Giáo án bài 26 "Xicloankan"

Một phần của tài liệu hiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương hiđrocacbon no và không no hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 54 - 58)

* Mục tiêu bài học - Kiến thức

Học sinh biết:

+ Công thức chung, dãy đồng đẳng, tên gọi và đặc điểm cấu tạo của xicloankan.

+ So sánh được sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo, tính chất của xicloankan so với ankan.

Học sinh biết:

+ Phản ứng cộng mở vòng của xicloankan có vòng 3,4 cạnh. + Phản ứng thế của xicloankan.

- Kĩ năng

+ Viết CTCT và gọi tên các xicloankan điển hình.

+ Viết được phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học thể hiện tính chất hóa học của xicloankan.

- Tình cảm, thái độ

Học sinh thấy được những tính chất đặc trưng của xicloankan và ứng dụng của nó để kích thích được hứng thú tìm hiểu và học tập môn hóa học.

* Chuẩn bị - Giáo viên

+ Giấy A0, bút lông, máy chiếu.

+ Chuẩn bị phiếu học tập cho nhóm chuyên gia: nhóm 1- phiếu học tập số 26-II-a (màu xanh), nhóm 2- phiếu học tập số 26-II-b (màu hồng), nhóm 3- phiếu học tập số 26-II-c (màu vàng), nhóm 4- phiếu học tập số 26-II-d (màu xám). Phiếu học tập cho nhóm mảnh ghép (màu trắng): phiếu học tập số 26-II-MG.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 26-I-a

- Viết phương trình phản ứng thế của xiclopropan với Br2 khi bị chiếu sáng hoặc đun nóng.

- Đọc tên các sản phẩm thu được.

... ... .

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 26-I-b

- Xác định các xicloankan có thể tham gia phản ứng cộng mở vòng.

- Viết phương trình phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan với Br2 và HBr. ... ... ...

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 26-II-c

- Viết phương trình hóa học của phản ứng tách hiđro của metylxiclohexan. - Gọi tên sản phẩm thu được.

... ...

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 26-II-d

- Viết phương trình phản ứng khi đốt cháy xiclobutan và xiclopentan. - Viết phương trình phản ứng cháy tổng quát của xicloankan.

... ... ...

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 26-II-MG

- Viết phương trình phản ứng thế của xiclobutan với Br2 khi bị chiếu sáng.

- Xác định các xicloankan có thể tham gia phản ứng cộng mở vòng? Viết phương trình phản ứng cộng mở vòng của xiclobutan với H2.

- Viết phương trình phản ứng cháy tổng quát của xicloankan, so sánh số mol H2O (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CO2 thu được sau phản ứng. So sánh sự khác nhau với phản ứng cháy của ankan. ... ... ... - Học sinh

+ Ôn tập lại lý thuyết về ankan. + Các phản ứng hóa học của ankan. * Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của xicloankan

- Giáo viên chiếu bảng 5.2 SGK lên màn hình. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:

+ Đặc điểm cấu tạo của phân tử xicloankan.

+ Từ các CTPT của các xicloankan đầu dãy đồng đẳng, viết CTTQ của dãy đồng đẳng xicloankan? Tìm điều kiện của n? - Giáo viên từ tên gọi của các xicloankan đầu tiên, hướng dẫn học sinh gọi tên các xicloankan tiếp theo.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh dự đoán tính chất hóa học của xicloankan.

I. Cấu tạo

- Xicloankan là hiđrocacbon có: + Mạch cacbon có 1 vòng.

+ Các liên kết C-C đều là liên kết đơn. - CTTQ: CnH2n(n≥3,nN)

- Tên gọi:

+ Với mạch đơn vòng không nhánh:

xiclo + tên ankan tương ứng.

+ Với mạch đơn vòng có nhánh:

Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + xiclo + tên ankan tương ứng trong vòng.

- Do chỉ có liên kết đơn nên xicloankan có thể tham gia các phản ứng: phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng cháy.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của xicloankan

- Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm

II. Tính chất hóa học

vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng thế.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng cộng mở vòng.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng tách.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu, nghiên cứu phản ứng oxi hóa.

Thời gian để nhóm "chuyên gia" thảo luận, trao đổi và thống nhất ý kiến mà các thành viên đã chuẩn bị là 10 phút. - Sau đó, giáo viên lại chia lớp thành bốn nhóm mới- nhóm "mảnh ghép" có nhiệm vụ tổng hợp các thông tin đã nghiên cứu từ vòng "chuyên gia" để thấy được tính chất hóa học của ankan sau đó hoàn thành phiếu học tập số 126-II-A. Thời gian để nhóm "mảnh ghép" thảo luận là 15 phút.

+ Giáo viên yêu cầu từng nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm bổ sung cho nhau, sau đó giáo viên tổng kết lại và đưa ra kết luận về tính chất hóa học của xicloankan.

2. Phản ứng cộng mở vòng

Các xicloankan đơn vòng (3 hoặc 4 vòng) có cấu trúc kém bền do sức căng lớn nên dễ bị phá vỡ. Nên những chất này còn có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.

3. Phản ứng tách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tương tự các ankan, các xicloankan cũng bị tách hiđro. 4. Phản ứng oxi hóa O nH nCO O n H Cn 2n 2 2 2 2 3 → + + O H CO n n 2 2 =

Hoạt động 3: Tìm hiểu điều chế và ứng dụng của xicloankan

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết 2 cách điều chế xicloankan.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sinh đọc SGK và nêu các ứng dụng cơ bản của xicloankan.

III. Điều chế

- Lấy sản phẩm từ quá trình chưng cất dầu mỏ.

- Tách hiđro từ các ankan, đóng vòng:

IV. Ứng dụng

- Làm nhiên liệu. - Làm dung môi.

- Làm nguyên liệu điều chế các chất khác. - Điều chế benzen.

Hoạt động 4: Củng cố

- Giáo viên nhắc nhở học sinh làm bài tập trong SGK.

- Ôn tập lại kiến thức và đọc trước bài "Luyện tập ankan và xicloankan".

- Thực hiện yêu cầu của học sinh.

Một phần của tài liệu hiết kế và sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương hiđrocacbon no và không no hóa học 11 trung học phổ thông (Trang 54 - 58)