Cơ cấu chuyển dịch trong nội bộ ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an (Trang 53 - 62)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Cơ cấu chuyển dịch trong nội bộ ngành kinh tế

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu của 3 nhóm ngành lớn, sự dịch chuyển cơ cấu trong nội bộ 3 nhóm ngành cũng có sự tích cực và đúng hướng, do đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành toàn bộ nền kinh tế theo hướng tích cực ở Nghệ An.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Trong giai đoạn 2010 - 2014, vốn đầu tư cho ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã tăng từ 3.319 tỷ đồng năm 2010 lên 3.726 tỷ đồng năm 2014. Tuy nhiên về mặt tỷ lệ trong tổng cơ cấu đã có sự giảm sút tương ứng từ 14,41% xuống còn 10,99%. Mặc dù ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã đạt được những thành tựu rất đáng phấn khởi, làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ nhóm ngành này đạt được tiến bộ đáng kể. Nhìn chung toàn ngành, giá trị sản xuất tăng với tốc độ bình quân 4,67%%, so với công nghiệp và dịch vụ thì tốc độ này của nông nghiệp chậm hơn. Kết quả là tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của tỉnh giảm dần từ năm 2010 đến năm 2014, mặc dù vậy giá trị tuyệt đối của toàn ngành vẫn tăng. Xét theo từng ngành nhỏ ta thấy:

Tỷ trọng ngành nông nghiệp tuy có giảm nhưng đến nay vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo, tỷ trọng ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản tuy có tăng nhưng chậm chưa tương xứng với tiềm năng. Nếu năm 2010 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 84,89% trong giá trị sản xuất toàn ngành thì đến năm 2014 là 82,46%, trong khi đó số lượng tương ứng của ngành lâm nghiệp là 7,27% và 7,82%; của ngành thuỷ sản là 7,84% và 9,72%. Có thể nói sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ các nhóm ngành trong ngành nông nghiệp như trên là chậm, chưa rõ và theo mong muốn.

Bảng 2.5: Cơ cấu GDP theo ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Nghệ An 2010 - 2014 Đơn vị tính: % Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp 84,89 85,82 84,40 83,36 82,46 Lâm nghiệp 7,27 6,52 7,14 7,26 7,82 Thủy sản 7,84 7,66 8,46 8,88 9,72

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê năm 2014

Một kết quả đáng ghi nhận trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nông thôn là đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung chuyên canh với quy mô lớn, đặc biệt là hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày với công nghiệp chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: Mía đường được trồng trên diện rộng ở các huyện trung du và miền núi phục vụ cho sản xuất mía đường và các sản phẩm được chế biến từ mía như giấy, bánh kẹo..., lúa nước được phát triển trên các vùng đồng bằng. Bên cạnh đó ngành trồng trọt trong những năm gần đây đang từng bước phát triển theo hướng đa dạng hoá, ngoài lúa, các loại cây như lạc, chè, sắn, cam, chanh leo....được đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển, do vậy trong nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu giá trị sản xuất giữa các loại cây trồng bước đầu có chuyển biến theo hướng giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng tỷ trọng nhóm cây công nghiệp, rau đậu, cây ăn quả. Như vậy, từ chỗ độc canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả chưa được chú trọng đầu tư và phát triển đã chuyển mạnh sang thâm canh và đa dạng hoá cây trồng, mùa vụ và ngành nghề được bố trí hợp lý hơn. Yếu tố kinh tế hàng hoá được xác lập, tạo điều kiện cho dịch vụ trong nông nghiệp phát triển.

Bên cạnh đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, trong chăn nuôi mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển, nhưng do thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng chậm, mặt khác giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp còn nhỏ bé nên tỷ trọng của nó trong toàn ngành còn thấp. Tuy vậy, sự phát triển đa dạng hóa vật nuôi, cùng với việc ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên đã có tác dụng tích cực đến năng suất chất lượng sản phẩm và chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, các dự án cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, du nhập giống gia cầm có năng suất cao được thực hiện giai đoạn đầu. Tuy nhiên chăn nuôi theo hướng phát triển hàng hoá (thịt nạc, trứng, sữa... ) để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu còn nhiều chuyển biến chậm do chưa tổ chức tốt khâu chế biến và tiêu thụ.

Ngành Thuỷ sản Nghệ An là ngành có điều kiện và tiềm năng phát triển. Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của ngành là 7,54% trong thời kỳ 2010 - 2014. Tuy nhiên trong cơ cấu giá trị sản xuất của nhóm ngành nông nghiệp thì Thuỷ sản vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Trong khai thác và đánh bắt nuôi trồng Thuỷ sản, cơ cấu giá trị khai thác chiếm tỷ trọng 58,8%, nuôi trồng 39,4% (còn lại là giá trị dịch vụ Thuỷ sản 7,8%). Sản lượng khai thác và nuôi trồng Thuỷ sản tăng đều qua các năm. Sản lượng Thuỷ sản năm 2014 đạt 142,7 ngàn tấn, trong đó: Khai thác 97.607 tấn + nuôi trồng 45.067 tấn, tăng 45,11% so với năm 2010. Đặc biệt là sản lượng tôm, mặt hàng có giá trị kinh tế cao tăng khá nhanh: Năm 2010 sản lượng tôm kể cả đánh bắt và nuôi trồng là 1.795 tấn, năm 2014 tăng lên 7563 tấn, tăng gấp 4 lần trong 5 năm. Tuy nhiên do chưa tranh thủ được ưu thế về thị trường, lao động và cơ chế đầu tư của Nhà nước. Do vậy tỷ trọng của ngành trong nền kinh tế của tỉnh hiện còn nhỏ bé. GDP của ngành chỉ chiếm 2 - 3% GDP của toàn tỉnh, tỷ trọng ngành Thuỷ sản trong nông nghiệp từ 7,84% năm 2010 lên 9,72% năm 2014.

Nét đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành Thuỷ sản là đã chú trọng phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần và xuất khẩu. Hạ tầng cơ sở của ngành trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp. Trong nuôi trồng đã chú trọng đầu tư vào việc cải tạo giống, nâng cao chất lượng giống, khai thác và bảo vệ môi trường cùng nguồn lợi Thuỷ sản.Trong đó chế biến đã chú trọng đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu, hứa hẹn một tương lai sáng sủa hơn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong nội bộ ngành Nông nghiệp thì ngành Lâm nghiệp có khó khăn trong phát triển để chiếm vị trí xứng đáng trong cơ cấu GDP chung của toàn ngành. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Lâm nghiệp. Chương trình 327 chủ trương giao đất Lâm nghiệp, giao rừng đến các hộ gia đình. Lâm nghiệp Nghệ An đã có bước phát triển mới, chuyển hẳn từ Lâm nghiệp Nhà nước sang phát triển theo hướng Lâm nghiệp xã hội, trồng rừng nhân dân. Do vậy rừng đã có chủ thực sự, nạn chặt phá rừng bừa bãi, buôn lậu gỗ lâm sản trái phép đã hạn chế, rừng đang được bảo tồn và phát triển theo hướng lấy trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng là chính. Cơ cấu cây trồng được đổi mới theo hướng kết hợp giữa mục đích phòng hộ môi trường và mục đích kinh tế, diện tích rừng trồng mới tập trung hàng năm từ 14.000 - 16.000 ha, do vậy độ che phủ rừng đã tăng lên hàng năm. Song tỷ trọng Lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị Nông nghiệp vẫn nhỏ bé tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010 - 2014 chỉ đạt 3,79%. Tăng thấp nhất trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng

Ngành Công nghiệp và xây dựng ở Nghệ An có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với nền kinh tế của tỉnh theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Với tiềm năng dồi dào về lao động, tài nguyên, Công nghiệp Nghệ An đã có những đổi mới đáng phấn khởi. Thực tế cho ta thấy, từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt là từ năm 2010 đến nay, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập.

Trong ngành Công nghiệp và xây dựng, Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP riêng công nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 đạt 16,81%, tăng mạnh nhất trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh. Trong thời gian 5 năm 2010 - 2014 là thời kỳ đầu tư theo quy hoạch vào Công nghiệp nhiều chưa từng có đã làm thay đổi cơ cấu theo hướng khai thác thế mạnh của địa phương đó các nhà máy điện điện được xây dựng ở các huyện miền núi đầu nguồn các con sông lớn của tỉnh, công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống được xây dựng ở những địa địa phương có thể sản xuất được nguyên liệu đầu vào và tận dụng được nguồn lao động hiện có tại địa phương. Công nghiệp đã tạo được cơ sở vật chất đáng kể cho bước phát triển tiếp theo tăng nhanh một số sản phẩm lớn như, điện sản xuất, sữa tươi, sữa chua, bia các loại, hàng may mặc… Tuy nhiên, sản phẩm huy động trong thời kỳ còn ít do khó về thị trường tiêu thụ, chậm về tiến độ đầu tư và thi công.

Từ bảng 2.6 ta thấy, chuyển dịch cơ cấu trong ngành Công nghiệp nghiệp đã theo hướng tích cực, bước đầu khai thác lợi thế so sánh, tạo ra một số sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng tăng dần… GDP ngành Công nghiệp chế biến chế tạo thời kỳ 2010 - 2014 đã đóng góp từ 67-74% hàng năm. Ngành công nghiệp sản xuất điện, nước chuyển dịch rõ nét nhất qua các năm, tỷ trong GDP so với ngành công nghiệp chiếm từ 8,72% năm 2010 lên 22,45% năm 2014, điều này cho thấy Nghệ An đã tận dụng được lợi thế vị trí địa lý của tỉnh có đồi núi cao và sông suối lớn. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong ngành khai thác và ngành cung cấp nước và xử lý rác thải,

nước thải chững lại và giảm do đặc tính cá biệt của ngành. Ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải phụ thuộc vào sức tiêu thụ của người dân, trong khi dân số tập trung chủ yếu ở miền núi, nông thôn vị trí địa lý khó khăn, bên cạnh đó thu nhập lại thấp nên nhu cầu sử dụng nước sạch và xử lý rác thải chủ yếu là tự làm. Tuy nhiên, đây lại là lợi thế để ngành này phát triển trong những năm tới và góp phần vào chuyển dịch GDP theo đúng hướng.

Bảng 2.6: Cơ cấu GDP theo ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An 2010 - 2014 Đơn vị tính: % Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Khai thác 15,40 12,54 11,61 8,59 8,06 Chế biến, chế tạo 73,99 67,73 68,24 67,16 68,06 Sản xuất và phân phối

điện, nước

8,72 18,24 18,75 22,82 22,45 Cung cấp nước và xử lý

rác thải, nước thải

1,89 1,49 1,4 1,43 1,43

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê năm 2014

Nhìn một cách tổng thể, chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp đã theo hướng tích cực, bước đầu khai thác lợi thế so sánh, tạo ra một số sản phẩm có khối lượng lớn, chất lượng tăng dần… Tuy nhiên cơ cấu cấu sản phẩm còn đơn điệu, chậm đôỉ mới chưa được sản xuất nhiều trong tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu ngay cả thị trường nội tỉnh. Hiện tại Nghệ An có 3 nhà máy Bia lớn là Bia Hà Nội Nghệ An, Bia Sài Gòn Sông Lam, Bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh với sản lượng bia đạt 196 triệu lít/năm; 3 nhà máy đường là Sông Con, Sông Lam, Đường Nghệ An với sản lượng đường kính đạt 168 nghìn tấn/năm, có 3 nhà máy thủy điện lớn là Bản vẽ, Hủa Na, Quế Phong với sản lượng sản xuất ra hàng năm đạt 2 tỷ Kwh/năm; có 8 nhà máy may lớn là Prex

Vinh, Haivina Kim Liên, Namsung Vina, Minh Anh Kim Liên, Halotexco, MLB Tenergy, Hanosimex, GSI; có 2 nhà máy sữa nhà máy sữa TH và nhà máy sữa Nghệ An và 1 nhà máy xi măng Hoàng Mai.

Giai đoạn 2010-2014 tỉnh Nghệ An đã chú trọng đầu tư trên nhiều lĩnh vực, trong đó có đầu tư về cơ sở hạ tầng đô thị, các cụm khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu đô thị … nên trong giai đoạn này ngành xây dựng phát triển với tốc độ nhanh.

Bảng 2.7: Vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành tỉnh Nghệ An 2010 - 2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 23.038 27.681 29.370 31.614 33.899 - Trung ương 6.952 2.788 2.763 2.847 3.527 - Địa phương 15.914 24.469 26.329 28.471 29.913 - Đầu tư nước ngoài 172 424 278 296 459

Phân theo nguồn vốn

- Khu vực Nhà nước 8.357 7.827 8.005 9.019 10.010 - Khu vực ngoài nhà nước 14.509 19.430 21.087 22.299 23.430 - Khu vực đầu tư trực tiếp của

nước ngoài 172 424 278 296 459

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê năm 2014

Qua bảng trên ta thấy, trong 5 năm (2010 - 2014), tổng chi đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 145.602 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư của địa phương chiếm 85,92%. Nguồn vốn đầu tư của địa phương đóng vai trò chủ đạo và ngày càng tăng, đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH, HĐH, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, nguồn vốn thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 2010 - 2014 chủ yếu là nguồn vốn của dân cư và các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà

nước, chưa thu hút được nhiều vốn từ Trung ương và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư không ổn định, khi nền kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản đóng băng thì nguồn vốn đầu tư của tỉnh sẽ giảm. Trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ trọng vốn đầu tư từ nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm 69,20% so với tổng nguồn vốn đầu tư, trong khi nguồn vốn ở khu vực Nhà nước và khu vực đầu tư trực tiếp cử nước ngoài lần lượt là 29,68% và 1,12%.

Bảng 2.8: Chỉ số phát triển giá trị sản xuất ngành xây dựng theo loại hình kinh tế ở tỉnh Nghệ An 2011 - 2014

Đơn vị tính: %

Năm 2011 2012 2013 2014

Tổng số 110,02 99,63 103,83 104,52

- Nhà nước 97,39 83,12 99,22 107,74

- Ngoài nhà nước 112,37 102,30 104,44 104,12 Trong đó: Khu vực hộ dân cư 107,80 111,30 103,24 107,48 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - - - -

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An (2015), Niên giám thống kê năm 2014

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ăn sinh xã hội. Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong loại hình kinh tế Nhà nước giảm từ năm 2011-2013, đã tác động đến tốc độ tăng chung của toàn ngành. Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong giai đoạn 2010 – 2014 tăng bình quân 4,43%/năm. Chủ yếu tăng ở loại hình kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế Nhà nước mới bắt đầu phục hồi.

- Chuyển dich cơ cấu ngành dịch vụ

Các hoạt động Dịch vụ thương mại phát triển nhanh và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, nhất là hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, Thông tin truyền thông, vận tải,

tiền tệ, du lịch và các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Tổng sản phẩm GDP toàn ngành thương mại, khách sạn nhà hàng bình quân hàng năm thời kỳ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nghệ an (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w