Tài liệu tham khảo Thiết kế máy khuấy
Trang 1CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU VÀ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
HỒ VẢI
I.1 GIỚI THIỆU VẬT LIỆU HỒ VẢI
I.1.1 Khái niệm chung
Vật liệu dệt là những ngành chuyên môn nghiên cứu về cấu tạo và tính chất của các loại xơ, sợi, chế phẩm dệt cùng những phương pháp để xác định cấu tạo và tính chất đó
Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả các loại xơ (xơ thiên nhiên và xơ hoá học)
Trang 2- Những sản phẩm làm ra từ xơ như sợi, đơn (sợi con), sợi
se, chỉ khâu, các loại hàng dệt vải các loại, các loại dây
I.1.2.Tình hình sử dụng vật liệu dệt
Theo số liệu thống kê, các chế phẩm vật liệu dệt được sử dụng như sau:
- Dùng cho may mặc chiếm 35÷40%
- Dùng cho nội trợ sinh hoạt chiếm 20÷ 25%
- Dùng cho mục đích kỹ thuật chiếm 30÷ 35%
- Dùng vào các công việc khác (như bao gói, y tế, văn phòng phẩm ) chiếm 10%
Số liệu trên có thể thay đổi tuỳ theo từng quốc gia, phụ thuộc vào điều kiện công nghiệp phát triển, khí hậu và chế độ sử dụng khác nhau
Mức độ sử dụng xơ thiên nhiên ngày càng giảm và sử dụng xơ hoá học ngày càng tăng
I.1.3.Phân loại vật liệu dệt
Do nguồn gốc xuất xứ, thành phần ấu tạo mà phương pháp tạo thành xơ cũng khác nhau Xơ dệt được chia làm hai loại chủ yếu:
Nhóm xơ có thành phần cấu tạo chủ yếu là xenlulô bao gồm
xơ có nguồn gốc thực vật, xơ có nguồn gốc động vật có thành phần cấu tạo chủ yếu là prôpit và xơ gốc khoáng vật có cấu tạo từ các chất khoáng
* Xơ gốc thực vật (gồm có xơ quả, xơ bẹ, xơ la)
Thành phần cấu tạo:
- Đây là nhóm xơ có cấu tạo chủ yếu là xenlulô như xơ bông lấy từ quả bông, xơ đay gai lấy từ thân cây
- Ngoài các thành phần đó còn có pectin, licmin, protit, mỡ, sáp, các chất nhựa, các chất tro
Tính chất lý hoá chủ yếu:
- Xenlulô: không hoà tan trong dung dịch kiềm NaOH18%
- Pectin: chất keo dính
- Licmin: làm cho xơ có tính chất cứng
- Các xenlulô thực vật có cấu tạo ở dạng hỗn hợp
(+)Xơ bông
- Thành phần cấu tạo:
Trang 3Xơ bông nhận được từ quả của cây bông, rất mảnh, có đường kính khoảng từ 0,01÷ 0,04mm, chiều dài xơ từ 20÷
trong đó: D là bề ngang ngoài của xơ
d là chiều rộng của rảnh xơ
Xơ chưa chín có C=1,05
Xơ đã chín có C=1,8÷ 2,8
Xơ chín quá có C=5
Một sợi xơ bông có từ 50÷ 80 vòng xoắn/1cm chiều dài, xơ chín có khi đến 120 vòng xoắn, xơ chưa chín thì số vòng xoắn sẽ ít
Thành phần vật chất trong xơ bông lấy theo tỷ lệ% của trọng lượng xơ lúc khô làm cơ sở tính
Ở 1800C xơ bông sẽ bị vữa ra và xơ hoàn toàn bị hỏng
- Tính chất cơ học của xơ bông:
Lực đứt trung bình của xơ bông từ 3,5÷ 4,5g
Lực đứt bé nhất là 3g và lớn nhất có thể đến 10g, bông càng già sẽ có lực đứt càng tăng và ngược lại
Sau khi xơ hút ẩm, lực đức xơ bông sẽ tăng 20% so với điều kiện tiêu chuẩn
Chiều dài đứt của xơ bông là Lđ = 24÷ 35Km
Độ giãn dài đứt của xơ bông là εđ = 7÷ 8%
Xơ bông khá nhỏ và mềm so với các xơ thực vật khác, độ thô khá đồng đều trên toàn bộ chiều dài xơ, lực đứt khá lớn, tính chống mục nát và độ bền ma sát cao hơn các loại xơ thực vật khác
Trang 4Nhược điểm của xơ bông là chiều dài xơ ngắn
Chất hoà tan trong nước 3,48%
Lipit và sáp 0,56%
Chất tro 0,82%
- Tính chất cơ lý của xơ đay:
Xơ đay có chiều dài từ 8÷ 40mm
Đường kính của xơ từ16÷ 32µm
Trọng lượng riêng từ 1,43÷ 1,48g/cm3
Tính hút ẩm khá lớn
Lực đứt của xơ khá lớn từ 30÷ 40g
Chiều dài đứt là50Km
Xơ có tính đàn hồi kém, tính chống đối lại sự mục nát kémDễ bị vi khuẩn phá hoại
Sau khi hút ẩm xơ đay mềm ra và độ trương nở về đường kính lớn
(+)Xơ lanh
Xơ lanh thuộc loại xơ ngắn, chiều dài trung bình xơ từ 17÷
20mm(có xơ dài tới 130mm)
Trọng lượng riêng γ = 1,5g/cm3
Tính hút ẩm nhỏ hơn xơ đay
Lực đứt của xơ lanh lớn hơn xơ bông nhưng nhỏ hơn xơ đay và xơ gai, lực đứt xơ lanh là 18g
Chiều dài đứt của xơ lanh là Lđ = 63Km
Khi hút ẩm lực đứt của xơ lanh tăng 10% so với lúc khô và độ giãn dài là 2,5÷ 3%
Xơ lanh mềm hơn xơ đay và tính thoát nước khá tốt
Sau khi hút ẩm xơ lanh bị trương nở về đường kính khá lớn
Trong xơ lanh còn có chất nhựa nên dễ bị vi khuẩn ăn mòn và phá hoại
(+)Xơ gai
Xơ gai là loại xơ khá tốt trong các loại xơ thiên nhiên
- Thành phần cấu tạo của xơ gai:
Xenlulô 78,5%
Ligmin và protein 6,06%
Nước 9,03%
Chất hoà tan trong nước 6,37%
Lipit và chất sáp 0,21%
Chất tro 0,28%
- Tính chất cơ lý:
Chiều dài xơ gai thuộc loại trung bình từ 60÷ 250mm
Đường kính xơ gai từ 16÷ 18µm
Trang 5Trọng lượng riêng γ = 1,3÷ 1,5g/cm3.
Lực đứt xơ gai khá lớn từ 28÷ 70g, lực đứt trung bình từ 30÷
40g
Do trong xơ gai có chất ligmin nên xơ gai mềm
Xơ gai hút nước ít nhưng tốc độ hút nước nhanh và tính thoat nước tốt, xơ chóng khô
Sau khi hút nước thì lực đứt tăng và tính mềm dẻo cũng tăng.Nhược điểm của xơ gai là trong xơ vẫn có chất sáp mỡ nên tính chống đối sự mục nát kém hơn xơ bông nhưng tốt hơn xơ lanh và xơ đay
*Xơ gốc đông vật (gồm tơ tằm và lông thú).
- Thành phần cấu tạo:
Chất cấu tạo cơ bản trong len, tơ, một số xơ hoá học và một số loại prôtit riêng biệt
Nhóm xơ có thành phần cấu tạo chủ yếu từ prôtit bao gồm các
xơ có nguồn gốc từ động vật như len cấu tạo từ chất keratien, tơ tằm cấu tạo từ pbiproin
Prôtit là liên kết cao phân tử tổng hợp trong điêù kiện thiên nhiên
ở các tổ chức cơ cấu của động vật
- Tính chất lý hoá của xơ động vật:
Khối lượng riêng
Xơ có cấu tạo từ chất keratien có γ = 1,3g/cm3
Xơ có cấu tạo từ chất pbiproin có γ = 1,37g/cm3
Aính hưởng của nước đối với xơ động vật:dưới tác dụng lạnh hay nóng hay ở dạng hơi, xơ động vật mềm ra, đàn hồi hơn và trương nở
Aính hưởng của axit: với axit vô cơ yếu và axit hữu cơ có nồng độ trung bình làm giảm không đáng kể độ bền của xơ động vật Khi tăng nồng độ của axit và kết hợp đốt nóng thì quá trình phá huỷ xơ tăng lên
Aính hưởng của kiềm: kiềm gây ra tác dụng phá huỷ đại phân tử prôtêin đặc biệt khi tác dụng lâu và nâng cao nhiệt độ
Aính hưởng của nhiệt độ: khi cho len, tơ chịu tác dụng một thời gian ngắn ở nhiệt độ 130÷ 1400C cũng không làm thay đổi tính chất của chúng
Aính hưởng của áp suất và khí quyển: Dưới tác dụng của áp suất khí quyển đặc biệt là của tia tử ngoại sẽ tiến hành ôxi hoá bằng cách ôxi hoá không khí làm cho len và tơ bị giảm độ bền, giảm độ đàn hồi, tăng độ cứng và độ giòn
(+)Tơ tằm
- Các tính chất cơ lý của tơ tằm:
Chiều dài của xơ tơ tằm rất dài, từ 600÷ 700mm, có khi đến 1000mm
Đường kính của xơ tơ tằm rất nhỏ từ 13÷ 26mm
Trọng lượng riêng của tơ tằm sống γ = 1,33g/cm3
Trang 6 Trọng lượng riêng của tơ tằm chín(đã qua nước sôi để kéo sợi) γ = 1,25g/cm3.
Tính hút ẩm của tơ tằm rất lớn, độ hút ẩm bão hoà là 30%
Lực đứt của tơ tằm từ 15÷ 35g
Chiều dài đứt của tơ tằm từ 33÷ 37Km
Tơ tằm có độ giãn dài và tính đàn hồi khá tốt Độ giãn dài từ 18÷ 20%, độ giãn dài đàn hồi từ 2,5÷ 3%
Ưu điểm: đường kính nhỏ, trọng lượng nhẹ, lực đứt lớn, tính uốn cong và đàn hồi tốt mặt ngoài nhẵn bóng dễ ngấm nước và thoát nước tốt
Nhược điểm: độ giãn dài lớn,khi hút nước lực đứt bị giảm đi
15÷ 20%, giá thành tơ tằm đắt
*Xơ gốc khoáng vật (gồm amiăng, dây kim loại ).
- Thành phần cấu tạo: nhóm xơ có thành phần từ chất vô
cơ thiên nhiên có nguồn gốc cấu tạo từ các chất khoáng như
xơ amiăng Có hai loại xơ amiăng: xơ amiăng rất mảnh và xơ amiăng thô rất cứng trong đó xơ mảnh chiếm 95% tổng số sơ khai thác được
- Tính chất xơ amiăng mảnh:
Khối lượng riêng γ = 2,4÷ 2,55g/cm3
Độ hút nước thấp, độ ẩm tương đối ϕ = 96÷ 97%trong điều kiện nhiệt độ từ 20÷ 250C thì lượng hơi nước do xơ hấp thụ vào không tăng quá 3,5%
Xơ amiăng không bền vững trước tác dụng của axit kể cả axit yếu nhưng bền vững khi tác dụng với kiềm kể cả kiềm đậm đặc
Ở nhiệt độ từ 1450÷ 15500C xơ amiăng mới bị phá huỷ
Khả năng chống nhiệt cao và không dẫn điện
Độ bền xơ cao
b Xơ hoá học
Xơ hoá học dược phân làm hai loại:
Xơ nhân tạo: được tạo nên từ chât hữu cơ thiên nhiên
Xơ tổng hợp: là loại xơ được tạo nên từ các chất hữu cơ tổng hợp hoặc vô cơ tổng hợp
(+)Xơ sợi Axêtat:
Trang 7So với xơ sợi Viscô thì xơ sợi Axêtat có ưu điểm hơn.
Độ bền Axêtat giảm đi trong môi trường ẩm ướt
- Những tính chất của xơ sợi tổng hợp:
Độ bền trong nước: ưu điểm lớn nhất của xơ sợi tổng hợp là không bị thối rửa, không bị vi khuẩn phá huỷ
Trọng lượng riêng có ảnh hưởng tới các tính chất của xơ sợi tổng hợp, loại xơ nào có tỷ trọng thấp thì trọng lượng của chúng trong nước nhỏ
Nhiệt độ nóng chảy là một đặc tính quan trọng của xơ sợi tổng hợp Nhiệt độ nóng chảy giới hạn từ 125÷ 2500C
Đa số các loại xơ sợi tổng hợp có thể hoà tan trong dung dịch đậm đặc của axit HCl37%, H2SO497%
Ưu điểm: có độ bền lớn hơn xơ sợi thiên nhiên từ 1,5÷ 2 lần ở cùng điều kiện Tính thoát nước tốt, trọng lượng nhẹ và sản xuất không mang tính thời vụ như xơ xợi thiên nhiên
Nhược điểm: chịu nóng kém, dễ bị ôxi hoá dưới ánh sáng mặt trời, độ giãn dài lớn, giá thành đắt hơn xơ thiên nhiên
+ Các loại xơ sợi tổng hợp thường dùng:
Phenon là nguyên liệu gốc đầu tiên để sản xuất Polyamit
Có nhiều loại Polyamit như PA6, PA6.6, PA7, PA11 nhưng phổ biến có hai loại: PA6 vàPA6.6
Polyamit6 cũng được sản xuất dưới dạng xơ sợi dài, ngắn, đơn hoặc xơ băng
Trọng lượng riêng γ = 1,14÷ 1,15g/cm3
Độ giãn dài khá lớn từ 15÷ 30%
Nhiệt độ nóng chảy của PA6 là 2170C, PA6.6là 2500C
Độ hút ẩm bảo hoà Wbh = 7÷ 9%(thấp hơn xơ sợi thiên nhiên).Hấp thụ nước khoang 25% so với trọng lượng khô của nó.Có độ đàn hồi cao, chịu uốn gấp và mài mòn tốt
(2)Xơ Polyeste(PES)
Trang 8Xơ PES là kết quả tổng hợp của axit tepeplatic và ancohon êtylenglicon được rút ra từ sản phẩm của dầu mỏ.
Trọng lượng riêng γ = 1,38g/cm3
Độ hút ẩm thấp, ở điều kiện bình thường PA có độ ẩm khoảng 4,5% nhưng PES chỉ có 0,4%
Độ ẩm thông thường của PES là 1,5%
Xơ sợi PES có thể co được từ 2÷ 97% độ giãn dài của nó
PES mềm ở 2300C và nóng chảy ở 2570C
(3)Pholyacrylonitril
Trọng lượng riêng nhỏ γ = 1,11÷ 1,17g/cm3
Độ đàn hồi lớn, không nhàu, không co
Tính cách nhiệt cao
Độ bền cao và bền vững trước ánh sáng mặt trời
I.1.4 Các tính chất công nghệ và cơ học của xơ sợi
a Độ dài của xơ sợi
- Độ dài xơ là khoảng cách lớn nhất giữa hai đầu xơ ở trạng thái kéo căng
- Do xơ có độ dài khác nhau nên người ta phân ra một số đặc trưng khác nhau về độ dài của xơ sợi:
Độ dài trung bình số học
Độ dài trung bình khối lượng
Độ dài chủ thể
Độ dài phẩm chất
- Độ dài của xơ ảnh hưởng đến độ bền của sợi
- Độ dài của xơ ảnh hưởng đến cường độ của bản thân xơ và các sản phẩm chế tạo từ xơ; cường độ của sợi phụ thuộc vào các yếu tố như đường kính xơ, số xơ có trong sợi, loại xơ, chiều dài xơ
- Độ dài xơ có ý nghĩa rất lớn và đáng kể trong quá trình kéo sợi:
Đối với hệ chải kỹ người ta chọn xơ dài
Đối với hệ kéo sợi chải thô ta chọn loại xơ trung bình
Đối với hệ chải kéo sợi liên hợp ta chọn loại xơ ngắn
b Độ mảnh của xơ sợi
- Các đặc trưng về kích thước ngang của xơ và sợi được gọi tên chung là độ mảnh của xơ sợi
- Hình thù bề ngang không đều làm kích thước ngang thay đổi rất khác nhau trên độ dài của xơ hoặc sợi
- Các đặc trưng về độ mảnh của xơ:
Độ nhỏ m: là đại lượng nghịch đảo của diện tích cắt ngang
N =
Trang 9Độ thanh T: được biểu thị bằng tỷ số giữa khối lượng của
xơ với chiều dài của xơ
(g/m)
L
G
T =Đường kính qui ước:d qư Nγ 0 , 0357 Tγ
.
13 , 1
c Độ không đều của sợi:
Ta thường tiến hành xác định độ không đều theo bề dày và độ không đều theo khối lượng các đoạn cắt
Độ không đều của sợi lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của vải sau này Độ không đều lớn sẽ tạo nên những vệt trên bề mặt của phế phẩm
Độ lớn không đều ảnh hưởng đến các tính chất cơ học của sợi gây ra hiện tượng đứt sợi trong quá trình dệt
d Độ chín của xơ:
Độ chín của xơ được biểu thị bằng sự làm đều xenlulô ở thành xơ và sự thu hẹp bề dày của rãnh xơ
Quá trình phát triển của xơ bông chia làm hai giai đoạn, xơ phát triển theo chiều dài và mức độ chứa xenlulô ở trong xơ ngày càng tăng, thành xơ dâng lên còn rãnh xơ thu hẹp lại
e Độ hút ẩm của xơ:
Độ hút ẩm của xơ là tỷ số giữa lượng nước chứa trong xơ với trọng lượng của xơ lúc khô và được tính bằng %
% 100 0
0
G
G G
Trong đó:
G: trọng lượng của xơ lúc hút ẩm
G0: trọng lượng của xơ lúc khô
Khi giữ vật liệu trong môi trường kiềm có độ ẩm tương đối ϕ
= 65 ± 2% với khoảng thời gian t = 20 ± 2% thì lúc đó vật liệu đạt tới độ ẩm bìng thường
Trang 10Người ta thường đặt ra độ ẩm quy định để thống nhất và tính toán khối lượng.
Ví dụ:
Đối với xơ bông, độ ẩm quy định là 8%
Đối với xơ lanh, độ ẩm quy định là 12%
Đối với xơ đay, độ ẩm quy định là 14%
Đối với xơ viscô, độ ẩm quy định là 12%
Đối với len, độ ẩm quy định là 15 ÷ 17%
Những đặc điểm của xơ sau khi hút ẩm:
Tính năng hút nước và thoát nước được gọi là tính hút ẩm Khả năng hút ẩm của xơ nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường và cấu tạo bản thân của xơ
Khi độ ẩm không khí tăng thì khả năng hút ẩm của xơ tăng và ngược lại
Quá trình xơ hút ẩm là một quá trình câng bằng động bởi vì độ hút ẩm của xơ phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường
Khi xơ hút ẩm đạt đến giá trị cao nhất thì gọi là độ hút ẩm bảo hoà
Sau khi xơ hút ẩm thì các tính chất lý hoá, cơ học của xơ cũng bị thay đổi đặc biệt là khả năng dẫn điện sẽ tăng lên
Sau khi hút ẩm xơ sẽ trương lên, mềm ra và tăng thêm đường kính, chiều dài cũng tăng nhưng không đáng kể
Nhìn chung khả năng hút ẩm của xơ thiên nhiên nhiều hơn của xơ nhân tạo
g Độ chứa tạp chất (độ sạch của xơ)
Để đánh giá mức độ sạch của vật liệu người ta thường dùng đặc trưng về độ chứa tạp chất trong vật liệu dệt
Có hai loại tạp chất: tạp chất trong nguyên liệu và trong quá trình công nghệ
h Độ bền và độ giãn của xơ
Mỗi loại xơ khác nhau sẽ có độ bền khác nhau, cùng một loại xơ nhưng độ bền còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và điều kiện tác dụng lực
Độ bền có đơn vị tính bằng Niutơn
- Độ bền tuyệt đối Pđ: là độ bền kéo đứt hoặc tải trọng đứt đó là khi lực tác dụng dọc theo trục của vật liệu cho đến khi vật liệu đứt
- Độ bền tương đối P0: được đặc trưng bằng độ bền tuyệt đối của xơ tính trên một đơn vị độ thanh của chúng
) / (
0 g Tex T
P
Khi xơ bị lực kéo tác dụng sẽ làm tăng chiều dài, phần trên chiều dài đó được gọi là độ giãn dài của xơ Độ giãn đài của xơ được tính bằng mm, cm
- Độ giãn tương đối εx: là tỷ số giữa sự gia tăng chiều dài với chiều dài ban đầu của xơ
Trang 11% 100 0
0 1
l
l l
x
−
= εTrong đó:
l1: Chiều dài của xơ khi chịu lực kéo
l0: Chiều dài ban đầucủa xơ
- Độ giãn tuyệt đối εtđ: là độ dài giữa sự gia tăng chiều dài khi có lực kéo tác dụng làm cho xơ bị đứt với chiều dài ban đầu của xơ
(l đ l0)100 %
tđ = −
Trong đó: lđ là chiều dài của xơ khi bị kéo dài trước khi đứt
Đồ thị quan hệ giữa độ giãn dài và lực đứt của một số loại xơ
δđ: lực đứt của xơ
Chiều dài đứt của xơ là chiều dài lý thuyết của xơ với chiều dài đó khi troe tự do xơ sẽ bị đứt do ảnh hưởng của trọng lượng của chính bản thân nó Chiều dài đứt của xơ được tính bằng tích số của số chi của xơ với độ bền tuyệt đối của nó
Lđ = N.Pđ (m)Đặc trương biến hình của xơ khi bị kéo dài:
Giãn dài có thể phục hồi lại được: Khi có ngoại lực tác dụng, xơ bị giãn dài so với chiều dài ban đầu của nó, phần giãn dài mà sau một thời gian xơ tự co về chiều dài ban đầu của nó được gọi là giãn dài có thể phục hồi lại được
Giãn dài không thể phục hồi lại được (giãn dài vĩnh cửu): là sự giãn dài khi đã khử ngoại lực tác dụng đi mà xơ không trở về độ dài ban đầu
Bảng 1.1: độ bền các loại xơ
δđ
εx
80100
604020
Kaprôn
bông
lenViscô
lanh
Hình 1.1
Trang 12Loại xơ Độ bền
(gl/denier)
Độ ẩm (%)Bông
2 ÷ 44.6 ÷ 7.5
Bảng 1.2: trạng thái chịu nhiệt và độ ẩm của một số loại xơ
Loại xơ Nhiệt độ làm thay đổi trạng thái xơ (0C)
Độ ẩm (%)
215 ÷ 220
250 ÷ 260256
240250130300330325
8.51113.62025.519
i Độ xoăn và độ co của sợi:
Xoăn là một loại biến dạng khi có ngẫu lực đặt vào tiết diện ngang của vật thể xoay một góc xo với trục của nó đồng thời hướng quay khác nhau trên toàn bộ chiều dài của vật thể Nhờ có biến dạng xoắn mà từ xơ tạo thành sợi đơn và các sợi đơn tạo thành các sợi se
Khi se sợi, thông thường chiều dài của sợi bị co rút lại ta gọi đó là độ co của sợi
Độ xoăn K được biểu thị bằng số vòng xoắn trung bình trên một đơn vị độ dài sợi(m)
Trang 13Hệ số xoăn α là đại lượng tỷ lệ với tam giác góc xoắn β Hướng xoắn được ký hiệu bằng các chữ: Z chỉ hướng xoắn phải;
S chỉ hướng xoắn trái
- Độ co: được xác định bằng hiệu số của độ dài ban đầu
l1 và độ dài sau khi se l2 rồi tính theo % Cần phải biết độ co để xác định chính xác năng suất của máy sợi con và sợi se
j.Trọng lượng riêng của xơ
Là tỷ số giữa trọng lượng của xơ trên một đơn vị thể tích của nó
(g/cm3 )
V
G
= γTrong đó:
G: Trọng lượng của bó xơ(g)
V: Thể tích bên ngoài của xơ(cm3)
G
= β
V1: là thể tích bên ngoài của xơ
4
2
1 =π
Hình 1.2: Mặt cắt ngang của xơ
Bảng 1.3: Tỷ trọng của một số loại xơ
Nguyên liệu Tỷ trọng (g/cm3)
Trang 14
Theo Giáo Trình Vật Liệu Và Công Nghệ Chế Tạo Ngư Cụ của Nguyễn Văn Bổn- NXB Nông Nghiệp Hà Nội 1982
I.2 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ TRỘN HỒ VẢI.
Trước khi bắt đầu trộn, phải vệ sinh bên trong thùng trộn thật kỷ để tránh trường hợp sản phẩm trộn lần trước còn đọng lại hoà chung vào sẽ làm giảm chất lượng của hồ và kiểm tra các bộ phận của máy
Sau đó tiến hành thực hiện các quá trình công nghệ sau:
I.2.1 Chuẩn bị dung dịch khuấy trộn và nấu
Tuỳ theo từng loại xơ sợi mà tỷ lệ PVA / bột khác nhau:
- Đối với xơ sợi loại Cotton, Rayon thì tỷ lệ PVA / bột là (30 ÷
Sau đó tiến hành theo các bước sau:
B 1: Cho 400 lít nước vào nồi khuấy
B 2: Cho 60 Kg PVA, bột, các chất trợ khác vào nồi khuấy
Cho máy khuấy trong 5 phút
B 3: Sau đó cho hơi vào đến 600C để nấu
- Nấu từ 30 ÷ 40 phút đối với nồi mở, khi đó nhiệt độ hồ khoảng 95 ÷ 980C
- Nấu từ 20 ÷ 30 phút đối với nồi cao áp, khi đó nhiệt độ hồ đạt tới 110 ÷ 1200C
- Sử dụng nồng độ và độ nhớt hồ thích hợp qua việc điều chỉnh lượng nước
Trang 15Vỏ nồi có hai lớp để cho hơi vào hâm dung dịch Nhiệt độ nồi nấu và nồi hâm được điều chỉnh thông qua van điều chỉnh hơi nóng.
I.2.3 Chuyển hồ xuống bể.
- Sau khi đã được khuấy, nấu ở nồi I, hâm nóng ở nồi II để đạt độ nhớt yêu cầu, ta cho dung dịch hồ xuống bể hồ thông qua van
- Lượng hồ ở bể luôn đủ để ngấm sợi thông qua van chỉnh lưu
- Điều chỉnh nhiệt độ bể hồ tương ứng với mổi loại sợi vải
Nếu vật liệu sợi vải là 100% Cotton thì nhiệt độ bể hồ khoảng 90 ÷ 950C
Nếu vật liệu sợi vải là T / C hoặc CVC thì nhiệt độ bể hồ khoảng 900C
Nếu vật liệu sợi vải là T / R hoặc R / C thì nhiệt độ bể hồ khoảng 800C
Nếu vật liệu sợi vải là 100% Rayon thì nhiệt độ bể hồ khoảng 65 ÷ 700C
I.3 GIỚI THIỆU DÂY CHUYỀN TRỘN HỒ VẢI
Trang 17II.1.1 Khái niệm chung về khuấy trộn.
Quá trình khuấy trộn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm Người ta áp dụng nó để thu được chất huyền phù, nhũ tương, hỗn hợp các chất rắn xốp và các chất dẻo
Khuấy trộn có khả năng làm cho các quá trình trao đổi nhiệt mãnh liệt hơn ở trong thiết bị tiến hành các quá trình hoá học Khi có khuấy trộn thì tốc độ chuyển hoá của các chất phản ứng tăng lên Do các phần tử vật liệu chạm với nhau khi khuấy trộn nên làm tăng nhanh các quá trình trao đổi nhiệt và chuyển khối, ví dụ như khi sấy, hoà tan, cô đặc
Thiết bị dùng để khuấy trộn vật liệu gọi là máy trộn Bộ phận để khuấy trộn vật liệu trong máy trộn và trong các thiết bị phản ứng gọi là cánh khuấy
Tuỳ thuộc vào trạng thái liên hợp các vật liệu đem khuấy
trộn mà người ta phân biệt khuấy trộn chất lỏng vật liệu rắn, xốp và các khối bột nhão, dẻo
II.1.2 Khuấy trộn chất lỏng.
Khuấy trộn trong môi trường lỏng thực hiện bằng ba phương pháp: cơ học, khí lực học và tuần hoàn
a Khuấy trộn cơ học.
Khuấy trộn cơ học tiến hành nhờ các cánh khuấy có cấu tạo khác nhau
Trong quá trình khuấy trộn cơ học, chất lỏng chảy vòng quanh
ôm lấy mái chèo của cánh khuấy (hình 2.1) Khi mái chèo 2 chuyển động chậm trong lòng chất lỏng thì xung quanh nó tạo nên lớp ngoài sát thành đều đặn 1 có áp suất phía trước và phía sau đồng nhất
Do vậy nên khi cánh khuấy quay chậm thì năng lượng tiêu phí chỉ để khắc phục lực ma sát của mái chèo vào chất lỏng
Tăng tốc độ chuyển động của mái chèo trong môi trường lỏng thì lớp phía sau sát thành bắt đầu tách khỏi bề mặt của mái chèo
Ở phía sau lớp đó tạo nên dòng chất lỏng xoáy Áp suất trong vùng xoáy trở nên thấp hơn so với áp suất ở phía trước mái chèo Như vậy khi tăng số vòng quay của cánh khuấy thì tốn nhiều năng lượng hơn để khuấy trộn chất lỏng, bởi vì mái chèo của cánh khuấy ngoài việc khắc phục lực ma sát còn phải khắc phục cả hiệu số áp suất ở hai phía của mái chèo
P1 P
2
P1 = P2
Trang 18Năng lượng hao phí trong quá trình khuấy trộn tỷ lệ bậc ba với số vòng quay, nghĩa là A = f (n3) Không nên chọn tốc độ quay của cánh khuấy quá lớn sẽ dẫn đến thừa điện năng.
Muốn lựa chọn số vòng quay thích hợp của cánh khuấy thì cần phải tính đến tính chất của chất lỏng
Khi khuấy trộn thì chất lỏng văng ra xa bởi lực ly tâm từ trung tâm tới thành thiết bị và được dâng lên dọc theo thành thiết bị Lúc này quan sát thấy chất lỏng tạo thành hình phễu
Độ cao mà chất lỏng dâng lên ở thiết bị trong thời gian khuấy trộn, phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng và số vòng quay của cánh khuấy 1 (hình 2.1.a)
Độ nhớt của chất lỏng càng bé và số vòng quay càng lớn thì phễu chất lỏng tạo nên càng cao Để ngăn ngừa chất lỏng khuấy trộn khỏi văng ra thiết bị trong khuấy trộn người ta đặt thêm tấm chắn cố định 2 để làm giảm độ cao dâng lên của chất lỏng trong bình
Như vậy, số vòng quay thích hợp của cánh khuấy được thiết lập bằng thực nghiệm có tính đến độ cao dâng lên cho phép của chất lỏng, hao phí năng lượng tối thiểu khi khuấy trộn và hiệu quả của quá trình khuấy trộn
Hiệu quả của quá trình khuấy trộn được xác định bằng thời gian cần thiết để đảm bảo cho quá trình được hoàn toàn
Tính toán công suất cánh khuấy Khi cánh khuấy băït đầu làm việc, những mái chèo của nó gặp sức cản của chất lỏng nhiều hơn so với khi chế độ làm việc ổn định Điều đó cần được giải quyết là phải khắc phục sức ì của chất lỏng ở trạng thái tĩnh Năng lượng hao phí cho cánh khuấy trong thời gian mở máy để khắc phục sức ì của chất lỏng cao hơn nhiều so với năng lượng mất đi để khắc phục lực ma sát và tạo thành xoáy khi cánh khuấy đã làm việc ổn định Muốn xác định công suất cần thiết của cánh khuấy và sau đó để chọn lựa đúng động cơ điện, người
ta xác định công khi cánh khuấy bắt đầu làm việc
Hình 2-2.Khuấy trộn
bằng cánh khuấy kiểu mái chèo
a- chất lỏng tuần hoàn trong bình
b- Để tính công suất máy khuấy
Để mái chèo của cánh khuấy dịch chuyển, cần phải khắc phục sức cản của khối chất lỏng, nghĩa là thực hiện một công theo định luật cơ học:
Trang 19G = ρ.F.ω0, kg.
ở đây: ρ - trọng khối chất lỏng, kg/m3;
F - diện tích của mái chèo, m2;
ω0 - tốc độ vòng của trọng tâm mái chèo (điểm O,
ω0 = r0.n0
ở đây: r0 - khoảng cách từ trọng tâm của mái chèo
n0 - số vòng quay của cánh khuấy, rad/s
Thay đại lượng G và ω0 thu được vào công thức trên ta có:
(n r ) F n r ( j s)r
n F
2
2
0 3 2
2
.
0 Wat Z
F
Với cánh khuấy có mái chèo hình chữ nhật:
, 2 0
ω
ω =
Ở đây: ω - tốc độ vòng của mép mái chèo Ta thay vào
8 2
3 3
3 3 0
ω ω
2
.
=
= Khi tính toán công suất của cánh khuấy cần đưa vào hệ số ϕ, để tính đến độ nhớt và các tính chất khác của chất lỏng, cũng như hình thù của mái chèo Hệ số ϕ phụ thuộc vào tỷ số h b (hình 2-2b)
h
Trang 20ϕ 1,1 1,15 1,19 1,29 1,4 2
Công thức tính toán để xác định công suất của cánh khuấy có mái chèo hình chữ nhật:
( )W F
Z N
ηω ρ
ϕ 16
.
= Như vậy công suất cần thiết của cánh khuấy tỷ lệ bậc ba với tốc độ quay của nó hoặc là tỷ lệ bậc ba với vòng quay
Các kiểu cánh khuấy Theo cấu tạo cánh khuấy được chia
ra thành loại mái chèo, loại chong chóng và tuốc bin
- Cánh khuấy mái chèo gồm có hai ba hay bốn mái chèo
lắp trên một trục thẳng đứng Đường kính mái chèo bằng 0,5.D D là đường kính của thiết bị
Để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt lớn, người ta lắp lên trục một số cặp mái chèo cánh khuấy loại khung Đôi khi trong sản xuất đòi hỏi khuấy trộn sản phẩm cùng với việc làm lạnh nó Trong trường hợp đó khung của cánh khuấy làm từ những ống rỗng, trong ống đó cho tác nhân làm lạnh vào (nước muối) Loại cánh khuấy như thế được dùng trong các nhà máy làm macgarin đặt ở các thùng chứa sữa để tiệt trùng
Trong trường hợp khuấy trộn các chất lỏng nhớt, ví dụ khi làm đặc vitamin và sirô đường trong thiết bị bốc hơi chân không người
ta dùng máy trộn loại mỏ neo Hình thù của cánh mỏ neo đó tương ứng với thành của thiết bị Nhờ có khoảng cách hở không lớn lắm (0,05D của bình) giữa thành thiết và cánh mỏ neo của cánh khuấy nên làm giảm sự tạo ra những váng bọt và những kết tủa bám lên thành bình
Cánh khuấy mái chèo có thiết bị đơn giản, nhưng ít được dùng để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt cao Cánh khuấy mái chèo có số vòng quay không lớn lắm 1 ÷ 6 rad/s (10 ÷ 60 vòng / phút)
vì thế nó nối với động cơ điện qua hộp giảm tốc
Để khuấy trộn sản phẩm lỏng có độ nhớt vừa phải khi điều chế chất huyền phù và nhũ trắng có độ nhớt nhỏ thì cánh khuấy chong chóng làm việc có hiệu quả nhất.Cánh khuấy này có hai hoặc ba chong chóng, đường kính (d) của nó bằng 0,25 ÷ 0,3D của bình
- Cánh khuấy kiểu chong chóng.
Tốc độ quay của chong chóng từ 20 ÷ 150 rad/s (200 ÷ 1500 vòng/phút)
Cánh khuấy kiểu chong chóng tạo thành dòng chất lỏng mãnh liệt thẳng đứng nên hao phí ít năng lượng Mỗi chong chóng đảm bảo khuấy trộn tốt chất lỏng trong vùng hình cầu có đường kính bằng đường kính của thiết bị Nếu chiều cao của bình lớn hơn đường kính của nó nhiều thì trên mỗi trục người ta ghép thêm một vài chong chóng
Cánh khuấy kiểu chong chóng là loại quay nhanh Thường người ta nối nó với động cơ điện không có hộp giảm tốc
Trang 21- Cánh khoấy kiểutuốc bin
Để khuấy trộn chất lỏng rất nhớt như dầu và mỡ, người ta dùng cánh khuấy kiểu tuốc bin
Cánh khuấy này có guồng làm việc (tuốc bin) và các cánh (tuốc bin hở) hay là guồng có rãnh và thiết bị định hướng (tuốc bin kín)
Khi cánh khuấy quay, chất lỏng đi qua lỗ trung tâm 2 vào guồng làm việc của tuốc bin kín, làm thay đổi hướng của nó từ thẳng đứng sang hướng tâm và được đẩy ra khỏi guồng theo phương tiếp tuyến với tốc độ lớn
Tốc độ quay của cánh khuấy tuốc bin bằng 40 ÷ 200 rad/s (400
÷ 2000 vòng/phút) Cánh khuấy tuốc bin rất dễ dàng lắp trực tiếp nó với động cơ điện không cần hộp giảm tốc Những cánh tuốc bin đảm bảo khuấy trộn rất nhanh chất lỏng có độ nhớt cao Nhược diểm của nó là giá thành cao và chế tạo rất phức tạp (đặc biệt là tuốc bin kín)
b Khuấy trộn chất lỏng bằng khí.
Quá trình khuấy trộn này được thực hiện trong thùng, ở phần dưới thùng đặt các ống có lỗ gọi là thiết bị sủi bọt bằng khí
Người ta cho không khí có áp suất, khí trơ hoặc hơi nước vào bên trong ống sủi bọt Khi thoát qua, lỗ của ống sủi bọt tạo nên nhiều tia nhỏ phun đến các phía khác nhau và cuốn theo những phần tử chất lỏng
Cường độ khuấy trộn tăng lên khi tăng áp suất của luồng khí Năng lượng hao phí ở trong thiết bị sủi bọt lớn hơn nhiều so với thiết bị khuấy trộn cơ học Khuấy trộn bằng khí dùng cho chất có độ nhớt lớn
Song, phương pháp đó không phải áp dụng trong tất cả các trường hợp Không nên dùng thiết bị sủi bọt, nếu như chất lỏng chứa chất dễ bay hơi, mà hơi đó bị khí cuốn theo, cũng như sản phẩm lỏng đã khuấy trộn sẽ bị phân huỷ và bị hỏng, có thể do tiếp xúc với luồng khí
Thiết bị khuấy trộn bằng khí dùng tốt nhất trong trường hợp chất lỏng được khuấy trộn có hoạt tính hoá học cao và chóng làm hỏng thiết bị khuấy cơ học do ăn mòn
Trong một số trường hợp, người ta dùng thiết bị sủi bọt vào công nghiệp thực phẩm để đun nóng và khuấy trộn nguyên liệu cũng như để tách các tạp chất ra khỏi nguyên liệu
Ví dụ như có thể nhắc đến quá trình khử mùi của dầu mỡ trong nhà máy sản xuất mácgarin và các xí nghiệp công nghiệp dầu mỡ khác Hơi nước sẽ sủi bọt qua lớp mỡ, khuấy trộn mạnh lớp mỡ đó và cuốn theo nó những chất có mùi hắc
c Khuấy trộn chất lỏng bằng cách tuần hoàn:
Trang 22Người ta thực hiện khuáy trộn bằng cách cho sản phẩm lỏng chảy đi chảy lại nhiều lần qua hệ thống kín gồm có thiết bị trộn 1 và bơm 2 nối với ống dẫn 3.
Phương pháp này ít dùng, vì chất lỏng đi qua theo ống và qua bơm hút bị nguội dần, có thể không đạt được ý muốn
Ngoài ra, để vận chuyển chất lỏng nhớt cần phải có bơm đặc biệt
II.1.3 Khuấy trộn vật liệu rời (xốp).
Khuấy trộn vật liệu rời được áp dụng trong công nghiệp làm bánh mì để chế biến bột đưa vào sản xuất trong công nghiệp bánh kẹo
Hiệu quả của khuấy trộn vật liệu rời được đặc trưng bằng mức độ phân phối đều đặn các vật liệu trong hỗn hợp
Mức độ khuấy trộn đều đặn các vật liệu rời được biểu thị bằng hệ số β, hệ số đó có thể xác định như sau: chúng ta cho tiến hành khuấy trộn hai vật liệu rời trong bình đường cát và bột cacao Ta biểu thị Cp là nồng độ của đường cát đã phân phối đều trong bột cacao
Khi phân tích mâư hỗn hợp hai chất lấy ở các chỗ khác nhau, trong đó người ta định nồng độ đường cát tương ứng với các chỗ là C1, C2 và C3 và xác định đại lượng sai lệch nồng độ ở mỗi điểm với đại lượng Cp là:
∆C1 = C1 - C2
∆C2 = C2 - Cp
∆C3 = C3 - Cp Sau đó ta tìm đại lượng sai lệch nồng độ trung bình của sản phẩm phân bố đều là ∆C
n
C C
C C
∆ 1 2 3
ở đây n - số mẫu đem phân tích
Mức độ phân bố đều của đường cát trong bột cacao, xác định theo công thức:
% 100
p
C C
∆
= β Trong quá trình khuấy trộn vật liệu rời, trị số β bị giảm xuống Do đó, khuấy trộn càng có hiệu quả thì β càng nhỏ Hệ số
β bằng không khi vật liệu đem khuấy trộn phân bố đều
Trong công nghiệp thực phẩm, để khuấy trộn các vật liệu rời, người ta một số kiểu máy trộn
Máy trộn kiểu vít tải làm việc gián đoạn, trình bày ở hình 8a máy có hai ống thẳng đứng 2 và 4 đặt cái nọ cách cái kia một khoảng không lớn lắm, phân chia máy trộn 1 thành hai vùng khuấy trộn, khi vít tải 3 đặt ở trong ống quay thì nguyên liệu chứa ở trong máy trộn 1 dâng lên trên dọc theo ống dưới và ống trên và khuấy trộn
Trang 23Máy trộn bằng mái chèo làm việc liên tục, có gắn một số mái chèo 2 lên trục nằm ngang 1 Sản phẩm đưa vào máy trộn qua thùng chứa 3 ở trên và chuyển dời đến lỗ thoát 4, được khuấy trộn bởi các mái chèo 2.
Máy trộn kiểu này chứa nguyên liệu đem khuấy trộn khoảng 1/3 dung tích của máy
Để khuấy trộn đường cát hoặc bã củ cải, đồng thời để sấy khô các sản phẩm đó, trong công nghiệp thực phẩm, người ta dùng máy trộn sấy khô hình thùng
II.1.4 Khuấy trộn vật liệu dẻo.
Trong các ngành sản xuất bánh mì, bánh kẹo, thịt, thức ăn cô đặc đều cần phải khuấy trộn các sản phẩm như bột nhão, khối sôcôla, kem đặc, thịt băm nhỏ và rau băm nhỏ
Để khuấy trộn các vật liệu dẻo, trong công nghiệp người ta dùng máy trộn vít tải nằm ngang cũng như máy trộn mái chèo có cánh uốn cong đặc biệt Bộ phận làm việc của máy trộn mái chèo cánh trộn 1 - thực hiện chuyển động phức tạp trong thùng - máy trộn 2 Những máy trộn đó quay chậm, tốc độ quay cảu cánh trộn từ 2 ÷ 4 rad/s (20 ÷ 40 vg/ph)
II.1.5 Lý thuyết quá trình trộn hồ vải.
Thông thường người ta dùng Elvanol nhóm T để làm dung dịch hồ vải vì nó có nhiều ưu điểm hơn so với các loại bột trộn khác
a Đặc điểm của Elvanol nhóm T.
- Công thức hồ đơn giản và chuẩn bị dể dàng
- Tính chất hửu dụng của độ ăn hồ, đảm bảo tính thích ứng chống lại ma sát, đủ độ bền chắc để vượt qua lamelle,
go, lược, không thừa hồ để rơi vãi trong tách lớp ở hồ và ma sát ở dệt Do bao phủ hồ mỏng nên tăng được trử lượng sợi trên trục cửi, cấu trúc vải dày hơn, giảm chi phí trọng lượng vải mộc vận chuyển
- Hiệu suất dệt cao và ít ngưng máy dệt
- Giới hạn rộng, thích nghi với độ ẩm buồng máy dệt
- Cho 2/3 nước vào hồ khuấy
- Cho PVA, bột, chất trơ vào khuấy khoảng 5 phút
- Cho hơi vào đến 600C để chuẩn bị nấu
- Nấu 30 ÷ 40 phút đối với nồi mở ( 95 ÷ 980C)
- Nấu từ 20 ÷ 30 phút đối với nồi mở (110 ÷ 1200C)
- Sử dụng với nồng độ và độ nhớt thích hợp (điều chỉnh bằng lượng nước đưa vào)
c Ứng dụng công nghệ.
Trang 24- Acrylic size: 5 ÷ 10% của PVA/bột.
- Wax: 5% của PVA/bột
- Elvanol T-66 rất tốt để đáp ứng yêu cầu của nhà máy dệt từ tốc độ thấp của dệt thoi đến tốc độ cao của dệt kiếm, kẹp thổi khí
Tính năng của E.T-66:
- T-66 tạo khả năng bao hợp tốt các xơlông và làm cho sợi dệt mềm dẻo
- Khả năng thẩm thấu cực nhanh, độ nhớt thấp nên có khả năng khắc phục được sự hạn chế của công đoạn ngấm hồ
- T-66 khi sử dụng cho hồ dệt kết hợp với màng hồ mỏng, dẻo, tạo hiệu quả tối ưu cho các cấu trúc dệt cao
- T-66 có thể giặt tẩy được ở nhiệt độ thấp và tỷ lệ nước xả thấp, do đó tiết kiệm được chi phí năng lượng
- Đặc tính kỷ thuật:
Độ nhớt, 4% dung dịch nước, mpa.s(cp) 12 ÷ 15
Độ pH: 5 ÷ 7%
Độ bay hơi: 3
Trang 25- PVA Elvanol T-25 được dùng trong hồ sợi dọc.
- T-25 có thể dùng một mình hoặc kết hợp với tinh bột để hồ cho loại sợi trơn Polyester/cotton, polyester/wool, polyester/rayon và các loại sợi dệt khác như cotton, nylon, wool, polyester spuns
- T-25 đặc biệt có nhiều ưu điểm cho loại vải khó dệt, có cấu trúc chặt
- Nếu kết hợp với tinh bột, T-25 có thể làm tăng độ kết dính cho các loại sợi nhân tạo
- Tính năng của E.T-25:
T-25 có tính bao hợp tốt, có khả năng chống mài mòn, có độ kết dính cao
T-25 được lưu giữ trong thời gian dài mà không bị vón cục, bị mủm hoặc bị biến chất
T-25 dễ dàng hoà tan trong nước nóng đồng thời còn cho quá trình rủ hồ sau này
Dung dịch T-25 ổn định, có thể để được nhiều ngày mà vẫn không bị giảm độ nhớt Ngay cả trong trường hợp muốn chống lại sự đậm đặc của dung dịch không cần phải đốt nóng ống dẫn
Áp suất trục ép vào khoảng 20pSi, độ lèn hồ có thể tương đối bởi sự thay đổi áp suất lên trục ép
Nhiệt độ thùng sấy nên ở mức thấp nhất khoảng
1040C để chống sự mắc dính và sự tạo thành bề mặt
Nhiệt độ sấy không quá 1380C
Thông thường nhiệt độ thùng sấy nên để ở mức vừa đủ để làm khô sợi, sao cho độ ẩm cuối cùng của sợi phù hợp với yêu cầu kỷ thuật
Aính hưởng của nồng độ và nhiệt độ trên độ nhớt của T-66
Trang 26Aính hưởng nồng độ và nhiệt độ trên độ nhớt của Elvanol T-25.
Trang 27II.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỘN VẬT LIỆU.
II.2.1 Trộn cơ khí chất lỏng với chất khí.
Trước khi máy trộn bắt đầu làm việc thì các hạt vật chất rắn nằm ở đáy thùng Khi cánh khuấy bắt đầu quay thì chúng bắt đầu được phân bố vào trong chất lỏng Sau đó tất cả các hạt rắn được phân bố vào trong chất lỏng vì dưới tác dụng của lực ly tâm chúng được chuyển động theo phương xoắn ốc và phân tán vào cả thể tích thùng đồng thời vật chất rắn được thấm ướt đều Sau một thời gian trộn ứng với từng vật liệu, những cấu tử riêng biệt sẽ được tạo thành huyền phù hệ nhớt
Tuỳ theo mức độ dẻo mà huyền phù được chia ra chất lỏng dẻo, chất lỏng giả dẻo và chất lỏng nở :
Trang 28- Chất lỏng dẻo là huyền phù đặc sệt, tạo hình tốt và giữ được hình dạng khi biến dạng, chất lỏng dẻo có khả năng biến dạng, chảy khi có một lực tác động nào đó.
- Số lượng vật chất rắn trong huyền phù, hình dạng của hạt vật chất rắn, độ lớn và khả năng keo tụ của chúng có ảnh hưởng đến tính chất dẻo của huyền phù
- Chất lỏng giả dẻo là chất lỏng nhớt, có khả năng chảy chầm chậm đưới tác dụng của lực vừa đủ và tăng đáng kể tốc độ chảy của nó khi tác dụng lên một lực đủ lớn Ở thời điểm đó nó như một chất lỏng thông thường, trong đó tốc độ dòng tăng tỷ lệ với sự tăng lực
- Chất lỏng nở là bột nhão mà dưới tác dụng của lực ban đầu nó chảy như chất lỏng thông thường nhưng chỉ ngay sau khi tác dụng một lực lên nó đạt tới trị số tới hạn thì độ nhớt bắt đầu tăng cao và tốc độ chảy giảm đi
II.2.2 Trộn chất lỏng với chất rắn do kết quả của quá trình vật lý hay phản ứng hoá học.
Quấ trình này vừa khuấy trộn giữa bột, nước vừa có kèm theo các quá trình keo và sinh hoá khi trộn
Do kết quả trộn mà những hợp phần rắn và lỏng trước lúc trộn được tạo thành bột nhão
II.2.3 Trộn những cấu tử lỏng với nhau do kết quả của quá trình vật lý hay phản ứng hoá học.
Có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Trộn một chất lỏng với một chất lỏng khác để thu được nhủ tương có độ nhớt lớn hơn so với chất lỏng ban đầu
- Trường hợp 2: Do kết quả trộn chất lỏng mà sự tiếp xúc lẫn nhau giữa các cấu tử được tăng lên, giữa các cấu tử đó xảy ra phản ứng hoá học
II.2.4 Trộn các vật liệu rắn.
Trường hợp này, các vật liệu rắn rời được trộn vào nhau, đôi khi còn đun nóng hốn hợp Trong một vài trường hợp, sau khi trộn các cấu tử và đun nóng hỗn hợp có thể tạo thành dung dịch mà sau khi làm nguội sẽ thu được khối sản phẩm nhớt
Trộn sản phẩm dẻo khác với khuấy trộn chất lỏng bởi vì sự tăng độ quánhcủa vật liệu trộn làm giảm tốc độ chuyển động của vật liệu trong thùng trộn và giảm tính chảy rối; do đó cấu tạo của máy trộn để trộn sản phẩm dạng bột nhào phải dự kiến tính toán được sự chuyển động của vật liệu trong khu vực trộn mãnh liệt hỗn loạn hay sự chuyển chỗ từ từ của cánh khoấy ở toàn bộ bên trong thùng chứa; trong đó cánh khoấy và thùng phải liên quan chặt chẽ và lập thành hệ thống
Trang 29II.2.5 Khoấy trộn sản phẩm lỏng trong các ống dẫn bằng tuần hoàn và bằng khí nén.
Ngoài các phương pháp khoấy trộn các chất lỏng trong các ống dẫn bằng tuần hoàn và bằng khí nén Khi khoấy trộn trong những ống dẫn, thiết bị đơn giản nhất là nối 2 ống dạng chữ V, trong mỗi ống đều có chất lỏng chảy Sự khoấy trộn sẽ được tốt hơn khi đặt trong các ống dẫn những tấm đệm dặt biệt làm tăng tính chảy rối của dòng chất lỏng
Khi dùng các vòi phun, sản phẩm được khoấy trộn nhờ các dòng tia chất lỏng hút từ vòi phun Hiệu quả khoấy trộn trong những máy trộn vòi phun được nâng cao khi đặt thêm các đệm xoắn ốc
Khoấy trộn chất lỏng trong những đường ống dẫn cho chất lỏng có độ nhớt thấp Tiến hành khoấy trộn tuần hoàn bằng cách khoấy trộn chất lỏng nhiều lần trong bình chứa có tạo ra dòng chảy rối Có thể trộn tuần hoàn chất lỏng bằng bơm hoặc bằng vòi phun
II.3 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI MÁY TRỘN.
II.3.1 Máy trộn có thùng chứa thẳng đứng.
Trang 30Trong những máy trộn có thùng chứa thẳng đứng thường dùng máy khoấy có cánh nằm ngang và thẳng đứng Ơí trong môi trường nhớt sự chuyển động theo hướng thẳng đứng truyền dẫn kém Cánh khoấy thường có hình dạng phù hợp với hình dạng thùng chứa.
Máy trộn có thùng chứa thẳng đứng được chia làm 4 loại theo hình dạng của thùng:
a Máy trộn cố định có thùng đứng yên và cánh quay.
Cấu tạo của máy trộn này gần giống nhau như những mấy khoấy cùng tên dùng để khoấy trộn sản phẩm thực phẩm lỏng gồm : thùng trộn, cánh thay được gắn với trục làm việc, hộp giảm tốc, cơ cấu dẫn động
b Máy trộn cố định có thùng chứa thay được và cánh quay.
Những máy trộn này gồm máy khoấy có bộ dẫn động và thùng trộn là thùng thay đổi được, thẳng đứng cố định
Dung tích của thùng khoảng từ 100 ÷ 200 lít; số vòng quay lớn nhất của cánh phụ thuộc vào độ lớn của thùng, khoảng 2 ÷ 8 vòng/s
c Máy trộn có thùng chứa quay và cánh cố định.
Loại máy này có thùng chứa hình trụ quay xung quanh trục của nó còn có cánh khoấy cố định đặt bên trong thùng sát phía thành
Trong một vài máy trộn, cánh có thể khi cần thiết thì nâng lên và hạ xuống ở trong thùng Khi thùng quay thì lượng sản phẩm chứa bên trong ép về phía có cánh cố định, chảy bao lấy nó Do kết quả đó mà tất cả khối sản phẩm được khoấy và nhào trộn, đồng thời thành thùng chứa được làm sạch Thể tích thùng chứa của những loại máy trộn này thường không lớn khoảng từ 50 ÷ 200 lít
Những loại máy trộn này được dùng trong công nghiệp bánh kẹo, đồ hộp và công nghiệp nước hoa
d Máy trộn có thùng chứa quay và cánh chuyển động.
- Cụm quan trọng nhất của những máy này là bộ phận làm việc Việc chọn cấu tạo của bộ phận này cũng như công dụng của tốc độ chuyển động và quỹ đạo căn cứ vào quá trình công nghệ, đặt tính của sản phẩm trộn và tính chất cơ lý của nó
- Các bộ phận làm việc của máy này thực hiện ở dạng tay đòn lắc tay đòn nhánh piston ở dạng trục thẳng đứng với những cánh có hình dạng khác nhau
Trang 31- Quỹ đạo chuyển động của tay đòn lắc và tay đòn piston có thể phẳng hoặc không gian.
- Đối với sản phẩm thực phẩm cố định chất dẻo thường dùng những bộ phận làm việc có hình dạng bên ngoài đơn giản và quỹ đạo chuyển động của chúng có thể là vòng tròn hay mặt phẳng đơn giản
- Đối với sản phẩm dạng bột nhào có tính chất đàn hồi thì dùng những bộ phận làm việc có hình dạng bên ngoài phức tạp với mặt phẳng phức tạp hay quỹ đạo không gian
Thông thường những máy trộn sản phẩm thực phẩm có thùng chứa quay và cánh chuyển động đều có thêm thùng thay được là những thùng lăn được Dùng những thùng này cho phép ta trong thời gian trộn 1 mẻ các cấu tử ban đầu lại chuẩn bị trộn tiếp sau trong thùng đựng khác
II.3.2 Máy trộn có thùng chứa nằm ngang.
Hình 3.2: Sơ đồ máy khuấy cánh có thùng chứa nằm ngang
1: Cánh nằm ngang
2: Trục nằm ngang
3: Cánh hướng tâm
Trang 32- Các máy trộn rôto thường có kích thước cải biến khác nhau từ những máy ở trong phòng thí nghiệm có thể tích 1 lít đến những máy trong công nghiệp có dung tích đến 10000 lít.
- Phụ thuộc vào mục đích công nghệ và tính chất cơ lý của sản phẩm trộn mà cánh của máy trộn rôto có cấu tạo khác nhau
b Máy trộn cánh, guồng xoắn và máy trộn vít làm việc liên tục.
Trong những máy trộn làm việc liên tục, sản phẩm dẻo không chỉ được trộn mà còn được vận chuyển dọc máy trộn Do đó, việc đem nạp những cấu tử đem trộn và tháo thành phẩm được tiến hành liên tục
- Máy trộn cánh làm việc liên tục là máy trộn có trục nằm ngang, trong đó, những cánh hướng tâm được gắn theo đường vít quay cánh đối với trục quay đảm bảo vận chuyển sản phẩm dọc máng trộn
- Máy trộn bột nhào làm việc liên tục thực hiện như sau: bột và những cấu tử lỏng được nạp liên tục vào trong máng trộn của máy và trong quá trình chuyển động dọc máng, nhờ những cánh hướng tâm, chúng bắt đầu được nhào trộn tạo thành bột nhào và tháo ra liên tục bằng ống tháo sản phẩm
Để trộn sản phẩm dẻo có độ đặc quánh cao có thể dùng máy trộn cánh làm việc liên tục có 2 trục Máy gồm máng có 2 trục nằm ngang, trên các trục có gắn những cánh phẳng nghiêng 1 góc tạo nên đường vít
Các trục nằm ngang có cánh quay ngược chiều nhau với tốc độ khác nhau
Các trục nằm ngang có cánh quay ngược chiều nhau với tốc độ khau nhau, trong đó có 1 trục chuyển vật liệu cho trục thứ 2 với vòng quay lớn Do kết quả đó mà đạt được sự xáo trộn mãnh liệt
- Máy trộn guồng xoắn và máy trộn vít làm việc liên tục dùng để trộn sản phẩm dạng bột nhào có độ đặc quánh cao với khối lớn
Các bộ phận làm việc là guồng xoắn răng hay vít đẩy quay trên những trục nằm ngang
Máy trộn vít có 2 trục vít ren ăn vào nhau và quay cùng chiều Với mỗi vòng quay các trục vít ấy gạt nạo vật liệu bám dính lên nhau và bảo đảm không chỉ trộn mãnh liệt khối sản phẩm mà còn
Trang 33vận chuyển nó về phía cửa tháo ở đầu đối diện với chỗ nạp các cấu tử.
CHƯƠNG III.
PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG
ÁN THIẾT KẾ.
Trang 34III.1 YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MÁY CẦN THIẾT KẾ.
Ngoài các yêu cầu về độ cứng, sức bền, độ bền, rung động còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khả năng thực hiện quá trình tiên tiến; những tổn thất không tránh khỏiphải nhỏ nhất cần đảm bảo sự tương ứng của tốc độ và quỹ đạo chuyển động của các bộ phận làm việc, tính chất cơ lý, hoá học của hồ trộn
- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao, chú ý đến các thông số thuộc năng suất mới như kích thước, diện tích chiếm chỗ, tiêu thụ năng lượng, nước, hơi, giá thànhchế tạo, lắp ráp sữa chữa và sử dụng thiết bị
- Tính chống mòn cao của các bộ phận làm việc của máykhi tiếp xúc với hồ trộn ở nhiệt độ cao
- Khả năng truyền chuyển động cho máy trực tiếp từ động
cơ riêng hay từng nhóm động cơ và nâng cao chỉ tiêu sử dụng chúng
- Độ bịt kín tốt và sự di chuyển dung dịch hồ đã được trộn phải đảm bảo an toàn
- Tính công nghệ của máy và phương pháp chế tạo tối ưu theo qui mô sản xuất đã biết với mọi cách tiết kiệm vật liệu
- Sự thống nhất hoá và qui chuẩn hoá các chi tiết và cụm máy, mức sử dụng tối đa của các chi tiết và sản phẩm đã tiêu chuẩn hoá, điều đó nâng cao tính hàng loạt và tính công nghệ của máy
- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm kim loại định hình trong thiết kế và chế tạo máy để giảm khối lượng của máy Để giảm trọng lượng chi tiết, ta chọn vật liệu có tính chất cơ học cao, trong nhiều trường hợp phải dập và hàn những phần riêng biệt
Trang 35- Máy và thiết bị phải bao gồm những khối riêng biệt ghép với nhau một cách không phức tạp, dễ dàng cho việc tháo dở,
di chuyển và lắp ráp máy khi lắp đặt và sửa chửa chúng
- Những yêu cầu đối với máy và thiết bị trình bày trong qui tắc kỷ thuật an toàn và vệ sinh sản xuất, bề mặt ngoài nhẵn và dạng xuyên dòng để dễ dàng đáp ứng yêu cầu vệ sinh sản xuất
- Sự tương quan chặt chẽ giữa dung sai vật và của chi tiết theo tiêu chuẩn nhà nước Đó là điều kiện cần thiết cho việc lắp lẫn cụm chi và tiết
- Trong thời gian làm việc, tiếng ồn phát sinh ở máy ra không được vượt quá qui chuẩn cho phép theo mức độ chung
- Cân bằng tĩnh và cân bằng động những phần quay của máy Khi quay các chi tiết mất cân bằng thì xuất hiện lực ly tâm gây rung động gối tựa của máy và cả nền nhà, bào mòn nhanh các ổ trục và những phần khác của máy, tăng tổn thất năng lượng, giảm năng suất máy, tăng chi phí sử dụng gắn liền với việc phải sửa chữa từng phần và thay thế những chi tiết bị mòn, kích thích dao động cưỡng bức và rung động, làm giảm tuổi thọ của máy
- Sự hoàn chỉnh kỷ thuật, độ tin cậy của máy và thiết bị, sự hoàn chỉnh kỷ thuật của thiết bị là thời hạn mà thiết bị đáp ứng mức kỷ thuật hiện đại theo những chỉ tiêu cơ bản của nó Độ tin cậy đó là tính chất của máy thực hiện chức năng đã biết bảo toàn được các chỉ tiêu sử dụng của nó trong những thời hạn đã biết trong khoảng thời gian làm việc yêu cầu
III.2 CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MÁY.
III.2.1 Phương án máy khuấy cánh.
- Những máy khuấy này là thiết bị trộn cơ khí có cánh tiết diện hình chữ nhật, đặt vuông hay nghiêng với trục quay
- Kích thước cơ bản của máy khuấy cánh phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng khuấy trộn Đối với những chất lỏng có hệ số độ nhớt động học µ đến 1 N.S/m2
- Khi lắp một cánh khuấy lên trục có thể lấy:
d/D = 0,66 ÷ 0,9h/D = 0,1 ÷ 0,2 y/D = 0,3 ÷ 0,8H/D = 0,8 ÷ 1,3Trong đó:
d: đường kính cánh khuấy (m)
D: đường kính thùng chứa cánh khuấy (m)
h: chiều cao cánh khuấy (m)
y: khoảng cách từ cánh khuấy đến đáy thùng (m)
H: chiều cao mực chất lỏng trong thùng (m)
Trang 36Nếu khuấy trộn chất lỏng trong thùng chứa sâu, để tăng tính chảy rối, người ta lắp thêm trên trục vài dãy cánh; phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng khuấy mà chọn khoảng cách giữa các dãy cánh từ (0,3 ÷ 0,8).d.
- Ưu điểm cơ bản của máy khuấy cánh được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm vì chúng đơn giản và rẻ tiền
- Khuyết điểm của máy khuấy cánh là chất lỏng dịch chuyển hướng trục không đáng kể, đó là nguyên nhân gây nên đặc tính tạo thành dòng và khả năng ứng dụng của chúng chỉ đối với chất lỏng có hệ số độ nhớt động lựcµ
Hình 3.2: Sơ đồ máy khuấy cánh có thùng chứa nằm ngang
1234
Trang 373: Cánh nằm ngang.
4: Thùng thẳng đứng
Hình 3.3: Sơ đồ máy khuấy cánh có thùng chứa thẳng đứng
Để cải tiến việc khuấy trộn thì cánh đặt nghiêng với mặt nằm ngang 1 góc 30 hoặc 45o, đồng thời mỗi dãy cánh bố trí lệch
đi 1 góc vuông đối với cặp bên cạnh Do kết quả đó mà chất lỏng trộn ở trong thùng trộn được hình thành đồng hướng trục
Số vòng quay của những máy khuấy cánh tương tự được chọn trong giới hạn từ 20 ÷ 100 vòng/phút
III.2.2 Máy khuấy hình lược.
Phối hợp giữa cánh thẳng đứng và nằm ngang Theo cấu tạo, có máy khuấy hình lược đơn và hình lược kép
Ơí những máy khuấy hình lược kép, cánh thẳng đứng của một lược đi vào trong khe hở giữa những cánh của lược thứ hai, đồng thời cả hai lược quay ngược chiều nhau làm tăng hiệu quả khuấy trộn
Máy khuấy hình lược dùng để trộn sản phẩm thực phẩm lỏng khi cần ngăn ngừa sự chuyển động vòng tròn của chất lỏng trong thùng chứa
Hình 3.4: Sơ đồ máy khuấy khung
Trang 38Phối hợp cánh thẳng đứng và nằm ngang ghép chặt với nhau trên trục thẳng đứng.
Ưu điểm của máy khuấy khung là độ bền cơ học lớn, cho phép khuấy trộn chất lỏng rất nhớt ở trong thùng chứa lớn và có khả năng làm gần toàn bộ khối chất lỏng chuyển động đồng thời
Khuyết điểm của máy khuấy khung là tổn thất năng lượng tương đối lớn khi khuấy trộn
III.2.3 Phương án máy khuấy mỏ neo.
Là máy khuấy cánh, hình dạng của chúng phù hợp với hình dạng của thùng chứa và thường là hình cầu Máy khuấy mỏ neo gồm thùng chứa hình trụ, cánh mỏ neo trên trên trục thẳng đứng và bộ dẫn động
- Những cánh mỏ neo thường được đúc bằng gang , với mục đích tránh ăn mòn kim loại trong môi trường hoạt tính, trong đa số chúng được phủ men hay những chất phủ bảo vệ khác
- Đôi khi người ta chế tạo cánh mỏ neo bằng gốm hay vật liệu cao phân tử Cánh mỏ neo có hình dạng phức tạp, có độ bền cơ học cao, có thể dùng để khuấy trộn thực phẩm có độ nhớt động lực vượt quá 1N.s/m2
- Máy khuấy mỏ neo có những kích thước tương ứng cơ bản sau:
d = (0,9 ÷ 0,98)D
chiều dày cánh: δ = 0,06d
chiều cao của phần cánh thẳng đứng: h = (0,4 ÷ 0,5)d
khoảng cách kể từ đáy thùng: q = (0,01 ÷ 0,05)d
III.2.4 Phương án máy khuấy chân vịt.
Đặc điểm khuấy trộn chất lỏng bằng cánh khuấy chân vịt là tất cả các chất lỏng ở trong thùng chứa được khuấy trộn nhiều lần qua cánh chân vịt
Bộ phận làm việc của máy khuấy chân vịt về hình dạng giống như hai cánh quạt máy bay hay ba cánh quạt của chân vịt tàu thủy
Trong đa số trường hợp, người ta dùng chân vịt ba cánh quạt để khuấy trộn chất lỏng trong thùng chứa có thể tích đến 200m3 Đối với những thùng chứa có V đến 1m3 thì dùng chân vịt hai cánh quạt Song trong trường hợp đó hệ số nhớt động lực cho phép lớn nhất của chất lỏng không được vượt quá 0,5 ÷ 0,7 N.s/m2
Đối với chất lỏng khuấy trộn có thể tích lớn và những quá trình đòi hỏi có áp suất lớn thì người ta dùng chong chóng (chân vịt 4 cánh trở lên)
Cánh chân vịt là một bề mặt xoắn ốc, nghiêng đối với mặt phẳng nằm ngang một góc α thay đổi theo hướng từ trục quay đến mép cánh từ 0 ÷ 900 Dạng cánh như thế đảm bảo tạo ra dòng chất
Trang 39lỏng hướng trục rất lớn và tạo nên hiệu ứng bơm, rút ngắn được thời gian khuấy trộn.
Phụ thuộc vào góc quay của cánh chong chóng người ta phân biệt hai loại cánh khuấy chân vịt
- Cánh khuấy hút chất lỏng từ đáy và đẩy lên bề mặt (α >
Nên dùng cánh khuấy chân vịt để khuấy trộn sản phẩm thực phẩm lỏng có hệ số nhớt động học µ đến 2N.s/m2 Đặc biệt chúng có thể dùng để khuấy trộn nhanh chóng tạo thành nhủ tương có độ nhớt nhỏ, hòa tan hay phản ứng hóa học trong môi trường lỏng
Khi khuấy trộn chất lỏng có hệ số nhớt µ đến 2,5N.s/m2, người ta thường quyết định số vòng quay của cánh khuấy chân vịt trong giới hạn từ 400 ÷ 1750 vòng/phút
Để khuấy trộn chất lỏng có độ nhớt lớn và những chất lỏng có chứa những chất lơ lửng tạo thành bọt, thì người ta chọn số vòng quay từ 150 ÷ 400 vòng/phút
Thường người ta thiết kế các máy khuấy chân vịt trên cơ sở những số liệu thực nghiệm
Sơ bộ có thể lấy các kích thước của máy khuấy chân vịt như sau:
- Đường kính cánh khuấy: d = (0,2 ÷ 0,5)D
- Bước vít của cánh: δ = (1 ÷ 3)D
- Chiều cao của chong chóng trên đáy thùng: y = (0,5 ÷ 1)D
- Chiều cao của mực chất lỏng khi bố trí một cánh khuấy:H
- D: đường kính thùng chứa của máy khuấy
Khuyết điểm của máy khuấy chân vịt so với máy khuấy cánh và tuabin là tính toán thiết kế và chế tạo chúng phức tạp cũng như sự phụ thuộc hiệu quả khuấy trộn vào hình dạng thùng chứa và sự xếp đặt cánh khuấy trong thiết bị
Nên dùng cánh khuấy chân vịt trong những thùng chứa có đáy lồi vì những thùng chứa có đáy phẳng và đáy lõm thì sự khuấy trộn rất kém
Trang 40Phụ thuộc vào chiều cao của mực chất lỏng khuấy trộn trong thùng chứa, máy khuấy chân vịt có thể là một tầng hay nhiều tầng.
Trong các thiết bị có cánh khuấy chân vịt mà có đặt những ống xoắn ruột gà, nhiệt kế thì làm giảm hiệu quả khuấy trộn Với mục đích nâng cao hiệu qủa khuấy trộn của cánh khuấy chân vịt, nên đặt chúng trong thùng chứa dưới góc 10 ÷ 200 đối với mặt phẳng thẳng đứng hay lệch tâm đôi chút so với tâm của thùng chứa
III.3 PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ.
Ta cần thiết kế máy trộn hồ vải có hệ số nhớt nhỏ hơn 4N.s/m2 và dung tích thùng trộn nhỏ hơn 1m3 Trên cơ sở dữ liệu đó ta chọn loại máy khuấy cánh để thiết kế
Trong các phương án đã trình bày ở trên, đối với máy cần thiết kế do còn phải bơm dung dịch hồ qua thùng hâm nên ta chọn máy có thùng chứa đứng là hợp lý nhất Máy có thùng chứa đứng có nhiều kiểu truyền động khác nhau, nên ta phân tích để chọn phương án thiết kế bộ truyền hợp lý với yêu cầu kỹ thuật của máy xét trên tính ưu việt và tính kinh tế
III.3.1 Phương án 1:
Máy trộn có thùng chứa thẳng đứng với bộ truyền đaivà hộp giảm tốc bánh răng trụ rằn thẳng một cấp
- Ưu điểm của bộ truyền:
Do thiết kế bộ truyền đai nên hộp giảm tốc đơn giản dể chế tạo, ngoài ra bộ truyền đai dể chế tạo và rẽ hơn so với bộ truyền một cặp bánh răng
- Nhược điểm:
Bộ truyền đai gây ồn khi máy làm việc
Khó bôi trơn hộp giảm tốc, nếu dùng biện pháp ngâm dầu và bánh răng sẽ làm chuyển động lượng dầu gây rung động hộp giảm tốc gắn trên nắp thùng trộn
Ngoài ra, hộp giảm tốc loại này có chiều ngang lớn, khó gá đặt vững chắc trên thùng trộn
Sơ đồ động máy trộn hồ vải:
(Bộ truyền đai và hộp giảm tốc một cấp bánh răng trụ răng thẳng)