“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN HOÀI NAM
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGHỆ AN - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN HOÀI NAM
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGUYỄN THỊ NHƯ HÀ
NGHỆ AN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Hoài Nam
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đến đề tài luận văn 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Những đóng góp của đề tài 5
7 Kết cấu luận văn 6
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CẤP TỈNH
1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
1.1.1 Cơ cấu kinh tế 7
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 12
1.1.3 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 15
1.2 Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn cấp tỉnh 18
1.2.1 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn cấp tỉnh 18
1.2.2 Nội dung chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế 22
Trang 51.2.3 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn cấp tỉnh24 1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH và bài học rút ra đối với tỉnh Nghệ An 28 1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành trong quá trình CNH, HĐH 28
1.3.2 Bài học rút ra cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An 31
Chương 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An .34
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 34
2.1.2 Nguồn nhân lực 36
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An 37
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2014 41
2.2.1 Cơ cấu các ngành kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An 41
2.2.2 Cơ cấu chuyển dịch trong nội bộ ngành kinh tế 45
2.3 Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Nghệ An .54
2.3.1 Những thành tựu đạt được 54
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 57
Trang 6Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
3.1 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH,HĐH ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 663.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH ở
tỉnh Nghệ An đến năm 2020 663.1.2 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình
đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 673.2 Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trìnhCNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An 713.2.1 Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt
quy hoạch phát triển ngành 713.2.2 Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển cho các ngành trọng điểm,
mũi nhọn của tỉnh 733.2.3 Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ 763.2.4 Phát triển thị trường 793.2.5 Phát triển nguồn nhân lực để chuyển dịch cơ cấu lao động tương
thích với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 813.2.6 Hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ phục vụ quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành 833.2.7 Đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật tạo
điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 85
KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- CCKT : Cơ cấu kinh tế
- CNH : Công nghiệp hóa
- HĐH : Hiện đại hóa
- KH - CN : Khoa học - Công nghệ
- KTCT : Kinh tế cá thể
- KTNN : Kinh tế nhà nước
- KTTN : Kinh tế tư nhân
- KTVĐT : Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- TPKT : Thành phần kinh tế
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Lao động đang làm việc phân theo nghề nghiệp năm 2014 Bảng 2.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế vĩ mô tỉnh Nghệ An 2010 - 2014 Bảng 2.3: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn theo ngành kinh tế vĩ mô tỉnh
Nghệ An 2010 - 2014 Bảng 2.4: Chỉ số phát triển GDP theo ngành kinh tế vĩ mô tỉnh Nghệ An 2011 - 2014 Bảng 2.5: Cơ cấu GDP theo ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Nghệ An
2010 - 2014 Bảng 2.6: Cơ cấu GDP theo ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An 2010 - 2014 Bảng 2.7: Vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành tỉnh Nghệ An 2010 - 2014 Bảng 2.8: Chỉ số phát triển giá trị sản xuất ngành xây dựng theo loại hình kinh tế ở tỉnh Nghệ An 2011 - 2014 Bảng 2.9: Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu tỉnh Nghệ An 2010 - 2014 Bảng 2.10: Cơ cấu dân số của Nghệ An chia theo thành thị và nông thôn từ 2010 -
2014
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là con đường tất yếu để mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ nhanh thoát khỏi tìnhtrạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại
Ngay từ Đại hội IV (1976), Đảng ta đã xác định: “Phải ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; kết hợp xây dựng công nghiệp với nông nghiệp trên phạm vi cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp …” Đường lối đổi mới bố
trí cơ cấu kinh tế được Đảng ta đặt trong tổng thể đường lối đối mới toàn diện
và đồng bộ về kinh tế - xã hội, với những hình thức, biện pháp, bước đi tuần
tự phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn vàđược đề ra trong các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, tại Đại hội hội XI Đảng
ta tiếp tục xác định: “Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và
cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững …”.
Nghệ An là một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưukinh tế - xã hội Bắc Nam, với diện tích tự nhiên 16.489,97 km2 và có hơn3,034 triệu người sinh sống Hiện nay, thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước,
cơ cấu kinh tế Nghệ An đã có bước chuyển dịch mạnh Tuy nhiên, việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế thế nào cho hợp lý nhằm khai thác các tiềm năng,lợi thế của tỉnh đảm bảo được các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài theotinh thần Đại hội XI là vấn đề cần được nghiên cứu và triển khai Vì vậy, tôi
chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp.
Trang 102 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đến đề tài luận văn
Liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta đã cómột số công trình khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa (2005), Đề tài khoa học cấp nhà nước KX 02-05, PGS.TS Bùi
Tất Thắng
Đề tài nghiên cứu này đã hệ thống và khái quát hóa những lý luận cơbản về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ côngnghiệp hóa hiện đại hóa, phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế ngành ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đềxuất hệ thống, quan điểm giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành ở Việt Nam trong thời gian tới
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa (2003), Phan Sỹ Mẫn, Viện Kinh tế học, Hà Nội.
Công trình nghiên cứu này đã khái quát về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh
tế ngành, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa hiện đại hóa Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trongquá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đề xuất quan điểm, giảipháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong tổng thể cơ cấukinh tế ngành trong thời gian tới
- Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt
Nam (2010), GS TS Nguyễn Văn Nam, PGS TS Ngô Thắng Lợi, nhà xuất
bản Thông tin và truyền thông
Công trình tổng hợp và lý giải về sự cần thiết phải phát triển các vùngkinh tế trọng điểm Khái quát về phát triển bền vững và các nội dung của pháttriển bền vững ở tầm quốc gia, vùng trọng điểm và ở địa phương Phân tích
Trang 11thực trạng và tác động của cơ chế chính sách đến phát triển bền vững cácvùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam Đề xuất quan điểm và hoàn thiện cơchế, chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Namđến năm 2015.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt
Nam (2010), PGS TS Phạm Thị Khanh (Chủ biên), Viện kinh tế, Học
viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia
Công trình nghiên cứu đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản vềchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững Thực trạngchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam Quanđiểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng phát triển bền vững ở Việt Nam
- Nguyễn Khắc Long (2011) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc”, luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị - quốc gia
Hồ Chí Minh
Luận văn đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận và thực tiển về chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thựctrạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Buôn MaThuột, Đắc Lắc
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành đã xem xét nhiều khía cạnh, những vấn đề đó có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệphiện đại hóa Tuy nhiên, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
Trang 12đánh giá sâu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hiệnđại hóa ở tỉnh Nghệ An, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết trong công tác địnhhướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
+ Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH,HĐH ở tỉnh Nghệ An chỉ ra những mặt được, mặt hạn chế và nguyên nhântrong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua của tỉnh
+ Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnhtrong giai đoạn tiếp theo
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.+ Tìm hiểu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địaphương có điều kiện tương đồng với tỉnh; rút ra những bài học kinh nghiệmnhằm đề xuất định hướng các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đốivới tỉnh cho phù hợp
+ Phân tích đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trongquá trình CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế ngành nhanh và bền vững ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015- 2020
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quátrình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- Phạm vi:
+ Về nội dung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa là một nội dung lớn, bao gồm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo vùng lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế và
Trang 13chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Trong luận văn này phạm vi nghiên cứuchỉ là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
+ Về không gian: Nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tếngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnhNghệ An
+ Về thời gian: Nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhtrong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn
2010 - 2014; các số liệu phân tích trong luận văn dựa vào kết quả thống kêcủa Cục Thống kê Nghệ An, số liệu của các sở ban ngành của tỉnh
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, quan điểm của tỉnh Nghệ An vềchuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp chủ
yếu như phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp so sánh; phươngpháp phân tích hệ thống; phương pháp thống kê; phương pháp chuyên gia.Trong tính toán sử dụng giá thực tế và giá so sánh
Trang 14- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng của tỉnhtrong xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế trongnhững năm tới.
7 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận thực tiến về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2014
Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ Anđến năm 2020
Trang 15Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CẤP TỈNH
1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1 Cơ cấu kinh tế
Trong các tài liệu kinh té có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái
niệm cơ cấu kinh tế Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm “cơ
cấu” Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị
cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một
hệ thống Cơ cấu được hiểu như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu
cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định Cơ cấu là thuộc tính của
hệ thống, do đó khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống
Một cách tiếp cận cho rằng: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là mộttổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh
tế xã hội nhất định, được thể hiện cả mặt định tính lẫn định lượng, cả về sốlượng và chất lượng phù hợp với các mục tiêu được xác định của nền kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế có sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất Theo Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộnhững quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lựclượng sản xuất vật chất
Như vậy có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ
phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành [12, tr.177].
Trang 16Mục tiêu của nghiên cứu cơ cấu kinh tế đó là:
- Để xác định được các mối quan hệ tỷ trọng giữa các yếu tố cấu thànhcủa nền kinh tế, những tồn tại và vướng mắc trong nền kinh tế cũng nhưnguyên nhân của nó
- Xác định xu hướng phát triển của nền kinh tế
- Đề ra các phương hướng và giải pháp thực thi để đưa nền kinh tế đếnmột cơ cấu phù hợp hơn
Từ việc tiếp cận cơ cấu kinh tế theo các cách trên, có thể thấy cơ cấukinh tế có các đặc trưng chủ yếu sau:
Thứ nhất: Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, luôn luôn phản ánh và
chịu sự tác động của các quy luật khách quan Vai trò của yếu tố chủ quan làthông qua nhận thức ngày càng sâu sắc những quy luật đó, phân tích đánh giánhững xu hướng phát triển khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau để tìm raphương án thay đổi cơ cấu cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của đấtnước, cũng như của từng địa phương, từng vùng, từng ngành trong quá trìnhphát triển kinh tế Đối với một quốc gia hay một ngành, một địa phương cơcấu kinh tế được nhận thưc và phản ánh dưới chiến lượng phát triển kinh tế xãhội, ở các chương trình dự án, kế hoạch phát triển của nhà nước, của ngànhhay của địa phương
Thứ hai: Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử xã hội, thực tế cho thấy nền
kinh tế chỉ phát triển được khi xác định được mối quan hệ cân đối giữa các bộphận của quá trình tái sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội Cơ cấukinh tế gắn liền với sự biến đổi không ngừng của bản thân các yếu tố, các bộphận trong nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng chỉ khi nào giải quyết tốtmới diễn ra trôi chảy và đạt hiệu quả cao
Thứ ba: Cơ cấu kinh tế luôn vận động và phát triển ngày càng hợp lý
hơn, hoàn thiện hơn và đạt hiệu cao hơn Đó là sự vận động và phát triển
Trang 17không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội ngày càng
ở trình độ cao hơn, phạm vi ngày càng mở rộng hơn Khi tiến bộ khoa học và
kỹ thuật công nghệ tác động làm cho lực lượng sản xuất và cấu trúc của nó có
sự biến đổi về chất, khi đó sẽ tạo điều kiện cho con người ý thức để thực hiện
có hiệu quả chiến lược phát triển đồng bộ, hợp lý trong quá trình tái sản xuất
xã hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể
Thứ tư: Cơ cấu kinh tế vận động theo hướng ngày càng tăng cường mở
rộng sự hợp tác, phân công lao động trong nước và quốc tế Trong nền kinh tếthị trường, sự vận động khách quan của cơ cấu kinh tế theo hướng mở rộng sựhợp tác và phân công lao động diễn ra không chỉ trong phạm vi mỗi ngành,mỗi vùng, mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trênthế giới Do đó, mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh cần xác định được cơcấu kinh tế trên cơ sở xác định được lợi thế của mình gắn với thị trường trongnước và quốc tế, nhằm tạo cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy nhanh quá trìnhquốc tế hóa nền kinh tế quốc dân
Cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân được tiếp cận trên 3 cơ cấu
cơ bản: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu thành phần kinh
tế Trong đó, cơ cấu kinh tế ngành là cơ bản nhất
+ Cơ cấu kinh tế ngành: là tổ hợp được hình thành trên các tương
quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành với nhau và phản ánh trình độ phân công lao động xã hội của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” [13, tr.20] Khi phân tích cơ cấu kinh tế ngành người
ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính:
- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Là tổ hợp các ngành nôngnghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Do sự phát triển phân công lao động xã hội,các này hình thành và phát triển tương đối độc lập, nhưng lại gắn bó mật thiếtvới nhau
Trang 18- Ngành công nghiệp - xây dựng: Là một ngành quan trọng của nềnkinh tế quốc dân, bao gồm: ngành khai khoáng; công nghiệp chế biến, chếtạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòakhông khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; vàngành xây dựng.
- Ngành dịch vụ: Đây là một ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liềnvới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại:Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Vậntải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và truyền thông; Hoạt độngtài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạtđộng chuyên môn, khoa học và công nghệ; Hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ; Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhànước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; Giáo dục và đào tạo; Y
tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; Hoạt độngdịch vụ khác; Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sảnxuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình; Hoạt độngcủa các tổ chức và cơ quan quốc tế
+ Cơ cấu vùng - lãnh thổ: Nếu cơ cấu kinh tế ngành hình thành từ quá
trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu vùnglãnh thổ được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa
lý Cơ cấu kinh tế vùng thể hiện sự phân công lao động xã hội trên lãnh thổvới lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng mà hình thànhcác vùng kinh tế theo hướng sản xuất chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằmkhai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng, tạo ra sựphát triển nhanh và bền vững Trong cơ cấu vùng có sự biểu hiện của cơ cấungành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ Xu hướng phát triểncủa kinh tế vùng gắn liền với hình thành sự phân bố dân cư phù hợp với các
Trang 19điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ, giảm sự chênh lệch giữacác vùng.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế: Nếu phân công lao động sản xuất đã là cơ
sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ, thì chế độ sở hữu là cơ
sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế cũng lànhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ Sự tácđộng đó biểu hiện sinh động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nềnkinh tế Loại cơ cấu này phản ánh các mối quan hệ giữa con người trong quátrình sản xuất trong đó nổi bật lên hàng đầu là quan hệ sở hữu đối với tư liệusản xuất Mô hình chung về số lượng thành phần kinh tế trong nền kinh tế baogồm: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài Tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế này thườngkhông giống nhau Điều này tạo ra tính đặc thù trong chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển
Ngoài ba cơ cấu chính nói trên, cơ cấu kinh tế còn bao gồm cơ cấu kinh
tế kỹ thuật, cơ cấu tái sản xuất và cơ cấu các yếu tố cầu thành nền sản xuất xãhội như cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu lao động, cơ cấu thị trường, cơ cấu hànghóa dưới hình thức hiện vật và giá trị…
Tóm lại, cơ cấu kinh tế thể hiện sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi
vùng, của từng địa phương, cơ sở, trong đó cơ cấu kinh tế ngành có vai tròquan trọng hơn cả Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể đượcchuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi cảnước Cơ cấu vùng có ý nghĩa đối với việc quy hoạch chiến lược phát trểnkinh tế xã hội đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa giữa các vùng miền, đồngthời phát huy được tiềm năng lợi thế của từng vùng Cơ cấu thành phần kinh
tế phù hợp tạo nội lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển Cơ cấu theoquy mô công nghệ là động lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 201.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ cấu kinh tế thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợpthành cơ cấu kinh tế không cố định Đó là sự thay đổi về số lượng các ngànhhoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phầnkinh tế do sự xuất hiện, biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữacác yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có thể hiểu “là sự thay đổi tỷ trọng
các ngành trong tổng giá trị sản phẩm GDP của nền kinh tế trong một giai đoạn phát triển nhất định” Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí,
mà là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu Việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung củachuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp
để xây dựng một cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằmbiến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn Như vậy, chuyểndịch cơ cấu kinh tế về thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu, nó gắn liền với quátrình phân công lao động xã hội, sự biến đổi của lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là quá trình thay đổi (tăng hoặcgiảm) về quy mô, giá trị của các ngành trong nền kinh tế quốc dân và nội bộcác ngành kinh tế
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ
sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [Nghị quyết Trung ương VII - khóa
Trang 21VII] Từ đó có thể nhận thấy, bản chất của quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của ngành côngnghiệp mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới công nghệ, tạonền tảng cho tăng trưởng nhanh, hiệu quả, lâu bền của nền kinh tế và chính
sự chuyển dịch cơ cấu nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý đó cũng chính lànội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa là quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế từ chỗ cơ cấu nông nghiệp lạchậu sang cơ cấu công – nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khai thác thế mạnhcủa từng địa phương, sản xuất theo hướng hàng hóa, phát triển công nghiệp
và khoa học công nghệ để thu được giá trị và hiệu quả kinh tế cao nhất
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là quá trình có tính quy luật phổ biến ở tất cả các nước, song trong mỗi giaiđoạn khác nhau của sự phát triển, quá trình này cũng có những đặc điểmriêng, đòi hỏi phải được các chủ thể nhận thức đúng đắn và có ứng xử phùhợp Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta có những đặc điểm sau:
- Chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa, tuy rằng thời gian qua chúng ta đã có những bước chuyểnbiến mạnh mẽ Biểu hiện chủ yếu của đặc trưng này là nông nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nói chung, tỷ trọng công nghiệp có tăngsong chưa đạt mức mong muốn Trong nội bộ ba nhóm ngành lớn, cơ cấungành có sự thay đổi theo hướng tích cực, có tác động bước đầu đối với sựphát triển chung của nền kinh tế quốc dân, song chưa vững chắc, chưa đápứng được yêu cầu của sự hội nhập quốc tế và khu vực Trong nội bộ cácnhóm ngành, trình độ trang thiết bị kỹ thuật còn thấp, do vậy năng suất laođộng rất hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của đấtnước
Trang 22- Nền kinh tế Việt Nam bước sang giai đoạn mới về chất, giai đoạn mà
sự phát triển theo chiều rộng, đòi hỏi nền kinh tế và từng nhóm ngành phảichuyển hướng sang tìm kiếm và khai thác các yếu tố phát triển theo chiều sâu.Thực tế cho thấy ở nước ta, sự phát triển của ngành công nghiệp là do kết quảđầu tư lớn của nhiều năm trước đó của nhà nước cho một số số ngành quantrọng như dầu khí, xi măng, dệt may… đã tạo nên sự tăng tốc của sản xuấtcông nghiệp Đã đến lúc cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngànhtheo hướng phát triển chiều sâu: Xây dựng nhà máy lọc hóa dầu, công nghiệpchế biến, cơ khí chế tạo… đó là những khởi động bước đầu theo hướng này
và chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrên cơ sở khai thác các yếu tố phát triển theo chiều sâu
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa diễn ra trong bối cảnh của quá trình chuyển đổi kinh tế, tính chấtgiao thời của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý ảnh hưởng đến nhiều mặtcủa đời sống kinh tế - xã hội Trong giai đoạn này, một số yếu tố của cơ chếmới từng bước được hình thành, song vẫn cần có thời gian để củng cố, khẳngđịnh các yếu tố của cơ chế cũ vẫn còn hiện diện và vẫn còn phát huy vai tròcủa nó trong nền kinh tế, nhiều yếu tố quản lý ở tầm chiến lược vẫn chưađược xác định rõ nét
- Một điều khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiệnnay là trong khi cần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, sớm hình thành cơ cấumới tích cực để hội nhập thì lại thiếu các yếu tố cơ bản cho sự phát triển:thiếu vốn, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp kém, lao động trình độ tay nghềthấp… Bởi vậy các khó khăn bất cập xảy ra thường xuyên trong tiến trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất yếu và đòi hỏi chúng ta phải có các giảipháp và điều kiện điều chỉnh thích hợp
- Việt Nam đi vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh thếgiới đang diễn ra những thay đổi lớn về chính trị và kinh tế Các cuộc cách
Trang 23mạng khoa học công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyênmôn hóa và đa dạng giữa các quốc gia làm cho lực lượng sản xuất đượcquốc tế hóa ngày càng cao Đặc điểm này đòi hỏi các nước đều phải nỗ lựchội nhập vào xu thế chung, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa Quántriệt đặc điểm này là yếu tố quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúnghướng và có hiệu quả.
1.1.3 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với sự tăng trưởng và phát triển của mỗi tỉnh Vì sự tăng trưởng kinh tế vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh là hai mặt của sự phát triển kinh tế, giữachúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau như mối quan hệ giữa lượng và chất
Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và ngược lạităng trưởng kinh tế sẽ tạo điều kiện cần thiết để hoàn thiện hơn nữa cơ cấucủa tỉnh trong tương lai Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnhtrong quá trình công nghiệp hóa được thể hiện các điểm sau:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh sẽ tạo điều kiệnthực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã vạch ra trong chiến lược phát triểncủa từng ngành, từng vùng
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho cácngành phát triển với số lượng, chủng loại sản phẩm phong phú, đáp ứng nhucầu đời sống vật chất, văn hóa ngày càng tăng của xã hội Đồng thời đảm bảo
sử dụng đồng vốn đầu tư của tỉnh một cách có hiệu quả, tạo điều kiện thúcđẩy sự phát triển mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành phần kinh tế trên địa bàntỉnh; tạo sự ổn định, tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo cácmục tiêu kinh tế - xã hội đã được vạch ra trong chiến lược phát triển kinh tếcủa tỉnh
Trang 24- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác và
sử dụng có hiệu quả các yếu tố lợi thế của tỉnh Các yếu tố đó là nguồn lực tàinguyên, lao động yếu tố lợi thế so sánh như chi phí sản xuất
Thông qua quá trình tổ chức khai thác có hiệu quả các yếu tố lợi thế,trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành sẽ tìm ra các ngành mũinhọn tạo khả năng tăng trưởng mạnh cho tỉnh đồng thời giải quyết mối quan
hệ bền vững giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, vớiphát triển nguồn nhân lực
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh sẽ thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế
Trước hết chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nhằm nâng cao vai trò vàthiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành với nhau, tạo đà cho các ngànhcùng nhau tăng trưởng và phát triển
Chuyển dịch cơ cấu ngành giúp các ngành có điều kiện tiếp thu trình độkhoa học - công nghệ, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH Mặt khác, chuyển dịch
cơ cấu ngành sẽ nâng cao tính hiệu quả và mở rộng quá trình hợp tác kinh tếgiữa các tỉnh với các địa phương, vùng trong nước cũng như quốc tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh tạo ra sự thay đổitrong cơ cấu xã hội
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh không chỉ có tácđộng đến thay đổi cơ cấu dân cư của tỉnh đó mà còn tạo điều kiện nâng caotrình độ người lao động và mức sống dân cư, từ đó cũng làm thay đổi cơ cấutiêu dùng của dân cư
Trong quá trình CNH, HĐH, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theohướng tăng tỷ trọng công ngiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Việcphát triển mạnh các ngành công công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệtmay, da giầy, điện, điện tử… đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông
Trang 25nghiệp Bên cạnh đó, mức thu nhập dân cư ở khu vực thành thị thường caohơn ở nông thôn dẫn tới một bộ phận dân cư di chuyển từ nông thôn ra thànhthị làm thay đổi cơ cấu dân cư.
Trong quá trình CNH, HĐH đói với khu vực nông nghiệp nông thôn, việcchuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển các ngành đem lại hiệu quảkinh tế cao, phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp gắn chặt với quá trình xâydựng nông thôn làm cho thu nhập và đời sống của người lao động trong khu vựcnày được cải thiện, do đó cơ cấu tiêu dùng của người dân cũng thay đổi
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện mởđường, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH, tăng lao động có hàm lượng khoahọc kỹ thuật, giảm lao động thủ công trong nội bộ các ngành; chuyển dịch cơcấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, dịch vụ
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh đảm bảo tăngcường sức mạnh về bảo vệ quốc phòng an ninh, góp phần quan trọng vào sự
ổn định chính trị, kinh tế của tỉnh
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh một hiệu quả, hợp lý sẽ tạo
ra khả năng tích lũy cao ở những ngành, những vùng có nhiều ưu thế, khôngnhững có khả năng bù đắp cho những ngành, những vùng không có điều kiệntích lũy, mà còn góp phần làm tăng tích lũy của nên kinh tế tỉnh, đảm bảo vàtăng cường sức mạnh quân sự, ổn định chính trị, kinh tế và xã hội của tỉnh
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh sẽ tạo điều kiệncho nền kinh tế nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh tạo điều kiện thúc đẩy sự pháttriển của mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành phần kinh tế tạo khả năng phát triểnthuận lợi cho cả tổng thể và từng bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, làm tăngnền tảng cho nền kinh tế tỉnh phát triển một cách hài hòa, cân đối với từngbước đưa nền kinh tế tỉnh hòa nhập vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới
Trang 26Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa tỉnh đóng vai trò quantrọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương cũng nhưcủa vùng và quốc gia Vì vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địabàn tỉnh là sự cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2 Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.1 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn cấp tỉnh
- Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế xét trên bình diện tổng thể ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh gồm 3 lĩnh vực cơ bản: Cơ cấu ngànhcông nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp và cơ cấu ngành dịch vụ Vì vậy,chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh cũng bao hàm chuyển dịch cả 3ngành, lĩnh vực đó Có tính kết nối, phù hợp với điều kiện về nguồn lực vậtchất, phi vật chất, phù hợp với biến đổi của thị trường cũng như biến đổi củakhoa học - công nghệ trên địa bàn tỉnh và xu thế toàn cầu hóa Trong đó, xuthế chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh đó là: giảm
tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ Đồngthời, đảm bảo cho các ngành kinh tế này chuyển dịch một cách hiệu quả theohướng CNH, HĐH Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàntỉnh ở các nước đang phát triển luôn thể hiện qua các các giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn 1: Phát triển ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ.+ Giai đoạn 2: Phát triển ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.+ Giai đoạn 3: Phát triển ngành dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.Tuy nhiên, việc phân chia các giai đoạn trên chỉ mang tính chất tươngđối Việc xác định cơ cấu ngành kinh tế tỉnh đang ở giai đoạn nào và xuhướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời gian tới là gì, là yếu tố quantrọng quyết định sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh
Trang 27Để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa 3 ngành công nghiệp nông nghiệp - dịch vụ trên địa bàn tỉnh ta đánh giá các nội dung sau:
Chuyển dịch cơ cấu GDP giữa 3 ngành Công nghiệp Nông nghiệp dịch vụ thông qua chỉ tiêu cơ cấu GDP
-Ti=(GDPi/∑GDP)*100%
Trong đó:
T i : là tỷ trọng giá trị sản lượng ngành i trong toàn ngành kinh tế GDP i : Giá trị sản lượng ngành i.
∑GDP: Tổng giá trị sản lượng toàn ngành kinh tế.
Trong quá trình đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu GDP giữacác ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xuhướng vận động và mức độ thành công của công nghiệp Chỉ tiêu cơ cấu GDPnhư một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lườngđánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấucủa nền kinh tế Trong quá trình CNH mối tướng quan này có xu hướngchung là khu vực nông nghiệp có tỷ lệ ngày càng giảm còn khu vực phi nôngnghiệp (công nghiệp, dịch vụ) ngày càng tăng lên Và trong điều kiện của KH
- CN hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiểm tỷ trọng caonhất, sau đó công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh luôn gắn với cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế
Thể hiện ở công thức:
TLDi=(LDi/∑LD)*100%
Trong đó:
T LDi : là tỷ trọng lao động ngành i trong toàn ngành kinh tế.
LD i : Số lượng lao động của ngành i.
∑LD: Tổng số lao động trong toàn ngành kinh tế.
Trang 28Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thì chỉ tiêu cơ cấu laođộng làm việc trong nền kinh tế là chỉ tiêu rất quan trọng, nó thể hiện là cơcấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vàocác lĩnh vực sản xuất khác nhau Các nhà kinh tế học đánh giá rất cao chỉ tiêu
cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế, vì ở góc độ phântích vĩ mô cơ cấu lao động xã hội mới là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất mức
độ thành công về mặt kinh tế xã hội của quá trình CNH, HĐH Bởi vì, CNHhiểu theo nghĩa đầy đủ của nó không chỉ đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọng giátrị sản xuất công nghiệp, mà cũng là mức đóng góp vào GDP ngày càng tăngcủa lĩnh vực công nghiệp (hiện nay là công nghiệp và dịch vụ dựa trên côngnghệ kỹ thuật hiện đại) phải là quá trình CNH, HĐH đời sống xã hội, conngười, trong đó cơ sở quan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việctrong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lựclượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh luôn gắn với hội nhập trong khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếcũng gắn với xu hướng phát triển của thị trường thế giới, hay nói một cáchkhác tư duy quốc gia phải gắn với tư duy quốc tế là xu hướng tất yếu của thếgiới ngày nay Trong điều kiện một nền kinh tế đang CNH, cơ cấu các mặthàng xuất khẩu cũng được xem như một trong những tiêu chí quan trọng đánhmức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH, HĐH Quy luật phổ biến của quá trình CNH là xuất phát từ một nềnkinh tế nông nghiệp, ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơcấu GDP và số lượng lao động làm nông nghiệp chiếm phần lớn nhất trongtổng lực lượng lao động xã hội, do đó trong tổng giá trị xuất khẩu ít ỏi mà họ
có được, một phần rất lớn là sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm của côngnghiệp khai thác ở dạng nguyên liệu thô (chưa qua chế biến hoặc chỉ ở dạng
Trang 29sơ chế) Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ,nguyên vật liệu phục vụ quá trình phát triển công nghiệp lại rất lớn nên tìnhtrạng khan hiếm và thiếu hụt ngoại tệ luôn là một điểm yếu.
Hầu hết các nước đó trải qua quá trình CNH để trở thành một nướccông nghiệp phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong cơ cấusản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩuhàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp chế biến, lúc đầu là các loại sảnphẩm của công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động kỹ thuật thấp như lắpráp, sản phẩm dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản chuyển dần sang cácloại sản phẩm sử dụng công nghệ kỹ thuật cao như sản phẩm cơ khí chế tạo,hóa chất, điện tử Chính vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từnhững mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sởcông nghệ - kỹ thuật cao luôn được xem như một trong những thước đo rấtquan trọng đánh giá mức độ thành công của CNH, HĐH
Như vây, khi phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu gồm cơ cấuGDP, cơ cấu lao động, cơ cấu hàng xuất khẩu để xem xét Mức độ chi tiết, cụthể và các khía cạnh tiếp cận của những phân tích này trước hết phụ thuộc vàoyêu cầu mục tiêu cần đánh giá, vào nguồn tài liệu sẵn có và vào nhiều yếu tốkhác Một nhóm các chỉ tiêu khác góp phần đánh giá tính hiệu quả của chuyểndịch cơ cấu kinh tế với tư cách là kết quả của cơ cấu phân bổ các nguồn lực
xã hội, trước hết là cơ cấu đầu tư Đó là các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh
tế, năng suất lao động xã hội, chỉ số ICOR, mức độ tiêu hao năng lượng trênmỗi đơn vị GDP được tạo ra, số chỗ việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thấtnghiệp, mức giảm nghèo Những chỉ tiêu này vốn là những chỉ tiêu tổng hợpphân tích tình hình phát triển kinh tế của đất nước, nhưng trong một chừngmực nhất định chúng góp phần đáng kể vào việc đánh giá tính hiệu quả của
cơ cấu kinh tế đang được xây dựng của một nền kinh tế
Trang 301.2.2 Nội dung chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế
- Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp gắn với quá trình đôthị hóa, có bước đi linh hoạt, mềm dẻo nhưng đảm bảo đồng bộ, thống nhấtvới mục tiêu, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trung và dài hạn củatỉnh Phát huy lợi thế của tỉnh để phát triển theo hướng tập trung và mở, gắnvới nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Tập trung phát triển ngànhcông nghiệp chủ lực hướng về xuất khẩu, phát triển công nghiệp sạch, côngnghiệp công nghệ cao Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tạo ra sảnphẩm có giá trị cao, các ngành công nghiệp hỗ trợ, chú trọng thu hút cácngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường
Đẩy mạnh hình thành, phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản củakinh tế tri thức (công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học, côngnghệ vật liệu mới ) để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành côngnghiệp theo hướng CNH, HĐH Tích cực triển khai thực hiện chương trình sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Củng cố, phát triểnsản xuất tiểu thủ công nghiệp; tiếp tục triển khai phát triển các làng nghềtruyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao; kết hợp giữa pháttriển các làng nghề với phát triển du lịch
Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạchphát triển hợp lý và hiệu quả công nghiệp theo vùng, phát triển các khu côngnghiệp, cụm công nghiệp
- Nội dung chuyển cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ trong quá trình CNH, HĐH
Tập trung ưu tiên phát triển các ngành, các loại hình dịch vụ chất lượngcao như: du lịch, thương mại, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng,
Trang 31khoa học - công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, vận tải trên địa bàn tỉnh Pháthuy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, phát triển du lịch thực sự trở thànhngành kinh tế mũi nhọn với nhiều loại hình như: du lịch văn hóa, lịch sử, sinhthái, nghỉ dưỡng, làng nghề
Thúc đẩy thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển Đầu tư nâng cấp,cải tạo và xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật thương mại dịch vụ của tỉnh đápứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng dịch vụ phục vụ
đô thị Phát triển dịch vụ trong mỗi quan hệ hài hòa với phát triển các ngànhcông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng phát huy lợi thế so sánhtĩnh (lợi thế tự nhiên) và lợi thế so sánh động (lợi thế về sử dụng nguồn laođộng có kỹ thuật, công nghệ)
- Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp trênđịa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, chú trọng tới dịch vụ tiêu thụ hàng nông sảncho nông dân, tích cực xây dựng thương hiệu hàng nông sản, sản xuất hàng hóachuyên canh quy mô hợp lý đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đô thị Xây dựng cơ
sở chăn nuôi, giết mổ gia súc theo quy hoạch Mở rộng diện tích rau an toàn,rau có giá trị kinh tế cao, tăng diện tích trồng hoa, cây ăn quả, cây cảnh
Tập trung đầu tư, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến, tiêu thụ sản phẩm hànghóa cho nông dân Đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, áp dụng côngnghệ hiện đại, công nghệ gien, công nghệ sinh học vào sản xuất để nâng caochất lượng, năng suất sản phẩm của ngành
Phát huy các hình thức tổ chức kinh doanh nông nghiệp, hợp tác xã,kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thực hiện liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà
Trang 32nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp để từng bước nâng cao năng suất, chấtlượng sản phẩm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Về tổng thể, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngành trên địa bàn tỉnhtheo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành côngnghiệp và dịch vụ, bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúnghướng, hiệu quả và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới
1.2.3 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn cấp tỉnh
Cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố, các nhân tốđều tác động đến sự thay đổi trong cơ cấu của tổng cầu và sự phân bổ cácyếu tố của sản xuất mà tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành Dướiđây là một số nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theohướng CNH, HĐH:
- Tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh
Tiềm năng, lợi thế của tỉnh về tự nhiên như: vị trí địa lý, nguồn tàinguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, nguồn nước là yếu tố tác động trực tiếptới sự hình thành, vận động và biến đổi của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhcủa tỉnh Đối với tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sảndồi dào sẽ có lợi thế phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, côngnghiệp chế biến Đối với tỉnh có nguồn lực về đất đai, thời tiết, khí hậu thuậnlợi sẽ tạo ra được những ngành, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tạo tiền đềcho ngành nông nghiệp phát triển Đối với những tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi
sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ Vì vậy, chuyển cơ cấu kinh tếngành của tỉnh bao giờ cũng dựa trên lợi thế về các điều kiện tự nhiên và tàinguyên thiên nhiên nhằm khai thác hết tiềm năng phục vụ sản xuất
Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về đặc điểm văn hóa - xã hội, nguồn lựclao động là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình chuyển dịch cơ
Trang 33cấu ngành kinh tế của tỉnh Nhân tố văn hóa - xã hội bao trùm nhiều mặt từcác tri thức phổ thông đến các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại vềkhoa học, công nghệ, văn học, lối sống, phong tục tập quán Trình độ vănhóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao của mỗi tỉnh Ngoài ra, vớinguồn nhân lực chất lượng cao là cơ sở để sản xuất phát triển đáp ứng nhucầu không chỉ về số lượng mà cả chất lượng hàng hóa, từ đó dẫn đến nhữngthay đổi về vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Lợi thế về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh như hệthống giao thông, bến cảng, sân bay, kho bãi, thủy lợi, điện, bưu chính viễnthông là điều kiện, tiền đề cho sản xuất hoàng hóa và chuyển dịch cơ cấucấu ngành kinh tế Tất cả các yếu tố đó đều tác động trực tiếp và mạnh mẽđến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh
- Tầm nhìn và năng lực xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế ngành nói riêng của tỉnh
Căn cứ vào các lợi thế, tiềm năng của tỉnh yêu cầu nhà quản lý phải cótầm nhìn rộng, bao quát về tổng thể nền kinh tế, tổng thể các lợi thế, tiềmnăng để từ đó định ra, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung
và phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực nói riêng của tỉnh cho phù hợp Địnhhướng phát triển của tỉnh không chỉ nhằm khuyến khích mọi lực lượng sảnxuất xã hội đạt mục tiêu đề ra, mà còn đưa ra các dự án để thu hút mọi thànhphần kinh tế tham gia sản xuất nhằm đảm bảo sự cân đối giữa các sản phẩm,các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế của tỉnh
Những tác động về thể chế, chính sách kinh tế của tỉnh nhằm địnhhướng và điều tiết cơ cấu kinh tế theo ngành Thông qua hệ thống pháp luật,các chính sách và công cụ quản lý vĩ mô như chính sách đầu tư, chính sách tàichính, tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại các yếu tố này tác động mạnh mẽđến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh
Trang 34- Khả năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh
Huy động, phân bổ hiệu quả và sử dụng hợp lý các nguồn lực của nềnkinh tế là một trong những điều kiện mấu chốt trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Các nguồnlực có thể được huy động, sử dụng và quản lý đó là nhân lực, tài chính, côngnghệ và tài nguyên thiên nhiên Các nguồn lực này sẽ xác định tầm nhìn,chiến lược và mục tiêu dài hạn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vìvậy, các nguồn lực cần phải được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm Đồng thời, việcphân bổ về tài chính phải phù hợp, cần chú trọng chuyển sang những ngành
có năng suất cao hơn, trong đó cần phải lưu ý đến vốn đầu tư vì hiện naynguồn vốn đầu tư của tỉnh chưa nhiều
Sử dụng hiệu quả nguồn lực công nghệ, nâng cao khả năng ứng dụng
và đưa các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất, phát huy lợi thế đểtạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và nền kinh tế của tỉnh
Nguồn lực lao động có vai trò rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấukinh tế của tỉnh Hiện nay, dân số các tỉnh của Việt Nam đang trong thời kỳ
“cơ cấu dân số vàng”, chúng ta có lợi thế về lượng do đó cần phải phát huy vàkhai thác tốt nguồn lực này góp phần cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhcủa tỉnh trong quá trình CNH, HĐH Bên cạnh đó cần tiếp tục đào tạo, pháthuy nguồn nhân lực chất lượng cao để đưa kinh tế của tỉnh phát triển
- Sự đổi mới, hoàn thiện và phối hợp hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ
mô trên địa bàn tỉnh
Mọi sự hoạt động của nền kinh tế cấp tỉnh đều có sự điều tiết của cơquan quản lý nhà nước cấp tỉnh, song không phải cơ quan quản lý nhà nướccan thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế
mà điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế
Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì thực hiện miễn,giảm thuế hoặc định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn
Trang 35đối với những hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được ítlợi nhuận, tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển.
Tùy theo từng điều kiện cụ thể, từng giai đoạn nhất định mà đường lốichính sách phát triển ngành kinh tế sẽ khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu vềphát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh cho phù hợp
và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong từng giai đoạn cụ thể
- Năng lực xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện pháp luật
Cấp tỉnh cần nâng cao vai trò, năng lực trong xây dựng hoàn thiện hệthống pháp luật phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, tạo hànhlang pháp lý bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh theo hướngCNH, HĐH Ban hành các quy định để điều tiết nền kinh tế phát triển và cơcấu kinh tế chuyển dịch theo định hướng của tỉnh Hệ thống pháp luật làcông cụ, là biện pháp hữu hiệu trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành Đưa hệ thống pháp luật vào cuộc sống; quản lý xã hội, quản lýkinh tế bằng pháp luật; nâng cao năng lực điều hành, quản lý của tỉnh bằng
hệ thống pháp luật, đảm bảo mọi hoạt động của nền kinh tế được điềuchỉnh bằng pháp luật
- Năng lực canh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽđến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, chính vì sự phân công lao độngdiễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thị trường rộng lớnđược mở ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, cho phép các tỉnh cókhả năng khai thác những thế mạnh của nhau để trao đổi các nguồn lực, vốn,
kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách có hiệu quả để tạo ra những sản phẩmcạnh tranh có uy tín và chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế Chính vìvậy, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế là nhân tố quan trọng trong quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh
Trang 361.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH và bài học rút ra đối với tỉnh Nghệ An
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH
- Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh [27]
Trong thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tếmột cách toàn diện cả về mặt chất và mặt lượng Trong giai đoạn 2008 - 2010,thành phố đã tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhóm giải pháp chủ yếu
về cải thiện môi trường đô thị; hoàn tất ban hành các chương trình, đề án và dự
án của chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đưa vào hoạt động
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố theo hướng pháttriển dịch vụ và các ngành công nghiệp công nghệ cao; đồng thời, thành phốcũng thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thủ tục xuất nhập cảnhđối với chuyên gia y tế nước ngoài đến Việt Nam; chế độ khuyến khích hoạtđộng đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; phân cấp mạnh và đồng bộhơn cho thành phố trong việc thu hút và cấp phép cho nhà đầu tư trong vàngoài nước thành lập cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao; cơ chếphối hợp với các tập đoàn kinh tế Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, tổng công
ty Nhà nước trực thuộc bộ - ngành Trung ương trên địa bàn thành phố; xâydựng mạng thông tin liên kết về nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục
và đào tạo trên địa bàn thành phố; hỗ trợ thành phố trong quy hoạch và xâydựng Khu đô thị cảng Hiệp Phước, trung tâm thương mại quốc tế tại Khu đôthị mới Thủ Thiêm
- Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai [28]
Với vị trí địa lí thuận lợi: nằm ở vùng Đông Nam Bộ, là 1 trong 3 tỉnhnằm trong tam giác kinh tế (thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình
Trang 37Dương), Đồng Nai có độ tăng trưởng trung bình 10 năm (1999-2009) đạt 13%khá cao so với bình quân cả nước Trong đó đóng góp chính là nhóm ngànhcông nghiệp - xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đúng hướng, vốnđầu tư tăng trưởng khá nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, năng lực cạnh
tranh cao so với cả nước Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp Với việc đặt trọng tâm vào phát triển những ngành
công nghệ cao như công nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử, công nghiệp chếbiến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, da dày, công nghiệp hóa -
mĩ phẩm…Đồng Nai phấn đấu đến năm 2020 tỉnh cơ bản trở thành một tỉnhcông nghiệp Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế ngành của tỉnhĐồng Nai có đi theo hướng phát triển công nghiệp - xây dựng, tỉnh chú trọngvào xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất công nghệ cao để tạo ra
nền tảng ban đầu cho sự chuyển dịch kinh tế Tỉnh đã xây dựng những ngành
công nghiệp mũi nhọn làm động lực để kéo nền kinh tế đi lên Cùng với đó,
tăng cường ứng dụng những công nghệ mới, cơ giới hóa nông nghiệp nôngthôn để nâng cao năng suất trong lĩnh vực này khi mà diện tích và lao độngtrong khu vực này đang bị thu hẹp một cách nhanh chóng
Như vậy, có thể thấy rõ một điều từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành của tỉnh Đồng Nai là trên cơ sở tận dụng lợi thế địa lý, tỉnh đã
có những chính sách hết sức hiệu quả trong việc lựa chọn cơ cấu ngành mũinhọn, hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về các ngànhcông nghiệp công nghệ cao, từ đó tạo nền tảng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế, tạo động lực kéo nền kinh tế đi lên
- Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng [29]
Một trong những hướng đi đột phá thời kỳ đầu để đẩy mạnh công
nghiệp hóa mà Đà Nẵng đã lựa chọn, là ưu tiên phát triển công nghiệp Để
Trang 38đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, ngay trong những năm tiếp theo đó, các nhà hoạch định chính sách đã lựa chọn mô hình phát triển của một thành phố có môi trường thân thiện và hiện đại, đưa Đà Nẵng phát triển theo
một hướng đi mới, lấy ngành dịch vụ làm chủ đạo Giai đoạn 2006-2013 đánhdấu sự tăng trưởng mạnh của ngành dịch vụ với tốc độ tăng bình quân gần20%/năm, cao hơn gấp hai lần so với giai đoạn 1997-2005 Sự phát triển củangành dịch vụ không chỉ đóng góp cao trong cơ cấu GDP mà còn tạo sựchuyển dịch lao động mạnh mẽ ra khỏi ngành nông nghiệp Giai đoạn này,lượng vốn đầu tư bắt đầu chảy vào ngành dịch vụ cao hơn so với các ngànhcòn lại, với tỷ trọng 70% tổng lượng vốn đầu tư Sự chuyển dịch trong nội bộngành thương mại, vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, tài chính đang tạo
ra giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ, làm tăng tỷ trọng đóng góp của ngànhtrong cơ cấu GDP thành phố
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Đà Nẵng 10 năm qua được cácchuyên gia kinh tế đánh giá như một quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theohướng tăng sức cạnh tranh ở khu vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng giá trịsản xuất ước đạt 16%/năm Kết quả này nhờ việc tập trung chuyển dịch sâutrong nội bộ ngành dịch vụ, trong đó lựa chọn du lịch làm ngành kinh tế mũinhọn Tổng lượng khách du lịch đến thành phố giai đoạn 2003-2013 ước đạt
16 triệu lượt khách, tăng 19,3%/năm; doanh thu du lịch thuần túy ước tăng23,5%/năm với giá trị năm 2013 ước đạt 2.800 tỷ đồng
Giữ vững mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị hiện đại, ĐàNẵng đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, để đến năm 2020 cơ bản hìnhthành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăngtrưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Cơ cấukinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng “dịch vụ - côngnghiệp - nông nghiệp”, để Đà Nẵng sớm trở thành một trong những trung tâm
Trang 39dịch vụ lớn của cả nước, là cửa ngõ giao thương với nước ngoài, có cácngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn để trở thànhcác ngành kinh tế chủ lực.
Như vậy, có thể nói, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Đà
Nẵng là một minh chứng rõ nhất cho việc lựa chọn mô hình phát triển theo
“Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối” hay các “cực tăng
trưởng” Điều này được thể hiện trong chiến lược ưu tiên phát triển công
nghiệp vào giai đoạn 2003 - 2005 và phát triển mạnh ngành dịch vụ giai đoạn
2006 - 2013 Với quan điểm lấy dịch vụ làm chủ đạo một mặt đóng góp lớnvào GDP, mặt khác tạo sự chuyển dịch lao động mạnh đối với ngành nôngnghiệp (một ngành không phải thế mạnh của Đà Nẵng)
1.3.2 Bài học rút ra cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An
- Một là, xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển các ngành kinh
tế gắn với tiềm năng và lợi thế sẵn có của từng địa phương
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế trên địabàn tỉnh có vai trò rất quan trọng trong đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế trên địabàn tỉnh là cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai
và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế
-xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của tỉnh trong từng giai đoạn phát triển.Thông qua kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh, đặcbiệt là thành công trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch pháttriển ngành công nghiệp, dịch vụ Nghệ An cần phải xây dựng quy hoạch, kếhoạch và chiến lược riêng của từng ngành kinh tế gắn với tiềm năng, lợi thếsẵn có của tỉnh nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quátrình thực hiện CNH, HĐH
Trang 40- Hai là, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứngyêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, tạo động lực cho sự phát triển Hệ thống kết cấu
hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng caonăng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Ba là, phát huy lợi thế so sánh nhằm khai thác các tiềm năng, thếmạnh của tỉnh nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngànhtrong quá trình CNH, HĐH
Tiềm năng, lợi thế của tỉnh là một trong những nhân tố quan trọng tácđộng trực tiếp đến việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn cần phải tậndụng và phát huy được thế mạnh của địa phương để góp phần quan trọngtrong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của một tỉnh, Nghệ An cần tận dụngtriệt để và phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm thúc đẩy quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH