Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ KIM CHUNG Quân tử - mẫu người toàn thiện trong tác phẩm luận ngữ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC Người hướng dẫn: TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT HÀ NỘI – 2004 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ KIM CHUNG Quân tử - mẫu người toàn thiện trong tác phẩm luận ngữ LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC Người hướng dẫn: TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT HÀ NỘI – 2004 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. KHỔNG TỬ - NHÀ TRIẾT HỌC, NHÀ GIÁO DỤC ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG HOA 8 1.1. Tóm tắt tiểu sử của Khổng Tử. 8 1.2. Sự hình thành tƣ tƣởng triết học, chính trị-xã hội của Khổng Tử. 13 1.3. Vài nét về tác phẩm Luận Ngữ 22 Chƣơng 2. MẪU NGƢỜI QUÂN TỬ VỚI TƢ CÁCH NGƢỜI TOÀN THIỆN TRONG LUẬN NGỮ CỦA KHỔNG TỬ. 30 2.1. Sự phân định của Khổng Tử về thánh hiền, thánh nhân và mẫu ngƣời toàn thiện. 30 2.2. Quan niệm của Khổng Tử về phẩm cách ngƣời toàn thiện. 41 2.3. Ngƣời toàn thiện là kết quả của quá trình hoàn thiện hoá của tầng lớp quốc nhân. 57 2.4. Những yếu tố tích cực và hạn chế trong quan niệm của Khổng Tử về mẫu ngƣời quân tử với tƣ cách ngƣời toàn thiện. 64 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN. 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong lịch sử phát triển triết học thế giới từ trƣớc đến nay, con ngƣời luôn đƣợc xem là đối tƣợng tranh luận của các nhà tƣ tƣởng, các trƣờng phái triết học khác nhau. Chính từ con ngƣời, vấn đề cơ bản của triết học mới đƣợc xác định, cũng nhƣ các vấn đề về thế giới quan và phƣơng pháp luận mới đƣợc đặt ra. Điều rõ ràng là bí mật của con ngƣời đã thuộc phạm vi các vấn đề muôn thuở của triết học. Điều đó có nghĩa là, sự yêu thích thông thái luôn gắn liền với việc khám phá ra những bí ẩn của con ngƣời với tƣ cách một sinh thể có tƣ duy. Con ngƣời là gì? Có thể xem nó nhƣ một thành quả đặc biệt đƣợc tạo ra trên Trái đất này không? Tại sao nó lại khác với mọi thứ của tự nhiên trên thế gian này bởi sự hiểu biết phong phú? Bản tính con ngƣời là gì? Ý nghĩa và giá trị cuộc sống của con ngƣời phụ thuộc vào cái gì? Những vấn đề đại loại nhƣ vậy có thể tìm thấy ở rất nhiều công trình nghiên cứu triết học thuộc các thời đại khác nhau. Trong các thập niên gần đây, giới triết học thế giới đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc tế về vấn đề con ngƣời và bản chất của nó nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng của tồn tại ngƣời do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Điều thú vị là các nhà khoa học đã quan tâm đặc biệt đến giá trị truyền thống phƣơng Đông, trong đó có triết học của Khổng Tử (551 – 479 Tr.CN), nhà tƣ tƣởng, nhà giáo dục lỗi lạc của Trung Hoa cổ đại và là ngƣời sáng lập ra học thuyết Nho gia. Khi đặt vấn đề phát triển của nhân loại trong thế kỷ tiếp theo mà hiện nay chúng ta đang sống, các nhà khoa học nói trên đã đƣa ra nhận định cho rằng: “Nếu nhƣ nhân loại muốn sinh tồn ở thế kỷ XXI, ắt nên ngoái nhìn lại 2540 năm trƣớc, hấp thụ lấy trí tuệ của Khổng Tử” [11, trang 09]. 3 Nho học là học thuyết triết học và chính trị – xã hội lớn nhất không chỉ của Trung Quốc mà còn của nhiều nƣớc phƣơng Đông khác chịu ảnh hƣởng của văn hóa nƣớc này, trong đó có nƣớc ta. Nho học đã đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và vấn đề con ngƣời nói riêng. Một trong những công lao to lớn của Khổng Tử là đã xây dựng đƣợc một hệ thống quan niệm về mẫu ngƣời có đạo đức lý tƣởng mà nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc trong lịch sử lấy đó làm chuẩn mực để đánh giá phẩm cách của con ngƣời trong các quan hệ xã hội. Mẫu ngƣời đó đƣợc xem là chân chính, là toàn thiện và đóng vai trò quan trọng trong sự bình ổn trật tự xã hội. Bên cạnh những mặt bảo thủ, trì trệ, bất cập, học thuyết Nho giáo nói chung và quan niệm của Khổng Tử nói riêng cũng có những giá trị nhất định không chỉ đối với các xã hội trong lịch sử, mà ngày nay vẫn còn cần thiết đối với chúng ta. Đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo con ngƣời “vừa hồng vừa chuyên” cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, học thuyết của Khổng Tử vốn đề cao tính xã hội của con ngƣời, cụ thể là phƣơng diện đạo đức của nó đang có ý nghĩa quan trọng trong việc bình ổn chính trị của đất nƣớc. Bình ổn về chính trị và phát huy dân chủ của nhân dân là mối quan hệ biện chứng. Đây không chỉ là vấn đề cấp bách của nƣớc ta mà ở mức độ nhất định, không nghi ngờ gì nữa, đang trở thành vấn đề toàn cầu. Chính vì vậy, việc kế thừa những tinh hoa của triết học Khổng Tử về con ngƣời với tƣ cách vừa là chủ thể của xã hội, vừa là đối tƣợng của sự nghiệp đào tạo mẫu ngƣời lý tƣởng có ý nghĩa cấp bách cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Quán triệt tinh thần đó, tác giả luận văn nhận thấy sự cần thiết phải tiếp tục tìm hiểu sâu hơn học thuyết của Khổng Tử về mẫu ngƣời lý tƣởng đƣợc trình bày trong tác phẩm Luận ngữ của ông. Đây là tác phẩm phản ánh một cách khá đầy đủ và có hệ thống quan điểm triết học của Khổng Tử về vấn đề con ngƣời. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi quyết định 4 chọn đề tài: “Quân tử – mẫu ngƣời toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ” với mục đích tìm hiểu và làm sáng tỏ thêm học thuyết của Khổng Tử về con ngƣời và đào tạo con ngƣời. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài. Từ trƣớc đến nay, vấn đề về con ngƣời nói chung và mẫu ngƣời quân tử nói riêng đƣợc các học giả ở nƣớc ta nghiên cứu khá công phu và đã xuất bản nhiều công trình dƣới nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi tạm phân thành hai khuynh hƣớng nghiên cứu cơ bản sau đây: Thứ nhất: Mảng nghiên cứu tổng quát quan điểm của Nho giáo về con ngƣời. Mảng này có những công trình chủ yếu sau: 1. Cuốn “Nho giáo” của Trần Trọng Kim trong thiên IV: B. Hình nhi hạ học đã liệt kê sự khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân, về trình độ học vấn và hành xử của ngƣời quân tử, v.v., trong đó tác phẩm Luận ngữ đƣợc tác giả sử dụng nhiều nhất để khảo cứu vấn đề này. Tuy là công trình nghiên cứu lịch sử Nho giáo đầu tiên ở nƣớc ta, song các vấn đề của Nho học đƣợc trình bày một cách hệ thống, trong đó có quan niệm về mẫu ngƣời quân tử. Điều dễ nhận thấy là do ảnh hƣởng của phƣơng pháp nghiên cứu phƣơng Tây, cho nên tác giả không tránh khỏi việc đề cao một cách thái quá các giá trị của Nho Giáo nói chung và vai trò của mẫu ngƣời quân tử nói riêng, trong khi đó, những hạn chế của mẫu ngƣời quân tử lại chƣa đƣợc đề cập một cách thoả đáng. 2. Trong cuốn “Khổng học đăng”, Phan Bội Châu đã đề cập tới “Đạo thiệp thế quan nhân trong Khổng học” và trình bày phƣơng pháp phân biệt của Khổng Tử giữa ngƣời quân tử với kẻ tiểu nhân. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho việc nghiên cứu Nho học, tác giả không tránh khỏi cách đánh giá mang tính chủ quan của mình. 3. Trong cuốn “Nho giáo xƣa và nay”, tác giả Quang Đạm cũng đề cập tới mối quan hệ giữa 5 Trời, Đất, Ngƣời; tới các thuộc tính đạo đức và nhân sinh quan của con ngƣời; các mẫu ngƣời trong Nho học. 4. Trong “Đại cƣơng triết học Trung Quốc” Nguyễn Hiến Lê đã tập trung nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan trong học thuyết của Khổng Tử. Tác giả đã đi sâu vào các khái niệm: Nhân, trí, dũng, lễ, trung, hiếu, đễ, v.v 5. Trong luận án tiến sĩ: “Quan niệm của Nho giáo nguyên thuỷ về con ngƣời qua các mối quan hệ Thân - Nhà - Nƣớc - Thiên hạ” của Trần Đình Thảo đã có phần dành riêng cho việc nghiên cứu phân loại con ngƣời, chỉ ra sự khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân, nêu đƣợc tầm quan trọng của vấn đề tu thân và tác giả đã đƣa ra nhận định cho rằng: Khổng tử là ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho vấn đề này trong Nho giáo nguyên thuỷ. 6. Luận án tiến sĩ triết học “Vấn đề con ngƣời trong Nho học sơ kỳ” của Nguyễn Tài Thƣ đã đƣa ra cách nhìn nhận tƣơng đối hoàn chỉnh về các mối quan hệ của con ngƣời với tự nhiên và xã hội trong cả một giai đoạn lịch sử của Nho giáo sơ kỳ. Đáng chú ý là ở chƣơng IV của công trình này tác giả đã khảo sát các nhân cách lý tƣởng trong Nho học sơ kỳ, phân tích sự phát triển các nhân cách từ sĩ, quân tử đến thánh nhân. Nhìn chung, các công trình nói trên đã tiếp cận vấn đề về mẫu ngƣời quân tử ở nhiều góc độ khác nhau, phần nào đã nêu lên đƣợc vai trò của ngƣời quân tử trong lịch sử và ý nghĩa của quan niệm về mẫu ngƣời quân tử trong thời đại ngày nay, song cách nhìn nhận, đánh giá vai trò tích cực cũng nhƣ những hạn chế của nó chƣa có sự thống nhất, thậm chí còn có nhiều điểm khác nhau. Ngoài ra còn những bài viết, một số chuyên khảo nhƣ: “Đôi điều suy nghĩ về đối tƣợng và nội dung giáo dục, giáo hóa của Nho giáo” của Nguyễn Thị Thanh Bình (Tạp chí Giáo dục lý luận – 10/2000). Trong bài viết này tác giả đã đề cập tới đối tƣợng và nội dung giáo dục của Nho học, đồng thời đƣa ra nhận định cho rằng, giáo hoá con ngƣời bằng đức là phƣơng tiện, biện pháp hiệu quả nhất để đào tạo con ngƣời hoàn thiện và xã hội hoàn thiện”; Bài viết “Di hại của Nho giáo trong xây dựng kinh tế”, “ Ảnh hƣởng tiêu cực 6 của Nho giáo trong cách mạng hiện nay” của GS. Trần Đình Hƣợu; GS Vũ khiêu với “Nho giáo xƣa và nay”; Nguyễn Văn Bình với “Quan điểm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội và ảnh hƣởng của nó tại Việt Nam”, GS Trần Văn Giầu có “Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam”, cuốn “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện, v.v Những bài viết trên đã góp phần không nhỏ vào việc nghiên cứu con ngƣời và mẫu ngƣời lý tƣởng theo Nho giáo với cách đánh giá, nhận định riêng về vai trò của nó trong xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam Thứ hai, mảng nghiên cứu chuyên dành cho vấn đề về con ngƣời trong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử. Cho đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu đƣợc công bố liên quan đến vấn đề mà chúng tôi quan tâm khi thực hiện luận văn của mình. Trƣớc hết phải kể đến cuốn sách “Khổng Tử và Luận ngữ” của Nguyễn Hiến Lê, trong đó tác giả đã đƣa ra cái nhìn tổng quát về những nội dung cơ bản đƣợc trình bày trong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử. Một trong những nội dung đó đƣợc Nguyễn Hiến Lê nghiên cứu khái quát là khái niệm về ngƣời quân tử, về tƣ cách, thái độ, đức, tài năng, kiến thức, hành vi ngôn ngữ của nó trong tác phẩm Luận ngữ. Ngoài ra còn có sách “Khổng Tử” do Nguyễn Quốc Thái dịch từ nguyên bản Trung văn mà tác giả của nó là Lý Tƣờng Hải. Tác giả của cuốn sách này đã đƣa ra một cái nhìn mới, chỉ ra đƣợc mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai trong triết học nhân sinh của Khổng Tử. Cũng chính trong tác phẩm này, tác giả đã đƣa ra cách phân định mới về nhân cách con ngƣời từ sĩ, quân tử, ngƣời toàn diện, thiện nhân, tột cùng là thánh nhân. Bài viết của Trần Hồng Thuý trong khuôn khổ chƣơng trình KXO2: “Quân tử (qua Tứ thƣ)” đăng trên tạp chí triết học số 3/1992 đã có những khái quát cơ bản về mẫu ngƣời quân tử. Ngoài ra còn phải kể đến bài viết của Nguyễn Xuân Lộc: “Tìm hiểu mẫu ngƣời quân tử qua hai tác phẩm “Luận 7 ngữ“ và “Mạnh tử”. Những bài viết này ở mức độ nhất định đã làm rõ đƣợc quan niệm thế nào là ngƣời quân tử, các phẩm chất đạo đức cơ bản của nó là gì, đồng thời chỉ ra những bài học kế thừa những phẩm cách đạo đức của mẫu ngƣời đó đối với việc đào tạo con ngƣời hiện nay ở nƣớc ta. Bài tham luận trong hội thảo quốc tế Nho học lần thứ III: Nho học tại Việt Nam (tháng 7/2001 – Tp. HCM) có nhan đề: “Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con ngƣời và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của Trịnh Doãn Chính đã chỉ ra mục đích giáo dục của Khổng Tử là đào tạo mẫu ngƣời lý tƣởng để thực hiện mục đích chính trị là xây dựng xã hội lý tƣởng. Song, nhìn chung, những nghiên cứu trên vẫn là những cách tiếp cận khác nhau về con ngƣời trong Nho học sơ kỳ. Các tác giả chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu phƣơng diện chính trị - đạo đức, ở mức độ nào đó chƣa thực sự đi sâu vào việc phân tích triết học các quan điểm của Khổng Tử về mẫu ngƣời quân tử với tƣ cách ngƣời toàn thiện, tức là chƣa chỉ ra đƣợc các cấp độ hoàn thiện và hoàn thiện hoá trong văn cảnh triết học về con ngƣời, chƣa làm rõ đƣợc sự đối cực (antinômie) trong khái niệm về con ngƣời với tƣ cách một chỉnh thể. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả luận văn hy vọng có thể bổ sung thêm vào những thành quả của những ngƣời đi trƣớc theo khả năng có thể của mình để làm rõ thêm quan niệm của Khổng tử về mẫu ngƣời quân tử với tƣ cách là con ngƣời toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . Mục đích của Luận văn là tìm hiểu quan niệm của Khổng Tử về mẫu ngƣời quân tử với tƣ cách ngƣời toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ, qua đó làm rõ chủ trƣơng và phƣơng pháp của ông trong việc hoàn thiện hoá con ngƣời quân tử. 8 Để đạt đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ mà luận văn này phải giải quyết là: - Làm rõ khái niệm về ngƣời toàn thiện; những đặc trƣng cơ bản cũng nhƣ sự đối lập của nó với tiểu nhân. - Trình bày quan điểm của Khổng tử về hoàn thiện hoá con ngƣời thành bậc quân tử; - Nêu những mặt tích cực và hạn chế của Khổng Tử trong quan niệm về mẫu ngƣời toàn thiện trong lịch sử và thời đại ngày nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả luận văn đứng trên lập trƣờng mácxít về lịch sử triết học để nghiên cứu quan điểm của Khổng Tử về mẫu ngƣời toàn thiện trong tác phẩm “Luận Ngữ”. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp kết hợp lịch sử với lôgíc, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, v.v 5. Cái mới của Luận văn Luận văn tập trung vào việc phân tích triết học các quan niệm của Khổng Tử về mẫu ngƣời toàn thiện trong tác phẩm Luận ngữ; làm rõ quan điểm của Khổng Tử về phân định hạng ngƣời trong xã hội phong kiến Trung Quốc cổ đại. 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của luận văn Luận văn phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu lý luận hiện nay là làm rõ thêm vấn đề con ngƣời trong tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử, cụ thể làm rõ quan niệm của Khổng Tử về mẫu ngƣời toàn thiện, từ đó chỉ ra những đóng góp tích cực của ông trong việc xây dựng mẫu ngƣời lý tƣởng cho xã hội, đồng [...]... thuyết của Khổng Tử về mẫu ngƣời quân tử với tƣ cách ngƣời toàn thiện đƣợc thể hiện trong chƣơng 2 của luận văn 33 CHƢƠNG 2 MẪU NGƢỜI QUÂN TỬ VỚI TƢ CÁCH NGƢỜI TOÀN THIỆN TRONG LUẬN NGỮ CỦA KHỔNG TỬ 2.1 Sự phân định của Khổng Tử về thánh hiền, thánh nhân và mẫu ngƣời toàn thiện Vấn đề con ngƣời nói chung và mẫu ngƣời toàn thiện nói riêng là chủ đề chính, có thể nói là vấn đề cơ bản trong triết học... đạo đức, v.v., của tác phẩm Luận Ngữ đều nhằm mục đích xây dựng con ngƣời toàn thiện toàn mỹ cho một xã hội phong kiến lý tƣởng Trong luận văn của mình, chúng tôi muốn làm rõ mẫu ngƣời quân tử với tƣ cách con ngƣời toàn thiện đƣợc Khổng Tử trình bày trong Luận Ngữ qua việc phân tích triết học những đặc trƣng cũng nhƣ vị thế xác định của nó trong xã hội phong kiến lý tƣởng đó Luận ngữ chắc hẳn đã cùng... chữ trong Luận Ngữ để dạy trẻ em chữ Hán 30 + Luận Ngữ tập nghĩa, gồm 228 bài kinh nghĩa bàn về một số câu chữ trong sách Luận Ngữ + Luận Ngữ tiết yếu do Lê Văn Ngữ biên tập và đề tựa năm Bảo Đại Đinh Mão (1927), trình bày những điểm cốt yếu của sách Luận Ngữ nhƣ đạo học, giáo dục, cƣ xử, ứng đối, vấn đáp, nghị luận, phẩm bình + Luận Ngữ tinh yếu, gồm 161 bài kinh nghĩa tuyển chọn ở các trƣờng và trong. .. mình 1.3 Vài nét về tác phẩm Luận ngữ Sách Luận ngữ là cuốn sách đứng đầu trong tứ thƣ (Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung) Có quan niệm cho rằng Luận ngữ đáng đƣơc gọi là “KINH” của Khổng giáo, cũng nhƣ Đạo Đức Kinh của Đạo gia Do đó, muốn tìm hiểu học thuyết của Khổng Tử thì phải căn cứ trƣớc hết vào Luận ngữ, vì chín phần mƣời Kinh Thư, Kinh Lễ là do Khổng tử thuật mà bất tác, trong ba 26 “thƣ”... nhiều nhất là mẫu ngƣời toàn thiện, tức mẫu ngƣời lý tƣởng về mặt đạo đức với tƣ cách là những chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong việc khôi phục trật tự xã hội Nghiên cứu tác phẩm Luận Ngữ về mặt văn bản của nó không thuộc nhiệm vụ chính của luận văn, song việc khảo sát tính xác thực của nó để luận văn có căn cứ chính xác là cần thiết Việc bám sát tác phẩm này để nghiên cứu nội dung cơ bản trong học thuyết... trở đi, trong ngoặc vuông, số đầu tiên chỉ thứ tự tác phẩm trong danh mục các tài liệu tham khảo, Luận Ngữ chỉ tác phẩm trong tứ thƣ tập chú, số Lamã chỉ số chƣơng, số cuối chỉ bài 12 theo KhổngTử: “Ba ngƣời cùng đi, thế nào cũng có kẻ đáng làm thầy ta Chọn chỗ thiện của ngƣời ta mà theo, chỗ bất thiện mà sửa đổi đi” (“Tam nhân hành, tất hữu ngã sƣ yên Trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi, kỳ bất thiện giả... [Xin xem 46, trang 505] Khổng tử nói: “Ngƣời quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ ngƣời có đức lớn, sợ lời nói của thánh nhân” (Quân tử hữu tam uý: uý thiên mệnh, uý đại nhân, uý thánh nhân chi ngôn) [17, Luận ngữ, XVI, 8] Khổng Tử luôn hƣớng tâm trí và chí của mình đến các bậc thánh, bản thân ông cũng đƣợc học trò Tử 34 Cống gọi là thánh, song trong tác phẩm Luận Ngữ ông không nêu ra một định nghĩa... cách đặc biệt đến mẫu ngƣời quân tử nhƣ vậy Thông qua mẫu ngƣời quân tử Khổng Tử đã gửi gắm toàn bộ mong muốn của mình, rằng việc xây dựng mẫu ngƣời này sẽ là biện pháp để giải quyết thực trạng xã hội đang trên đà suy thoái về đạo đức và con ngƣời trong xã hội đó đang tự đánh mất nhân tính, là một trong những động lực giúp cho xã hội lý tƣởng mà ông mơ ƣớc trở thành hiện thực, một quân tử quốc” Trên đây... Nguyễn Hiến Lê chủ yếu dành cho những ngƣời đã từng biết đến Luận Ngữ, độc giả nào chƣa quen với Luận Ngữ tất gặp khó khăn nhất định trong việc tra cứu Bên cạnh đó còn một lý do nữa là ngôn ngữ cổ Trung Quốc cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về một chữ tƣợng hình và các câu chữ trong tác phẩm Luận Ngữ cũng không đƣợc chú thích là Khổng Tử phát biểu trong thời gian cụ thể nào nên có thể có nhiều cách giải... Khổng Tử để chú giải nó một cách chính xác đã làm cho việc giải thích đôi khi rơi vào tính chủ quan của tác giả Do vậy, trong Luận văn này tôi quyết định chọn bộ Tứ thư tập chú của Chu Hi do Nguyễn Đức Lân chú dịch (Nhà xuất bản văn hoá thông tin 1998) để làm tƣ liệu chính thức cho việc nghiên cứu Quân tử – mẫu ngƣời toàn thiện trong Luận Ngữ Lý do của việc lựa chọn bản dịch này cho việc thực hiện luận