Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tư cách người cách mệnh trong đường kách mệnh (Trang 31 - 34)

2. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2.2 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội. Người đã trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Người là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, đã vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt được mục đích cách mạng. Người đã tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết sức phục vụ nhân dân. Người còn là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Và hơn hết, Người là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Chính tất cả những điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người có một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức cũng như cán bộ, Đảng viên nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao gồm những nội dung cơ bản:

Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chon mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời cho cách mạng. Người chấp nhận mọi hy sinh, luôn kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua những khó khăn, thử thách nhằm thực hiên thành công được mục tiêu đó. Tấm gương vì nước, vì dân suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người đó của Hồ Chí Minh đã được bạn bè quốc tế và nhân dân các nước thừa nhận và kính phục.

Hai là, học cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống

giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư

cách của người cán bộ cách mạng và tự mình, Người đã gương mẫu thực hiện hết. Đến sau khi mất đi, những gì mà người để lại trong chiếc hòm của mình không hể mang giá trị vật chất cao. Suốt đời Người trong sách, thực hành cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, luôn vì nước, vì dân vi con người, không gợn chút riêng tư. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết “Học trung với nước, hiếu với dân là học làm cho nước độc lập và phú cường, dân tự do và hạnh phúc... Học trung với nước, hiếu với dân là học hy sinh tận tụy với nước, với dân như trọn đời Hồ Chủ tịch đã làm. Hồ Chủ tịch không có cái gì riêng. Cái gì của nước, của dân là của Người. Quyền lợi tối cao của nước, lợi ích hằng ngày của dân là sự lo lắng đêm ngày của Người. Gia đình của Người là đại gia đình Việt Nam”.

Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết

lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có tình yêu thương bao la đối với con người. Tình yêu đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối, vào sức mạnh trí tuệ của nhân dân. Người luôn dạy cán bộ, đảng viên , việc gì có lợi thì hết sức làm, việc gì có hại thì hết sức tránh; phải gần dân, hiểu dân, học dân. Người chưa bao giờ đặt mình cao hơn nhân dân, mà chỉ tâm niệm suốt đời là công bộc của nhân dân, “như một người lình vâng mệnh quốc dân ra mặt trận.”. Không chỉ có vậy, với tình yêu thương bao la, Hồ Chí Minh dành cho tất cả, chia sẻ với mỗi người những nỗi đau mất mát riêng : “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp lại cả những đau khổ riêng của mội người, mỗi gia đình thì thành nỗi đau của tôi”. Cách mạng tháng Tám thành công, cũng là lúc Việt Nam trải qua nạn đói khủng khiếp, Hồ Chí Minh đã chủ trương tăng gia sản xuất, khuyến khích mọi người đồng lòng chia sẻ, cảm thương. Người cũng đóng góp lon gạo của mình như mọi người dân.Và ngay cả những kẻ thù địch của mình, Người đem lòng thương đó phân phát cho chúng, như sau khi thăm trại tù binh trong chiến dịch Biên giới, người đã cho áo khoác tên quan ba thầy thuốc người Pháp. Tất cả lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu ấy của Hồ Chí Minh bắt nguồn tư đại nghĩa, nên mang sức mạnh cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lương tri. Ở Hồ Chí Minh, thương người là một tình cảm

lớn, nên khi làm cách mạng, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề tự do và hạnh phúc đi đôi. Đó chính là biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn cộng sản, vừa thánh thiện, vừa gần gũi làm xúc động trái tim cả nhân loại.

Bốn là, học tấm gương về ý chi và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua

mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống. Cuộc đời con người đều trải qua nhiều khó khăn, vất vả và thử thách. Con người nào chấp nhận điều đó để biết chuẩn bị, biết vượt qua, biết đứng dậy sau khi ngã mà vững bền ý chí là con người vĩ đại. Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi những tháng năm vô cùng gian khổ. Hai lần ngồi tù, một lần đã nhận án tử hình, có những lúc lại bị hiểu nhầm ngay trong chính tổ chức của mình … Song, nhờ ý chí và nghị lực tinh thần. Người đã bình tĩnh, kiên cường chủ động vượt qua mọi thử thách, gian nguy, kiên định mục đích sống của chính mình. Người tự răn mình “Muốn nên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Sự dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ , bất khuất là những đặc trưng trong nhân cách Hồ Chí Min, khiến cho một tờ báo nước ngoài phải viết “Đằng sau cái cốt cách dịu dàng của cụ Hồ là một ý chí sắt thép. Dưới cái bề giản dị là một tinh thần quật khởi anh hùng không có gì uy hiếp nổi”.

Trong tình hình hiện nay, để phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều nhân tố: sự kết hợp giáo dục và việc tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi người trong xã hội; sự quản lý giáo dục và sự hướng dẫn dư luận xã hội và luật pháp. Trong đó sinh viên là nhân tố chính, nhưng nếu những điều khác thiếu, cũng khó làm nên thế hệ cán bộ cách mạng tương lai mai sau.

Một phần của tài liệu Tư cách người cách mệnh trong đường kách mệnh (Trang 31 - 34)