
+ Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
+ Gần gũi với cuộc sống thực tế
+ Có thể được diễn tả bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: hình ảnh, lời nói, chữ viết.+ Cần có độ dài vừa phải
+ Phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi cho học sinh nhiều hướng suynghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề
- Cách tổ chức cho học sinh giải quyết, xử lý vấn đề
+ Các nhóm học sinh có thể cùng giải quyết một vấn đề
+ Học sinh cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề
+ Cần sử dụng phương pháp động não để học sinh liệt kê các cách giải quyết có thể có.+ Cách giải quyết vấn đề tối ưu với mỗi học sinh có thể giống nhau hoặc khác nhau
Trang 171.3.1.3 Phương pháp dự án
* Bản chất của phương pháp dự án (Dạy học theo dự án)
Dạy học theo dự án là phương pháp trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụhọc tập phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành Nhiệm vụ nàyđược người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện
và đánh giá kết quả thực hiện dự án Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm Kết quả
dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được
+ Thu thập thông tin
+ Thực hiện điều tra
+ Thảo luận với các thành viên khác
+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn
+ Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng họctập của học sinh
+ Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứngthú học tập của học sinh
+ Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhaunhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp
Trang 181.3.1.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
* Bản chất của phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc được viết dựa trên nhữngtrường hợp xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để chứng minh cho một vấn đề hay một sốvấn đề
* Quy trình thực hiện
- Học sinh đọc (nghe, nhìn) về trường hợp điển hình
- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với ngườikhác)
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên
1.3.2 Một số kỹ thuật dạy học hiện đại
1.3.2.1 Kỹ thuật dạy học sử dụng lược đồ tư duy
- Viết tên hoặc vẽ hình ảnh phản ánh chủ đề ở trung tâm
- Vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm phản ánh nội dung củachủ đề lớn bằng chữ in hoa Nhánh chính được nối với chủ đề trung tâm
Trang 19- Từ nhánh chính tiếp tục vẽ các nhánh phụ, để viết tiếp các nội dung thuộc các nhánhchính đó Nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
1.3.2.2 Kỹ thuật "khăn trải bàn"
Khái niệm
Là kỹ thuật tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân
và hoạt động nhóm có tác dụng:
+ Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cá nhân của học sinh
+ Phát triển sự tương tác của học sinh với học sinh
- Mỗi cá nhân làm việc tích cực, độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên
"khăn trải bàn"
Một số lưu ý
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
- Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại trên "khăntrải bàn"
- Kỹ thuật áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể họcsinh cùng tham gia nghiên cứu một chủ đề
1.3.2.3 Kỹ thuật "động não"
Khái niệm
Động não là kỹ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh đượcnhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó Các thành viên được cổ vũ thamgia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng).Ứng dụng
Kỹ thuật "động não" thường được sử dụng:
- Khi giới thiệu vào một chủ đề
- Sử dụng để tìm ra các phương án giải quyết vấn đề
Trang 20- Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau.
Cách tiến hành
- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cảlớp hoặc trước nhóm
- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
- Liệt kê lại tất cả các ý kiến lên bảng, không loại trừ một ý kiến nào
- Phân loại các ý kiến thu được
Cách tiến hành
- Giáo viên nêu vấn đề nghiên cứu cho cả lớp hoặc các nhóm
- Mỗi thành viên (các nhóm) hoạt động phác họa những ý tưởng về cách giải quyết vấn
đề trên tờ giấy lớn và treo xung quanh phòng học như một triển lãm tranh
- Học sinh đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận, bổ sung
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến thu được và đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu
1.4 Kỹ thuật mảnh ghép
1.4.1 Kỹ thuật mảnh ghép
Là một kỹ thuật dạy học thể hiện quan điểm, chiến lược dạy học hợp tác trong
đó có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và liên kết giữa các nhóm
1.4.2 Mục tiêu
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong nhóm
- Nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của học sinh
Trang 211.4.3 Tác dụng
- Giúp học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức
- Học sinh phát triển kỹ năng trình bày, giao tiếp, hợp tác
- Thể hiện năng lực cá nhân của học sinh, tăng cường hiệu quả học tập
- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ khác nhau nghiên cứu sâu một nội dung học tập
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vài phút, suy nghĩ câu hỏi và đưa ra ý kiến củamình
- Khi thảo luận phải đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được câu hỏi đượcgiao và trở thành "chuyên gia" và có khả năng trình bày lại câu hỏi đó cho người khác
* Vòng 2: nhóm "mảnh ghép"
- Hình thành nhóm từ 3 đến 7 người mớiphải đảm bảo trong mỗi nhóm phải có đầy đủthành viên có trong các nhóm "chuyên gia", nhóm tạo thành được gọi là nhóm mảnhghép
- Các câu hỏi và vấn đề ở vòng "chuyên gia" được đề cập lại để các thành viên trongnhóm trình bày lại và ghép thành một bức tranh tổng thể của vấn đề nghiên cứu
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ nội dung đạt được
- Chia nhóm theo năng lực học tập
+ Giáo viên tính số nhóm cần chia, căn cứ vào số lượng thành viên mỗi nhóm và sốlượng học sinh có các mức năng lực nhận thức khác nhau để sắp xếp các thành viêntrong nhóm
Trang 22+ Mỗi nhóm được chia phải đảm bảo có các mức năng lực học tập khác nhau để có thể
hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc và tiếp thu kiến thức
- Chia nhóm theo hình ghép
+ Giáo viên sắp cần tìm một số bức hình tương ứng với số nhóm cần chia
+ Giáo viên cắt một bức hình ra thành nhiều phần khác nhau (căn cứ theo số học sinhtrong nhóm)
+ Học sinh bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh
+ Các em trong cùng một bức hình thì cùng nhóm với nhau
- Chia nhóm theo sở thích
Giáo viên cũng có thể chia học sinh thành các nhóm có cùng sở thích để các em
có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt biểu đạt kết quả làm việcdưới hình thức phù hợp với sở trường của các em Ví dụ: nhóm nhà toán học, nhà vật
- Nhiệm vụ ở nhóm "chuyên gia" có sự liên quan gắn kết với nhau
- Nhiệm vụ phải cụ thể, dễ hiểu và vừa sức với học sinh
- Khi các nhóm "chuyên gia" làm việc, giáo viên cần quan sát, hỗ trợ kịp thời để đảmbảo thời gian quy định và quan trọng nhất là đảm bảo cho mỗi học sinh đều có thể trìnhbày lại được kết quả nghiên cứu, thảo luận của nhóm
- Khi các nhóm "mảnh ghép" hoạt động, giáo viên cần quan sát, hỗ trợ kịp thời để đảmbảo các thành viên trong nhóm nắm bắt được đầy đủ kiến thức từ nhóm chuyên sâu
1.5 Thực trạng sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT
1.5.1 Mục đích điều tra
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại nóichung và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nói riêng trong dạy học bộ môn hóa học ởtrường THPT trên đại bàn thực nghiệm sư phạm
Trang 231.5.2 Nội dung và thời gian điều tra
- Điều tra việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học bộ môn hóa học ở trườngTHPT
- Thời gian từ 10/10/2014 đến 31/12/2014
1.5.3 Đối tượng điều tra
Các giáo viên dạy bộ môn hóa học và giáo viên phụ trách chuyên môn ở một sốtrường THPT trên địa bàn Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh Chúng tôi tiến hành điềutra và lấy ý kiến của 13 giáo viên và cán bộ quản lí
- Trường THPT Hồng Lĩnh:
+ Giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học: thầy Nguyễn Quang Hào, thầy Nguyễn Đình
Hà, cô Nguyễn Thị Thủy, thầy Nguyễn Bá Vị
+ Tổ trưởng chuyên môn: thầy Lê Nhật Quang
- Trung tâm DN-HN&GDTX Hồng Lĩnh:
+ Giáo viên giảng dạy: thầy Phan Duy Niết, cô Trần Thị Huyền Trang
+ Tổ trưởng chuyên môn: cô Đào Thị Thanh Minh và cô Phan Thị Thu Thủy giám đốctrung tâm
- Trường THPT Hồng Lam:
+ Giáo viên giảng dạy: thầy Trần Hoàng, cô Nguyễn Thị Đỉnh, cô Lê Thị Phượng.+ Tổ trưởng chuyên môn: cô Nguyễn Thị Thuần
1.5.4 Phương pháp điều tra
- Gửi và thu phiếu điều tra từ các giáo viên tham gia
- Gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên đó
- Xin được dự một số tiết học của các giáo viên có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
1.5.5 Kết quả điều tra
Sau quá trình điều tra, chúng tôi đã tổng hợp và có kết quả như sau:
- Các giáo viên đều biết về các phương pháp dạy học tích cực và có sử dụng chúngtrong quá trình giảng dạy Trong số đó có 70% số giáo viên sử dụng thường xuyên,30% sử dụng trong các tiết luyện tập, ôn tập chương hoặc một số tiết học khác
- Các giáo viên được đều tra đều chia nhóm tốt, đặt vấn đề rõ ràng, kích thích được sựchú ý và tinh thần học tập của học sinh
Trang 24- Đối với kỹ thuật mảnh ghép có 83% được điều tra là có biết, nhưng chỉ có 33% là đãtừng sử dụng phương pháp này trong một số tiết học, 50% giáo viên còn lại được biếtsau khi đi chuyên đề hoặc tìm hiểu qua các phương tiện thông tin khác nên chưa triểnkhai trong các tiết học.
- Các giáo viên đã sử dụng cho biết kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học, tiến hành theođúng các bước, kết quả thu được là giúp học sinh hoạt động chủ động hơn, tiếp thukiến thức nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn, giúp cho một số bạn học kém hơn cũng dần nắmđược kiến thức Nhưng có một chú ý quan trọng khi sử dụng là giáo viên phải tuân thủtheo đúng các bước tiến hành, cần phải luôn luôn theo dõi sát hoạt động của các nhóm,nếu không sẽ mất thời gian trong quá trình làm việc và chuyển đổi các nhóm Sau khicác nhóm tổng kết vấn đề giáo viên cần phải nhấn mạnh lại vấn đề thêm lần nữa để họcsinh có thể ghi nhớ, khắc sâu được kiến thức
Trang 25TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu cơ sở
lý luận và thực tiễn của đề tài đó là:
- Tìm hiểu được xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trong nước và trên thế giới
và các đặc điểm của đổi mới PPDH ở nước ta
- Tìm hiểu được một số phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại: nêu rõ khái niệm,giới thiệu một số phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại hay sử dụng trong giaiđoạn hiện nay
- Giới thiệu kỹ thuật mảnh ghép một cách chi tiết: khái niệm, mục tiêu, cách tiến hành
và một số chú ý khi sử dụng kỹ thuật này vào dạy học môn hóa học
- Điều tra sơ lược về việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại và kỹthuật mảnh ghép vào dạy học hóa học ở các trường THPT trên địa bàn thực nghiệm
Dựa trên cơ sở này để chúng tôi nghiên cứu, xây dựng và tuyển chọn được các nội dung bài học có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chương
hiđrocacbon no và không no hóa học lớp 11 THPT để nâng cao hiệu quả dạy học
Trang 26Chương 2 VẬN DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH
HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Phân tích chương trình hóa học 11 THPT
2.1.1 Mục tiêu kiến thức
- Học sinh có được hệ thống kiến thức hóa học cơ bản lớp 11 THPT hiện đại, tinh giản
và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp Gồm:
+ Kiến thức cơ sở hóa học chung
+ Kiến thức hóa học vô cơ: sự điện li, nitơ-photpho, cacbon-silic
+ Kiến thức hóa học hữu cơ: đại cương về hóa học hữu cơ, hiđrocacbon no,hiđrocacbon không no, hiđrocacbon thơm, dẫn xuất halogen, ancol, phenol
- Biết cách làm việc có hiệu quả nhất với SGK hóa học và các tài liệu tham khảo khácmột cách có hiệu quả nhất
2.1.3 Tình cảm, thái độ
- Tạo được cho học sinh sự hứng thú, lòng say mê học tập với môn hóa
- Có ý thức vận dụng những tri thức hóa học đã học vào thực tế cuộc sống Phát hiện vàgiải quyết vấn đề một cách khách quan trên cơ sở phân tích khoa học
- Rèn luyện đức tính của học sinh: cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực trong học tập và làmviệc Có tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
Trang 272.2 Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học hóa học
2.2.1 Nguyên tắc thiết kế hoạt động dạy học khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
Để định hướng cho việc thiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy họccần dựa trên các nguyên tắc sau:
- Thành lập nhóm "mảnh ghép" phải có đủ thành viên của nhóm "chuyên gia"
- Các học sinh "chuyên gia" có thể có trình độ khác nhau nhưng cần đảm bảo cân bằng
ở một mức độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở nhóm "mảnhghép"
- Các nhiệm vụ giao cho học sinh tìm hiểu phải đảm bảo tính vừa sức và cụ thể
- Các hoạt động cần hướng đến việc phát huy năng lực giải quyết vấn đề, kích thíchđược hứng thú học tập cho học sinh
- Số lượng mảnh ghép phải đảm bảo để các thành viên trong nhóm có thể dạy lại kiếnthức cho nhau
2.2.2 Quy trình thiết kế
Quy trình thiết kế gồm 6 bước sau đây:
Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
Bước 2: Xác định nội dung của nhóm "chuyên gia": các nội dung chủ đạo, bổtrợ, các nội dung nội môn và liên môn
Bước 3: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm "chuyên gia"
Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm "mảnh ghép"
Bước 5: Xác định và chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan cầnthiết và các phương pháp dạy học phối hợp để hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ củacác nhóm
Bước 6: Thiết kế phiếu học tập cho các nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép
2.3 Thiết kế các hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học hóa học lớp 11 THPT
2.3.1 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong chương 5
"
Hiđrocacbon no"
2.3.1.1 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 25 "Ankan" Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
Trang 28Tính chất hóa học của ankan.
Bước 2: Xác định các nội dung của các nhóm chuyên gia
Có ba nhóm chuyên gia tương ứng với ba nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Nghiên cứu phản ứng thế bởi halogen
Nhóm 2: Nghiên cứu phản ứng tách
Nhóm 3: Nghiên cứu phản ứng oxi hóa
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
- Nhóm 1: Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu về phản ứng thế bởi halogen của ankan, sau
đó hoàn thành phiếu học tập 25-III-a
- Nhóm 2: Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng tách của ankan, sau đó hoàn thànhphiếu học tập số 25-III-b
Trang 29- Nhóm 3: Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng oxi hóa của ankan, sau đó hoànthành phiếu học tập số 25-III-c.
Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
Tổng hợp các thông tin có được từ vòng chuyên gia để thấy được tổng quan về tínhchất hóa học của ankan Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 25-III-MG
Trang 30Bước 5: Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, phương tiện trực quan và phương pháp phối hợp
- Học sinh hoạt động nhóm, tự học, tự nghiên cứu
- Chuẩn bị một số hợp chất, các mẫu chất của ankan và các chất khác có sử dụng trongcác phản ứng hóa học liên quan
- Giấy A0, bút lông, máy tính, máy chiếu
- Các phiếu học tập có màu sắc khác nhau cho ba nhóm chuyên gia
- Phiếu học tập cho các nhóm mảnh ghép
2.3.1.2 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 26
"Xicloankan"
Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
Tính chất hóa học của xicloankan
Bước 2: Xác định các nội dung của các nhóm chuyên gia
Có bốn nhóm chuyên gia tương ứng với bốn nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng thế
Nhóm 2: Tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng cộng mở vòng
Nhóm 3: Tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng tách
Nhóm 4: Tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng oxi hóa
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
- Nhóm 1: Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu về phản ứng thế của xicloankan, sau đó hoànthành phiếu học tập 26-II-a
- Nhóm 2: Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu về phản ứng cộng mở vòng của xicloankan,sau đó hoàn thành phiếu học tập 26-II-b
Trang 31PHIẾU HỌC TẬP SỐ 26-I-b
- Xác định các xicloankan có thể tham gia phản ứng cộng mở vòng
- Viết phương trình phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan với Br2 và HBr
- Nhóm 3: Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu về phản ứng tách của xicloankan, sau đóhoàn thành phiếu học tập 26-II-c
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 26-II-c
- Viết phương trình hóa học của phản ứng tách hiđro của metylxiclohexan
- Gọi tên sản phẩm thu được
- Nhóm 4: Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu về phản ứng oxi hóa của xicloankan, sau đóhoàn thành phiếu học tập 26-II-d
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 26-II-d
- Viết phương trình phản ứng khi đốt cháy xiclobutan và xiclopentan
- Viết phương trình phản ứng cháy tổng quát của xicloankan
Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
Tổng hợp các thông tin có được từ vòng chuyên gia để thấy được tổng quan về tínhchất hóa học của xicloankan, sau đó hoàn thành phiếu học tập số 26-II-MG
Trang 32PHIẾU HỌC TẬP SỐ 26-II-MG
- Viết phương trình phản ứng thế của xiclobutan với Br2 khi bị chiếu sáng
- Xác định các xicloankan có thể tham gia phản ứng cộng mở vòng? Viết phươngtrình phản ứng cộng mở vòng của xiclobutan với H2
- Viết phương trình phản ứng cháy tổng quát của xicloankan, so sánh số mol H2O
và CO2 thu được sau phản ứng So sánh sự khác nhau với phản ứng cháy củaankan
Bước 5: Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, phương tiện trực quan và phương pháp dạy học phối hợp
- Học sinh tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm
- Giấy A0, bút lông, máy tính, máy chiếu
- Các phiếu học tập có màu sắc khác nhau cho ba nhóm chuyên gia
- Phiếu học tập cho các nhóm mảnh ghép
2.3.1.3 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 27 "Luyện tập ankan và xicloankan"
Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
Phần luyện tập ankan và xicloankan
Bước 2: Xác định các nội dung của các nhóm chuyên gia
Có ba nhóm chuyên gia tương ứng với ba nội dung sau:
- Nhóm 1: So sánh công thức phân tử và cấu tạo của ankan và xicloankan
- Nhóm 2: So sánh tính chất hóa học của ankan với xicloankan
- Nhóm 3: Tìm hiểu về cách điều chế ankan và xicloankan
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
- Nhóm 1: Học sinh dựa trên những kiến thức đã học về ankan và xicloankan so sánhcông thức phân tử và cấu tạo của chúng sau đó hoàn thành phiếu học tập số 27-I-a
Trang 33Cách đọc tên
Vì sao ankan và xicloankan đều được xếp vào nhóm hiđrocacbon no?
- Nhóm 2: Học sinh dựa trên tính chất hóa học của ankan và xicloankan so sánh tính chất hóahọc của chúng (viết phương trình hóa học minh họa), hoàn thành phiếu học tập số 27-I-b
Phản ứng cộng
mở vòng
- Nhóm 3: Tổng hợp những kiến thức đã học kết hợp với nghiên cứu SGK về cách điềuchế ankan và xicloankan hoàn thành phiếu học tập số 27-I-c
Trang 34Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
Tổng hợp các kiến thức có được từ vòng chuyên gia để ôn tập, củng cố lại kiến thức của ankan
và xicloankan, hoàn thành phiếu học tập số 27-II-MG
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 27-II-MG
1 Hiđrocacbon nào tham gia phản ứng cộng? Vì sao?
A Ankan B Xicloankan
2 Cho clo tác dụng với butan, thu được hai dẫn xuất monoclo C4H9Cl
a Dùng CTCT viết phương trình phản ứng hóa học, ghi tên các sản phẩm thu được
b Tính phần trăm của mỗi sản phẩm đó, biết rằng nguyên tử hiđro liên kết vớicacbon bậc hai có khả năng bị thế cao hơn 3 lần so với nguyên tử hiđro liên kết vớicacbon bậc một
Bước 5: Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, phương tiện trực quan và phương pháp dạy học phối hợp
- Học sinh tự học, tụ nghiên cứu theo hoạt động nhóm
- Giấy A0, bút lông, máy tính, máy chiếu
- Các phiếu học tập có màu sắc khác nhau cho ba nhóm chuyên gia
- Phiếu học tập cho các nhóm mảnh ghép
Trang 352.3.2 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong chương 6
"
Hiđrocacbon không no"
2.3.2.1 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 29 "Anken" Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
- Phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
Bước 2: Xác định các nội dung của các nhóm chuyên gia
Có ba nhóm chuyên gia tương ứng với ba nội dung sau:
- Nhóm 1: Nghiên cứu phần đồng đẳng của anken
- Nhóm 2: Nghiên cứu phần đồng phân của anken
- Nhóm 3: Nghiên cứu phần danh pháp của anken
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
- Nhóm 1: Học sinh dựa trên các kiến thức đã biết sẽ tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin
về đồng đẳng của anken và hoàn thành phiếu học tập số 29-I-a
- Nhóm 2: Học sinh dựa trên kiến thức đã biết về đồng phân sẽ tìm hiểu, nghiên cứuđồng phân của anken và hoàn thành phiếu học tập số 29-I-b
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 29-I-a
- Cho etilen có CTPT C2H4, em hãy viết 5 CTPT là đồng đẳng của etilen
- Từ đó chứng minh CTTQ của anken là C n H2n
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 29-I-b
- Lấy 2 ví dụ về đồng phân của một Anken bất kì?
- Phân biệt đồng phân cis và đồng phân trans của but-2-en
Trang 36
- Nhóm 3: Học sinh dựa trên kiến thức đã có về về danh pháp sẽ tìm hiểu, nghiên cứu
về danh pháp của anken và hoàn thành phiếu học tập số 29-I-c
Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
Tổng hợp các thông tin có được từ vòng chuyên gia để thấy được tổng quan về đồngđẳng, đồng phân, danh pháp của anken Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 29-I-MG
Bước 5: Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, phương tiện trực quan và phương pháp dạy học phối hợp
- Học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức và hoạt động nhóm
- Chuẩn bị một số hợp chất, các mẫu chất của anken và các chất khác có sử dụng trongcác phản ứng hóa học liên quan
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 29-I-c
- Cách gọi tên anken bằng danh pháp thông thường và danh pháp quốc tế
- Cho CTCT của các chất sau:
3 2 2
3 3
2 Viết CTCT của các anken sau:
a, pent-2-en b, 2-metyl but-1-ten
c, 2,3 đimetyl but-2-en d, iso butilen
Trang 37
- Giấy A0, bút lông, máy tính, máy chiếu.
- Các phiếu học tập có màu sắc khác nhau cho ba nhóm chuyên gia
- Phiếu học tập cho các nhóm mảnh ghép
2.3.2.2 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 30
"Ankađien"
Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
- Phần tính chất hóa học của ankađien
Bước 2: Xác định các nội dung của các nhóm chuyên gia
Có ba nhóm chuyên gia tương ứng với ba nội dung sau:
- Nhóm 1: Nghiên cứu phần phản ứng cộng của ankađien
- Nhóm 2: Nghiên cứu phần phản ứng trùng hợp của ankađien
- Nhóm 3: Nghiên cứu phần phản ứng oxi hóa của ankađien
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
- Nhóm 1: Học sinh dựa trên cấu tạo của ankađien, những hiểu biết đã có về phản ứngcộng của anken và kết hợp với tìm hiểu sách giáo khoa hoàn thành phiếu học tập số 30-II-a
- Nhóm 2: Học sinh dựa trên kiến thức đã biết về phản ứng trùng hợp sẽ tìm hiểu,nghiên cứu phản ứng trùng hợp của ankađien và hoàn thành phiếu học tập số 30-II-b
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 30-II-a
- Viết phương trình hóa học khi cho alen tác dụng với H2,Cl2,HCl
- Viết phương trình hóa học khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H2,Cl2,HCl
Sản phẩm chính của phản ứng phụ thuộc vào điều kiện nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 30-II-b
- Nhắc lại khái niệm và điều kiện của phản ứng trùng hợp?
- Viết sản phẩm của phản ứng trùng hợp penta-1,3-đien
Trang 38
- Nhóm 3: Học sinh dựa trên kiến thức đã biết về phản ứng cháy của anken và tìm hiểusách giáo khoa sau đó hoàn thành phiếu học tập số 30-II-c.
Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm mảnh ghép
Tổng hợp các thông tin có được từ vòng chuyên gia để thấy được tổng quan về tínhchất hóa học của ankađien Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 30-II-MG
Bước 5: Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, phương tiện trực quan và phương pháp dạy học phối hợp
- Học sinh chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức bằng hoạt động nhóm
- Chuẩn bị một số hợp chất đã có của ankađien và các chất khác có sử dụng trong cácphản ứng hóa học liên quan
- Giấy A0, bút lông, máy tính, máy chiếu
- Các phiếu học tập có màu sắc khác nhau cho ba nhóm chuyên gia
2 Viết sản phẩm của phản ứng trùng hợp isopren
3 Viết phương trình phản ứng cháy tổng quát của ankađien Rút ra kết luận về
số mol của CO2 và H2O tạo thành sau phản ứng
Trang 39
- Phiếu học tập cho các nhóm mảnh ghép.
2.3.2.3 Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong bài 31 "Luyện tập anken và ankađien"
Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
Phần luyện tập anken và ankađien
Bước 2: Xác định các nội dung của các nhóm chuyên gia
Có ba nhóm chuyên gia tương ứng với ba nội dung sau:
Nhóm 1: So sánh công thức phân tử và cấu tạo anken và ankađien
Nhóm 2: So sánh tính chất hóa học đặc trưng của anken và ankađien
Nhóm 3: Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa ankan, anken và ankađien
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
- Nhóm 1: Học sinh dựa trên những kiến thức đã học về anken và ankađien so sánhcông thức phân tử và cấu tạo của anken và ankađien sau đó hoàn thành phiếu học tập
Đặc điểm cấu tạo
Danh pháp
- Nhóm 2: Học sinh dựa trên tính chất hóa học của anken và ankađien so sánh tính chấthóa học của chúng (viết phương trình hóa học minh họa), hoàn thành phiếu học tập số31-I-b
Trang 40- Nhóm 3: Tổng hợp những kiến thức đã học về ankan, anken và ankađien kết hợp vớinghiên cứu SGK để biết được sự chuyển hóa giữa ankan, anken và ankađien hoànthành phiếu học tập số 31-I-c.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 31-I-c
- Viết phương trình hóa học minh họa sự chuyển đổi qua lại giữa
6 4 8 4