* Mục tiêu bài học - Kiến thức
Học sinh biết:
+ Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của ankin.
+ Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa anken và ankin. Mối quan hệ với ankan, anken và ankin.
Học sinh hiểu:
+ Mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng của ankin. - Kỹ năng
+ Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ tên gọi viết được công thức phân tử và công thức cấu tạo của một số ankin đơn giản.
+ Rèn luyện kỹ năng so sánh, tìm mối liên hệ cơ bản giữa anken và ankin để từ đó có cách nhớ hệ thống.
+ Vận dụng kiến thức đã học, từ đó biết cách giải đúng bài tập. - Tình cảm, thái độ
Việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh và ứng dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán liên quan kích thích được hứng thú của các em với môn học. Nâng cao tinh thần học hỏi và kích thích sáng tạo cho học sinh.
* Chuẩn bị - Giáo viên:
+ Máy tính, máy chiếu. + Giấy A0, bút lông.
+ Phiếu học tập: Chuẩn bị phiếu học tập cho các nhóm chuyên gia: nhóm 1- phiếu học tập số 33-I-a (màu xanh), nhóm 2- phiếu học tập số 33-I-b (màu hồng), nhóm 3- phiếu học tập số 33-I-c (màu vàng). Phiếu học tập cho các nhóm mảnh ghép (màu trắng): phiếu học tập số 33-I-MG.
- Học sinh:
+ Ôn tập lại kiến thức bài ankan, anken và ankin.
+ Đọc trước bài luyện tập và tính toán các bài tập liên quan. * Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Nhắc lại các vấn đề cơ bản đã học
Giáo viên nhắc lại các vấn đề cơ bản đã học để học sinh thấy được tổng quan của ankin:
- Khái niệm.
- Đặc điểm cấu trúc.
- Tính chất hóa học cơ bản. - Ứng dụng
Học sinh thực hiện ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 2: Ôn tập lại những kiến thức cơ bản của anken và ankin.
+ Nhóm 2: So sánh tính chất hóa học đặc trưng của anken và ankin. + Nhóm 3: Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa ankan, anken và ankin.
Thời gian để nhóm "chuyên gia" thảo luận, trao đổi và thống nhất ý kiến và hoàn thành các phiếu học tập 33-I-a, 33-I-b, 33-I-c tương ứng mà các thành viên đã chuẩn bị là 10 phút. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 33-I-a Anken Ankin Công thức chung ... ... ... ... Cấu tạo Giống nhau ... ... Khác nhau ... ... ... ... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 33-I-b Anken Ankin Giống nhau ... ... Khác nhau ... ... ... ...
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 33-I-c
- Viết phương trình hóa học minh họa sự chuyển đổi qua lại giữa C3H8,C3H6,C3H4. - Lập sơ đồ chuyển hóa qua lại giữa ankan, anken và ankin.
... ... ... ...
Hoạt động 3: Luyện tập
Giáo viên lại chia lớp thành ba nhóm mới- nhóm "mảnh ghép" có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin đã nghiên cứu từ vòng "chuyên gia" để thấy được mối quan hệ anken và ankađien và các bài tập liên quan. Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 33-I-MG. Thời gian để nhóm "mảnh ghép" thảo luận là 15 phút.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 33-I-MG
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
polietilen X H C CaC2 → 2 2 → → ... ... 2. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các hiđrocacbon sau:
- Axetilen và metan.
- Axetilen, etilen và metan.
... ... 3. Hỗn hợp khí A chứa metan, axetilen và propen. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam A thu được 12,60 gam nước. Nếu lấy 11,2 lít A (đktc) đem dẫn qua nước brom (lấy dư) thì khối lượng brom tham gia phản ứng tối đa là 100 gam. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp A.
... ...
- Lần lượt yêu cầu đại diện các nhóm mảnh ghép lên trình kết quả nhóm đã thực hiện ở phiếu học tập số 33-I-MG. Các nhóm còn lại nhận xét, giáo viên củng cố, chỉnh sửa, bổ sung kiến thức.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn ở chương 1, trong chương 2 chúng tôi đã thực hiện một số công việc sau:
- Nêu rõ việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy học hóa học trong thực tế nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học gồm nguyên tắc thiết kế và năm bước của quy trình thiết kế.
- Xây dựng, thiết kế các đơn vị kiến thức có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học.
- Xây dựng được hệ thống giáo án thực nghiệm trong hai chương: chương 5 "hiđrocacbon no" và chương 6 "hiđrocacbon không no" trong chương trình hóa học lớp 11 THPT.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích
Mục đích cơ bản của thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm tra, khẳng định lại sự đúng đắn của giả thuyết đã đề ra và hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại vào quá trình giảng dạy môn hóa học ở trường THPT.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong hoạt động giảng dạy cũng như tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống giáo án và hoạt động giảng dạy đã lựa chọn và xây dựng.
3.2. Nhiệm vụ
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau: - Lựa chọn nội dung và địa bàn thực nghiệm sư phạm.
- Biên soạn tài liệu thực nghiệm sư phạm theo nội dung của luận văn, hướng dẫn giáo viên thực hiện theo nội dung và phương pháp của tài liệu.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tài liệu thực nghiệm và cách sử dụng nó trong dạy học.
- Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm (điểm số, thu thập số liệu...) từ đó rút ra kết luận về:
+ Kết quả nắm kiến thức, hình thành kỹ năng, năng lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
+ Sự phù hợp về mức độ nội dung lý thuyết, số lượng và chất lượng các hoạt động giảng dạy có sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại trong hệ thống tác giả đưa ra với yêu cầu của việc kích thích hứng thú học tập cho học sinh THPT.
3.3. Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm
Để tiến hành tốt những nội dung đã biên soạn ở phần trên chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học 2014- 2015 ở hai loại lớp có trình độ tương đương. Lớp dạy học sinh có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép đã xây dựng là lớp thực nghiệm (TN), lớp dạy học sinh theo cách thông thường là lớp đối chứng (ĐC).
Địa bàn thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở hai trường THPT thuộc địa bàn thị xã Hồng Lĩnh:
- Trường THPT Hồng Lĩnh (HL).
- Trung tâm DN-HN và GDTX Hồng Lĩnh (TT). Chọn đối tượng thực nghiệm theo yêu cầu như sau:
- Tại mỗi trường chọn những lớp 11 có trình độ tương đương, cặp lớp thực nghiệm và lớp đối chứng học cùng một chương trình, do cùng một giáo viên giảng dạy.
- Cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ.
- Thực hiện một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau: ở lớp thực nghiệm sẽ được học theo giáo án đã thiết kế (có tổ chức các hoạt động sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả dạy học), còn lớp đối chứng thì học theo chương trình giáo án chung.
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Chọn giáo viên thực nghiệm
Chúng tôi chọn giáo viên thực nghiệm theo các tiêu chuẩn sau: - Yêu nghề, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình lớp 11 THPT.
- Có tâm huyết trong bồi dưỡng học sinh.
3.4.2. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Các cặp lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chọn tương đương về các mặt: - Số lượng học sinh và độ tuổi.
- Chất lượng học sinh nói chung và môn hóa học nói riêng.
- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng do cùng một giáo viên phụ trách. Trên cơ sở đó chúng tôi đã chọn được các lớp theo bảng sau:
Bảng 3.1: Danh sách các lớp thục nghiệm và lớp đối chứng
Tên trường
Lớp thực nghiệm
Lớp đối
chứng Giáo viên thực hiện
Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số
THPT Hồng Lĩnh 11A1 41 11A2 42 Nguyễn Quang Hào
TT DN-HN&GDTX
Trước khi tiến hành thực nghiệm các giáo viên dạy thực nghiệm được trao đổi để thống nhất về một số vấn đề sau:
+ Tính hợp lí của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Tình hình học tập và khả năng của học sinh trong các lớp.
+ Lựa chọn nội dung bài học để tiến hành thực nghiệm sao cho phù hợp với học sinh nhất.
+ Cung cấp bài kiểm tra, thảo luận ma trận đề và phương pháp kiểm tra đánh giá.
3.4.4. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi chọn thực nghiệm với hai bài dạy trong chương hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no.
3.4.5. Kiểm tra và chấm bài
- Trước khi tiến hành thực nghiệm tiến hành kiểm tra 45 phút (bài số 1) để đánh giá năng năng lực, trình độ của lớp thực nghiệm và đối chứng được lựa chọn.
- Tiến hành kiểm tra 45 phút (bài số 2) theo hình thức trắc nghiệm sau khi dạy xong lý thuyết hóa học chương "Hiđrocacbon no" và chương "Hiđrocacbon không no" để kiểm tra hiệu quả của kỹ thuật mảnh ghép mang lại.
- Chấm điểm theo thang điểm 10, lấy điểm nguyên và sắp kết quả theo thứ tự từ 0 đến 10, phân loại theo 4 nhóm:
+ Nhóm giỏi: có điểm từ 9 đến 10. + Nhóm khá: có điểm từ 7 đến 8.
+ Nhóm trung bình: có điểm từ 5 đến 6. + Nhóm yếu kém: có điểm dưới 5.
3.4.6. Phân tích dữ liệu thu được
3.4.6.1. Mô tả dữ liệu
Là chỉ ra những thông tin cơ bản mà dữ liệu thu thập được muốn nói lên. Thông thường có 4 tham số cho ta biết điều mà dữ liệu chỉ ra thông tin cơ bản nhất, đó là : Mốt (Mode), trung vị (Median), giá trị trung bình (Average) và độ lệch chuẩn (Stdev). Như vậy mô tả dữ liệu sẽ cho ta biết độ tin cậy và giá trị của thông tin ta thu thập được về các vấn đề của nội dung nghiên cứu.
Để mô tả sự phân tán của dữ liệu ta sử dụng độ lệch chuẩn.
a. Mốt (Mode)
Là giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong một tập hợp điểm số.
b. Trung vị (Median)
Là điểm nằm ở vị trí giữa trong tập hợp điểm số xếp theo thứ tự.
c. Giá trị trung bình (Average)
Là giá trị trung bình cộng của các điểm số.
d. Độ lệch chuẩn (SD)
Là tham số thống kê cho biết mức độ phân tán của các điểm số xung quanh giá trị trung bình.
3.4.6.2. So sánh dữ liệu
Phép phân tích này giúp ta trả lời các câu hỏi:
+ Kết quả của 2 nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) có khác nhau không?
+ Sự khác nhau đó có ý nghĩa hay không?
+ Mức độ ảnh hưởng và tác động của kết quả thực nghiệm ở mức nào?
a. Phép kiểm chứng độc lập
* Mục đích: để xác định hiệu quả của phương pháp, cụ thể sự sai khác có ý nghĩa như thế nào.
* Điều kiện áp dụng: Các dữ liệu phải có tính liên tục. - Đối chiếu giá trị p có được
+ Nếu p ≤ 0,05 thì dữ liệu thu thập có ý nghĩa (không có khả năng xẩy ra do tác động ngẫu nhiên).
+ Nếu p > 0,05 thì dữ liệu không có ý nghĩa (có khả năng xẩy ra do tác động ngẫu nhiên).
b. Mức độ ảnh hưởng (ES)
Cho biết độ lớn ảnh hưởng của các tác động trong nghiên cứu . Để đánh giá ta thực hiện theo công thức sau :
chung đôi N chung đôi Nhóm TN Nhóm chuân lêch Đô TB tri Giá TB tri Giá SMD hom − = Nếu kết quả :
+ SMD > 1 thì ảnh hưởng rất lớn, nghĩa là biện pháp của ta là rất tốt. + 0,8 ≤ SMD ≤ 1 ảnh hưởng lớn.
+ 0,2 ≤ SMD ≤ 0,49 ảnh hưởng nhỏ. + SMD < 0,2 ảnh hưởng rất nhỏ.
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra
Sau khi thực nghiệm ta có kết quả của hai bài kiểm tra như sau:
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm
Bài kiểm tra Lớp Phương án Số HS Điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 45 phút số 1 11A1 TN 41 0 0 0 0 1 8 6 1 3 8 4 1 11A2 ĐC 42 0 0 0 1 2 7 9 1 1 10 1 1 11C TN 23 0 0 0 1 1 4 6 6 4 1 0 11A ĐC 21 0 0 0 1 2 4 6 5 2 1 0 45 phút số 2 11A1 TN 41 0 0 0 0 0 5 7 7 15 4 3 11A2 ĐC 42 0 0 0 0 2 8 1 0 1 1 8 2 1 11C TN 23 0 0 0 0 1 5 2 8 4 2 1 11A ĐC 21 0 0 0 2 2 5 6 3 1 2 0
3.5.2. Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống câu hỏi, bài tập sử dụngtrong dạy học hiđrocacbon no và không no có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học hiđrocacbon no và không no có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
3.5.2.1. Tiêu chí và mức độ đánh giá hệ thống câu hỏi, bài tập
Các tiêu chí đánh giá:
- Tiêu chí 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Tiêu chí 2: Nội dung đầy đủ, chi tiết.
- Tiêu chí 3: Rèn luyện được đa dạng các kỹ năng của học sinh. - Tiêu chí 4: Củng cố kiến thức và phát triển năng lực của học sinh. - Tiêu chí 5: Kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
Mức độ đánh giá:
Mức độ Chưa tốt Trung bình Khá Tốt Rất tốt
3.5.2.2. Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên
Trong thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm ở hai trường học trên, chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra về hệ thống câu hỏi và bài tập được sử dụng trong giảng dạy với giáo viên dạy bộ môn hóa học và và giáo viên bộ môn khác có kiến thức môn hóa học tốt, phương pháp giỏi bằng cách sử dụng các phiếu điều tra. Chúng tôi đã phát phiếu điều tra với 12 giáo viên trong hai trường đó và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3 Bảng thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên
Tiêu chí Mức độ đánh giá Số phiếu Tổng điểm Điểm TB 1 2 3 4 5 Tiêu chí 1 0 0 0 10 2 12 50 4,16 Tiêu chí 2 0 0 9 2 1 12 40 3,33 Tiêu chí 3 0 2 6 4 0 12 38 3,16 Tiêu chí 4 0 1 7 4 0 12 39 3,25 Tiêu chí 5 0 0 5 7 0 12 43 3,58
Qua bảng thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống câu hỏi, bài tập được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật mảnh ghép, chúng tôi có nhận xét như sau:
- Tiêu chí 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học có 10/12 giáo viên đánh giá tốt và 2/12 giáo viên đánh giá rất tốt, điểm trung bình của tiêu chí này là 4,16. Kết quả cho thấy hệ thống câu hỏi và bài tập đảm bảo tính chính xác và khoa học, có thể sử dụng trong việc giảng dạy hóa học ở phần hiđrocacbon no và không no lớp 11.
- Tiêu chí 2: Nội dung đầy đủ, chi tiết có 9/12 giáo viên đánh giá khá và có 3/12 giáo viên đánh giá tốt và rất tốt, điểm trung bình của tiêu chí này là 3,33. Kết quả cho thấy nội dung câu hỏi, bài tập đảm bảo được nội dung cần truyền tải cho học sinh.
- Tiêu chí 3: Rèn luyện được đa dạng các kỹ năng của học sinh có điểm trung bình là 3,16, trong đó có 3/12 giáo viên đánh giá trung bình, qua trao đổi với các giáo viên đó thì họ cho rằng nó còn khó với một số đối tượng học sinh yếu kém.