7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2014
2.2.1. Cơ cấu các ngành kinh tế trong quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An
Những kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta nói chung và của Nghệ An nói riêng trong giai đoạn 2010 - 2014 được thể hiện ở các khía cạnh cơ cấu khác nhau, trong đó rõ nét nhất và đặc trưng nhất là từ góc độ cơ cấu ngành. Theo phân ngành kinh tế ở nước ta, cơ cấu kinh tế được chia theo ba nhóm ngành lớn là: ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành Công nghiệp và xây dựng và ngành Dịch vụ. Trong những năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành kinh tế của Nghệ An đã có sự chuyển dịch theo hướng: nâng cao tỷ trọng và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng giá trị sản lượng ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng lên.
Theo số liệu từ Bảng 2.2 ta thấy, sự chuyển dịch cơ cấu các ngành trong GDP ở tỉnh Nghệ An đã chuyển dịch cơ bản đúng hướng giảm tỷ trọng ở ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ở ngành Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng GDP của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 chiếm 30,67% đến năm 2014 giảm xuống 29,64%, giảm 1,02%. Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp và xây dựng năm 2010 chiếm 25,82% đến năm 2014 tăng lên 28,49%, tăng 2,67%. Tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ năm 2010 chiếm 43,51% đến năm 2014 giảm xuống 41,87%, giảm 1,64%.
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế vĩ mô tỉnh Nghệ An 2010 - 2014
Đơn vị tính: %
Tổng số 100,0 0 100,0 0 100,0 0 100,0 0 100,00
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 30,67 32,53 30,79 29,31 29,64 Công nghiệp và xây dựng 25,82 28,11 28,24 28,36 28,49 Dịch vụ 43,51 39,36 40,97 42,33 41,87
Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê năm 2014
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành được thể hiện trên cơ sở có sự tăng trưởng khá và đều của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và của cả 3 khu vực. Có được sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực nói trên là do trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Nghệ An đã biết vận dụng triệt để và có tính sáng tạo vào tình hình thực tế của địa phương. Thông qua sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư, xác định trọng điểm đầu tư cho từng ngành trong từng giai đoạn nhất định, đặc biệt là từ nguồn vốn của Nhà nước liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
Điều đó cũng có nghĩa là dù ở điểm xuất phát thấp nhưng cơ cấu ngành của Nghệ An đã và đang chuyển dịch đúng hướng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng này vừa là kết quả tất yếu của sự tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu theo kinh tế ngành chưa mạnh. Sự chuyển dịch rõ nét nhất được thể hiện ở ngành công nghiệp xây dựng qua các năm, bình quân mỗi năm tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và xây dựng tăng thêm 0,67%. Sự chuyển dịch của ngành dịch vụ có sự thay đổi qua các năm chưa ổn định, năm tăng, năm giảm (năm 2011/2010 giảm 4,15%, 2012/2011 tăng 1,61%, 2013/2014 tăng 1,36%, 2014/2013 giảm 0,46%). Ở ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sự chuyển dịch được thể hiện thời kỳ năm 2011 - 2014, Cơ cấu của ngành này năm 2011 chiếm 32,53% đến năm 2013 giảm xuống còn 29,31% nhưng năm 2014 lại tăng lên
29,64%. Xu thế này là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, để tạo ra sự tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững đều cần có sự đầu tư đúng hướng. Trong nội bộ nền kinh tế, cơ cấu kinh tế biến đổi chịu sự chi phối mạnh mẽ của đầu tư. Trên giác độ nền kinh tế, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế, từ đây có thể nhận thấy đầu tư có tác dụng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, đầu tư góp phần tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế giữa các ngành, vùng lãnh thổ
Bảng 2.3: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn theo ngành kinh tế vĩ mô tỉnh Nghệ An 2010 - 2014
Đơn vị tính: %
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3.319 3.355 3.490 3.682 3.726 Công nghiệp và xây dựng 11.070 15.633 16.237 17.527 18.592 Dịch vụ 8.649 8.693 9.643 10.405 11.581
Cơ cấu (%)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 14,41 12,12 11,88 11,65 10,99 Công nghiệp và xây dựng 48,05 56,48 55,29 55,44 54,85 Dịch vụ 37,54 31,40 32,83 32,91 34,16
Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê năm 2014
Để có được sự tăng trưởng của các ngành, Nghệ An đã tập trung đầu tư nhiều cho lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất đồ uống, công nghiệp chế biến sản phẩm, hàng may mặc, sản xuất điện để nâng dần cơ cấu hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Nguồn vốn đầu tư trong ngành công nghiệp xây dựng năm 2010 chiếm 48,05% đến năm 2014 chiếm 54,85% cao
nhất trong tất cả các ngành. Trong khi đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 chiếm 14,41% nhưng đến năm 2014 giảm xuống còn 10,99%. Ngành dịch vụ năm 2010 chiếm 37,54% đến năm 2014 là 34,16%.
Tuy tỷ trọng vốn đầu tư của từng ngành đều có sự tăng giảm, song số tuyệt đối của vốn đầu tư dành cho các ngành đều tăng lên qua các năm, từ đó làm cho GDP của các ngành tăng lên và GDP của tỉnh cũng được tăng lên. Trong khi tỷ trọng đầu tư dành cho nông nghiệp có xu hướng giảm xuống so với các ngành khác thì GDP của nông nghiệp trong tổng GDP của tỉnh vẫn tăng lên qua các năm chứng tỏ việc đầu tư cho nông nghiệp đã có bước đi đúng hướng. Từ chỗ chỉ đạt 1 triệu tấn trong năm 2010 thì đến nay, Nghệ An đã tự cung cấp được lương thực cho toàn tỉnh với sản lượng trên 1,2 triệu tấn đảm bảo an ninh lương thực.
Bảng 2.4: Chỉ số phát triển GDP theo ngành kinh tế vĩ mô tỉnh Nghệ An 2011 - 2014
Đơn vị tính: %
Năm 2011 2012 2013 2014
Tổng số 108,76 104,56 106,49 106,02
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 104,86 103,27 103,81 103,84 Công nghiệp và xây dựng 120,61 104,26 108,02 106,68 Dịch vụ 104,48 105,69 107,31 107,02
Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê năm 2014
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành được thực hiện với sự phát triển các ngành theo hướng đa dạng hoá, dần dần hình thành ngành trọng điểm và mũi nhọn, nhờ vậy đã xác định được trọng điểm đầu tư cho từng ngành và xác định được các mặt hàng chiến lược. Bên cạnh đó, Nghệ An cũng chủ trương và tiến hành phát triển đa dạng hóa, đa phương hoá, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế trong tỉnh tham gia vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là ngành nông nghiệp, do đó
đã tạo ra một khối lượng GDP chiếm tỷ trọng lớn, làm bàn đạp cho ngành công nghiệp Nghệ An tiến xa hơn nữa trong những năm tiếp theo.