Phân tích kết quả định lượng

Một phần của tài liệu hiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương hiđrocacbon no và không no hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 93)

3.6.2.1. Phân tích kết quả bài kiểm tra trước khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép

* Trường THPT Hồng Lĩnh

Bảng 3.5a Bảng giá trị các thông số trước khi tác động-1

Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng

Mốt 7 7

Trung vị 7 7

Giá trị trung bình 6,854 6,571

Độ lệch chuẩn 1,406 1,451

Giá trị p của phép kiểm

chứng Ttest 0,371

Căn cứ vào bảng 3.5a, ta thấy:

- Các giá trị mốt, trung vị, điểm trung bình của cặp lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi tác động là tương đương nhau.

- Giá trị p của phép kiểm chứng Ttest là 0,371 > 0,05, điều này khẳng định cặp lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ tương đương nhau.

* Trung tâm DN-HN&GDTX Hồng Lĩnh

Bảng 3.5b Bảng giá trị các thông số trước khi tác động-2

Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng

Mốt 6 6

Trung vị 6 6

Giá trị trung bình 6,348 6,048

Độ lệch chuẩn 1,434 1,465

Giá trị p của phép kiểm

chứng Ttest 0,497

Căn cứ vào bảng 3.5b, ta thấy:

- Các giá trị mốt, trung vị, điểm trung bình của cặp lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi tác động là tương đương nhau.

- Giá trị p của phép kiểm chứng Ttest là 0,497 > 0,05, điều này khẳng định cặp lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ tương đương nhau.

3.6.2.1. Phân tích kết quả bài kiểm tra sau khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép

Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % số HS đạt điểm i X % số HS đạt điểm i X trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 2 0 3,17 0 3,17 4 1 4 1,56 6,35 1,56 9,52 5 10 13 15,63 20,63 17,19 30,16 6 9 16 14,06 25,40 31,25 55,56 7 15 14 23,44 22,22 54,69 77,78 8 19 9 29,69 14,29 84,38 92,06 9 6 4 9,38 6,35 93,75 98,41 10 4 1 6,25 1,59 100 100 ∑ 64 63 100 100

Hình 3.1 Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 45 phút số 2 * Trường THPT Hồng Lĩnh

Bảng 3.7a Bảng giá trị các thông số sau khi tác động - 1

Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng

Trung vị 8 7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị trung bình 7.366 6,60

Độ lệch chuẩn 1,410 1,380

Giá trị p của phép kiểm

chứng Ttest 0,014

Hệ số ảnh hưởng 0,558

* Trung tâm DN-HN&GDTX Hồng Lĩnh

Bảng 3.7b Bảng giá trị các thông số sau khi tác động - 2

Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng

Mốt 7 6

Trung vị 7 6

Giá trị trung bình 6,826 5,810

Độ lệch chuẩn 1,527 1,662

Giá trị p của phép kiểm

chứng Ttest 0,041

Hệ số ảnh hưởng 0,612

Dựa vào bảng 3.7a và 3.7b (so sánh với bảng 3.5a và bảng 3.5b) ta nhận thấy:

- Giá trị mốt, trung vị và điểm trung bình của các lớp thực nghiệm được tăng lên đáng kể.

- Giá trị p của phép kiểm chứng Ttest lần lượt là 0,014 và 0,041 đều bé thua 0,05 điều này chứng tỏ dữ liệu thu thập không chịu tác động ngẫu nhiên.

- Hệ số ảnh hưởng lần lượt là 0,558 và 0,612 điều này chứng tỏ rằng kỹ thuật mảnh ghép mà chúng ta áp dụng có ảnh hưởng mức trung bình tới kết quả học tập của học sinh.

Bài kiểm tra Lớp % học sinh yếu kém % trung bình % khá % giỏi 45 phút số 1 TN 4,69 37,50 48,44 9,37 ĐC 9,53 41,27 44,45 4,76 45 phút số 2 TN 1,56 39,69 53,13 15,63 ĐC 9,52 46,03 36,51 7,94

Hình 3.2 Biểu đồ năng lực học sinh qua kiểm tra trước tác động.

Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc sử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, có thể thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Được thể hiện ở các nội dung sau:

- Tỷ lệ mức độ học lực của học sinh

Tỷ lệ học sinh có điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng và tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình, yếu kém ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng (thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.3). Như vậy, phương án thực nghiệm đã tác dụng nâng cao kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, hiệu quả dạy học được nâng cao.

- Đồ thị các đường tích lũy

Đồ thị đường tích lũy của lớp thực nghiệm sau tác động luôn nằm bên phải và phía dưới các đường tích lũy của các lớp đối chứng (hình 3.1). Điều đó khẳng định chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày mục đích, phương pháp và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 trường THPT ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh với 125 học sinh và hai cặp lớp thực nghiệm - đối chứng.

Kế hoạch thực nghiệm được thực hiện đúng trình tự khoa học, các giáo án được thống nhất ý kiến của các giáo viên thực nghiệm. Hệ thống câu hỏi và bài tập được sử dụng trong kỹ thuật mảnh ghép được các giáo viên nhiệt tình ủng hộ, góp ý và hoàn chỉnh để việc áp dụng được tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng học tập và nâng cao hiệu quả dạy học

Song song với quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cũng tiến hành điều tra lấy ý kiến của 12 giáo viên dạy môn hóa học trên địa bàn về các câu hỏi, bài tập được sử dụng trong kỹ thuật mảnh ghép để tăng tính khách quan và hoàn thiện hơn kỹ thuật dạy học này trong hai chương hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả thực nghiệm sư phạm và các nghiên cứu khác về mặt định tính và định lượng khẳng định tính khả thi của đề tài, bước đầu cho thấy việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép có thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn hóa học.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những việc đã hoàn thành của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã hoàn thành những vấn đề sau:

- Nghiên cứu được cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:

+ Tìm hiểu được xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trong nước và trên thế giới và các đặc điểm của đổi mới PPDH ở nước ta.

+ Tìm hiểu được một số phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, đặc biệt chú trọng đến phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề và kỹ thuật mảnh ghép vì đây là ba yếu tố quan trọng quyết định đến việc định hướng nghiên cứu cho đề tài.

+ Điều tra được sơ lược về việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại vào dạy học ở hai trường THPT trên địa bàn tiến hành thực nghiệm.

- Đề xuất và tiến hành xây dựng phương án thực nghiệm hai chương trong chương trình hóa học lớp 11 THPT là hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no có ứng dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh gồm: xây dựng giáo án thực nghiệm một số bài học điển hình, xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập được sử dụng, xây dựng giáo án kiểm tra.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài.

Kết quả thực nghiệm của đề tài cho thấy đề tài nhiên cứu: "Thiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương hiđrocacbon no và không no hóa học lớp 11 trung học phổ thông" là có thể thực hiện được đem lại kết quả học tập tốt hơn cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học.

2. Hướng phát triển của đề tài

Bước đầu đã xây dựng được dữ liệu các câu hỏi và bài tập sử dụng trong dạy học hiđrocacbon, tiến tới bổ sung và hoàn thiện hơn hệ thống này giúp bản thân và đồng nghiệp có thể tham khảo và ứng dụng trong dạy học không những trong kỹ thuật mảnh ghép mà trong cả những kỹ thuật, phương pháp khác.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực nghiệm đề tài chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Để sử dụng được kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học một cách tốt nhất thì nhà trường và các cơ sở giáo dục cần có cơ sở vật chất đầy đủ, cần trang bị một số đồ dùng cần thiết sau: máy chiếu, các hóa chất sử dụng trong dạy học hóa học, các dụng cụ thí nghiệm, mô hình các phân tử hóa học...

- Để có thể sử dụng kỹ thuật này một cách hiệu quả cũng đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu để nâng cao kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và chú trọng, rút kinh nghiệm sau những tiết học sử dụng kỹ thuật mảnh ghép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo dục trung học, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn hóa học, NXB Giáo dục, 2007.

2. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT, NXB Giáo dục, 2005.

3. Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT và đại học, NXB Giáo dục, 2008.

4. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học hóa học (Tập 1), NXB Giáo dục, 2000.

5. Lê Văn Năm, Các phương pháp dạy học hóa học hiện đại, Chuyên đề cao học, 2011. 6. Lê Văn Năm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong dạy học hóa học, Chuyên đề cao học, 2010.

7. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh, Lý luận dạy học hóa học (Tập 1), NXB Giáo dục, 1977.

8. Nguyễn Ngọc Quang, Lý luận dạy học hóa học, NXB Giáo dục, 1994.

9. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp giảng dạy các chương mục quan trọng của chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông, Chuyên đề cao học, 2007.

10. Cao Cự Giác, Thiết kế bài giảng hóa học 11 (Tập 1), NXB Hà Nội, 2007. 11. Cao Cự Giác, Thiết kế bài giảng hóa học 11 (Tập 2), NXB Hà Nội, 2007. 12. Lê Xuân Trọng, Sách giáo khoa hóa học 11, NXB Giáo dục, 2009.

13. Nguyễn Xuân Trường, Sách bài tập hóa học 11, NXB Giáo dục, 2009. 14. Nguyễn Xuân Trường, Sách giáo viên hóa học 11, NXB Giáo dục, 2007.

15. Nguyễn Thị Minh Tâm, Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học môn hóa lớp 11 ở trường THPT nhằm hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, 2014.

16. Hoàng Chúng, Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, 1983.

17. Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng, NXB Giáo dục, 1999.

PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THPT

Thông tin cá nhân

Họ và tên: ... Nơi công tác: ... Thầy/cô vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:

Câu 1: Thầy, cô đã biết những phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại nào?

... ... ...

Câu 2: Mức độ sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại của thầy, cô vào dạy học

Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít

Không

Câu 3: Thầy, cô đã từng sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học

Có Không

PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ TIẾT DẠY CÓ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP

( Dùng cho giáo viên)

Sau khi dự giờ tiết dạy bài 29 "Anken" tại lớp 11C, thầy cô vui lòng cho biết một số ý kiến sau:

1. Nhận xét của thầy, cô với những hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép:

... ... ...

2. Nhận xét của thầy, cô với nội dung những câu hỏi, bài tập được đưa vào sử dụng trong các phiếu học tập dùng cho học sinh hai nhóm: mảnh ghép và chuyên gia:

... ... ...

3. Góp ý của các thầy, cô trong việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học hóa học:

... ... ...

4. Nhận xét của thầy, cô về hiệu quả của tiết học:

... ... ...

VỀ TIẾT DẠY CÓ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG KỸ THUẬT MẢNH GHÉP

( Dùng cho học sinh)

Sau khi dự giờ tiết dạy bài 29 "Anken" tại lớp 11C, các em hãy cho biết một số ý kiến sau:

1. Thái độ của em với môn hóa:

Rất thích Thích Bình thường Không thích Lý do: ... ... ... ...

2. Cảm nhận của em về tiết dạy: ...

... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

...

3. Khi được tham gia vào các hoạt động, em thấy khả năng tiếp thu kiến thức của mình như thế nào? ...

...

Phụ lục 2. Các đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

(Đề số 2)

Câu 1: Khi cho anken CH2= CH-CH3 tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là A. CH3-CH2-CH2OH B. CH3-CH(Cl)-CH3

C. CH3-CH(OH)CH3 D. CH3- CH2-CH2Cl

Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân ankin có CTPT là C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra kết tủa:

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 3: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau? A. CH3-CH2-CH2-OH, C2H5OH. B. C2H5OH, CH3-O-CH3

C. C4H10, C6H6. D. CH3-O-CH3, CH3CHO Câu 4: Anken CH3-C(CH3)=CH-CH3 có tên là:

A. 2-metylbut-2-en B. 2-metylbut-3-en

C. 2-metylbut-1-en D. 3-metylbut-1-en

Câu 5: Có các chất but-1-in , but-1-en và butan đựng trong ba bình mất nhãn. Dùng các hóa chất nào sau đây để nhận biết chúng?

A. Dung dịch KMnO4 và Br2 B. HCl và dung dịch AgNO3/NH3 C. H2/Ni và Br2 D. Dung dịch AgNO3/NH3 và Br2 Câu 6: Để nhận biết ba khí: C2H2, C2H4, C2H6 có thể dùng

A. KMnO4 và nước Br2 B. DD AgNO3/NH3 và nước Br2 C. KMnO4 v à H2O D. KMnO4 và hơi HCl

Câu 7: Số đồng phân cấu tạo mạch hở tương ứng với hợp chất có công thức phân tử C4H6 là

A. 3 B. 4 C. 2 D. 5

Câu 8: Cho các chất : (1) CH2=CH2 ; (2) CH3-CH3 ; (3) CH2=CH-CH=CH2 ; (4) C6H5-CH3 . Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là :

A. (2) , (3). B. (1) , (3). C. (2) , (4). D. (1) , (2). Câu 9: Dẫn 4,48 lit (đkc) hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in cho qua bình dựng dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 14.7 g kết tủa màu vàng . Thành phần % thể tích của mỗi khí trong X là :

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 ,C4H10 thu được 17,6 g CO2 và 10,8 g H2O. m có giá trị là:

Phụ lục 3. Điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm và đối chứng Điểm bài kiểm tra 45 phút số 1

Lớp 11C (TN) và lớp 11A (ĐC)

STT Họ và tên (lớp TN) Điểm

số 1 Họ và tên (lớp ĐC)

Điểm số 1

1 Nguyễn Đức Anh Bá 7 Trần Dũng Anh 5

2 Nguyễn Thị Kim Chi 7 Võ Trọng Dũng 8

3 Nguyễn Viết Công 7 Nguyễn Thị Hằng 7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Nguyễn Tiến Dũng 6 Trần Huy Hiếu 6

5 Nguyễn Thị Hồng Gấm 8 Nguyễn Thái Hổ 9

6 Nguyễn Ngọc Hậu 5 Phạm Thị Hoài 7

7 Nguyễn Thị Hiên 6 Đinh Thị Hoài 6

8 Nguyễn Thị Hoài 8 Võ Thị Hồng 7

9 Lê Thị Hoài 7 Phạm Văn Huy 3

10 Kiều Thị Hoài 6 Lương Văn Huỳnh 7

11 Hoàng Xuân Học 5 Võ Đình Kiên 5

12 Nguyễn Thị Kim Hương 4 Nguyễn Thị Lành 6

13 Nguyễn Thị Minh 10 Lâm Thị Mỹ Linh 7

14 Võ Nguyên Khởi 6 Ngô Thị Thùy Mến 8

15 Nguyễn Văn Nghĩa 5 Lê Thị Mỹ 6

16 Nguyễn Thị Oanh 8 Nguyễn Bá Ngọc 4

17 Nguyễn Thị Phương 6 Cao Thanh Nhật 5

18 Trần Thị Thu Phương 8 Võ Đình Sáng 4

Một phần của tài liệu hiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương hiđrocacbon no và không no hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 93)