Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Một phần của tài liệu hiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương hiđrocacbon no và không no hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 88)

Các cặp lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chọn tương đương về các mặt: - Số lượng học sinh và độ tuổi.

- Chất lượng học sinh nói chung và môn hóa học nói riêng.

- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng do cùng một giáo viên phụ trách. Trên cơ sở đó chúng tôi đã chọn được các lớp theo bảng sau:

Bảng 3.1: Danh sách các lớp thục nghiệm và lớp đối chứng

Tên trường

Lớp thực nghiệm

Lớp đối

chứng Giáo viên thực hiện

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

THPT Hồng Lĩnh 11A1 41 11A2 42 Nguyễn Quang Hào

TT DN-HN&GDTX

Trước khi tiến hành thực nghiệm các giáo viên dạy thực nghiệm được trao đổi để thống nhất về một số vấn đề sau:

+ Tính hợp lí của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Tình hình học tập và khả năng của học sinh trong các lớp.

+ Lựa chọn nội dung bài học để tiến hành thực nghiệm sao cho phù hợp với học sinh nhất.

+ Cung cấp bài kiểm tra, thảo luận ma trận đề và phương pháp kiểm tra đánh giá.

3.4.4. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi chọn thực nghiệm với hai bài dạy trong chương hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no.

3.4.5. Kiểm tra và chấm bài

- Trước khi tiến hành thực nghiệm tiến hành kiểm tra 45 phút (bài số 1) để đánh giá năng năng lực, trình độ của lớp thực nghiệm và đối chứng được lựa chọn.

- Tiến hành kiểm tra 45 phút (bài số 2) theo hình thức trắc nghiệm sau khi dạy xong lý thuyết hóa học chương "Hiđrocacbon no" và chương "Hiđrocacbon không no" để kiểm tra hiệu quả của kỹ thuật mảnh ghép mang lại.

- Chấm điểm theo thang điểm 10, lấy điểm nguyên và sắp kết quả theo thứ tự từ 0 đến 10, phân loại theo 4 nhóm:

+ Nhóm giỏi: có điểm từ 9 đến 10. + Nhóm khá: có điểm từ 7 đến 8.

+ Nhóm trung bình: có điểm từ 5 đến 6. + Nhóm yếu kém: có điểm dưới 5.

3.4.6. Phân tích dữ liệu thu được

3.4.6.1. Mô tả dữ liệu

Là chỉ ra những thông tin cơ bản mà dữ liệu thu thập được muốn nói lên. Thông thường có 4 tham số cho ta biết điều mà dữ liệu chỉ ra thông tin cơ bản nhất, đó là : Mốt (Mode), trung vị (Median), giá trị trung bình (Average) và độ lệch chuẩn (Stdev). Như vậy mô tả dữ liệu sẽ cho ta biết độ tin cậy và giá trị của thông tin ta thu thập được về các vấn đề của nội dung nghiên cứu.

Để mô tả sự phân tán của dữ liệu ta sử dụng độ lệch chuẩn.

a. Mốt (Mode)

Là giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong một tập hợp điểm số.

b. Trung vị (Median)

Là điểm nằm ở vị trí giữa trong tập hợp điểm số xếp theo thứ tự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Giá trị trung bình (Average)

Là giá trị trung bình cộng của các điểm số.

d. Độ lệch chuẩn (SD)

Là tham số thống kê cho biết mức độ phân tán của các điểm số xung quanh giá trị trung bình.

3.4.6.2. So sánh dữ liệu

Phép phân tích này giúp ta trả lời các câu hỏi:

+ Kết quả của 2 nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) có khác nhau không?

+ Sự khác nhau đó có ý nghĩa hay không?

+ Mức độ ảnh hưởng và tác động của kết quả thực nghiệm ở mức nào?

a. Phép kiểm chứng độc lập

* Mục đích: để xác định hiệu quả của phương pháp, cụ thể sự sai khác có ý nghĩa như thế nào.

* Điều kiện áp dụng: Các dữ liệu phải có tính liên tục. - Đối chiếu giá trị p có được

+ Nếu p ≤ 0,05 thì dữ liệu thu thập có ý nghĩa (không có khả năng xẩy ra do tác động ngẫu nhiên).

+ Nếu p > 0,05 thì dữ liệu không có ý nghĩa (có khả năng xẩy ra do tác động ngẫu nhiên).

b. Mức độ ảnh hưởng (ES)

Cho biết độ lớn ảnh hưởng của các tác động trong nghiên cứu . Để đánh giá ta thực hiện theo công thức sau :

chung đôi N chung đôi Nhóm TN Nhóm chuân lêch Đô TB tri Giá TB tri Giá SMD hom − = Nếu kết quả :

+ SMD > 1 thì ảnh hưởng rất lớn, nghĩa là biện pháp của ta là rất tốt. + 0,8 ≤ SMD ≤ 1 ảnh hưởng lớn.

+ 0,2 ≤ SMD ≤ 0,49 ảnh hưởng nhỏ. + SMD < 0,2 ảnh hưởng rất nhỏ.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả bài kiểm tra

Sau khi thực nghiệm ta có kết quả của hai bài kiểm tra như sau:

Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm

Bài kiểm tra Lớp Phương án Số HS Điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 45 phút số 1 11A1 TN 41 0 0 0 0 1 8 6 1 3 8 4 1 11A2 ĐC 42 0 0 0 1 2 7 9 1 1 10 1 1 11C TN 23 0 0 0 1 1 4 6 6 4 1 0 11A ĐC 21 0 0 0 1 2 4 6 5 2 1 0 45 phút số 2 11A1 TN 41 0 0 0 0 0 5 7 7 15 4 3 11A2 ĐC 42 0 0 0 0 2 8 1 0 1 1 8 2 1 11C TN 23 0 0 0 0 1 5 2 8 4 2 1 11A ĐC 21 0 0 0 2 2 5 6 3 1 2 0

3.5.2. Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống câu hỏi, bài tập sử dụngtrong dạy học hiđrocacbon no và không no có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học hiđrocacbon no và không no có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép

3.5.2.1. Tiêu chí và mức độ đánh giá hệ thống câu hỏi, bài tập

Các tiêu chí đánh giá:

- Tiêu chí 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Tiêu chí 2: Nội dung đầy đủ, chi tiết.

- Tiêu chí 3: Rèn luyện được đa dạng các kỹ năng của học sinh. - Tiêu chí 4: Củng cố kiến thức và phát triển năng lực của học sinh. - Tiêu chí 5: Kích thích hứng thú học tập cho học sinh.

Mức độ đánh giá: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ Chưa tốt Trung bình Khá Tốt Rất tốt

3.5.2.2. Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên

Trong thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm ở hai trường học trên, chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra về hệ thống câu hỏi và bài tập được sử dụng trong giảng dạy với giáo viên dạy bộ môn hóa học và và giáo viên bộ môn khác có kiến thức môn hóa học tốt, phương pháp giỏi bằng cách sử dụng các phiếu điều tra. Chúng tôi đã phát phiếu điều tra với 12 giáo viên trong hai trường đó và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3 Bảng thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên

Tiêu chí Mức độ đánh giá Số phiếu Tổng điểm Điểm TB 1 2 3 4 5 Tiêu chí 1 0 0 0 10 2 12 50 4,16 Tiêu chí 2 0 0 9 2 1 12 40 3,33 Tiêu chí 3 0 2 6 4 0 12 38 3,16 Tiêu chí 4 0 1 7 4 0 12 39 3,25 Tiêu chí 5 0 0 5 7 0 12 43 3,58

Qua bảng thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống câu hỏi, bài tập được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật mảnh ghép, chúng tôi có nhận xét như sau:

- Tiêu chí 1: Đảm bảo tính chính xác, khoa học có 10/12 giáo viên đánh giá tốt và 2/12 giáo viên đánh giá rất tốt, điểm trung bình của tiêu chí này là 4,16. Kết quả cho thấy hệ thống câu hỏi và bài tập đảm bảo tính chính xác và khoa học, có thể sử dụng trong việc giảng dạy hóa học ở phần hiđrocacbon no và không no lớp 11.

- Tiêu chí 2: Nội dung đầy đủ, chi tiết có 9/12 giáo viên đánh giá khá và có 3/12 giáo viên đánh giá tốt và rất tốt, điểm trung bình của tiêu chí này là 3,33. Kết quả cho thấy nội dung câu hỏi, bài tập đảm bảo được nội dung cần truyền tải cho học sinh.

- Tiêu chí 3: Rèn luyện được đa dạng các kỹ năng của học sinh có điểm trung bình là 3,16, trong đó có 3/12 giáo viên đánh giá trung bình, qua trao đổi với các giáo viên đó thì họ cho rằng nó còn khó với một số đối tượng học sinh yếu kém.

- Tiêu chí 4: Củng cố kiến thức và phát triển năng lực của học sinh có điểm trung bình là 3,25, đa số các giáo viên đều thấy các câu hỏi, bài tập này giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức tốt hơn.

- Tiêu chí 5: Kích thích hứng thú học tập cho học sinh 12/12 giáo viên đều đánh giá tốt và rất tốt về ảnh hưởng của các câu hỏi và bài tập đã sử dụng tới việc kích thích hứng

thuận lợi.

3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.6.1. Phân tích kết quả định tính

Qua quá trình giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, qua quan sát và trao đổi với học sinh có thể đánh giá khái quát như sau:

- Việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào trong dạy học môn hóa học lớp 11 trong hai chương hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no đã phần nào giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề và nâng cao năng lực nhận thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

- Khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhờ kết hợp nhuần nhuyễn hệ thống các câu hỏi, bài tập giúp học sinh xây dựng được cho mình phương pháp tự học, tự nghiên cứu kiến thức. Đồng thời, thông qua làm việc nhóm, thảo luận nhóm chúng tôi thấy được một số "kỹ năng mềm" của học sinh tiến bộ rõ rệt. Điều này là nền tảng để các em phát triển lâu dài.

- Bên cạnh đó khi giáo viên xây dựng, hoàn thiện được cho mình dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép cũng giúp cho họ hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng hơn và đồng thời nâng cao chất lượng dạy học.

3.6.2. Phân tích kết quả định lượng

3.6.2.1. Phân tích kết quả bài kiểm tra trước khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép

* Trường THPT Hồng Lĩnh

Bảng 3.5a Bảng giá trị các thông số trước khi tác động-1

Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng

Mốt 7 7

Trung vị 7 7

Giá trị trung bình 6,854 6,571

Độ lệch chuẩn 1,406 1,451

Giá trị p của phép kiểm

chứng Ttest 0,371

Căn cứ vào bảng 3.5a, ta thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các giá trị mốt, trung vị, điểm trung bình của cặp lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi tác động là tương đương nhau.

- Giá trị p của phép kiểm chứng Ttest là 0,371 > 0,05, điều này khẳng định cặp lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ tương đương nhau.

* Trung tâm DN-HN&GDTX Hồng Lĩnh

Bảng 3.5b Bảng giá trị các thông số trước khi tác động-2

Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng

Mốt 6 6

Trung vị 6 6

Giá trị trung bình 6,348 6,048

Độ lệch chuẩn 1,434 1,465

Giá trị p của phép kiểm

chứng Ttest 0,497

Căn cứ vào bảng 3.5b, ta thấy:

- Các giá trị mốt, trung vị, điểm trung bình của cặp lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi tác động là tương đương nhau.

- Giá trị p của phép kiểm chứng Ttest là 0,497 > 0,05, điều này khẳng định cặp lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ tương đương nhau.

3.6.2.1. Phân tích kết quả bài kiểm tra sau khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép

Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % số HS đạt điểm i X % số HS đạt điểm i X trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 2 0 3,17 0 3,17 4 1 4 1,56 6,35 1,56 9,52 5 10 13 15,63 20,63 17,19 30,16 6 9 16 14,06 25,40 31,25 55,56 7 15 14 23,44 22,22 54,69 77,78 8 19 9 29,69 14,29 84,38 92,06 9 6 4 9,38 6,35 93,75 98,41 10 4 1 6,25 1,59 100 100 ∑ 64 63 100 100

Hình 3.1 Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 45 phút số 2 * Trường THPT Hồng Lĩnh

Bảng 3.7a Bảng giá trị các thông số sau khi tác động - 1

Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng

Trung vị 8 7

Giá trị trung bình 7.366 6,60

Độ lệch chuẩn 1,410 1,380

Giá trị p của phép kiểm

chứng Ttest 0,014

Hệ số ảnh hưởng 0,558

* Trung tâm DN-HN&GDTX Hồng Lĩnh

Bảng 3.7b Bảng giá trị các thông số sau khi tác động - 2

Lớp Thực nghiệm Lớp Đối chứng

Mốt 7 6

Trung vị 7 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị trung bình 6,826 5,810

Độ lệch chuẩn 1,527 1,662

Giá trị p của phép kiểm

chứng Ttest 0,041

Hệ số ảnh hưởng 0,612

Dựa vào bảng 3.7a và 3.7b (so sánh với bảng 3.5a và bảng 3.5b) ta nhận thấy:

- Giá trị mốt, trung vị và điểm trung bình của các lớp thực nghiệm được tăng lên đáng kể.

- Giá trị p của phép kiểm chứng Ttest lần lượt là 0,014 và 0,041 đều bé thua 0,05 điều này chứng tỏ dữ liệu thu thập không chịu tác động ngẫu nhiên.

- Hệ số ảnh hưởng lần lượt là 0,558 và 0,612 điều này chứng tỏ rằng kỹ thuật mảnh ghép mà chúng ta áp dụng có ảnh hưởng mức trung bình tới kết quả học tập của học sinh.

Bài kiểm tra Lớp % học sinh yếu kém % trung bình % khá % giỏi 45 phút số 1 TN 4,69 37,50 48,44 9,37 ĐC 9,53 41,27 44,45 4,76 45 phút số 2 TN 1,56 39,69 53,13 15,63 ĐC 9,52 46,03 36,51 7,94

Hình 3.2 Biểu đồ năng lực học sinh qua kiểm tra trước tác động.

Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc sử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, có thể thấy chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm cao hơn ở các lớp đối chứng. Được thể hiện ở các nội dung sau:

- Tỷ lệ mức độ học lực của học sinh

Tỷ lệ học sinh có điểm khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng và tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình, yếu kém ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng (thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.3). Như vậy, phương án thực nghiệm đã tác dụng nâng cao kết quả học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, hiệu quả dạy học được nâng cao.

- Đồ thị các đường tích lũy

Đồ thị đường tích lũy của lớp thực nghiệm sau tác động luôn nằm bên phải và phía dưới các đường tích lũy của các lớp đối chứng (hình 3.1). Điều đó khẳng định chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày mục đích, phương pháp và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 trường THPT ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh với 125 học sinh và hai cặp lớp thực nghiệm - đối chứng.

Kế hoạch thực nghiệm được thực hiện đúng trình tự khoa học, các giáo án được thống nhất ý kiến của các giáo viên thực nghiệm. Hệ thống câu hỏi và bài tập được sử dụng trong kỹ thuật mảnh ghép được các giáo viên nhiệt tình ủng hộ, góp ý và hoàn chỉnh để việc áp dụng được tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng học tập và nâng cao hiệu quả dạy học

Song song với quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cũng tiến hành điều tra lấy ý kiến của 12 giáo viên dạy môn hóa học trên địa bàn về các câu hỏi, bài tập được sử dụng trong kỹ thuật mảnh ghép để tăng tính khách quan và hoàn thiện hơn kỹ thuật dạy học này trong hai chương hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no.

Kết quả thực nghiệm sư phạm và các nghiên cứu khác về mặt định tính và định lượng khẳng định tính khả thi của đề tài, bước đầu cho thấy việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép có thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn hóa học.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những việc đã hoàn thành của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã hoàn thành những vấn đề sau:

Một phần của tài liệu hiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương hiđrocacbon no và không no hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 88)