Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Nguồn nhân lực

Theo Niêm giám Thống kê tỉnh Nghệ An năm 2015, Dân số trung bình năm 2014 ở Nghệ An có 3,034 triệu người, trong đó Nam giới chiếm 49,66%, nữ giới chiếm 50,34%; thành thị chiếm 15,10%, nông thôn chiếm 84,90%; Miền núi chiếm 36,55%, miền xuôi chiếm 63,45%. Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, đồng bằng và đô thị.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2014 có 1,953 triệu người, chiếm tỷ lệ 64,30% tổng dân số toàn tỉnh. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2014 tổng

số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh có 1,924 triệu người, trong đó lao động chia theo nghề nghiệp:

Bảng 2.1: Lao động đang làm việc phân theo nghề nghiệp năm 2014 Số lao động (Nghìn người) Tỷ lệ (%) Tổng số 1924,1 100,00 Nhà lãnh đạo 20,5 1,07

Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 58,7 3,05 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 55,3 2,87

Nhân viên 24,8 1,29

Dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán hàng 244,1 12,69 Nghề trong nông, lâm nghiệp thủy sản 75,3 3,91 Thợ thủ công, thợ khác có liên quan 214,5 11,15 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 56,7 2,95

Nghệ giản đơn 1171,3 60,87

Khác 2,9 0,15

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê năm 2014

Nguồn lao động dồi dào, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường tỉnh vẫn thiếu các nhà doanh nghiệp giỏi kể cả trong và ngoài quốc doanh. Hơn nữa chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh. Vì vậy, cần có chính sách đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động để có thể tiếp cận và thích nghi với cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w