7. Kết cấu luận văn
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2010 - 2014 vẫn đạt kết quả khá với 6,62%/năm, bằng quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 24,2 triệu đồng, tăng 68,59% so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trong ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp.
Thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, năm 2014 thu ngân sách đạt 15.454,9 tỷ đồng, tăng 70,68% so với năm 2010. Chi ngân sách đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thiết yếu.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển và có mức tăng trưởng khá: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2010 - 2014 tăng 4,67%/năm. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành có bước chuyển dịch tích cực. Sản lượng lương thực đã cơ bản đảm bảo an ninh lương thực năm 2014 đạt 1,2 triệu tấn/năm. Đã từng bước hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chè, cao su, mía, thủy sản, rừng trồng nguyên liệu. Cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH tiếp tục được đầu tư và phát triển. Nhiều địa phương đã tập trung xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi tiếp tục phát triển đã từng bước chuyển dịch theo hướng tập trung, quy mô trang trại và chế biến công nghiệp. Lâm nghiệp có bước tăng trưởng khá về trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, độ che phủ rừng năm 2014 đạt 54%. Cơ cấu sản xuất thủy sản chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng và dịch vụ thủy sản. Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao năng lực đánh bắt thủy sản. Nhiều cơ sở nuôi trồng được đầu tư xây dựng và kinh doanh có hiệu quả.
- Công nghiệp và xây dựng ổn định và tăng trưởng: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2010 - 2014 tăng 10,42%/năm, riêng công nghiệp tăng 16,31%. Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế của tỉnh như thủy điện, sản xuất đồ uống (bia), chế biến thực phẩm (sữa tươi, sữa chua, chế biến thủy sản), chế biến lâm sản (vỏ bào, gỗ dăm), may mặc... Nhiều sản phẩm công nghiệp có giá trị đạt sản lượng lớn như sữa, bia, đường, chè, dầu
ăn, bao bì, đá granit, linh kiện điện tử, hàng dệt may, điện sản xuất... đã góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp và tăng thu ngân sách nhà nước. Đã thu hút được nhiều dự án công nghiệp quan trọng có tổng mức đầu tư lớn của các nhà đầu tư có thương hiệu như Tập đoàn Becamex, Massan, BSE, Vinamilk, TH, Nhựa tiền phong, Hoa Sen...
Tiếp tục quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng trong Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Địa giới khu kinh tế Đông Nam được mở rộng bao gồm cả Khu công nghiệp Hoàng Mai - Đông Hồi. Đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hoàng Mai, Khu công nghiệp Nam Cấm và triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng 32 cụm công nghiệp với diện tích 467 ha. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiếp tục được quan tâm chỉ đạo phát triển, đến nay toàn tỉnh có 133 làng nghề và gần 400 làng nghề có nghề được công nhận.
- Dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng và hiệu quả: Giá trị sản xuất dịch vụ giai đoạn 2010 - 2014 tăng 7,02%/năm, trong đó gia trị sản ngành thương mại tăng bình quân 7,50%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 415 triệu USD, tăng hơn 2,3 lần so với năm 2010. Hoạt động thương mại phát triển nhanh, phương thức kinh doanh ngày càng hiện đại, thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng. Cơ sở hạ tầng thương mại ngày các phát triển, hệ thống chợ dân sinh, cửa hàng kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị mua sắm hiện đại, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Hoạt động du lịch phát triển mạnh, các cơ cơ sở tiếp tục thu hút và phục vụ tốt khách tham quan, du lịch. Số lượt khách du lịch trong năm 2014 có 3,348 triệu lượt người tăng 14,75% so với năm 2010, riêng lượt khách quốc tế tăng 36,06%.
Giáo dục đào tạo có bước phát triển. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lực phục vụ
phát triển kinh tế xã hội. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 5 trường Đại học, 5 trường cao đẳng và 3 trường trung cấp chuyên nghiệp. Các cơ sở có năng lực đào tạo hơn 14 nghìn học sinh, sinh viên mỗi năm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển cả về số lượng và đa dạng loại hình, bình quân mỗi năm đào tạo được khoảng 81 nghìn lượt người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% so với mục tiêu đề ra.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, gia đình và trẻ em có nhiều vượt bậc. Mạng lưới bệnh viên, các cơ sở y tế phát triển nhanh, rộng khắp. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 38 bệnh viên, 43 phòng khám đa khoa và 480 trạm y tế xã với 9.720 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao về chất lượng và số lượng, đến nay có 8.408 người trong đó bác sỹ chiếm 22,50% (7 bác sỹ trên một vạn dân). Tỷ lệ xã/phường/thị trấn có bác sỹ đạt 88,11%. Có 65% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không ngừng được tăng cường. Việc huy động nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, nhất là huy động nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu của Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn vay ưu đãi và huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đến năm 2014 đã hoàn thành 230 km các tuyến quốc lộ, 300 km tỉnh lộ, 3.272 km đường giao thông nông thôn và các tuyến đường khác. Một số công trình giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng như hoàn thành nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, cơ bản thông tuyến đoạn Quốc lộ 1A - Nghĩa Đàn - Thái Hòa, đường tây Nghệ An, hoàn thành cầu Bến Thủy 2, 6 cầu vượt đường sắt, đường bộ. Cảng hàng không Vinh được điều chỉnh quy hoạch thành cảng hàng không quốc tế. Cảng Cửa Lò được xây dựng đáp ứng cho tàu trên 1 vạn tấn ra vào. Các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đến nay toàn tỉnh có 625 hồ chứa,
559 trạm bơm điện, 400 đập dâng và trên 4.700 km kênh mương các loại, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất và đời sống người dân.