Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tư cách người cách mệnh trong đường kách mệnh (Trang 28 - 31)

2. Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2.1 Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Xuất phát trên cơ sở: đạo đức – hiểu một cách tổng quát – là toàn bộ những chuẩn mực, những quy tắc, những quan niệm về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, hạnh phúc, công bằng… được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ giữa con người với sự nghiệp, giữa con người với nhau và giữa con người với xã hội; xuất phát từ bản chất con người là luôn có khát vọng vươn tới chân, thiện, mỹ nhằm hoàn thiện bản thân, con người muốn được tự do, muốn giải phóng chính mình thì trước hết phải biết tự tu dưỡng và hoàn thiện mình về đạo đức. Có đạo đức, con người mới có

được yếu tố cơ bản của nhân cách, và có như vậy, mới có được nền tảng cũng như phương thức đúng đắn để thành công trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội toàn dân, cũng như tự giải phóng mình.

Việt Nam, vốn là một dân tộc phương Đông, giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người là vô cùng quan trọng. Trong thời đại hiên nay, yêu cầu của dân tộc với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn rất nhiều, vì họ là những người sẽ làm chủ; là cầu nối giữa các thế hệ “là người tiếp sức cách mạnh cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên kế sau”. Họ chính là những người cán bộ, Đảng viên tương lai, sẽ cầm trong tay vận mệnh của đất nước và lái cả dân tộc đến chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, việc tự tư dưỡng đạo đức, phải bắt đầu càng sớm càng tốt, và công việc này là công việc suốt đời của mỗi con người. Trong một lần nói chuyện với sinh viên, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi ích gì cho loài người.”. Tuy nhiên, cái “đức” mà người nói ở đây, là cái đức tầm thường, chưa phải là cái đức thủ cựu, cái đức của người cách mạng. Cái đức đó, thật sự không có tác dụng tôn vinh như cái đạo đức cách mạng, mà ở trong thời đại về sau, cái đức này sẽ trở thành một tiêu chuẩn, một nghĩa vụ tối thiểu của con người xã hội chủ nghĩa. Một ví dụ điển hình, nếu chỉ nhặt được cái ví đánh rơi rồi trả lại nguyên vẹn người đánh mất, mà đã được coi là người tốt, được coi là tấm gương sáng, thì dường như cái định nghĩa “người tốt” đã trở nên quá tầm thường, và như vậy là không đủ để đi lên một xã hội văn minh. Cái đức mà chúng ta thường nghĩ, cần phải được trở thành một nghĩa vụ, một nhiệm vụ; có như vậy, ở phía bên tư tưởng, cái đức mới hoàn thiện hơn mới được sinh ra, và tiếp tục hoàn thiện hơn nữa. Đạo đức cũ từ chỗ lý luận, đưa vào xã hội, đưa vào nhân dân, mới biết được những cái xấu cái dở, những cái hay cái tốt. Rồi những đạo đức đó, quay trở lại mặt lý luận, hoàn

thiện hơn, quay trở lại con người, giúp con người có phương thức đúng đắn hơn, nhiều sức mạnh hơn để cải tạo thiên nhiên.

Và để phù hợp cho quy luật phát triển vốn có của thiên nhiên ấy, từ yêu cầu của dân tộc và thời đại mà không bỏ qua những truyền thống nghìn năm của dân tộc, những tinh hoa của nhân loại, người đã xây nên hình tượng “người kách mệnh” mang những phẩm chất đạo đức quý báu – đạo đức cách mạng. Đây cũng chính là nền tảng, cũng như là cơ sở để xây nên chuẩn mực đạo đức của con người xã hội chủ nghĩa, mà mỗi con người nói chung, mỗi sinh viên, cán bộ và Đảng viên cần phải có. Việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng nâng cao, tôn vinh giá trị của bản thân, mà nó còn tạo nên sức mạnh nội sinh giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước… khi gặp thuận lợi, thành công thì vẫn giữ vững tinh thân gian khổ, chất phác, khiêm tốn,”lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.

Nhấn mạnh vai trò của đạo đức cách mạng trong đời sống của mỗi cá nhân, xã hội, Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người một công việc khác nhau, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. Đặc biệt, đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên tri thức, người đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức tối thiểu để họ có phương hướng phấn đấu và rèn luyện. Trong Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó đã được người tóm tắt trong “sáu cái yêu:

Yêu Tổ quốc: Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết nhân dân còn cực

khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân.

Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa

xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.

Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì

phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.

Yêu khoa học và kỷ luật: Bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ

luật.”

Theo Người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên nói riêng, mỗi người Việt Nam nói chung phải rèn luyện cho mình những đức tính cơ bản nhất: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Thay vì đòi hỏi, thay vì “hỏi nước nhà cho mình những gì”, cần phải tự hỏi “mình đã làm gì cho tổ quốc” , “mình phải làm gì cho tổ quốc” và “mình đã hy sinh phấn đấu chừng nào cho tổ quốc nước nhà”. Mỗi người cần phải có một mục tiêu riêng, và phải vì mục tiêu chung của cả Tổ quốc. Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng háo danh hám lợi: “Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh thường lao động nhất là lao động chân tay. Chống lường biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả đối, khoe khoang”. Có trả lời được câu hỏi: Học để làm gì ? Học để phục vụ ai ? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu ? Ai là bạn, ai là thù … thì mới có thể hiểu rõ Học là suốt đời, như Lênin đã nói “Học, học nữa, học mãi”. Người chỉ rõ “Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho tổ quốc ta đều là bạn. Bất kì ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù … Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”.

Một phần của tài liệu Tư cách người cách mệnh trong đường kách mệnh (Trang 28 - 31)