1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư cách người cách mệnh trong đường kách mệnh

46 2,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 77,12 KB

Nội dung

Đó là những tư tưởng mang tính thời đại mà cho đến hôm nay chúng vẫn connguyên giá trị, là con đường để toàn Đảng, toàn dân ta tiến lên xây dựng thành công xãhội chủ nghĩa.Trong các tác

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóađược cả thế giới công nhận và ngưỡng mộ Cả cuộc đời Người đã dành trọn cho sựnghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Người thật sự là người cha, người bác,người anh của mỗi con người Việt Nam chúng ta Về lĩnh vực văn hóa, danh hiệu Danhnhân văn hóa thế giới là minh chứng rõ nét nhất cho tài năng và tư tưởng của Người.Trên con đường đấu tranh cách mạng của mình, Người đã viết nhiều sách, báo, biếnchúng thành vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù, nhiều phen khiến chúng phải run mìnhkhiếp sợ Trong cuộc đời hoạt động vì cách mạng, vì lí tưởng xã hội chủ nghĩa, Người

đã để lại một lượng lớn những quan điểm, tư tưởng về sự nghiệp giải phóng dân tộc,xây dựng xã hội chủ nghĩa Những tác phẩm đó thể hiện rõ một con người tài đức vẹntoàn Những quan điểm tư tưởng đó trở nên bất hủ, sống mãi với thời gian, trường tồnvĩnh cửu Những lí luận, tư tưởng của Người là một hệ thống khoa học, logic và chặtchẽ Đó là những tư tưởng mang tính thời đại mà cho đến hôm nay chúng vẫn connguyên giá trị, là con đường để toàn Đảng, toàn dân ta tiến lên xây dựng thành công xãhội chủ nghĩa.Trong các tác phẩm mà Người đã viết, có một tác phẩm đã đánh dấuchấm hết thời kỳ khủng hoảng đường lối cách mạng của nước ta mở ra con đường đấutranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới Đó là tácphẩm “Đường Kách mệnh” Đây là một tác phẩm có giá trị lớn mà ở đó chúng ta có thểthấy được một phần nào đó về con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh đã nêu

ra Đã 84 năm kể từ sau khi tác phẩm ra đời, những lí luận tư tưởng mà tác phẩm

“Đường Kách Mệnh” đề cập đến vẫn luôn có ý nghĩa to lớn đối với Đảng Cộng sảnViệt Nam và con đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong quá trình đổi mới vàtiến lên chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những phẩm chất cần có củamột người cách mệnh, là kim chỉ nam định hướng phấn đấu và hoàn thiện bản thân chomỗi con người cũng như đó là điều kiện nhất thiết cần phải có để tiến lên xã hội chủnghĩa

Trang 2

Với những lý do trên, nhóm em chọn tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu với đề tài:

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách người cách mạng trong tác phẩm Đường KáchMệnh” Bài tiểu luận này bao gồm 2 phần:

+, Phần I: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về tư cách đạo đức người cách mệnh.Phần này sẽ nêu khái quát về hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của tác phẩm “ĐườngKách Mệnh” Tiếp theo sẽ nói rõ về những phầm chất, đạo đức cơ bản của một ngườicách mạng cần có nếu muốn hoàn thiện bản thân, đạt đến mục tiêu Xã hội chủ nghĩa.Cuối phần này, bài tiểu luận cũng sẽ nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của nhữngphẩm chất đạo đức đó, không những phải có chỉ ở những người cách mạng, mà phải là

ở mỗi con người Có như vậy, xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh, tạo điều kiệncho mỗi người phát triển, hoàn thiện hơn và tạo thêm nhiều của cải vật chất hơn Đúngvới tiến trình tồn tại và phát triển của loài người mà vũ trụ đặt ra

+, Phần II: Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tiếp sauphần thực trạng hiện nay của đạo đức và lối sống của sinh viên, cán bộ và Đảng viên, làtấm gương Hồ Chí Minh và những tư tưởng đạo đức nhất thiết mà chúng ta phải noitheo, học tập và phát triển Cuối phần này sẽ nêu những giải pháp cho sinh viên, cán bộ

và Đảng viên trong việc thực hiện học tập và làm thao tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh

Hi vọng, bài tiểu luận sẽ góp một phần nhỏ vào kho tàng sách của sinh viên vànhững người quan tâm tới đề tài này, và tiến xa hơn là góp phần củng cố, xây dựng vàphát huy những giá trị văn hóa đạo đức của con người XHCN, gửi trọn niềm tin tuyệtđối vào con đường đạo đức mà Hồ Chí Minh đã soi sáng cho dân tộc ta

Trong quá trình học tập, nghiên cứu bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giảng viên

Phạm Thị Mai Duyên đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này Xin chân

thành cảm ơn cô

Trang 3

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ TƯ CÁCH ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁCH MỆNH

1 Hoàn cảnh ra đời và tư tưởng cơ bản của tác phẩm “Đường Kách Mệnh”.

1.1 Hoàn cảnh ra đời.

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa - nửa phongkiến Xã hội Việt Nam lúc đó có hai mâu thuẫn cơ bản là giữa toàn thể dân tộc ViệtNam với thực dân Pháp xâm lược và giữa giai cấp phong kiến Việt Nam với toàn thểnhân dân (chủ yếu là nông dân) Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ dưới ách kìm kẹpcủa chúng Trong khi đó trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế do thực dân Pháptìm mọi cách để kìm hãm việc học hành trau dồi tri thức của người dân Thời gian nàytuy có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng hầu hết đều thiếu đường lối chính trị đúngđắn, thiếu tổ chức chặt chẽ như một đảng khoa học, do đó nhanh chóng thất bại Do đócần thiết phải có một lí luận dễ hiểu, dễ vận dụng, mang tính toàn dân để nhanh chóngđưa người dân theo con đường cách mạng đúng đắn

Trước sự đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đất nước chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng yêunước thương dân, khâm phục ý chí không cam tâm làm nô lệ của đồng bào và tấmgương cứu nước của các vị tiền bối cách mạng, song không đi theo con đường của họ,Nguyễn Tất Thành đã lựa chọn con đường ra nước ngoài, “tìm đường đi cho dân tộc”.Sau gần 10 năm bôn ba ở nước ngoài đã đưa Hồ Chí Minh từ một người yêu nước trởthành một người cộng sản Và “Bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc

và vấn đề thuộc địa” của Lênin là bước tiến nhảy vọt và dứt khoát trong nhận thức tưtưởng của Người Người quyết định chọn chủ nghĩa Mác – Lênin làm hệ tư tưởng cứunước Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đến với con đường cứu nước theo quỹ đạo cáchmạng vô sản, với khát khao cháy bỏng : giành độc lập cho tổ quốc, tự do cho đồng bào,

Trang 4

Hồ Chí Minh đã xác định lộ trình và quyết định trở về Quảng Châu – Trung Quốc 11-1924), xúc tiến công cuộc giải phóng dân tộc Tại đây, người đã thành lập Hội ViệtNam cách mạng thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, ra báo “Thanh niên”, bí mậttruyền giảng cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bảncủa chủ nghĩa Mác – Lênin, chuẩn bị cho sự ra đời một chính đảng vô sản kiểu mới ởViệt Nam Những bài giảng của người tại lớp huấn luyện chính trị này đã được Bộtuyên truyền của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á – Đông tập hợp lại và xuất bảnthành sách “Đường Kách Mệnh” để làm tài liệu học tập trong nội bộ hội Việt Nam Tuynhiên cuốn sách không phải chỉ lưu hành nội bộ mà thực sự đã được xác định để pháthành rộng rãi đến quần chúng nhân dân, thậm chí cả những người không biết chữ,không biết đọc, biết viết bởi nội dung của nó hết sức dễ hiểu, dễ làm theo, phù hợp vớitrình độ nhận thức còn hạn chế của nhân dân lúc bấy giờ Cuốn sách thực sự là kim chỉnam vạch rõ đường lối cho những người yêu nước hướng theo cách mạng.

(11-1.2 Tư tưởng cơ bản của tác phẩm.

Đường Kách Mệnh là một sự kết tinh của quá trình học tập và nghiên cứu chủ nghĩaMác – Lênin của Người Nguyễn Ái Quốc đã vượt lên bắt kịp những tư tưởng lớn củathời đại, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và trình bày lý giải những tưtưởng ấy một cách thật giản dị dễ hiểu, ngắn gọn trong một cuốn sách nhỏ

Trong tác phẩm Người đã trả lời rất rõ ba câu hỏi lớn là : Viết cho ai? Viết như thếnào? Và viết để làm gì? Người viết “sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩlại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên, đoàn kết mà làm cách mệnh.” Vậy làcuốn sách không chỉ làm tài liệu học tập nghiên cứu cho học viên các lớp huấn luyện về

lý luận cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc) mà rộng hơn Nguyễn Ái Quốc đã viết

để đồng bào xem Cuốn sách không phải chỉ lưu hành nội bộ mà thực sự đã được xácđịnh để phát hành rộng rãi đến quần chúng nhân dân Mặc dù cách thức phát hành lúcbấy giờ rất bí mật thậm chí có đồng chí phải đổi cả sinh mạng của mình

Sau khi đã xác định viết để làm gì, viết cho ai thì cách viết như thế nào cũng đượcNguyễn Ái Quốc đề cập rõ ràng: “sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu dễ nhớ… nói

Trang 5

việc gì thì nói rất giản tiện, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả…hơn hai triệu đồng bào hấp hối trong vòng tử địa, phải kêu to làm chóng để cứu lấygiống nòi thì giờ đâu rảnh mà vẽ vời trao chuốt”.

Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường đúng đắn : cách mệnh là việc chung củadân chúng chứ không phải của riêng ai, muốn tập hợp quần chúng để làm cách mạng thìphải làm quần chúng hiểu vì sao chúng ta muốn sống thì phải làm cách mệnh và cáchmệnh thì phải làm như thế nào Người nói : “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ, quyếtchiến đấu cho nền độc lập tự do của dân tộc” là tinh thần của tác phẩm “không có gìquý hơn độc lập tự do” là quan điểm bao trùm toàn bộ tác phẩm Tác phẩm cũng chỉ rõ

kẻ thù nguy hiểm nhất của độc lập tự do và vạch con đường cụ thể để dành thắng lợi.Tinh thần xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc củanhân dân, phải giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân ra khỏi ách áp bức bóc lột củachủ nghĩa đế quốc

Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là quan điểm tư tưởng chỉ đạo conđường cách mạng Việt Nam Giải phóng nhân dân phải gắn với sự nghiệp giải phónggiai cấp vô sản Cách mạng giải phóng dân tộc phải theo quỹ đạo của cách mạng vôsản, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội, lợi ích của dân tộc với lợi ích củagiai cấp vô sản phải gắn bó với nhau Thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc đều phảigiải quyết trên cơ sở quan điểm cách mạng vô sản để đưa cách mạng giải phóng dân tộctiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng giải phóng dân tộc chuẩn bị cho cáchmạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa chi phối cách mạng giải phóng dântộc

Cách mạng phải triệt để, tích cực, chủ động, sáng tạo Tác giả đưa dẫn chứng cáccuộc cách mạng trên thế giới để đi đến khẳng định rằng, cách mạng việt nam phải dànhthắng lợi triệt để : “muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làmgốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.” Nói tóm lại làphải theo chủ nghĩa mã khắc tư và lênin Cách mạng phải độc lập và sáng tạo, tự lực, tựcường, không ỷ lại ngồi chờ, phải tích cực tấn công, chủ động tiến công, quyết dành

Trang 6

thắng lợi Biết tranh thủ sự giúp đỡ của cách mạng thế giới, nhưng cũng phải có đónggóp cho cách mạng thế giới, cùng cách mạng thế giới đạp đổ chủ nghĩa đế quốc tư bản,xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách đạo đức người cách mệnh.

2.1.Tư cách người cách mệnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Đảng ta không từ trên trời sa xuống, Đảng cũng

ở trong xã hội” Do đó chất lượng đội ngũ những người làm cách mạng là nhân tố quyếtđịnh đến sự thành bại của cách mạng Việc rèn luyện tư cách, phẩm chất người cáchmệnh phải được thực hiện phù hợp với yêu cầu đặt ra của cách mạng cũng như trongcông cuộc xây dựng CNXH sau này Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” (1927) HồChí Minh chỉ rõ: Muốn làm cách mạng thành công, người cách mạng trước hết phải có

tư cách cách mạng Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một người cách mệnh”,trong đó chủ yếu là các tư cách đạo đức

Tư cách của người cách mệnh là sự thống nhất biện chứng 3 mối quan hệ cơ bản nhấtcủa con người: quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan hệ với công việc.Người đã chỉ rõ những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người cộng sản thông qua

hệ thống thái độ và hành vi rất cụ thể: “Tự mình phải: Cần kiệm; Hòa mà không tư; Cảquyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Hay hỏi; Nhẫn nại (chịu khó); Haynghiên cứu, xem xét; Vị công vong tư; Không hiếu danh; không kiêu ngạo; Nói thì phảilàm; Giữ chủ nghĩa cho vững; Hy sinh; Ít lòng tham muốn về vật chất; Bí mật Đốingười phải: Với từng người thì khoan thứ; Với đoàn thể thì nghiêm; Có lòng bày vẽ chongười; Trực mà không táo bạo; Hay xem xét người Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh

kỹ càng; Quyết đoán; Dũng cảm; Phục tùng đoàn thể” Mỗi người phải thực sự thấmnhuần đạo đức cách mạng bởi chỉ có thế thì mới có thái độ và hành vi xử thế đúng đốivới tổ chức, đồng nghiệp và quần chúng mà họ phải lãnh đạo; mới đủ khả năng hoànthành mọi nhiệm vụ được giao

Trang 7

2.1.1 Tự mình phải:

“Tự mình phải” là yếu tố thuộc nội lực có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự tiến bộcủa mỗi người Mỗi người cách mạng cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân, đó là cơ sởcho sự tiến bộ của tổ chức, của xã hội

- Cần Kiệm:

Cần, Kiệm là phẩm chất cần có của mọi người lao động trong đời sống, trong côngtác Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động thực tiễn,được thể hiện cụ thể hàng ngày của mỗi con người không thể che đậy được; gắn chặtgiữa nói và làm, giữa suy nghĩ và hành động Thể hiện cụ thể:

+Cần: tức là lao động cần cù siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng

suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, khôngdựa dẫm Phải thấy rõ: “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnhphúc của chúng ta”

Người chỉ ra cách thực hiện Cần sao cho có kết quả Đó là làm việc phải có kế

hoạch, dù công việc gì, to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải sắp xếp khoa học và tính toáncẩn thận Phân công công việc theo năng lực của từng người, như vậy sẽ không bị mất

thời gian và hiệu quả công việc cao Cần phải đi đối với Chuyên Nếu không chuyên thì cũng vô ích Cần không phải là xổi Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực

lượng để làm việc lâu dài Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công

việc của rất nhiều người khác Cần là nâng cao năng suất lao động Khi nói với công

nhân, những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, thì Bác nhắc: "Phải nângcao kỷ luật lao động Tình trạng muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi, nghỉ sớm,không ốm cũng cáo ốm để nghỉ, đều là thiếu kỷ luật lao động Bộ đội không có kỷ luật,đánh giặc nhất định thua; nhà máy không có kỷ luật lao động, không phải là nhà máytốt Kỷ luật lao động không phải Bác đưa ra hay ở đâu đưa đến, mà chính là các cô, cácchú bàn bạc, thông qua, tự giác thi hành Thông qua rồi, ai không theo không được”

Trang 8

+ Kiệm: tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của

nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lạithành cái to; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hìnhthức, không liên hoan, chè chén lu bù

Bác cho rằng cần tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của của dân, của nước, củabản thân từ cái nhỏ, đến cái lớn Bởi vì, của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thờigian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì,nghề gì cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần nữa Không nên ngồi lê, nóichuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác Theo Bác tiết kiệm không phải là “bủnxỉn”, “tiết kiệm là quốc sách” Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nêntiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêucông, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm Việc đáng tiêu màkhông tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm

Để thực hành tiết kiệm phải kiên quyết với những việc làm xa xỉ, như kéo dài thờigian lao động không cần thiết, làm hao phí vật liệu trong sản xuất, luôn tìm cách ănngon, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn, v.v Phải biết cách tổchức thì tiết kiệm mới có hiệu quả Trong “Đường Kách Mệnh”, Người có viết thựchành tiết kiệm bằng cách: Khi tổ chức Công hội có tiền thừa, thì nên làm những việcnhư lập trường học cho công nhân, con cháu công nhân, lập nơi xem sách báo, nhàthương, nhà ngủ, nhà hát

“Cần” với “Kiệm” đi đối với nhau như hai chân của một người “Cần” mà không

“kiệm” “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổvào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không Kiệm mà không cần, thìkhông tăng thêm, không phát triển được Người viết “10 người muốn ăn cơm, mỗingười riêng một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng, ăn rồi ai nấy dọn dẹp riêngcủa người nấy, thế thì mất hết bao nhiêu củi, nước, công phu và thì giờ” Như vậy mỗi

người cần biết "Cần", "Kiệm" để làm giàu cho đất nước.

Trang 9

- Hòa mà không tư:

Hòa mà không tư có nghĩa là đoàn kết với mọi người vì sự nghiệp chung, không vìmột lợi ích riêng tư nào Nói như vậy không có nghĩa là không quan tâm đến lợi íchriêng, bởi vì Bác Hồ quan niệm trong lợi ích chung có lợi ích riêng của mỗi người Vốn

là người rất am hiểu về Nho giáo, nên khi nêu “hòa mà không tư”, có lẽ Người muốnnói đến mệnh đề Nho giáo "thân với mọi người mà không kết đảng, hòa hợp với mọingười mà không a dua" song được Người nâng lên ở tầm cao mới, đó là hướng sứcmạnh đại đoàn kết, hướng hành động đoàn kết với mọi người vì sự nghiệp giải phóngdân tộc và xây dựng nước nhà giàu mạnh Sự nghiệp chung mà có lúc Người gọi lànghĩa lớn đó là độc lập cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân Người coi đó làmục đích cao cả của sự đoàn kết và theo Người thì mục đích có đồng thì chí mới đồng,chí có đồng tâm mới đồng, tâm đã đồng thì làm mới chóng Chỉ có hướng sự đoàn kết

vì đại nghĩa mới tập hợp được đông đảo nhất quần chúng nhân dân Chí đồng, tâm đồngchính là hai điều kiện bảo đảm cho sự đoàn kết chặt chẽ Trong lịch sử nước ta đã từng

có những tấm gương gác hận thù riêng vì đại nghĩa, vì lợi ích sống còn của dân tộc, vìnền độc lập của Tổ quốc Bản thân cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng quênmình vì đại nghĩa "Cả cuộc đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của

Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân" Nhờ gương cao nghĩa lớn ấy, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã thuyết phục được biết bao nhiêu người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đoànkết một lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Để đại đoàn kết vớimọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi người và chăm lo lợi ích chomọi người Bác Hồ quan tâm đến lợi ích của mọi tầng lớp người, từ người cộng sự,người phục vụ gần gũi đến quảng đại quần chúng, từ miền xuôi đến miền ngược, mọitôn giáo, mọi dân tộc Người quan tâm đặc biệt đến lợi ích vật chất: dân đủ ăn, đủ mặc,

có nhà ở, được học hành Ngoài sự chăm lo lợi ích vật chất, Người còn quan tâm đếnđời sống văn hóa, đời sống tinh thần của mọi tầng lớp Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêucho chúng ta tấm gương đoàn kết rộng rãi bởi một lẽ rất giản đơn: Người muốn huyđộng tiềm năng của cả dân tộc vào sự nghiệp chung, Người luôn mong muốn thêm bạn

Trang 10

bớt thù Người tin ở tính hướng thiện của mọi người, trong bất cứ con người nào vàNgười cũng tìm thấy những nhân tố tốt đẹp đó.

- Cả quyết sửa lỗi mình:

Mục đích của việc cả quyết sửa lỗi thì theo Bác Hồ là cốt để giúp nhau sửa chữa,giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn; mỗi cán bộ, đảngviên hằng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt,được như thế trong Ðảng sẽ không có bệnh và Ðảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng Trong tácphẩm có đoạn viết cụ thể là trang 401 sau cuộc cách mệnh năm 1905 thất bại Đảng đãnghiên cứu lại, phê bình lại, sai lầm ở đâu, vì sao mà thất bại? Biết rõ ràng những chỗkhuyết điểm mà sửa sang lại Việc biết nhận ra lỗi và sửa lỗi có liên quan đến vấn đềđoàn kết trong Ðảng Do vậy, mục đích của tự phê bình và phê bình còn nhằm tăngcường sức mạnh đoàn kết, như Bác nói: “Muốn đoàn kết chặt chẽ là phải thật thà tự phêbình, thành khẩn phê bình đồng chí và những người xung quanh, phê bình, tự phê bình

để cùng nhau tiến bộ, để đi đến càng đoàn kết Ðoàn kết, phê bình, tự phê bình thật thà

để đi đến đoàn kết hơn nữa” Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tố năng động chủ quan ởmỗi người, đến sức mạnh của lý tưởng, của ý chí, của tu dưỡng đạo đức cách mạng.Người nói: “Muốn làm cách mạng phải cải cách tính nết mình trước tiên” Hồ Chí Minhnhắc lại câu của Khổng Tử: “Mình phải chính tâm tu thân” nghĩa là việc gì cũng phảilàm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được Muốn cải tạo xã hội thì lòngmình phải cải tạo Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội Lòngmình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”

- Cẩn thận mà không nhút nhát:

Làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận, nhưng cẩn thận ở đây không có nghĩa làquá nhút nhát, không dám đương đầu với khó khăn gian khổ đồng thời phải xem xéthoàn cảnh thực tế rồi mới hành động khi có thời cơ thuận lợi thì phải mạnh dạn, dũngcảm, quyết đoán, có như vậy thì mới đem lại kết quả

Trang 11

- Hay hỏi:

Người cách mệnh luôn phải tự mình đặt ra những câu hỏi cần phải làm gì và làm nhưthế nào, bên cạnh đó cần phải học hỏi, tiếp thu ý kiến của người khác không dấu dốt.Thể hiện tinh thần cầu thị, cầu tiến bộ của người cách mạng Phải nỗ lực học tập mọilúc mọi nơi, học thầy học bạn, để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cáchmạng giao cho, không dấu diếm khuyết điểm, không dấu dốt

- Nhẫn nại:

Cách mạng là sự nghiệp lớn lao và luôn diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn vì vậy đòihỏi người cách mệnh phải kiên trì bền bỉ chịu đựng những khó khăn trong công việc,đây là một đức tính rất quan trọng và cần thiết để giành được thắng lợi cuối cùng

- Hay nghiên cứu xem xét:

Khi làm cách mạng đòi hỏi phải xem xét, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thếgiới Qua đó Hồ Chí Minh thấy rằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga là đã thành công vàthành công đến nơi nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thậtkhông phải tự do bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên AnNam Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nôngcác nước và dân bị áp bức ở các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủnghĩa và tư bản trong thế giới Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnhthành công thì phải lấy dân chúng làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải

hy sinh, phải thống nhất

- Vị công vong tư:

Là luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân vì lợi ích của tập thể có thể

hi sinh lợi ích của bản thân Đây là một trong những đức tính tạo nên phẩm chất caoquý của người cách mệnh

Trang 12

- Không hiếu danh, không kiêu ngạo:

Yêu cầu người cách mạng phải hết sức khiêm tốn, phải phục tùng sự phân công của

tổ chức, không hiếu dân, hiếu vị, không lên mặt dạy đời; không coi thường cấp dưới,không nịn nọt cấp trên, không chạy theo danh lợi cá nhân mà phải đặt lợi ích chung củatập thể, mục tiêu vì sự nghiệp cách mạng lên trên, không vì lợi ích cá nhân mà ảnhhưởng đến lợi ích của tập thể Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn gian khổ, thấtbại cũng không sợ sệt, dụt dè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vữngtinh thần người cách mệnh “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” lo hoàn thành nhiệm vụtốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủhóa Khi đã là người có chức quyền thì không tỏ ra kiêu ngạo, coi mình là trên hết màcoi thường quần chúng Trang 434 trong tác phẩm khi nói về cách tổ chức công hội Bácviết “người cách mệnh chớ có bỉ thử mình khéo hơn, lương cao hơn mà khinh ngườivụng và ăn tiền ít Chớ cậy mình là nhiều tuổi mà muốn làm đàn anh,…”

- Nói thì phải làm:

Người cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải có tinh thần phụ trách, thànhtâm phụ trách Khi đã có quyết định chính xác thì phải quyết tâm thực hiện, dù khókhăn đến mấy cũng phải tìm mọi cách để cho quyết định được thực hiện Bác thườngnói: “Quyết tâm không phải ở hội trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong công tác,trong hoạt động Phải quyết tâm chiến đấu, quyết tâm chịu khổ, chịu khó, quyết tâmkhắc phục khó khăn, quyết tâm chấp hành chính sách của Trung ương Đảng và Chínhphủ bất kỳ một việc lớn hay nhỏ đều phải có quyết tâm làm cho bằng được” Khẳngđịnh một trong ba nguyên tắc đạo đức của Người: Nói thì phải làm; xây đi cùng vớichống và tu dưỡng đạo đức suốt thời Ở đây chúng tôi xin đi sâu vào nguyên tắc đầutiên của đạo đức trong tư tuởng Hồ Chí Minh là "Nói thì phải làm" "Nói thì phải làm",chỉ với bốn từ đơn giản tưởng chừng như rất dễ thực hiện ấy, nhưng suốt cả cuộc đờimình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu làm gương cho sự thống nhấtgiữa tư tưởng, lời nói với hành động và hiệu quả Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam quanh vinh và Bác Hồ vĩ đại, nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi

Trang 13

khác trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,giành độc lập tự do cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,độc lập, dân chủ và giàu mạnh Và với bản thân mình, Bác đã làm đúng như khi trả lờicác nhà báo nước ngoài năm 1946 "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, làlàm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào aicũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với hành động, lờinói đi đối với việc làm, là điều không dễ, nó đòi hỏi cần phải có sự cố gắng, bền bỉ vàmột quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay bé, khó hay dễ, phứctạp hay giản đơn, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành côngđược Kết quả công việc là thước đo của mỗi người Với các cán bộ, đảng viên vànhững người làm công tác lãnh đạo thì lời nói với việc làm lại càng quan trọng và cầnthiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.Lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại những hiệu quả lớn,được nhiều người hưởng ứng và làm theo Để làm được điều đó, khi đề ra công việctránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu, cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đếnlớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó Ngược lại nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làmthì sẽ chỉ mang lại những kết quả phản tác dụng Nếu chính mình tham ô mà bảo ngườikhác liêm khiết thì không được Nếu rói rằng phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,

mà bản thân mình lại lười biếng, không hoàn thành những công việc được giao, khôngtiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa trong khi cuộc sống của đại đa số nhân dân còn nhiềuthiếu thốn , luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và nhân dân thì những lời nói đó

sẽ không có tác dụng giáo dục

Để có một xã hội ngày càng tốt đẹp, nhân dân thực sự được hưởng một cuộc sống ấm

no, hạnh phúc, đất nước ngày càng mạnh giàu, hơn lúc nào hết lối sống mình vì mọingười, mọi người vì mình, phương châm và nguyên tắc sống "Nói thì phải làm" cầnphải được thực hiện rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Làm đựơc như vậy làchúng ta đã làm tốt những điều mà lúc còn sống Bác Hồ luôn mong muốn và căn dặn

Trang 14

- Giữ chủ nghĩa cho vững:

Là phẩm chất hàng đầu, là yêu cầu cốt yếu nhất của người cách mạng Đó là phảigiác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, suốt đời trung thành, kiên định với lý tưởng cáchmạng Có như vậy mới xây dựng được niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng củacách mạng, không dao động trước khó khắn gian khổ, thậm chí hi sinh cả tính mạngmình

Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trongĐảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩacũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam" Người khẳng định dứtkhoát: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin" Trong tình hình hiện nay càngphải khẳng định niềm tin đó Nếu chúng ta để mất niềm tin sẽ mất tất cả

Trong sự nghiệp cách mạng các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá, xuyên tạcchủ nghĩa Mác – Lênin, với những thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ, gây rối, tìm mọi cơ hội đểgây bạo loạn lật đổ chính quyền Vì vậy, đòi hỏi người cách mạng phải luôn giữ vữnglập trường tư tưởng chính trị, kiên định với con đường đã chọn – cách mạng vô sản

- Hy sinh:

Lý tưởng cộng sản vô cùng trong sáng, tươi đẹp Nhưng để đi đến tương lai tươi sáng

đó là cả một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ vượt qua bao khó khăn thử thách Vìchủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không bao giờ chịu từ bỏ quyền lợi của mình

mà luôn tìm mọi cách, thủ đoạn nham hiểm, tàn bạo để thực hiện mưu đồ của chúng.Nên mỗi người khi bước vào hoạt động cách mạng phải xác định tinh thần sẳn sàng hisinh cho lý tưởng công sản, kể cả hi sinh cả tính mạng mình

Trang 15

cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, Bác đã nhắc tới điều này trong tác phẩmÐường Kách mệnh Bác rất ghét những kẻ luôn tìm cách đút túi mình tài sản của dân,bởi tham ô là thói rất xấu, rất có hại, không những phí phạm của cải của xã hội, mà cònlàm vẩn đục chế độ, mất cán bộ Tham ô là tội ác.

- Bí mật:

Trong cách mạng phải đề ra đường lối , xây dựng tổ chức, trong tổ chức có sự đoànkết thống nhất cao Giữa tổ chức và cá nhân có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhaunên người cách mệnh trong quá trình hoạt động, phải luôn tuyệt đối giữ bí mật về tàiliệu công tác tổ chức

2.1.2 Đối với người phải:

- Với từng người phải khoan thứ:

Nêu cao tình cảm cách mạng cao cả của những người cùng chí hướng, luôn khoandung, độ lượng Khi đồng chí mắc khuyết điểm phải góp ý chân thành với ý thức xâydựng tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng chí sửa chửa khuyết điểm, không dấu diếmkhuyết điểm, nhưng cũng không ghen ghét, đố kị hoặc có ấn tượng xấu với người mắckhuyết điểm

- Với đoàn thể thì nghiêm:

Nêu cao ý thức tập thể,luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết, trước hết cách mạngkhông loại trừ tự do cá nhân, nhưng yêu cầu mỗi người cách mạng phải biết đặt lợi ích

cá nhân trong lợi ích tập thể Khi được tổ chức cách mạng giao nhiệm vụ thì phải tuyệtđối phục tùng, dù phải vượt qua gian khổ hoặc phải hy sinh tính mạng

- Có lòng bày vẻ cho người:

Thể hiện lòng vị tha, những gì mình biết người khác chưa hiểu phải luôn tìm cáchgiúp đỡ , bày vẽ để cùng tiến bộ và hoàn thành nhiệm vụ chung Có lòng bày vẽ chongười hoàn toàn khác với thói ích kỷ, tự cao tự đại

Trang 16

- Trực mà không táo bạo:

Phẩm chất thẳng thắn, trung thực, quyết đoán nhưng không vội vàng hấp tấp khi giảiquyết công việc nhất là khi góp ý cho người khác phải nghiên cứu, phải xem xét hoàncảnh cụ thể, toàn diện, đúng mức Tránh chủ quan, phiến diện, nóng vội dễ dẫn đến thấtbại

- Hay xem xét người:

Thể hiện tinh thần tập thể cao, đồng thời phải thường xuyên quan tâm giúp đỡ, sốngchan hòa, thân ái với đồng chí đồng đội luôn học hỏi lẫn nhau những điều hay, điều tốt,góp ý chân thành những thiếu sót, khuyết điểm cùng nhau sửa chữa, cùng tiến bộ

2.1.3 Làm việc phải:

- Xem xét hoàn cảnh kĩ càng:

Trước khi thực hiện công việc phải nghiên cứu, phải đánh giá điều kiện khách quanchủ quan, thuận lợi, khó khăn, khả năng tổ chức thực hiện để có quyết định đúng đắn:tránh vội vàng, chủ quan phiến diện sẽ dẫn đến thất bại

Trước sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, tác giả quyết định ra đi tìm đường cứunước, Người nhận ra để được tự do cần phải lãnh đạo toàn dân đoàn kết chống giặc đểlàm được điều đó phải làm cách mệnh Vậy cách mệnh trước hết là phải làm cho dângiác ngộ, phải giảng giải lí luận và chủ nghĩa cho dân hiểu, dân vì không hiểu tình thếtrong thế giới, không biết so sánh, không có mưu chước, chưa nên làm đã làm, khi nênlàm lại không làm Cách mệnh phải hiểu phong triều, phải bầy sách lược cho dân Do

đó để làm cách mệnh thành công phải xem xét hoàn cảnh trong và ngoài nước để từ đótập trung lực lượng đánh giặc Khi vừa lấy được Pari, chính quyền còn non trẻ, các thếlực phản cách mạng tìm mọi âm mưu thủ đoạn để chống phá, trong hoàn cảnh đó công

xã không xem xét kĩ càng, đúng đắn, tổ chức không khéo léo đưa ra những quyết đoánsai lầm, dẫn đến việc công xã Pari tan rã

- Quyết đoán:

Trang 17

Thể hiện tác phong, phương pháp giải quyết công việc một cách dứt khoát Khi đãnhận nhiệm vụ cách mạng giao cho thì phải kiên quyết tìm mọi cách thực hiện; khôngrụt rè, bàn lùi, thoái chí sẽ dẫn đến thất bại, việc tốt, việc hay, việc có lợi cho cáchmạng thì dù nhỏ cũng kiên quyết làm; việc xấu việc sai, dù có đem lại lợi ích cho bảnthân thì cũng kiên quyết tránh.

Làm cách mạng rất khó khăn và nguy hiểm, vì vậy người cách mạng phải suy xéthoàn cảnh và đưa ra quyết định phù hợp đối với cách mạng, phải quyết đoán không do

dự làm lỡ mất thời cơ Tại trang 403 khi nói về quyết đoán thì tác giả viết: Cuối tháng

10, đâu cũng có tổ chức cả rồi, ai cũng muộn cử sự Nhưng ông Lê-nin bảo “Khoan đã!Chờ ít bữa nũa cho ai ai cũng phản đối chính phủ, lúc ấy sẽ cử sự” Đến ngày 5-11,chính phủ khai hội để ban bố phép luật mới, mà phép luật ấy thì lợi cho công, nông.Ông Lênin nói với đảng viên rằng: mồng 6 cử sự thì sớm quá, vì dân chưa biết hết luật

lệ xấu ấy, mà chưa biết luật lệ xấu ấy, mà chưa biết luật lệ ấy thì chưa ghét chính phủlắm Mùng 8 cử sự thì muộn quá vì khi ấy chính phủ biết rằng dân oán và đã phòng bịnghiêm nhặt rồi Quả nhiên ngày mồng 7 Đảng cộng sản hạ lệnh cách mệnh, thì thợthuyền ào đến vây Chính phủ, dân cày ào đến đuổi địa chủ Chính phủ phái lính ra dẹpthì lính ùa theo thợ thuyền mà trở lại đánh Chính phủ

- Dũng cảm:

Đức tính cao quý của người cách mạng, thắng không kiêu, bại không nản, tìm mọicách để thực hiện mọi cách để thực hiện nhiệm vụ được giao, dù phải vượt qua vô vànkhó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh cả tính mạng cũng quyết tâm hoàn thành Trongcuộc chiến chống kẻ thù xâm lược ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh vìvậy nếu như không có lòng dũng cảm thì không thể làm cách mạng thành công Trongtác phẩm Hồ Chí Minh (Trang 393) có nhắc đến nhân dân Pháp trong cách mệnh Pháp;Dân Pháp tuy lương thực ít, súng ống thiếu nhưng chỉ nhờ gan cách mệnh mà trong dẹpnổi loạn, ngoài phá cường quyền Hồi ấy lính cách mệnh gọi là “Lính không quần”, gầybụng đói Thế mà lính ấy đến đâu, thì lính ngoại quốc thua đấy Thế thì biết một ngườicách mệnh có gan hơn một người vô chí

Trang 18

- Phục tùng đoàn thể:

Người cách mạng tham gia hoạt động trong một tổ chức đoàn thể nhất định, nên đòihỏi phải có ý thức tập thể, tính kỷ luật cao Khi được tổ chức, toàn thể phân công côngtác thì phải tuyệt đối chấp hành; phải đặt lợi ích của đoàn thể lên trên hết, sẵn sàng hysinh quyền lợi của cá nhân vì lợi ích của đoản thể

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách đảng viên cộng sản luôn nhấn mạnh vấn đề xâydựng ý thức tổ chức và kỷ luật, phục tùng nghiêm chỉnh kỷ luật của Đảng, giữ gìn sựđoàn kết thống nhất trong Đảng Bởi lẽ, sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷluật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm Người chỉ rõ: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khitiến đánh thì chỉ như một người Đó là nhờ có kỷ luật Kỷ luật của ta là kỷ luật sắt,nghĩa là nghiêm túc và tự giác” Người đòi hỏi mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu vềphục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhândân và của cơ quan chính quyền Trong giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, người yêu cầumọi đảng viên phải ra sức góp phần xây dựng và giữ vững sự đoàn kết nhất trí trongĐảng Bởi lẽ, đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công "Nhờ đoàn kết chặtchẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng háiđấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác" Do đó, tất cả cán bộ, đảng viên, dù

ở cương vị khác nhau, làm công tác khác nhau, cũng đều phải đoàn kết nhất trí để làmtròn nhiệm vụ, "giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắtmình"

Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng, củatập thể trước lợi ích của cá nhân Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng Trong một sốtrường hợp cá nhân phải biết hi sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của tập thể

Tóm lại, “Tư cách người cách mệnh” là phác họa cơ bản và đầu tiên về đạo đức đểngười cách mạng có đủ uy tín tập hợp và lãnh đạo quần chúng Đó là sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa tinh thần cách mạng tiên tiến, triệt để của giai cấp công nhân và truyền

Trang 19

thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc qua hàng ngàn năm dựngnước và giữ nước.

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

Tư cách người cách mệnh đã phác họa một cách cơ bản chân dung đạo đức củamột người cán bộ, đảng viên mang trọng trách cách mệnh trong mình Nhưng tục ngữ

có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, chỉ có nhữngngười cán bộ và đảng viên là chưa đủ gánh vác trọng trách làm cách mạng mà toàn dân

ta, mỗi con người phải là một chiến sĩ kiên trung trên mặt trận này Có thể không cầnmang nhiều những phẩm chất của con người cách mệnh nhưng mỗi chiến sĩ phải thấmnhuần đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh - đó là tinh túy, là cốt lõi của tư cách ngườicách mệnh

2.2.1 Trung với nước hiếu với dân

Có thể khẳng định rằng đây là phẩm chất quan trọng nhất đối với cong ngườicách mạng, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác

Từ khái niệm cũ "Trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thốngcủa xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phảnánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân” Đó thực sự làmột cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức do Hồ Chí Minh khởi xướng

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổquốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,

kẻ thù nào cũng đánh thắng” Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa

là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc

Trang 20

đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau Đặc biệt trong hoàn cảnh đấtnước hòa bình, đang tiến lên chủ nghĩa như hiện này thì phẩm chất này càng cần pháthuy hơn bao giờ hết Nó là kim chỉ nam cho hành động của mỗi cá nhân, là tiền đề tạonên sức mạnh đấu tranh chống lại sự chống phá của các thế lực thù địch và xây dựngđất nước.

2.2.2 Yêu thương con người.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo Hồ Chí Minh

đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹpnhất Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ Những ngườilao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tộtbậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồngbào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"

Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ởmiền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái không phân biệt một ai, khôngtrừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái củaNgười

Tình yêu thương con người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyếtđiểm Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi conngười đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi conngười nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của ngườicách mạng Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc vànhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong conngười nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời"

Trong “Di chúc”, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫnnhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương conngười

Trang 21

2.2.3 Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Như ở trên đã nói:

Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất

cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựadẫm Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúccủa chúng ta"

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của

nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lạithành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hìnhthức, không liên hoan, chè chén lu bù

Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm

một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân" Phải "trong sạch, không thamlam" "Không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không ham

người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá"

Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn Đối với mình: không tự cao, tự đại,

luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổiđiều dở của bản thân mình

Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữthái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc

Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà

Chí công vô tư Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc".

“Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đisau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"

Trang 22

2.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng.

Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề

"Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, vớinhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt độngcách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; làtinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới

vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợptác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơnnữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng sự lãnh đạocủa Đảng và việc rèn luyện của mỗi người

+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Cán bộ đảng viên phải đầu tầu gương mẫu “miệng nói tay làm”, phải nêu tấm gươngđạo đức cách mạng trước quần chúng; cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.Sống theo phương châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” Cổ vũ “người tốt,việc tốt”, các điển hình tiêu biểu

+ Xây đi đôi với chống

Xây dựng nền đạo đức cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức

tự giác, đạo đức lành mạnh ở mọi người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sựtrong sạch, lành mạnh về đạo đức Nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh

Trang 23

chống chủ nghĩa cá nhân - nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, thứ giặc “nội xâm” phá từtrong ra

+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạođức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tudưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng.Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời saxuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố Cũng nhưngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"

Nâng cao đạo đức trong tình hình mới, Đảng và nhân dân ta quán triệt tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, vận dụng các nguyên tắcxây dựng đạo đức mà Người đã nêu ra

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức luôn luôn gắn liền với kinh tế Trung với nước, hiếu vớidân, suốt đời hy sinh cho cách mạng để giành lấy độc lập và tự do là nhằm xoá bỏ ápbức, bóc lột, phát triển kinh tế đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, chomỗi con người Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi vớiphát triển mọi mặt của xã hội; phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, đạođức, con người Tinh thần này đã được thể hiện trong câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh

"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa"

Học tập tư tưởng trong đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước tiếp tục cổ độngphong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới, biểu dương các tập thể, cá nhân cóthành tích xuất sắc, dấy lên phong trào “người tốt việc tốt”, nêu gương sáng đạo đứccách mạng để mọi người tôn vinh và noi theo

Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đấtnước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, bên cạnh việc xây dựng những phẩm

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w