động nhưng thực tế vẫn có việc làm cũng tăng lên trong đó ngày càng có nhiềutrẻ em đã tạo thành một nguồn cung về lao động khá dồi dào.Ngoài hai yếu tố tăng tự nhiên của dân số và sự tha
Trang 1THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH BẮC NINH
1 Quy mô lao động
Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng dân số tương đối thấp so với cả nước (1,2%năm 2000) Tuy diện tích tương đối nhỏ nhưng mật độ dân số của tỉnh lại quá cao:1.184 người /km2 (gấp hơn 2 lần mật độ dân cư cả nước)
Lực lượng lao động ở Bắc Ninh có cơ cấu trẻ Năm 2000, nhóm lực lượnglao động trẻ (từ 15-34 tuổi) có 309.306 người, chiếm 59,24% so với tổng số; nhómlực lượng lao động trung niên có 179.970 người, chiếm 34,47% và nhóm lực lượnglao động cao tuổi có 32.870 người, chiếm 6,29% Nhóm lực lượng lao động trẻchiếm tỷ lệ cao nhất 59,24% Đây là thế mạnh của nguồn lao động Bắc Ninh (xembảng số 2)
Bảng số 2: Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động (tính đến năm 2000)
Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh [5, tr 184].
Năm 2000, dân số bình quân của tỉnh là 951.600 người, trong đó số ngườitrong độ tuổi lao động là 522.146 người Ước tính đến năm 2010 là 1.058 nghìnngười và 1.174 nghìn người vào năm 2020 Hàng năm dân số Bắc Ninh tăngthêm khoảng 1 vạn người Ngoài ra, còn phải kể đến số người ngoài tuổi lao
Trang 2động nhưng thực tế vẫn có việc làm cũng tăng lên (trong đó ngày càng có nhiềutrẻ em) đã tạo thành một nguồn cung về lao động khá dồi dào.
Ngoài hai yếu tố tăng tự nhiên của dân số và sự tham gia của những ngườingoài tuổi lao động, nguồn lao động Bắc Ninh còn được bổ sung bằng một sốnguồn có tính chất cơ học như: số bộ đội giải ngũ, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp
ra trường, số người dôi dư do sắp xếp lại lao động trong các DNNN
Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm của tỉnh còn rất hạn chế Sốngười không có việc làm và thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn n ăm
1998 là 21.600 người, năm 1999: 19.900 người, năm 2000: 17.000 người Vì vậy,mâu thuẫn cung - cầu về lao động khá lớn, gây sức ép ngày càng nặng nề tronggiải quyết việc làm của tỉnh Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng di dân tự do, gây xáo trộn về xã hội, môi trường, tác động nhiều đến cơ cấuvùng của nguồn lao động
Dân số Bắc Ninh chủ yếu là ở nông thôn, chiếm 90,6% so với tổng dân số củatỉnh Năm 2000, lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao 85,71%, trongkhi đó lao động trong ngành công nghiệp lại chiếm tỷ lệ quá thấp 11% Điều nàychứng tỏ rằng, mức phát triển công nghiệp và mức đô thị hóa còn thấp Đây thực
sự là điều kiện khó khăn về chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh Bắc Ninh khichuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa nền kinh tế tỉnh
Bảng số 3: Hiện trạng phân bố dân cư Bắc Ninh năm 2000
Trang 3Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh [5, tr 18].
2.2.2 Chất lượng nguồn lao động
Chất lượng nguồn lao động nhìn chung đã được cải thiện nhiều nhưng cung
về chất lượng không đáp ứng được cầu về cả hai mặt thể lực và trí lực nguồn laođộng Đó là tình trạng thiếu hụt kỹ năng của người lao động Lao động có tay nghềcao, công nhân kỹ thuật thiếu do đầu tư cho giáo dục chưa đủ, cơ cấu đào tạo chưahợp lý, thiếu cơ sở định hướng, không xuất phát từ nhu cầu thị trường lao động củatỉnh
Về mặt thể lực
Tầm vóc và thể lực của người Việt Nam nói chung của người dân Bắc Ninhnói riêng trong thập kỷ 90 đã có sự tăng trưởng rõ rệt về chiều cao và cân nặngnhưng vẫn thua kém nhiều nước trong khu vực Một so sánh cho thấy: chiều cao vàcân nặng của trẻ em 15 tuổi - tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi lao động, của Việt Nam
là 147 cm, 34,3 kg; trong khi đó của Thái Lan là 149 cm, 40,5 kg; của Ấn Độ là
155 cm, 49 kg; Nhật Bản là 164 cm, 53 kg
Ngoài ra, tình trạng vệ sinh thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại, việc sửdụng các loại hóa chất bừa bãi không đúng quy định về an toàn thực phẩm đanghàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân Một loạt các chỉ số có liên quanđến y tế, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường còn ở mức thấp, đặc biệt là ở nông
Trang 4thôn - nơi đông dân cư, trình độ dân trí thấp Điều đó lý giải phần nào sự hạn chế
về mặt thể lực của người lao động Bắc Ninh cũng như người lao động Việt Nam
Về mặt trí lực
- Trình độ học vấn
Trình độ văn hóa là cơ sở rất quan trọng để nâng cao năng lực và kỹ nănglàm việc của người lao động Số người biết đọc, biết viết tăng dần Trong nhữngnăm qua, số người tốt nghiệp các cấp học phổ thông có xu hướng tăng dần qua từngnăm: năm 1997: 80,52%, năm 1998: 80,88%, năm 1999: 82,93% và năm 2000:83,58% Tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I ngày càng giảmxuống tương xứng Xu hướng trình độ học vấn của người lao động ngày càng caocho thấy khả năng học nghề, đào tạo nghề và nâng cao tay nghề của lực lượng laođộng ở Bắc Ninh vào loại khá Đây là một tiền đề quan trọng của sự phát triểnnguồn nhân lực của tỉnh Tuy nhiên, chúng ta thấy tỷ lệ người tốt nghiệp cấp II vàcấp III trong lực lượng lao động của tỉnh còn thấp chỉ khoảng 50% [44, tr 6]
Với thực trạng trên, nếu không có những giải pháp tích cực và có hiệu quả
để tăng nhanh số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp II vàcấp III thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn laođộng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho ngườilao động trong những năm tới
4,1215,0025,78
3,8014,0725,09
3,1013,3224,71
Trang 5Đã tốt nghiệp cấp II
Đã tốt nghiệp cấp III
Tổng số:
44,5111,75100
44,0311,07100
44,9212,12100
44,4614,41100
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh [44, tr 6].
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Kết quả điều tra những năm gần đây cho thấy tình hình cụ thể như sau:
Bảng số 5: Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị: %
Không có chuyên môn kỹ thuật 92,96 90,40 90,40 88,23
Công nhân kỹ thuật không bằng 1,03 3,10 2,21 2,99
Công nhân kỹ thuật có bằng 1,13 1,59 1,78 2,40
Trung học chuyên nghiệp 2,64 2,43 2,50 2,71
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh [44, tr 6].
Như vậy, số người chưa được đào tạo nghề còn rất lớn chiếm 90% lực lượnglao động của tỉnh Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệrất thấp: 11,77% (năm 2000) và qua các năm tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyểnbiến rất chậm, năm 1997 là 7,04%, năm 1998: 9,60%, năm 1999: 9,60%, năm2000: 11,77%
Trang 6Chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn nhiều bất cập Laođộng không đáp ứng được yêu cầu của công việc Chưa được đào tạo đủ trình độquy định, năng lực thích ứng với việc làm trong nền kinh tế chuyển đổi còn yếu.
Tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao thấp, cơ cấu bậc đào tạo mấtcân đối với nhu cầu sử dụng
Xét trong tổng số lao động chuyên môn kỹ thuật năm 2000 của tỉnh, cơ cấunhư sau: sơ cấp chiếm 1,06%, công nhân kỹ thuật (CNKT) không bằng: 2,99%,CNKT có bằng: 2,4%, trung học chuyên nghiệp (THCN): 2,71%, cao đẳng và đạihọc (CĐ-ĐH): 2,6%, trên đại học: 0,01% Như vậy, số lao động có chuyên môn kỹthuật trình độ sơ cấp và không bằng cấp còn 4,05% trong tổng số lao động chuyênmôn kỹ thuật
Tính gộp cả sơ cấp, CNKT không bằng và có bằng là một bậc để so sánh vớibậc THCN và bậc CĐ-ĐH (kể cả sau đại học), cơ cấu đào tạo CNKT/THCN/CĐ-
ĐH là 2,4/1/1; nghĩa là ứng với 1 lao động có trình độ ĐH-CĐ thì có 1 lao độngtrình độ THCN và 2,4 lao động trình độ sơ cấp, CNKT So với các nước có mứcGDP bình quân đầu người từ 200 - 300 USD là 7/2/1 thì thấy cơ cấu lao độngchuyên môn kỹ thuật của tỉnh hiện nay là bất hợp lý Sự bất hợp lý này có nguyênnhân bắt nguồn từ sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo của tỉnh trong thời gian qua
Ngoài ra, nguyên nhân khách quan của tình trạng này là do 90,60% dân cư
và 85,71% lực lượng lao động ở tỉnh đang làm việc trên địa bàn nông thôn, nơi màcông việc lao động sản xuất chưa đặt ra yêu cầu bức xúc về đào tạo nghề; chỉ có8,05% người lao động ở nông thôn đã trải qua đào tạo nghề nghiệp, trong khi đócon số này ở thành thị là 33,70% Cùng với việc phát triển việc làm mới phi nôngnghiệp ở nông thôn, việc đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn nông thôn
đã trở thành vấn đề rất quan trọng cho sự phát triển của khu vực rộng lớn này ởtỉnh Bắc Ninh
Trang 7Trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ công nhân kỹ thuật còn thấp,chỉ có dưới 5% so với toàn bộ lực lượng lao động của tỉnh Điều đáng lưu ý làtrong đó hơn một nửa công nhân kỹ thuật tuy đã được đào tạo nhưng không cóbằng Rõ ràng, đào tạo nghề đang là vấn đề bức xúc đối với lực lượng lao độngkhông chỉ ở nông thôn mà ở cả thành thị.
2.2.3 Thực trạng công tác đào tạo nghề
Hiện nay, khoảng 80% lao động của tỉnh và đại bộ phận lao động nông thônchưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật như mong đợi Để đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH, phát triển các ngành nghề mới, nâng cao hiệu quả của các ngành nghề đang
có, thay đổi cơ cấu lao động và tính chất lao động, cần đẩy mạnh công tác đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý chongười lao động Người lao động cần phải được đào tạo mới và tập thêm các kiếnthức mới để chuyển sang phát triển ngành nghề mới, nâng cao năng suất lao độngtrong ngành nghề đang làm việc Việc này cần phải tiến hành cho tất cả lao động,trước mắt là lao động trẻ, lao động ở nông thôn, đồng thời sử dụng tốt lao động cótrình độ chuyên môn kỹ thuật cao
Qua khảo sát thực trạng một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bắc Ninh chothấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp, số công nhân laođộng chỉ được kèm cặp trong thời gian ngắn chủ yếu theo phương pháp truyềnnghề trực tiếp hoặc truyền nghề trong phạm vi gia đình, dòng họ Theo kết quảđiều tra tại thời điểm 31/12/1998 của UBND tỉnh, số người có trình độ chuyênmôn thấp so với tổng số lao động hiện đang làm việc Số lao động được đào tạonghề là 80.687 người chiếm 16,57% trong tổng số lao động tham gia hoạt độngkinh tế
Kết quả điều tra chọn mẫu năm 1997 của tỉnh cho thấy, trong số 660 hộđược điều tra ở tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh chỉ có 21 người được đào tạochuyên nghiệp, dạy nghề, trong đó có tới 8 người đang học đại học, cao đẳng; sốngười học nghề là 11 người, không có người nào học sơ cấp và công nhân kỹ thuật
Trang 8Qua đó ta thấy, số công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản chiếm tỷ lệ rấtnhỏ trong tổng số người được đào tạo và gần như không đáng kể so với tổng sốngười tham gia hoạt động kinh tế Không những thế nó còn mất cân đối cả về tỷ lệđào tạo và loại hình đào tạo ngay trong các trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàntỉnh Chưa có mối quan hệ giữa các trường đào tạo nghề với các doanh nghiệp Sốcông nhân trong các doanh nghiệp chỉ được đào tạo trực tiếp, không được trạng bị
lý thuyết nên học tới đâu biết tới đó Ngược lại, số học sinh trong các trường dạynghề chỉ nắm được lý thuyết, không được thực hành trên công việc cụ thể Đội ngũcán bộ, giáo viên trong các trường dạy nghề vừa giảm về số lượng, vừa tụt hậu vềtrình độ khoa học - công nghệ Số lao động sau khi được đào tạo không đáp ứngđược yêu cầu của các doanh nghiệp nên rất khó tìm việc làm Bên cạnh đó nhàtrường chỉ đào tạo những ngành nghề nhất định, một số ngành kỹ thuật doanhnghiệp cần thì nhà trường lại chưa có chương trình đào tạo Tính đến 31/12/2000,
số học sinh được đào tạo công nhân (bao gồm ở các trường do Trung ương và địaphương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh) là 2004 người, tăng 49% so với năm họctrước, nhưng theo đánh giá của UBND tỉnh, con số này vừa không đảm bảo sốlượng, vừa không đáp ứng yêu cầu về chất lượng
Các trường lớp đào tạo nghề hiện nay vẫn còn yếu và thiếu, toàn tỉnh có 1trường công nhân kỹ thuật của tỉnh, 1 trường công nhân xây dựng thủy lợi (BộNN&PTNT), 1 trung tâm dịch vụ việc làm, 1 trung tâm khuyến nông, khuyến lâm(thuộc tỉnh), 8 trung tâm dịch vụ việc làm thuộc 8 huyện, thị xã
Trang thiết bị dạy học cho các trường nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu Đầu tưcho đào tạo nghề còn hạn hẹp và có xu hướng giảm dần Chính vì vậy, chất lượng,quy mô đào tạo nghề vừa kém, vừa thiếu hụt nghiêm trọng
Công tác đào tạo cán bộ quản lý còn nhiều vấn đề đặt ra Hiện nay đa số cán
bộ quản lý trong các doanh nghiệp chưa qua đào tạo cơ bản, quản lý theo kiểu giađình, kinh nghiệm là chính Theo thống kê chưa đầy đủ, cán bộ quản lý các doanhnghiệp có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 9%, tốt nghiệp phổ thông chiếm 60%;
Trang 9có những cán bộ quản lý chưa học xong tiểu học Đội ngũ này không được đào tạo
cơ bản về chuyên môn, về quản lý, về pháp luật… dẫn đến tình trạng khó khăn, bấtcập trong quản lý
Địa phương chưa thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về trình độ văn hóa,chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý cho các chủ doanh nghiệp nên họ thiếuthông tin, bỡ ngỡ trước sự biến động của thị trường, nhất là thị trường nước ngoài
Sự thăng trầm của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý, sự năngđộng của các chủ doanh nghiệp Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanhnghiệp là vấn đề bức xúc cần quan tâm giải quyết
tế VAC, kinh tế trang trại phát triển hầu hết ở các địa phương Xuất hiện nhiều giađình có quy mô chăn nuôi lớn: hàng ngàn con gà, hàng chục con lợn theo phươngpháp công nghiệp mang lại thu nhập cao Chăn nuôi cá theo phương pháp thâmcanh với các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và chăn nuôi các con đặc sản
đã dần dần thay thế thả cá theo kiểu quảng canh Cơ cấu ngành nông nghiệpchuyển dịch theo hướng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng,
tỷ trọng ngành trồng trọt giảm tương ứng
Nguồn lao động Bắc Ninh chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp, chiếm85,71% Là ngành chiếm một tỷ trọng cao nhất: 36,47% trong GDP (tương đương886,7 tỷ đồng) và đồng thời sử dụng một lượng lao động lớn nhất 354.700 người,chiếm tỷ trọng 73,6% trong tổng số lao động đang làm việc [44, tr 16]
Trang 10- Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ tạo ra được 823,3 tỷ đồng, chiếm 33,86% trong GDP, thu hút
số lao động tham gia là 59.800 người chiếm 12,4% [44, tr 16]
Hoạt động dịch vụ ở nông thôn trong những năm gần đây có bước phát triểnmới, nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ như: cung ứng hàng tiêu dùng, vật tư,thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, xuất hiện phổ biếntrong từng thôn xóm Từ đó đã và đang hình thành các tụ điểm kinh tế, các thị tứ, thịtrấn ở nông thôn góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh
Như vậy, cơ cấu kinh tế Bắc Ninh đang từng bước thay đổi, sản xuất hànghóa ngày càng phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp
Bảng số 6: Cơ cấu làm việc theo nhóm ngành
78,5610,4011,04
76,0511,6112,34
73,6014,0012,40
Trang 11Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh [44, tr 16].
Thông qua các chỉ tiêu trên cho thấy, cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã
có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo, đa dạnghóa ngành nghề Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần từ 81% năm 1997 xuống73,6% năm 2000, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên
rõ rệt
2.2.4.2 Theo thành phần kinh tế
Tính đến nay trên lãnh thổ Bắc Ninh đã hình thành một số khu, cụm và cơ sởsản xuất công nghiệp và xây dựng bao gồm: 8 đơn vị quốc doanh Trung ương, 14đơn vị quốc doanh địa phương, 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề thủ côngtruyền thống, 224 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với khoảng 10 nghìn hộ sảnxuất tiểu thủ công nghiệp và 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Những cơ sở này thuộc các ngành: công nghiệp cơ khí, kỹ thuật điện; vật liệuxây dựng, sành sứ thủy tinh; chế biến gỗ, giấy, lâm sản; chế biến lương thực thựcphẩm; công nghiệp dệt, may mặc và các ngành công nghiệp khác
Trong 5 năm qua (1996 - 2000), các ngành công nghiệp này đã có nhiềuđóng góp đưa Bắc Ninh phát triển nhanh hơn Giá trị sản xuất toàn ngành côngnghiệp tăng với tốc độ bình quân 34,3%/năm
Đối với thành phần kinh tế Nhà nước: quy mô nhỏ, trong những năm 1997
-2000 lực lượng lao động làm việc trong khu vực này thấp chỉ chiếm khoảng 5%
Cụ thể năm 1997 có 23.713 lao động chiếm 4,7%, năm 1998 có 25.212 lao độngchiếm 5%, năm 1999 có 27.385 lao động chiếm 5,3%, năm 2000 có 28.868 laođộng chiếm 5,5% trong tổng số lao động xã hội của tỉnh (xem bảng số 7)
Đối với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước: kinh tế hộ gia đình và ngoài
quốc doanh giữ vai trò chủ yếu trong tạo việc làm mới (chiếm 95% chỗ làm việcmới được tạo ra hàng năm) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy vốn đầu tư cho công
Trang 12nghệ còn ít, đầu tư cho 1 chỗ làm việc còn thấp, nhưng đang thể hiện một tiềmnăng và ưu thế trong tạo việc làm.
Năm 2000, có 10.511 cơ sở sản xuất công nghiệp, thu hút 42.630 lao động;trong đó, có 13 DNNN thu hút 5.440 lao động, 142 HTX thu hút 2.431 lao động,
45 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân thu hút 1.690 lao động, 10.309 hộ cáthể thu hút 32.620 lao động, 2 công ty liên doanh với nước ngoài thu hút gần 500lao động Làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển, năm 2000 tạoviệc làm cho trên 34.000 lao động Có 37 doanh nghiệp kinh doanh trong ngànhxây dựng, trong đó có 5 DNNN, 2HTX, 30 công ty và doanh nghiệp tư nhân.Tổng số lao động trong ngành này năm 2000 là 4.970 người Trong ngành vậntải có 2 DNNN, 7 HTX và 3.630 hộ cá thể kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.Tổng số lao động trong ngành này năm 2000 là 5.760 người [44, tr 15]
Bảng số 7: Việc làm chia theo thành phần kinh tế
504.041
25.212478.829
517.487
27.385490.102
522.146
28.868493.278
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh [44, tr 15].
2.2.4.3 Theo khu vực
- Khu vực thành thị
Bắc Ninh là một tỉnh nông nghiệp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn Sốngười sống ở thành thị chỉ có 89.450 người, chiếm 9,4%, trong đó lực lượng laođộng ở khu vực này có 80.689 người chiếm 14,29% Ngoài lực lượng lao động tạichỗ, hàng năm có một lực lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào các
Trang 13khu công nghiệp, các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang chếchế thị trường Người lao động nông thôn vào khu đô thị tìm việc và làm việc vớinhiều dạng khác nhau và có xu hướng tăng nhanh Một số vào theo mùa vụ nôngnhàn nông nghiệp, một số khác tìm việc và làm việc thường xuyên trong năm…
Đó là lực lượng đáng kể bổ sung vào nguồn lao động của khu vực thành thị
Về trình độ học vấn nói chung của người dân ở thành thị là khá cao và ngàycàng được nâng cao hơn
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: lực lượng lao động có chuyên môn kỹthuật được tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị chiếm 33,7% lực lượng lao động
ở tỉnh
Tuy nguồn lao động có trình độ học vấn bình quân tương đối khá, nhưng tỷ
lệ đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý và cân đối
Do vậy, chỉ có thể phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới tránhkhỏi tụt hậu, mới có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động hiệnnay
Vấn đề sử dụng nguồn lao động khu vực thành thị trong thời gian qua: Tỷ lệlao động có việc làm thời kỳ 1997 - 2000 của khu vực thành thị là 93% (trong độtuổi lao động) Tỷ lệ lao động không có việc làm trong độ tuổi lao động ở khu vựcthành thị giảm từ 7% năm 1997 xuống 6% năm 1999 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vựcthành thị đã giảm liên tục từ 7,03% năm 1997 xuống 6,77% năm 1999 và 6,16%năm 2000 [5, tr 170-173]
Thực hiện cơ chế mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và chính sáchkhuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đa dạng hóa các hình thức sản xuấtnhằm phát huy tốt mọi nguồn lực vào quá trình phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công
ăn việc làm cho lao động xã hội Đồng thời với sự chuyển đổi cơ chế, Nhà nước đãthực hiện sắp xếp lại lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, tinh giảm biên chếtrong các cơ quan hành chính sự nghiệp Do vậy, lao động thành thị biến động theo
Trang 14xu hướng giảm tỷ trọng lao động quốc doanh và tập thể, lao động trong khu vực tưnhân, cá thể tăng lên khá nhanh.
Một trong những điểm nổi bật sử dụng nguồn lao động khu vực thành thị là
sự chưa phù hợp giữa cơ cấu nguồn lao động với cơ cấu việc làm, thể hiện sự vừathừa và vừa thiếu lao động Trong nhiều lĩnh vực tỉnh thiếu lao động có trình độcao, tay nghề giỏi Thời gian qua, khi có dự án hợp tác đầu tư của nước ngoài được
mở ra, các khu chế xuất được xây dựng và đi vào hoạt động thì việc tuyển dụng laođộng cho các cơ sở này cũng là những vấn đề khó khăn đặt ra do thiếu lao động có
ngoại ngữ, vi tính Trong khi đó, nguồn lao động dư thừa, đặc biệt là khu vực thànhthị tỷ lệ lao động không có việc làm khá cao, mà chủ yếu là lao động không cóchuyên môn kỹ thuật
Để có thể sử dụng ngày càng đầy đủ và có hiệu quả nguồn nhân lực, giảiquyết tốt công ăn việc làm cho người lao động ở khu vực thành thị cần thực hiệntốt các biện pháp sau:
+ Huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước để đảm bảo duy trìviệc làm cũ cũng như tạo thêm chỗ làm mới cho nguồn lao động của tỉnh
+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động
+ Xây dựng và thực hiện tốt chương trình việc làm của khu đô thị
- Khu vực nông thôn
Hiện nay, dân cư nông thôn Bắc Ninh có 862.150 người chiếm 90,6% dân số
cả tỉnh, lao động nông thôn có 447.531 người chiếm 85,71% lực lượng lao độngtỉnh, trong đó lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ có 8,05% Như vậy, lao độngnông thôn đại bộ phận là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹthuật [44, tr 6]
Đặc trưng của tình hình lao động và việc làm ở khu vực nông thôn Bắc Ninhhiện nay biểu hiện ở một số đặc điểm sau:
Trang 15+ Đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn khá lớn, tăng nhanh, khả năngthu hút lao động rất hạn chế nên lao động dư thừa lớn.
+ Hệ số sử dụng thời gian lao động thấp, năm 1998 là: 70,1%, năm 2000:74,7%
+ Giá trị lao động và thu nhập thấp
Nhìn chung giá trị lao động bình quân hàng năm của lao động nông thôn cònrất thấp, thu nhập của những người lao động nông thôn trở nên quá
ít ỏi, phần lớn không có tích lũy Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đóinghèo ở khu vực nông thôn hiện nay
+ Vấn đề giải quyết việc làm được triển khai bước đầu đã có chuyển biến,song chưa cơ bản
Từ nhiều năm nay, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh đãđược Đảng bộ và chính quyền tỉnh hết sức quan tâm và được tổ chức thực hiệndưới nhiều hình thức, bằng nhiều chính sách cụ thể như: hình thành và cho vay vốntạo việc làm từ quỹ quốc gia và giải quyết việc làm; thực hiện các chương trìnhmục tiêu (chương trình 327, chương trình 773, chương trình định canh định cư);chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; chương trình xóa đói giảmnghèo; mở các trung tâm đào tạo và giải quyết việc làm; hợp tác lao động quốc tế
Những cố gắng trên của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đem lạinhững kết quả đáng khích lệ, hơn một trăm ngàn người có thêm việc làm và việclàm mới, người lao động có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế và cảithiện đời sống
Tuy nhiên, vấn đề việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc của tỉnh Bắc Ninhhiện nay
Về chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Lao động ở khu vựcnông thôn đã qua đào tạo chỉ chiếm 8,05%, còn lại trên 90% chưa qua đào tạo Laođộng nông thôn qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp, nhưng lại phân bố không đều
Trang 16Các khu vực càng xa khu đô thị thì lực lượng lao động không qua đào tạo chiếm tỷ
lệ càng cao Số có trình độ tập trung chủ yếu ở các ngành chuyên môn và các cơquan quản lý từ tỉnh, huyện đến các doanh nghiệp
Lao động nông thôn được đào tạo thấp nên năng suất lao động và thu nhậpcủa người lao động cũng rất thấp
Về phân bố và sử dụng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Trong nôngthôn, cơ cấu lao động xã hội có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao độngcông nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp; tuy nhiên ở mức độcòn chậm Kết quả điều tra năm 2000 cho thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm73,6%, công nghiệp và xây dựng chiếm 14%, dịch vụ chiếm 12,4%
Tình hình việc làm và sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn tuy đã cónhững tiến triển rõ rệt, song nhìn chung lao động ở nông thôn vẫn còn là sức ép đốivới nền kinh tế của tỉnh Hiện nay, ở khu vực nông thôn đang thiếu nghiêm trọngnhững lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề; trong khi đó nguồn nhân lựclao động ở khu vực này lại dồi dào nhưng phần lớn lại chưa qua đào tạo nên khôngthể đáp ứng được yêu cầu
Vì vậy, để giải quyết cơ bản vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ởkhu vực nông thôn cần phải:
+ Giải quyết tốt nhu cầu về vốn phục vụ cho công tác giải quyết việc làm ởkhu vực nông thôn
+ Đẩy mạnh đào tạo chuyên môn kỹ thuật nhằm tăng nhanh chất lượng củađội ngũ lao động nông thôn
+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ; khôi phục và phát triển các làng nghềtruyền thống tạo thêm nhiều việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn
+ Đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn
+ Thực hiện tốt các dự án di dân, hạn chế tối đa tình trạng di dân tự do nhằmphân bố hợp lý lao động và dân cư giữa các vùng
Trang 17Ngoài ra, tình hình giải quyết việc làm ở Bắc Ninh trong những năm qua thôngqua các chương trình quốc gia bước đầu đã thu được kết quả như sau:
Lập dự án nhỏ vay vốn giải quyết việc theo Nghị quyết 120 của Chính phủ
và chương trình viện trở nhân đạo của Chính phủ cộng hòa Séc và Slôvakia Trong
4 năm 1997 - 2000 đã phê duyệt cho vay 400 dự án với số tiền 15 tỷ đồng, giảiquyết cho 12.000 lao động có chỗ làm việc mới
Các chương trình 327,773 di dãn dân phát triển vùng kinh tế mới nội, ngoạitỉnh đã giải quyết cho 8.000 lao động
Công tác đầu tư vốn tín dụng cho người nghèo đã giúp cho các hộ nghèo ổnđịnh, cải thiện đời sống, giải quyết cho 46.000 lao động có thêm việc làm và việclàm mới
Về công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm: Trong thời gian qua, Trungtâm dịch vụ việc làm tỉnh đã giới thiệu việc làm cho 2.000 người và tổ chức đào tạonghề cho 1.000 người, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm
Có thể nói rằng, các chương trình mục tiêu nói trên như là "bà đỡ" góp phầntích cực tạo việc làm cho người lao động, nhất là cho người thất nghiệp ở thành thị,thiếu việc làm ở nông thôn và cho nhóm xã hội yếu thế Thời gian qua, các chươngtrình mục tiêu đã góp phần tạo ra cho khoảng 47% trong tổng số chỗ việc làm mớihàng năm, với suất đầu tư thấp, công nghệ đơn giản Loại việc làm này thường lànhững công việc yêu cầu trình độ, tay nghề thấp, năng suất và thu nhập nói chung
ở mức trung bình và thấp Với mức độ chưa cải thiện được đời sống mà chỉ duy trìcuộc sống hoặc xóa đói giảm nghèo; nhưng nó có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội vàkhông thể thiếu được trong sự đóng góp vào tăng trưởng, tuy là còn hạn chế Bởivậy, hướng cơ bản phải là tăng tỷ trọng tạo việc làm gắn với chương trình pháttriển kinh tế, giảm dần tỷ trọng tạo việc làm thông qua các chương trình xã hội thìmới thực hiện tốt mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh
Trang 18Từ những chính sách, hình thức giải quyết việc làm nêu trên, trong 4 nămqua Bắc Ninh đã giải quyết cho tổng số 109.000 lao động có thêm việc làm và việclàm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 7,03% năm 1997xuống còn 6,16% năm 2000, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nôngthôn từ 70,1% năm 1998 lên 74,7% năm 2000 [44, tr 6].
Đánh giá chung về giải quyết việc làm ở Bắc Ninh:
Qua 4 năm thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động ởtỉnh Bắc Ninh đã bước đầu thu được một số kết quả như sau:
1 Nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã được thay đổi
cơ bản Người lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho ngườikhác trong các thành phần kinh tế Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu
tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm Mặt khác, chủ trươngtạo việc làm cho người lao động cũng được thay đổi Nhà nước tập trung ban hành cơchế, chính sách, xây dựng hành lang pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để mọi người
tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội