Nội dung chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an (Trang 30 - 39)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Nội dung chuyển dịch trong nội bộ các ngành kinh tế

- Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa, có bước đi linh hoạt, mềm dẻo nhưng đảm bảo đồng bộ, thống nhất với mục tiêu, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trung và dài hạn của tỉnh. Phát huy lợi thế của tỉnh để phát triển theo hướng tập trung và mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Tập trung phát triển ngành công nghiệp chủ lực hướng về xuất khẩu, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị cao, các ngành công nghiệp hỗ trợ, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.

Đẩy mạnh hình thành, phát triển các lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức (công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới...) để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Tích cực triển khai thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Củng cố, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp; tiếp tục triển khai phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao; kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch.

Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp lý và hiệu quả công nghiệp theo vùng, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Nội dung chuyển cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ trong quá trình CNH, HĐH

Tập trung ưu tiên phát triển các ngành, các loại hình dịch vụ chất lượng cao như: du lịch, thương mại, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng,

khoa học - công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, vận tải... trên địa bàn tỉnh. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều loại hình như: du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, làng nghề...

Thúc đẩy thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển. Đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật thương mại dịch vụ của tỉnh đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng dịch vụ phục vụ đô thị. Phát triển dịch vụ trong mỗi quan hệ hài hòa với phát triển các ngành công nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng phát huy lợi thế so sánh tĩnh (lợi thế tự nhiên) và lợi thế so sánh động (lợi thế về sử dụng nguồn lao động có kỹ thuật, công nghệ).

- Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, chú trọng tới dịch vụ tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân, tích cực xây dựng thương hiệu hàng nông sản, sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô hợp lý đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đô thị. Xây dựng cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc theo quy hoạch. Mở rộng diện tích rau an toàn, rau có giá trị kinh tế cao, tăng diện tích trồng hoa, cây ăn quả, cây cảnh.

Tập trung đầu tư, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông dân. Đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp, áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ gien, công nghệ sinh học vào sản xuất để nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm của ngành.

Phát huy các hình thức tổ chức kinh doanh nông nghiệp, hợp tác xã, kinh tế trang trại... trên địa bàn tỉnh. Thực hiện liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà

nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Về tổng thể, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, hiệu quả và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

1.2.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn cấp tỉnh

Cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố, các nhân tố đều tác động đến sự thay đổi trong cơ cấu của tổng cầu và sự phân bổ các yếu tố của sản xuất mà tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành. Dưới đây là một số nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH:

- Tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh

Tiềm năng, lợi thế của tỉnh về tự nhiên như: vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, nguồn nước... là yếu tố tác động trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh. Đối với tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản dồi dào sẽ có lợi thế phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến... Đối với tỉnh có nguồn lực về đất đai, thời tiết, khí hậu thuận lợi sẽ tạo ra được những ngành, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tạo tiền đề cho ngành nông nghiệp phát triển. Đối với những tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ... Vì vậy, chuyển cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh bao giờ cũng dựa trên lợi thế về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác hết tiềm năng phục vụ sản xuất.

Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về đặc điểm văn hóa - xã hội, nguồn lực lao động là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế của tỉnh. Nhân tố văn hóa - xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống, phong tục tập quán... Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao của mỗi tỉnh. Ngoài ra, với nguồn nhân lực chất lượng cao là cơ sở để sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu không chỉ về số lượng mà cả chất lượng hàng hóa, từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Lợi thế về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh như hệ thống giao thông, bến cảng, sân bay, kho bãi, thủy lợi, điện, bưu chính viễn thông... là điều kiện, tiền đề cho sản xuất hoàng hóa và chuyển dịch cơ cấu cấu ngành kinh tế. Tất cả các yếu tố đó đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh.

- Tầm nhìn và năng lực xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế ngành nói riêng của tỉnh

Căn cứ vào các lợi thế, tiềm năng của tỉnh yêu cầu nhà quản lý phải có tầm nhìn rộng, bao quát về tổng thể nền kinh tế, tổng thể các lợi thế, tiềm năng để từ đó định ra, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực nói riêng của tỉnh cho phù hợp. Định hướng phát triển của tỉnh không chỉ nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt mục tiêu đề ra, mà còn đưa ra các dự án để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất nhằm đảm bảo sự cân đối giữa các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế của tỉnh.

Những tác động về thể chế, chính sách kinh tế của tỉnh nhằm định hướng và điều tiết cơ cấu kinh tế theo ngành. Thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách và công cụ quản lý vĩ mô như chính sách đầu tư, chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại... các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh.

- Khả năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh

Huy động, phân bổ hiệu quả và sử dụng hợp lý các nguồn lực của nền kinh tế là một trong những điều kiện mấu chốt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Các nguồn lực có thể được huy động, sử dụng và quản lý đó là nhân lực, tài chính, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn lực này sẽ xác định tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu dài hạn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, các nguồn lực cần phải được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. Đồng thời, việc phân bổ về tài chính phải phù hợp, cần chú trọng chuyển sang những ngành có năng suất cao hơn, trong đó cần phải lưu ý đến vốn đầu tư vì hiện nay nguồn vốn đầu tư của tỉnh chưa nhiều.

Sử dụng hiệu quả nguồn lực công nghệ, nâng cao khả năng ứng dụng và đưa các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất, phát huy lợi thế để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và nền kinh tế của tỉnh.

Nguồn lực lao động có vai trò rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hiện nay, dân số các tỉnh của Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, chúng ta có lợi thế về lượng do đó cần phải phát huy và khai thác tốt nguồn lực này góp phần cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh trong quá trình CNH, HĐH. Bên cạnh đó cần tiếp tục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao để đưa kinh tế của tỉnh phát triển.

- Sự đổi mới, hoàn thiện và phối hợp hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô trên địa bàn tỉnh

Mọi sự hoạt động của nền kinh tế cấp tỉnh đều có sự điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, song không phải cơ quan quản lý nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế mà điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế.

Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì thực hiện miễn, giảm thuế hoặc định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn

đối với những hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được ít lợi nhuận, tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển.

Tùy theo từng điều kiện cụ thể, từng giai đoạn nhất định mà đường lối chính sách phát triển ngành kinh tế sẽ khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh cho phù hợp và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong từng giai đoạn cụ thể.

- Năng lực xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện pháp luật

Cấp tỉnh cần nâng cao vai trò, năng lực trong xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, tạo hành lang pháp lý bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh theo hướng CNH, HĐH. Ban hành các quy định để điều tiết nền kinh tế phát triển và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo định hướng của tỉnh. Hệ thống pháp luật là công cụ, là biện pháp hữu hiệu trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Đưa hệ thống pháp luật vào cuộc sống; quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật; nâng cao năng lực điều hành, quản lý của tỉnh bằng hệ thống pháp luật, đảm bảo mọi hoạt động của nền kinh tế được điều chỉnh bằng pháp luật.

- Năng lực canh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế

Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, chính vì sự phân công lao động diễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thị trường rộng lớn được mở ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, cho phép các tỉnh có khả năng khai thác những thế mạnh của nhau để trao đổi các nguồn lực, vốn, kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách có hiệu quả để tạo ra những sản phẩm cạnh tranh có uy tín và chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh.

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH và bài học rút ra đối với tỉnh Nghệ An

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH

- Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh [27]

Trong thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách toàn diện cả về mặt chất và mặt lượng. Trong giai đoạn 2008 - 2010, thành phố đã tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhóm giải pháp chủ yếu về cải thiện môi trường đô thị; hoàn tất ban hành các chương trình, đề án và dự án của chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đưa vào hoạt động.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố theo hướng phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp công nghệ cao; đồng thời, thành phố cũng thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thủ tục xuất nhập cảnh đối với chuyên gia y tế nước ngoài đến Việt Nam; chế độ khuyến khích hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; phân cấp mạnh và đồng bộ hơn cho thành phố trong việc thu hút và cấp phép cho nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao; cơ chế phối hợp với các tập đoàn kinh tế Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, tổng công ty Nhà nước trực thuộc bộ - ngành Trung ương trên địa bàn thành phố; xây dựng mạng thông tin liên kết về nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố; hỗ trợ thành phố trong quy hoạch và xây dựng Khu đô thị cảng Hiệp Phước, trung tâm thương mại quốc tế tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

- Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai [28]

Với vị trí địa lí thuận lợi: nằm ở vùng Đông Nam Bộ, là 1 trong 3 tỉnh nằm trong tam giác kinh tế (thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình

Dương), Đồng Nai có độ tăng trưởng trung bình 10 năm (1999-2009) đạt 13% khá cao so với bình quân cả nước. Trong đó đóng góp chính là nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đúng hướng, vốn đầu tư tăng trưởng khá nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, năng lực cạnh tranh cao so với cả nước. Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Với việc đặt trọng tâm vào phát triển những ngành công nghệ cao như công nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, da dày, công nghiệp hóa - mĩ phẩm…Đồng Nai phấn đấu đến năm 2020 tỉnh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế ngành của tỉnh Đồng Nai có đi theo hướng phát triển công nghiệp - xây dựng, tỉnh chú trọng vào xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất công nghệ cao để tạo ra nền tảng ban đầu cho sự chuyển dịch kinh tế. Tỉnh đã xây dựng những ngành

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w