Giải pháp cho sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu Tư cách người cách mệnh trong đường kách mệnh (Trang 34 - 38)

3. Giải pháp cho sinh viên, cán bộ và Đảng viên hiện nay.

3.1. Giải pháp cho sinh viên hiện nay

Với thực trạng đã nêu ở mục 1.1, có một điều gần như rất dễ thấy: bản thân sinh viên gần như quyết định tất cả tương lai của mình. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của bạn bè, thầy cô và đặc biệt là gia đình lại là nhân tố chủ chốt trong việc định hướng lý tưởng, định hướng tốt hay xấu của mỗi sinh viên. Nhân dân ta có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu bản lĩnh, lập trường chưa vững thì sinh viên sẽ dễ dàng sa ngã vào những thói hư tật xấu, có lối suy nghĩ không lành mạnh và dễ dàng gây ra những việc có hại cho gia đình, xã hội thậm chí là tổ quốc. Tuy nhiên, nếu bản lĩnh, lập trường đã vững vàng ví như “đinh đóng cột”, thì ngược lại, con người đó lại có khả năng xoay chuyển cả xã hội theo lý tưởng của mình, hướng tới sự văn minh, công bằng và dân chủ. Điều này có nghĩa, để có một tương lai tốt đẹp, trước hết gia đình, bạn bè, thầy cô phải là những người đóng vai trò định hướng tốt cho những sinh viên, suốt cả những tháng năm, cũng như cả cuộc đời. Ngược lại, ở mỗi sinh viên cần phải có tinh thần tự giác học tập, tự giác rèn luyện mình tu dưỡng đạo đức, phải biết tự tìm tòi, học cách học thông qua những người xung quanh, hay những phương tiên đại chúng như Internet; phải phân biệt được tốt xấu để còn biết chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà sống. Qua những tháng năm trưởng thành, sinh viên lại tác động ngược lại tới những người bạn, gia đình và những người xung quanh, môi trường mà mình sống, để tất cả hướng tới hoàn thiện hơn. Có như vậy, xã hội sẽ phát triển để dần tiến lên xã hội chủ nghĩa. Hay nói một cách khác, ở mỗi cá nhân của xã hội, đã mang trong mình những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp nhất mà ẩn chứa sâu xa đó là đạo đức của người cách mạng.

Do phạm vi quá rộng ở mỗi hoàn cảnh, mỗi sinh viên nên để đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng trường hợp là không thể. Tuy nhiên, chúng tôi xin được đưa ra những giải pháp gần nhất có thể đối với sinh viên để tu dưỡng đạo đức tốt, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương Hồ Chí Minh như sau:

+ Đối với mình phải:

Cần kiệm.

Hoà mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình.

Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi.

Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư.

Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm.

Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh.

Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật.

Thì ở mỗi sinh viên, đó chính là những phẩm chất đạo đức cần phải hướng tới. “Cần” ở đây nghĩa là cần cù, chăm chỉ. Nhưng đó, không chỉ đơn thuần trong việc học hành, mà phải là tự giác, tích cực rèn luyện đạo đức của chính bản thân nữa. Sinh viên ngày nay, vì có quá nhiều Game, những mạng xã hội ảo, những diễn đàn, … mà quên đi cả việc đọc sách hay đi thăm quan những di tích lịch sử, tham gia vào những truyền thống ngàn đời của nhân dân ta. Việc đọc sách nhiều, không những sách khoa học tự nhiên, mà còn là lịch sử, kĩ năng mềm, … sẽ trang bị rất nhiều kiến thức về sau cho mỗi sinh viên, đặc biệt là khi ra ngoài lập nghiệp sau này. “Kiệm” tức là tiết kiệm. Sinh viên, về mặt vật chất phải biết tiết kiệm tiền bạc vì chưa trực tiếp kiếm ra tiền. Đồng thời, sinh viên phải biết tiết kiệm thời gian : làm việc phải có năng suất ngày càng cao, mỗi giờ làm được nhiều việc. Phải làm có chất lượng thì mới tiết kiệm được thời gian khỏi phải

làm lại về sau. “Cả quyết sửa lỗi mình” , “Cẩn thận mà không nhút nhát” ,”Hay hỏi”, “Nhẫn nại (chịu khó)” và “Hay nghiên cứu, xem xét” là những đức tính mà sinh viên thiếu hiện nay. Mỗi khi làm sai, sinh viên cần phải nghiêm túc xem xét lại. Phải biết xin lỗi và phải viết sửa đổi. Trong mỗi giờ học, sinh viên cần phải hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng ý kiến, tránh “hiếu danh, kiêu ngạo”, biết rồi mà không nói nhưng phải đào sâu suy nghĩ trước khi trả lời hay học hỏi; tránh việc hay hỏi mà chưa chịu “nghiên cứu, xem xét kĩ”. Khi lý thuyết đã chín muồi, sinh viên cần biết khắc phục những khó khăn điều kiện vật chất của nhà trường xã hội, phải biết tự nghiên cứu, tự tìm tòi những vật dụng, trang thiết bị để phục vụ học tập, như vậy tức là “học đi đôi với hành”. Phải biết “hy sinh” cho học tập, cho đạo đức để sau này, không những cuộc sống mình và cuộc sống của cả xã hội sẽ lên tầm cao mới. Ở mặt tài là vậy, nhưng nếu có đức, thì còn tài nhiều hơn. Sinh viên đồng thời phải biết tu dưỡng đạo đức, “nói thì phải làm”, “hòa mà không tư” hay “vị công vong tư” và “Ít lòng tham muốn về vật chất” nhưng có một lòng tham duy nhất là tri thức. Xã hội sẽ có thêm những hiền tài “vừa có đức, vừa có tài”, tổ quốc được bảo vệ, giữ vững và phát triển.

+ Đối với người phải:

Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người.

Nếu đối với minh là nghiêm khắc, biết nhận lỗi, sửa lỗi, ráng sức rèn luyện thi đối với người phải có lòng khoan dung, biết tha thứ; nhưng phải công minh. Giải biết nghiêm khắc với những việc sai, xâu của mình và phải cả của bạn. Như thế mới tiến được lên. Việc giao thông trên đường, hay việc chép bài, copy bài của bạn,… phải được lên án và tố cáo. Cần phải tránh trường hợp làm bài tập thể, điểm thật học giả. Bên cạnh đó, phải biết giúp đỡ, chia sẻ tài liệu cho nhau, chỉ đường cho bạn cùng học. Phải biết

tự đánh giá bản thân mình và bản thân người khác. Có biết người khác sai, mới biết mình có mắc lỗi như thế không nữa. Khi làm việc với đoàn thể, bên cạnh việc hết mình tích cực đóng góp, ngoài việc “liêm chính”, ngoài việc công minh, mỗi sinh viên phải tích cực tìm ra những ưu nhược để biết mà phát triển và sửa chữa. Tranh tình trạng “ngu chung” hay “Không hiểu biết cộng nhiệt tình là phá hoại”.

+ Làm việc phải:

Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán.

Dũng cảm.

Phục tùng đoàn thể.

Mỗi sinh viên, làm việc, phải rèn cho mình thói quen cân nhắc, suy nghĩ kĩ trước khi quyết định hay thi hành công việc, tránh có hại cho người khác và hậu quả cho chính mình. Tuy nhiên, bằng những kinh nghiệm của mình và của bạn, sinh viên phải tích cực cóp nhặt, phải tùy từng hoàn cảnh, nhưng lại phải quyết đoán, phải biết dũng cảm đối mặt với hậu quả; biết tiếp tục bước đi dù có ngã. Cuồi cùng, đó là sinh viên phải biết phục vụ đoàn thể. Bằng cách cống hiến hết nghị lực và thời gian để xuất sắc hoàn thành công việc đoàn thể giao cho, điều đó thể hiện lòng yêu nước và phẩm chất của một người cách mạng.

Một phần của tài liệu Tư cách người cách mệnh trong đường kách mệnh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w