1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN NINH BÌNH

180 795 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 830 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.Ngày nay, quan niệm về phát t

Trang 1

Các tác giả cho rằng: việc nâng cao chất lượng nguồn lao độngkhông chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển, mà còn góp phầngiải quyết việc làm, giảm thất nghiệp Từ đó, các nhà nghiên cứu

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội

có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.Ngày nay, quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trư-ởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; phải xoá đói, giảmnghèo, giảm thiểu thất nghiệp

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hếtnhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọingười có công ăn việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnhphúc” [39, tr.17] Tư tưởng của Người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốttrong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giảiquyết việc làm cho người lao động

Ở nước ta hiện nay, nông thôn chiếm 74,37% dân số và 75,6%lực lượng lao động (32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) vàgần 90% số người nghèo của cả nước vẫn đang sống ở nông thôn

Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn chiếm 19,3%, thất nghiệp ởthành thị 5,1% Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng nhận định: "Tỷ trọng trong nông nghiệp còn quá cao Laođộng thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều Tỷ lệ qua đào

Trang 2

tạo rất thấp” [16, tr.166]

Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp,cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước Vì vậy, tạoviệc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết chotừng ngành, địa phương và từng gia đình Tạo điều kiện cho ngườilao động có việc làm, một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động,nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặtkhác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở

để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quantrọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo độnglực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ:

Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản.Bằng nhiều biện pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹthời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp,nông thôn Các thành phần kinh tế mở mang các ngànhnghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụngnhiều lao động Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảmbảo an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn vàbệnh nghề nghiệp cho người lao động Khôi phục và pháttriển các làng nghề… sớm xây dựng và thực hiện chínhsách trợ cấp cho người lao động thất nghiệp [18, tr.140-150]

Trang 3

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tụckhẳng định:

Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân vàcho lao động nông thôn, nhất là các vùng nhà nước thu hồiđất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phinông nghiệp Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nôngthôn, giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉtrọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ Tạo điều kiện cholao động nông thôn có việc làm… [16, tr.195]

Ninh Bình là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vớiquy mô dân số xấp xỉ 1 triệu người, tốc độ phát triển dân số bìnhquân 1,32%/năm, nguồn lao động bổ sung vào lực lượng lao độnghàng năm lớn, nhưng mức độ giải quyết việc làm cho người laođộng ở nông thôn Ninh Bình còn thấp so với nhu cầu Đây là nhiệm

vụ hết sức nặng nề cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Bình.Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIXnhiệm kỳ 2005 - 2010 xác định:

Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nhất là cho nông dânvùng giải phóng mặt bằng làm khu công nghiệp, cụm côngnghiệp gắn với quy hoạch xây dựng nhà ở, khu vui chơigiải trí cho người lao động Duy trì và phát triển làng nghềtruyền thống, xây dựng các trường dạy nghề Đẩy mạnh côngtác xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế, chính sách về đàotạo nguồn lao động, tích cực xuất khẩu lao động để giải quyết

Trang 4

việc làm và tăng thu nhập cho người lao động [17, tr.75] Cũng xuất phát từ áp lực về lao động và việc làm ngày cànggia tăng, đặc biệt là ở nông thôn Ninh Bình, vấn đề này đã đượcnhiều cơ quan, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Là một cán bộ công tác tại Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình vớinhiệm vụ vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế, văn hoá,

xã hội, xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống vật chất và tinhthần của hội viên, nông dân, bản thân thấy đây là vấn đề cấp bách

và trong chừng mực nhất định đã có quá trình tích luỹ tài liệu Xuất

phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: "Giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay” làm đề

tài luận văn thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọngđối với nhiều quốc gia Do vậy, đến nay đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về lao động, việc làm trong và ngoài nước Tiêu biểunhư:

- Thị trường lao động, thực trạng và giải pháp của PGS.

Nguyễn Quang Hiển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995

- Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của PTS.

Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung, Nxb chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1997

- Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển

của Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Nxb Lao động - xã hội, Hànội, 2002

Trang 5

Các tác giả cho vấn đề việc làm cho người lao động và thấtnghiệp là một trong những vấn đề toàn cầu, đề ra phương pháp tiếpcận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về laođộng, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam.Nội dung của các công trình đã đề xuất hệ thống các quan điểm, ph-ương hướng giải quyết việc làm và khuyến nghị, định hướng một sốchính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Việt Nam.

- Đề tài “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với

giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (2001) do PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ nhiệm đề tài.

Các cộng tác viên của đề tài đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữanâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.đã đề xuất các giải phápnhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và giải quyết việc làm ởnước ta

Cũng đã có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu viết về thựctrạng lao động, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta như:

+ Nguyễn Sinh Cúc (2003), "Giải quyết việc làm ở nông thôn

và những vấn đề đặt ra; Tạp chí Con số và Sự kiện, số 8.

+ Nguyễn Hữu Dũng (2004), “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 247.

+ Vũ Đình Thắng (2002), “Vấn đề việc làm cho lao động

Trang 6

nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 3.

+ Bùi Văn Quán (2001), “Thực trạng lao động, việc làm ở

nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn 2001-2005”, Tạp chí

Lao động và Xã hội, số chuyên đề 3

Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn tiến sĩ, thạc sĩ viết vềvấn đề việc làm ở một số tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hoá,Kiên Giang với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có đềtài, công trình khoa học nào phân tích, đánh giá vấn đề giải quyếtviệc làm ở nông thôn Ninh Bình dưới dạng một luận văn khoa họckinh tế Để thực hiện đề tài khoa học này, tác giả có lựa chọn và kếthừa một số kết quả nghiên cứu đã công bố, kết hợp khảo sát thựctiễn ở nông thôn Ninh Bình để phân tích, từ đó đưa ra các giải phápphù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên cơ sở những đ-ường lối, quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng,Nhà nước và của tỉnh Ninh bình đề ra trong những năm tới

3 Mục đích, nhiệm vụ, nghiên cứu của luận văn

* Mục đích nghiên cứu của luận văn:

Trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ trương của Đảng và Nhà

nư-ớc ta về giải quyết việc làm và đánh giá thực trạng việc làm và giảiquyết việc làm ở nông thôn Ninh Bình, luận văn đề xuất một số giảipháp giải quyết việc làm lao động ở nông thôn tỉnh Ninh Bình

* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

- Khái quát những vấn đề cơ bản lý luận về việc làm và cácnhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện

Trang 7

nay làm cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ởnông thôn Ninh Bình.

- Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm ở nông thônNinh Bình, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng

- Trình bày căn cứ và nội dung những giải pháp chủ yếu nhằmgiải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn Ninh Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu giải quyết việc làm cho các hộnông dân ở nông thôn tỉnh Ninh Bình

- Luận văn nghiên cứu vấn đề lao động, việc làm trên địa bànnông thôn tỉnh Ninh Bình thời gian từ năm 2000-2005 và đưa ra giảipháp chủ yếu cho giai đoạn 2006 - 2010

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

* Cơ sở lý luận:

- Luận văn được viết dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng Cộngsản Việt Nam, lý thuyết về lao động, việc làm và kế thừa kết quảnghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài

- Luận văn được viết trên cơ sở kế thừa những nghị quyết, chỉ thị

về lao động việc làm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân tỉnh Ninh Bình

* Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Trang 8

- Kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phươngpháp phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp chuyên gia và tổnghợp, dựa trên những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quanđến phạm vi nghiên cứu để làm rõ vấn đề mà đề tài đề cập Ngoài

ra, tác giả luận văn trực tiếp điều tra một số xã đại diện cho cácvùng nông thôn tỉnh Ninh Bình

6 Đóng góp của luận văn

- Làm rõ ý nghĩa kinh tế - xã hội của vấn đề giải quyết việclàm cho người lao động ở nông thôn Ninh Bình

- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho ngườilao động ở nông thôn Ninh Bình và nguyên nhân

- Đề xuất phương hướng, giải pháp sát thực nhằm giải quyếtviệc làm cho người lao động ở nông thôn Ninh Bình

7 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơquan chức năng, sở, ban, ngành có liên quan đến việc hoạch địnhchính sách, chiến lược giải quyết việc làm cho người lao động ởnông thôn tỉnh Ninh Bình, cũng như các địa phương khác có điềukiện kinh tế - xã hội tương đồng

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 9

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến giải quyết việc làm

* Dân số:

Dân số là cơ sở để hình thành lực lượng lao động Dân số biếnđộng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũngnhư sự phân bố theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động

Theo nghĩa rộng: Dân số là tập hợp những người cư trúthường xuyên và sống trên một lãnh thổ nhất định (một quốc gia,một vùng lãnh thổ kinh tế, một đơn vị hành chính)

Theo nghĩa hẹp: Dân số là một tập hợp người hạn định trongphạm vi nào đó (về lãnh thổ và xã hội có tính chất gắn liền với sự táisản xuất liên tục của nó)

Nhân khẩu thường trú: Là những người thường xuyên cư trú ởmột địa điểm nhất định, nó phản ánh quy mô dân số của địa phương

Nhân khẩu tạm trú: Là những người ở thường xuyên tại mộtnơi khác nhưng có mặt tại điểm dân cư đăng ký dân số

Nhân khẩu có mặt: Là người đang ở tại một điểm dân cưkhông kể là nhân khẩu thường trú hay tạm trú

Nhân khẩu thành thị: Những người cư trú thường xuyên ở các

Trang 10

điểm đã quy định là thành thị gọi là nhân khẩu thành thị.

Nhân khẩu nông thôn: Những người cư trú thường xuyên ởngoài các địa điểm được quy định là thành thị

Nhân khẩu nông nghiệp: Là những người làm nghề nông(nông, lâm, ngư, diêm nghiệp) và những nhân khẩu chủ yếu sốngnhờ vào thu nhập của những người đó

Nhân khẩu phi nông nghiệp: Là những người làm các côngviệc không thuộc nghề nông và những nhân khẩu chủ yếu sống nhờvào thu nhập của những người này

Dân số trong độ tuổi lao động: Là những người ở trong độ tuổilao động theo quy định của pháp luật nước đó Ở nước ta hiện nay,theo Bộ Luật lao động quy định độ tuổi lao động là những người đủ

15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam) và đủ 15 tuổi đến 55 tuổi (đối vớinữ)

Dân số hoạt động kinh tế: Theo khuyến nghị của APR (tổ chứckhu vực Châu Á Thái Bình Dương về điều tra dân số và nhà ở) năm

1980, thì dân số hoạt động kinh tế gồm những người có việc làm vànhững người thất nghiệp

Giáo trình Khoa Kinh tế lao động Trường Đại học Kinh tếQuốc dân - Hà Nội đưa ra khái niệm về dân số hoạt động kinh tếgồm: “Những người trong tuổi lao động có việc làm và những ngườichưa có việc làm, đang tìm việc làm”

Dân số không hoạt động kinh tế: Gồm những người trong tuổilao động đang làm công việc nội trợ trong gia đình mình, đang đi

Trang 11

học hoặc mất khả năng lao động, thất nghiệp nhưng không có nhucầu làm việc, những người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của

Từ điển thuật ngữ Pháp (1997-1985) lực lượng lao động là sốlượng và chất lượng những người lao động được quy đổi theo cáctiêu chuẩn trung bình về khả năng lao động có thể sử dụng

Nhà kinh tế học Da Vid Begg cho rằng: Lực lượng lao động cóđăng ký bao gồm số người có công ăn việc làm cộng với số người thấtnghiệp có đăng ký

Theo tổ chức lao động của (ILO): Lực lượng lao động là một

bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động

và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu lực lượng lao động

D ân số trong tuổi lao động quy định (a)

Cú việc làm (b) Khụng cú việc làm

Trang 12

N

E: Người có việc làm Ư: Người thất nghiệp

N: Người không tham gia hoạt động kinh tế

Theo thuật ngữ về lĩnh vực lao động của Bộ Lao động Thươngbinh và Xã hội thì lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trởlên có việc làm và những người thất nghiệp Lực lượng lao động đồngnghĩa với dân số hoạt động kinh tế; lực lượng lao động là bộ phậnhoạt động của nguồn lao động [6, tr.11]

Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới vàViệt Nam, chúng tôi đưa ra quan niệm về lực lượng lao động nhưsau: Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhucầu làm việc và sẵn sàng làm việc

- Lao động: Khái niệm về lao động có nhiều cách tiếp cận

khác nhau nhưng suy đến cùng, lao động là hoạt động đặc thù củacon người, là ranh giới để phân biệt con người với con vật Bởi vì,

Muốn làm việc Khụng muốn làm việc

- Chủ động tỡm việc

- Sẵn sàng làm việc

Không chủ động tỡm việc

Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng

lao động

Trang 13

khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích,

có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vậtthể của tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống củacon người Theo C.Mác: “Lao động trước hết là một quá trình diễn

ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạtđộng của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểmtra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [36, tr.230, 321]

Ph.Ăng ghen viết:

Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi củacải Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên

là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành củacải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơnthế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộđời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ýnghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo rabản thân loài người [38, tr.641]

Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ýthức của con người, trong quá trình lao động con người vận dụngsức lực tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động

để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi nó phù hợp vớinhu cầu của mình Nói cách khác, trong bất kỳ nền sản xuất xã hộinào, lao động bao giờ cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển của

xã hội

- Nguồn lao động và lực lượng lao động:

Trang 14

Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ýnghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động, việclàm trong xã hội.

Theo giáo trình Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tếquốc dân (2005) đưa ra khái niệm “Nguồn lao động là bộ phận dân

số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả nănglao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài

độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong cácngành kinh tế quốc dân” [5, tr.167]

Việc quy định độ tuổi lao động tuỳ mỗi nước có quy định khácnhau, thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước Điều đótuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế Ở nước ta, theo quy địnhcủa Bộ Luật lao động (2002) độ tuổi lao động đối với nam từ 15-60tuổi và nữ là từ 15-55 tuổi Nguồn lao động luôn được xem xét trênhai mặt, biểu hiện đó là số lượng và chất lượng

Số lượng lao động: Là toàn bộ những người trong độ tuổi lao

động có khả năng lao động gồm: Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm

và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đangthất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình,không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (baogồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định)

Chất lượng lao động: Cơ bản đánh giá ở trình độ chuyên môn,

tay nghề (trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động

Lực lượng lao động: Theo quan niệm của tổ chức lao động

Quốc tế (ILO) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động Theo thực

Trang 15

tế đang có có việc làm và những người thất nghiệp.

Theo giáo trình Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tếquốc dân, Hà Nội (2005), ở nước ta hiện nay thường sử dụng kháiniệm sau: "Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên

có việc làm và những người thất nghiệp” [5, tr.168] Lực lượng laođộng theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt độngkinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng laođộng của xã hội

- Thị trường lao động

Nước ta từ khi chuyển sang vận hành theo nền kinh tế thịtrường, thì thuật ngữ “Thị trường lao động” đã được nhiều nhànghiên cứu đề cập và đưa ra những khái niệm khác nhau Mỗi địnhnghĩa nhấn mạnh vào một phương diện nào đó của thị trường này

Đề tài cấp nước KX 04-04 cho rằng: Thị trường lao động làtoàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuêmướn lao động (bao gồm các mối quan hệ lao động cơ bản như: tiềnlương, tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động ) ở đó diễn

ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là người lao động tự do vàmột bên là người sử dụng lao động

Tổng quan khoa học đề tài cấp bộ (2003-2004), Thị trường

lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp, của Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, đưa ra khái niệm:

Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thịtrường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên làngười lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử

Trang 16

dụng lao động Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sởcác mối quan hệ lao động như tiền công, tiền lương, điềukiện việc làm, bảo hiểm xã hội thông qua một hợp đồnglao động bằng văn bản hoặc bằng miệng [53, tr.5].

Giáo trình của Khoa kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tếquốc dân Hà Nội cũng đưa ra một số khái niệm về thị trường laođộng như sau:

Là một không gian trao đổi tiến tới thoả thuận giữa người sởhữu sức lao động và người cần có sức lao động để sử dụng

Là mối quan hệ xã hội giữa người lao động có thể tìm đượcviệc làm để có thu nhập và người sử dụng lao động để thuê đượccông nhân bằng cách trả công để tiến hành sản xuất kinh doanh

Là toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vựcthuê mướn lao động [5]

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Hiển (1995), trong tác phẩm Thị

trường lao động thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Thống kê,

Hà Nội: "Thị trường lao động là toàn bộ những quan hệ kinh tế hìnhthành trong lĩnh vực thuê mướn lao động Đối tượng tham gia thịtrường lao động bao gồm những người làm thuê và đang sử dụngsức lao động của mình để được nhận một khoảng tiền công” [34,tr.9]

Theo ILO: Thị Trường lao động là thị trường trong đó cácdịch vụ lao động được mua và bán thông qua một quá trình để xácđịnh mức độ có việc làm của lao động cũng như mức độ tiền lương

và tiền công

Trang 17

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng các nhànghiên cứu đều thống nhất với nhau về nội dung cơ bản để hìnhthành nên thị trường lao động đó là: Không gian, người cần bán sứclao động, người cần mua sức lao động, giá cả sức lao động vànhững ràng buộc giữa các bên về nội dung này, và cũng từ nhữngquan điểm đó, thị trường lao động được hiểu là: Biểu hiện quan hệlao động diễn ra giữa một bên là người lao động và một bên làngười sử dụng lao động, dựa trên nguyên tắc thoả thuận, thông quacác hợp đồng lao động

Các yếu tố cấu thành thị trường lao động có thể khái quátthành 4 nhóm gồm: Cung lao động; cầu lao động; giá cả sức laođộng (tiền lương, tiền công); thể chế; tổ chức và hệ thống công cụcủa thị trường lao động

+ Cung về lao động: Là lực lượng lao động xã hội, là toàn bộnhững người trong và ngoài độ tuổi lao động

Số lượng cung lao động có thể xem xét 2 khía cạnh

Cung thực tế lao động: Bao gồm tất cả những người trong độ

tuổi lao động đang làm việc và những người thất nghiệp, cung thực

tế về lao động chính là lực lượng lao động xã hội hay dân số hoạtđộng kinh tế

Cung tiềm năng về lao động: Bao gồm tất cả những người

trong độ tuổi lao động và những người thất nghiệp, những ngườitrong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học, đang làmcông việc nội trợ trong gia đình mình hoặc không có nhu cầu làmviệc

Trang 18

+ Cầu về lao động: Là khả năng thuê mướn lao động trên thịtrường lao động với các mức tiền lương, tiền công tương ứng.

Cầu cũng như cung, cầu về lao động cũng phải được xem xéttrên hai khía cạnh: Cầu thực tế và cầu tiềm năng

Cầu thực tế về lao động: “Là nhu cầu thực tế cần sử dụng lao

động tại một thời điểm nhất định” [53, tr.8]

Cầu thực tế về lao động = Chỗ việc làm cũ được duy trì +Chỗ việc làm bị bị trống + Chỗ việc làm mới

Chỗ làm việc trống: Là chỗ làm việc đã từng sử dụng laođộng, nay không có lao động làm việc và đang có nhu cầu sử dụnglao động

Chỗ làm việc mới: Là chỗ làm việc mới xuất hiện và đang cónhu cầu sử dụng lao động

Cầu tiềm năng lao động: “Là số lao động tương ứng với tổng số

chỗ việc làm có được, sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến tạoviệc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ,chính trị, xã hội” [53, tr.8]

Cầu tiềm năng = cầu thực tế + số chỗ làm việc sẽ được tạo ra trongtương lai

+ Quan hệ cung, cầu lao động:

Thể hiện trên 3 trạng thái: Trạng thái cân bằng cung - cầu laođộng, trạng thái rối loạn cân bằng cung cầu lao động và trạng tháicân bằng mới Trong thị trường sức lao động quy luật cầu - cung thểhiện khá rõ Nếu mức tiền công quá cao (xem sơ đồ 1.2) U1P1 thì cóhiện tượng cung lao động lớn hơn về cầu lao động Nghĩa là sốngười muốn đi làm việc sẽ lớn hơn số người tìm được việc làm ở

Trang 19

mức tiền công này

Đoạn D1S1 là số người bị thất nghiệp trên thị trường lao động.Ngược lại, khi mức tiền công thấp U2P2 thì khả năng thu hút laođộng sẽ lớn hơn và xuất hiện cầu về lao động lớn hơn cung, đoạn

S2D2 là sự thiếu hụt về lao động Như vậy, theo quy luật của thịtrường lao động thì giá cả tiền công luôn có xu hướng trở về U0P0 đểcung và cầu về lao động được cân bằng

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ cầu cung về lao động

Trong đó: OL: là số chỗ làm việc OUP: Tiền công

SL: Cung lao động DL: Cầu lao động

Cầu, cung lao động là hai vế của thị trường lao động, sử dụngnguồn lao động có hiệu quả, hoặc tận dụng nguồn lao động chỉ cóthể đạt được khi cân bằng cung - cầu lao động được duy trì ở mộtmức độ nhất định Mỗi vế cầu cung lao động luôn luôn biến đổi theo

DL0

Trang 20

những nguyên nhân riêng của chúng và do tác động tương hỗ giữachúng.

Trong các biện pháp tác động tới tương quan cầu - cung laođộng thì tiền công có tác động mạnh và trực tiếp nhất

Sơ đồ 1.2 dưới đây thể hiện các thành phần chủ yếu của tươngquan cầu - cung lao động và các nhân tố tác động tới tương quancầu - cung lao động

Sơ đồ 1.3: Tương quan cầu cung lao động và các nhân tố tác

động

Đặc điểm nhân khẩu học

của nguồn lao động (dân

số, cơ cấu giới, tuổi, tỡnh

trạng sức khoẻ, biến động

tự nhiên, cơ học dân số và

nguồn lao động)

Đặc điểm chất lượng nguồn lao động (văn hoá, chuyên môn, KT…)

Tương quan cầu – cung lao động

Sự phát triển kinh tế kéo theo sự phân công sử dụng

Theo thành phần kinh tế

Theo dạng việc làm

Cỏc ch ớnh sỏch (dõn

số, y tế, giỏo dục, di dõn, kế hoạch hoỏ gia đỡnh….)

Hệ thống đũn b ẩy kinh tế kớch thớch lao động (tiền lương, thuế, giá….)

Luật lệ, quy chế lao

Trang 21

- Năng suất lao động:

Năng suất lao động là “Sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”[37, tr.104] Nói lên kết quả hoạt động của con người trong một đơn vịthời gian nhất định

Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất

ra trong một đơn vị thời gian; hoặc bằng thời gian hao phí để sảnxuất ra một đơn vị sản phẩm [38, tr.22]

Từ định nghĩa năng xuất lao động của C.Mác, mức năng suất laođộng được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong mộtthời gian lao động

T: Là tổng thời gian hao phí để sản xuất ra Q sản phẩm

W thường được biểu diễn dưới dạng chỉ tiêu kép: Hiện vật,thời gian hay giá trị thời gian

Các khái niệm dân số, dân số hoạt động kinh tế, nguồn laođộng, lực lượng lao động, năng xuất lao động liên quan trực tiếp tớihoạt động giải quyết việc làm, trên cơ sở thống nhất những khái

Trang 22

niệm này, đó là các chuẩn mực cơ bản để xác định, thống kê, đánhgiá và thông tin về tình trạng đủ việc làm, thiếu việc làm, thấtnghiệp Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các chính sách, tìm các giảipháp tác động làm giảm thất nghiệp, thiếu việc làm, hơn nữa hệthống khái niệm này là cơ sở để xác định chuẩn xác mức độ có thể

về tỷ lệ người có việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp

* Khái niệm về việc làm:

Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giảiquyết việc làm là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia Cuộcsống của bản thân và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vàoviệc làm của họ Sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắnliền với tính hiệu quả của chính sách giải quyết việc làm Với tầmquan trọng như vậy, việc làm được nghiên cứu dưới nhiều góc độkhác nhau như kinh tế, xã hội học, lịch sử Khi nghiên cứu dướigóc độ lịch sử thì việc làm liên quan đến phương thức lao độngkiếm sống của con người và xã hội loài người Các nhà kinh tế coisức lao động thông qua quá trình thực hiện việc làm của người laođộng là yếu tố quan trọng của đầu vào sản xuất và xem xét vấn đềthu nhập của người lao động từ việc làm

Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung,quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được

xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh

tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể) Theo cơ chế đó, xã hội

Trang 23

không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũngkhông thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp

Ngày nay các quan niệm về việc làm đã được hiểu rộng hơn,đúng đắn và khoa học hơn, đó là các hoạt động của con người nhằmtạo ra thu nhập, mà không bị pháp luật cấm Điều 13, chương II BộLuật lao động Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luậtcấm đều được thừa nhận là việc làm” [44, tr.42]

Theo quan niệm trên, việc làm là các hoạt động lao động đượchiểu như sau:

Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương hoặc hiện vậtcho công việc đó

Làm những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thânhoặc tạo thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những côngviệc không được trả công bằng hiện vật

Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai

điều kiện:

Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người

lao động và các thành viên trong gia đình

Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó

không bị pháp luật cấm Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm

Trang 24

Hai điều kiện trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiệncần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm, quan niệm

đó đã góp phần mở rộng quan niệm về việc làm, khi đa số lao độngđương thời chỉ muốn chen chân vào trong các doanh nghiệp, cơquan nhà nước Về mặt khoa học, quan điểm của Bộ Luật lao động

đã nêu đầy đủ yếu tố cơ bản nhất của việc làm

* Khái niệm giải quyết việc làm:

Giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ hội để người lao động

có việc làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân,gia đình, cộng đồng và xã hội

Như vậy, giải quyết việc làm là nhằm khai khai thác triệt đểtiềm năng của một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý vàviệc làm có hiệu quả Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có

ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo cơ hộicho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình Trong đó, cóquyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nhằm nuôi sống bản thân

và gia đình góp phần xây dựng quê hương đất nước

Giải quyết việc làm có thể được hiểu ở một số khía cạnh sauđây:

Thứ nhất, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất Số

lượng và chất lượng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, tiến

bộ khoa học - kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và khả năng quản lý,

sử dụng đối với các tư liệu sản xuất đó

Thứ hai, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động Số lượng

lao động phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về

Trang 25

độ tuổi lao động và sự di chuyển của lao động, chất lượng lao độngphụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thểthao và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,

Thứ ba, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và

đạt hiệu quả cao, các giải pháp về quản lý thị trường, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của việc làm

Chỉ khi nào trên thị trường người lao động và người sử dụnglao động gặp gỡ và tiến hành trao đổi thì khi đó việc làm được hìnhthành Giải quyết việc làm cần phải được xem xét cả phía người laođộng, người sử dụng lao động và vai trò của nhà nước

Vì vậy “giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chínhsách kinh tế, xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động

có thể có việc làm” [33, tr.18]

*Thiếu việc làm:

Theo ILO người thiếu việc làm là người trong tuần lễ thamkhảo có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủviệc làm và có nhu cầu thêm việc làm

Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thìcho rằng: Người thiếu việc làm là những người đang làm việc cómức thu nhập dưới mức lương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm

TS Trần Thị Thu đưa ra khái niệm “Thiếu việc làm còn được gọi làbán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là hiện tượng người lao động

có việc làm ít hơn mức mà mình mong muốn” [54, tr.17]

Từ khái niệm người thiếu việc làm trên có thể hiểu như sau:Người thiếu việc làm là người lao động đang có việc làm nhưng họlàm việc không hết thời gian theo pháp luật quy định hoặc làm

Trang 26

những công việc mà tiền lương thấp không đáp ứng đủ nhu cầu củacuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ xung thu nhập.

ILO cũng khuyến nghị các nước dùng khái niệm người thiếuviệc làm hữu hình (dạng nhìn thấy được) và dạng người thiếu việclàm vô hình (khó xác định)

Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm để chỉ hiện tượng

người lao động làm việc có thời gian ít hơn thường lệ, họ không đủviệc làm đang tìm kiếm thêm việc làm và sẵn sàng để làm việc

Tình trạng việc làm hữu hình được biểu thị bởi hàm số sửdụng thời gian lao động như sau:

K =

Số giờ làm việc thực

Số giờ quy định(Tính theo ngày, tháng, năm)

Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm

đủ thời gian thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưngthu nhập thấp Nguyên nhân của tình trạng này là do tay nghề hoặc

kỹ năng của người lao động thấp không sử dụng hết khả năng hiện

có hoặc do điều kiện lao động tồi, tổ chức lao động kém Thước đokhái niệm thiếu việc làm vô hình là mức thu nhập thấp hơn mứclương tối thiểu

Nguyên nhân thiếu việc làm:

Do nền kinh tế chậm phát triển, diện tích đất nông nghiệp bìnhquân đầu người thấp và giảm dần do đô thị hoá

Trang 27

Do lực lượng lao động tăng quá nhanh, trong khi đó số chỗlàm việc mới tạo ra quá ít, do trình độ chuyên môn kỹ thuật, taynghề của người lao động còn thấp kém.

Do tính chất thời vụ, thời tiết khí hậu, do chính sách đầu tưchưa hợp lý, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được v.v

* Thất nghiệp:

Theo khái niệm của tổ chức lao động Quốc Tế (ILO), thấtnghiệp (Theo nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số ngườitrong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm đượcviệc làm ở mức tiền công nhất định

Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả nănglao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm [7,tr.177]

Cũng có quan điểm cho rằng: Thất nghiệp là hiện tượng gồmnhững phần mất thu nhập, do không có khả năng tìm được việc làmtrong khi họ còn trong độ tuổi lao động có khả năng lao động muốnlàm việc và đã đăng ký ở cơ quan mô giới về lao động nhưng chưađược giải quyết

Như vậy, những người thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lựclượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế Một người thất nghiệpphải có 3 tiêu chuẩn:

+ Đang mong muốn và tìm việc làm

+ Có khả năng làm việc

+ Hiện đang chưa có việc làm

Trang 28

Với cách hiểu như trên, không phải bất kỳ ai có sức lao độngnhưng chưa làm việc đều được coi là thất nghiệp Do đó một tiêuthức quan trọng để xem xét một người được coi là thất nghiệp thìphải biết được người đó có muốn đi làm hay không Bởi lẽ, trênthực tế nhiều người có sức khoẻ, có nghề nghiệp song không có nhucầu làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào “nguồn dự trữ” như kế thừacủa bố mẹ, nguồn tài trợ.

* Phân loại thất nghiệp.

- Xét về nguồn gốc thất nghiệp có thể chia thành:

Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất

định số lao động ở trong tình trạng không có việc làm

Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di

chuyển không ngừng của ngành lao động giữa các vùng, giữa cácloại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống

Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất

cân đối giữa cầu - cung lao động trong một ngành hoặc một vùngnào đó

Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút

giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế Trong giai đoạn suy thoáicủa chu kỳ kinh doanh, tổng giá trị sản xuất giảm dần, hầu hết cácnhà sản xuất giảm sản lượng cầu đối với các đầu vào, trong đó cólao động Đối với loại thất nghiệp này, những chính sách nhằmkhuyến khích tăng cầu thường mang lại kết quả tích cực

- Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp có thể chiathành:

Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền

công nào đó người lao động không muốn làm việc vì lý do cá nhânnào đó (di chuyển, sinh con) thất nghiệp loại này thường gắn vớithất nghiệp tạm thời

Trang 29

Thất nghiệp không tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức

tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không đượclàm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động

Ngoài thất nghiệp hữu hình (thất nghiệp tự nguyện và không

tự nguyện) còn tồn tại thất nghiệp trá hình:

Thất nghiệp trá hình: Là hiện tượng xuất hiện khi người laođộng được sử dụng ở dưới mức khả năng mà bình thường người laođộng sẵn sàng làm việc Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao độngcủa một ngành nào đó thấp Thất nghiệp loại này thường gắn với việc

sử dụng không hết thời gian lao động

Xét theo hình thức thất nghiệp có thể chia thành:

Thất nghiệp theo giới tính: Là loại thất nghiệp của lao động nam

(hoặc nữ)

Thất nghiệp chia theo lứa tuổi: Là loại thất nghiệp của một lứa

tuổi nào đó trong tổng số lực lượng lao động

Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: Là hiện tượng thất

nghiệp xảy ra thuộc vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn, đồng bằng,miền núi )

Thất nghiệp chia theo ngành nghề: Là loại thất nghiệp xảy ra

Trang 30

Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Bởi vì, con người là mụctiêu, động lực của sự phát triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi íchkinh tế - xã hội.

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định: Bất kỳ một quá trình sảnxuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản đó là sức laođộng, tư liệu lao động và đối tượng lao động Đó là những yếu tốvật chất cho quá trình lao động diễn ra Thực vậy, tư liệu sản xuất tự

nó không thể tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cần thiết củacon người và xã hội, nếu như không có sự kết hợp của sức lao động

C.Mác và Ph.Ăngghen khi nghiên cứu vai trò của sản xuất xãhội và các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất đã chorằng: Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loàingười và là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động củacon người

Ngày nay, con người với trình độ khoa học - công nghệ cao làmột thành tố quan trọng của lực lượng sản xuất cũng như trong côngcuộc xây dựng đổi mới đất nước Các chính sách của Đảng và Nhànước ta là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người với

tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu chung của cách mạng.Đảng ta coi việc phát huy nhân tố con người như là một nguồn lựcquan trọng nhất của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Đây chính là nguồn tài nguyên vô giá, nguồn nội lực dồi dàocần được chăm sóc để phát triển Đầu tư vào con người và phát huy

Trang 31

nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bềnvững.

- Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và pháttriển, là yếu tố khách quan của người lao động Con người tồn tạiphải được tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định như:Thức ăn, đồ mặc, nhà ở, học tập, phương tiện đi lại Để có nhữngthứ đó con người phải sản xuất và tái sản xuất với quy mô ngàycàng mở rộng Như vậy, để tồn tại và phát triển con người bằng sứclao động của mình, là yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lượng sảnxuất cơ bản nhất tạo ra giá trị hàng hoá dịch vụ

Sự phát triển kinh tế - xã hội, suy cho cùng, là nhằm mục tiêuphục vụ con người làm cho cuộc sống mỗi người ngày càng tốt đẹphơn, xã hội ngày càng văn minh hơn

Từ lý luận và thực tiễn đã chứng minh có ba điều kiện cơ bảnnhất để phát triển con người là: phải đảm bảo an toàn lương thực, antoàn việc làm và an toàn môi trường

- Giải quyết việc làm là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xãhội góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vì vậy, giải quyết việc làmkhông chỉ là trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quan hệ đến laođộng, việc làm mà còn là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành,các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cả bản thân người lao động.Điều 13, Bộ Luật lao động Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã nêu rõ: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có

Trang 32

khả năng lao động đều có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, củacác doanh nghiệp và của toàn xã hội” [43, tr.42].

- Nước ta đến nay vẫn còn 62 triệu người sống ở nông thôn,trong đó độ tuổi lao động là 43,26 triệu người chiếm 75,18% lựclượng lao động, nguồn thu nhập chính là nông nghiệp Đặc điểm củalao động nông thôn là tăng nhanh, ít qua đào tạo, đa dạng về lứatuổi, sử dụng theo thời vụ, có nhiều cơ hội tìm việc làm nhưng giátiền công lại rẻ, di chuyển lao động và một bộ phận lao động tự do

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, sản xuất nôngnghiệp đã phát triển tương đối toàn diện theo hướng sản xuất hànghoá và đạt được tốc độ tăng trưởng cao Trong quá trình côngnghiệp hoá và đô thị hoá, nhiều vùng nông thôn biến thành đô thị,nhiều diện tích đất nông nghiệp biến thành các khu công nghiệp,đường giao thông, trung tâm thương mại và đất khu dân cư Tínhchung, trong 10 năm 1995-2005 trung bình mỗi năm cả nước mấtkhoảng 50 nghìn ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nôngnghiệp Trong khi đó lao động nông nghiệp đã dư thừa trên 23%

và số lượng cứ tăng dần với tốc độ 2%/năm Năm 2001, lao độngnông thôn, nông nghiệp có 24,72 triệu người, chiếm 80% lao độngnông thôn; năm 2005 tăng lên gần 27 triệu người Như vậy, trungbình mỗi năm lao động nông nghiệp tăng thêm khoảng 45 vạnngười Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống kéotheo giảm việc làm cho nông dân Ruộng đất ít, lao động thừa,

Trang 33

việc làm thiếu và thu nhập thấp, đời sống nông dân còn nghèo,khoảng cách chênh lệch nông thôn và thành thị có xu hướng giatăng Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để tạo việc làmmới cho lao động nông thôn nói chung, nông dân nói riêng là mốiquan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn

- Nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái:

Nếu điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi, sẽ cónhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế - xã hội đầu tư và như vậy nơiđây sẽ có điều kiện hơn trong giải quyết việc làm cho người lao động.Ngược lại, không thể có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗđối với người lao động sống ở những nơi điều kiện tự nhiên bất lợi (samạc, vùng băng giá, vùng núi cao, hải đảo )

Giải quyết việc làm vừa là nhiệm vụ bức xúc, vừa là chiếnlược lâu dài Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm cho môi trường nhân tạohoà hợp với môi trường thiên nhiên, coi đây là một mục tiêu chínhquan trọng trong giải quyết việc làm Đồng thời, phải có giải phápkhắc phục tác động với thiên tai, sự biến động khí hậu bất lợi và hậuquả chiến tranh còn lại đối với môi trường sinh thái nước ta Vấn đềnày cần được xuyên suốt trong toàn bộ chiến lược về việc làm thểhiện trong từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, từng cộng đồngdân cư để con người thực sự làm chủ được mô trường sống củamình hoặc hạn chế được đến mức thấp nhất những tác động sấu do

Trang 34

biến động môi trường Như vậy, bảo vệ và cải thiện môi trườngkhông chỉ là mục tiêu trong giải quyết việc làm mà còn là điều kiện

để phát triển bền vững

- Nhân tố về dân số:

Dân số, lao động, việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyếtđịnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tăng trưởngdân số với tốc độ và quy mô hợp lý là nguồn cung cấp nguồn nhânlực vô giá Tuy nhiên, nếu dân số phát triển quá nhanh, quy mô pháttriển lớn vượt khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội, thì tăngtrưởng dân số không phải là yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng chonền kinh tế

Mức sinh, mức chết, cơ cấu giới, tuổi của dân số đều ảnhhưởng đến quy mô của lực lượng lao động Nếu mức sinh cao dẫnđến gia tăng nhanh chóng số lượng người trong độ tuổi lao độngtương lai

Ngoài ra, vấn đề di dân và các dòng di dân, đặc biệt là di dân

từ nông thôn ra đô thị gây ra các áp lực kinh tế - xã hội và chính trịcòn nguy hiểm hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số nhanh chóng Quátrình đô thị hoá gây ra hậu quả trực tiếp đến vấn đề việc làm, để cóthể thu hút hết số lao động này, cần phải nhanh chóng tạo ra một sốlượng lớn chỗ làm việc Hơn nữa chất lượng của số lao động này vềhọc vấn, đào tạo, trình độ nghề nghiệp không đáp ứng được với yêucầu công việc trong khu đô thị Do đó tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việclàm sẽ cao lên

Trang 35

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, việc khống chế mứctăng dân số được gắn với vấn đề giảm áp lực đối với việc làm Vấn

đề dân số thường được gắn với vấn đề sử dụng nguồn lao động vàgiải quyết việc làm Nhìn chung, giảm tỷ lệ gia tăng dân số cũng cónghĩa là có sự đầu tư cao hơn vào các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ

và các dịch vụ xã hội

Ở nước ta, nhân tố dân số đã được Đảng và Nhà nước ta thểhiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ Đặt conngười vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển xã hội, conngười vừa là mục tiêu, và động lực cho sự phát triển Tuy nhiên, khinguồn lực này tăng quá nhanh lại chưa sử dụng hết sẽ là lực cản,gây sức ép về đời sống và việc làm

- Nhân tố về chính sách vĩ mô:

Để giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề quan trọngnhất là nhà nước phải tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi đểngười lao động tự tạo việc làm trong cơ chế thị trường thông quanhững chính sách cụ thể Có thể có nhiều chính sách tác động trựctiếp hoặc gián tiếp đến việc làm, hợp thành một hệ thống chính sáchhoàn chỉnh có quan hệ qua lại, bổ xung cho nhau hướng vào pháttriển cả cung và cầu về lao động, đồng thời làm cho cung và cầuphù hợp với nhau Thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu kinh

tế và cơ cấu lao động

+ Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực,hình thức và vùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ

Trang 36

chế thị trường như: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,chính sách phát triển khu vực phi kết cấu, chính sách di dân và pháttriển vùng kinh tế mới, chính sách đưa lao động đi làm việc có thờihạn ở nước ngoài, chính sách khôi phục và phát triển làng nghề

+ Nhóm chính sách việc làm cho các đối tượng là người cócông và chính sách xã hội đặc biệt khác như: Thương binh, bệnhbinh, gia đình liệt sĩ, người tàn tật, đối tượng xã hội

+ Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội,nhưng phương thức và biện pháp giải quyết việc làm mang nội dungkinh tế đồng thời liên quan đến những vấn đề thuộc về tổ chức sảnxuất kinh doanh như: Tạo môi trường pháp lý, vốn, lựa chọn vàchuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sảnphẩm

- Nhân tố liên quan đến giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ:

+ Về giáo dục - đào tạo:

Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoahọc - công nghệ của đất nước đó Trình độ khoa học - công nghệ lạiphụ thuộc vào các điều kiện giáo dục Giáo dục - đào tạo giúp chongười lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầucủa công việc Người lao động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội

để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp

Giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản

để đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội Giáo

Trang 37

dục và đào tạo nhằm vào định hướng phát triển, trước hết cung cấpcho xã hội một lực lượng lao động mới đủ về số lượng, nâng cao chấtlượng và phát huy hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện thắng lợi sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Về Khoa học - công nghệ:

Khoa học - công nghệ đã làm biến đổi cơ cấu đội ngũ laođộng Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã xuất hiện nhữngngành nghề mới, cùng với nó là xu hướng tri thức hoá công nhân,chuyên môn hoá lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc

Trong nền kinh tế phát triển, người lao động muốn thích ứngvới các công việc xã hội yêu cầu Trước hết, họ phải là những ngườiđược trang bị nhất định về khoa học - công nghệ Tuy nhiên, trongthực tế ở những nước sản xuất kém phát triển thường có mâu thuẫn:Nếu công nghệ sản xuất tiên tiến với các dây chuyền sản xuất tựđộng hoá, chuyên môn hoá cao thì trình độ người lao động chưa bắtkịp dễ dẫn đến tình trạng một bộ phận người lao động bị gạt ra khỏiquá trình sản xuất kinh doanh Vì thế, bên cạnh công việc đào tạonâng cao trình độ lành nghề cho người lao động, vấn đề lựa chọn ápdụng mức độ công nghệ nào trong dây chuyền kinh doanh phải tínhtoán thận trọng Bởi vì, chính sách khoa học - công nghệ có tácđộng mạnh mẽ đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động

- Nhân tố toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế:

Toàn cầu hoá đặt ra những thách thức và những nguy cơ lớnđối với tình trạng việc làm ở tất cả các nước trên thế giới Số lượng

Trang 38

việc làm ở khu vực này có thể tăng lên nhưng lại giảm đi ở khu vựckhác, một số loại việc làm sẽ mất đi nhưng một số loại việc làm mớixuất hiện.

Những biến đổi về quy mô và cơ cấu việc làm, sẽ gây không ítkhó khăn và những chi phí lớn của cá nhân gia đình và toàn xã hội

Do mất việc làm người lao động phải tìm chỗ làm việc mới, phảihọc tập những kiến thức và kỹ năng mới, phải di chuyển từ nơi nàyđến nơi khác để tìm việc làm, phải thích nghi với những điều kiệnsống luôn thay đổi Điều đó, đã gây gánh nặng về đào tạo lại, trợcấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp do chính phủ phải gánh chịu

Trong điều kiện thế giới ngày nay, để khai thác và sử dụng tốtcác yếu tố bên ngoài, đồng thời phải phát huy tối đa nội lực, kết hợpnội lực với ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp trong giải quyết việclàm một cách năng động, hiệu quả, bền vững, tránh được những rủi

ro Cần có những nghiên cứu mang tính hệ thống tình hình thế giới,khu vực và các mối quan hệ giữa các điều kiện bên trong và bênngoài, nhận thức và vận dụng đúng đắn quan hệ đó khi xây dựngchiến lược việc làm

1.2 KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ TỈNH Ở NƯỚC TA

1.2.1 Kinh nghiệm của Nam Định

Nam Định có dân số 1.905.300 người, diện tích tự nhiên 163,7

ha, mật độ dân số bình quân 1164 người/km2

Trang 39

Thời kỳ bao cấp, ngành công nghiệp nhẹ của Nam Định kháphát triển, đặc biệt là công nghiệp dệt may đã tạo việc làm, đảm bảođời sống cho trên 2 vạn lao động.

Bước vào thời kỳ đổi mới, khi mới chuyển sang nền kinh tế thịtrường, nhất là vào thời kỳ 1996-1995, nền kinh tế của Nam Địnhgặp rất nhiều khó khăn Thị trường truyền thống của Liên Xô vàĐông Âu không còn, công nghệ sản xuất cũ lạc hậu, năng xuất laođộng thấp, giá thành sản phẩm cao, hàng hoá tồn đọng lớn, kinhdoanh thua lỗ nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp bị phásản, ngành công nghiệp của Nam Định bước vào thời kỳ suy thoáinghiêm trọng

Sản xuất nông nghiệp của Nam Định cũng gặp không ít khókhăn, kinh tế nông nghiệp chậm phát triển so với các tỉnh lân cận.Nhìn chung đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn,sức ép về lao động, việc làm ngày càng trở lên bức xúc, gay gắt

Sau 20 năm đổi mới (1996-2006), Nam Định đã có nhiều chủtrương, chính sách đúng đắn phát triển kinh tế tạo mở việc làm và

đã thu được những kết quả quan trọng Kinh nghiệm của Nam Định

có thể khái quát như sau:

- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộccác thành phần kinh tế Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định đã xâydựng chương trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giaiđoạn 2001-2005 với những mục tiêu giải pháp như: Khôi phục phát

Trang 40

triển làng nghề, xây dựng khu công nghiệp và cụm công nghiệp,điểm công nghiệp có tính khả thi cao phù hợp với tình hình thực tếđịa phương.

- Khôi phục và phát triển làng nghề, khuyến khích phát triểndoanh nghiệp vừa và nhỏ

- Tập trung xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệpnông thôn góp phần đẩy nhanh quá trình phân công lại lao độngnông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, bền vững theohướng sản xuất hàng hoá

Để đẩy nhanh phát triển nông nghiệp, Nam Định đã tập trungđẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm

tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vựccông nghiệp và dịch vụ Thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học -công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chấtlượng và giá trị cây trồng, vật nuôi Đặc biệt đã đẩy mạnh phát triểnnuôi trồng thuỷ sản với nhiều loại hình tổ chức sản xuất và quy môphù hợp mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh, tạo mở đượcnhiều việc làm mới

1.2.2 Kinh nghiệm của Thanh Hoá

Thanh Hoá là một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, với dân số hơn3,6 triệu người, 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn lao động dồidào (hơn 2 triệu người) chiếm trên 50% dân số trung bình của tỉnh.Tuy có số lượng lao động đông nhưng chất lượng nguồn lao động

Ngày đăng: 05/05/2016, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Xuân An (2005), Giải quyết việc làm ở Thái Bình thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Xuân An (2005), "Giải quyết việc làm ở Thái Bình thực trạngvà giải phá
Tác giả: Bùi Xuân An
Năm: 2005
2. Ban Chỉ đạo điều tra lao động - việc làm Trung ương (2005), Báo cáo kết quả lao động - việc làm 1-7-2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chỉ đạo điều tra lao động - việc làm Trung ương (2005),"Báo cáo kết quả lao động - việc làm 1-7-2005
Tác giả: Ban Chỉ đạo điều tra lao động - việc làm Trung ương
Năm: 2005
3. Ban Chỉ đạo điều tra Lao động - việc làm Ninh Bình (2004), Báo cáo nhanh kết quả điều tra lao động việc làm 1-7-2004 tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chỉ đạo điều tra Lao động - việc làm Ninh Bình (2004), "Báocáo nhanh kết quả điều tra lao động việc làm 1-7-2004 tỉnhNinh Bình
Tác giả: Ban Chỉ đạo điều tra Lao động - việc làm Ninh Bình
Năm: 2004
4. Ban Chỉ đạo điều tra Lao động - việc làm Ninh Bình (2005), Báo cáo nhanh kêt quả điều tra lao động việc làm 1-7-2005 tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chỉ đạo điều tra Lao động - việc làm Ninh Bình (2005), "Báocáo nhanh kêt quả điều tra lao động việc làm 1-7-2005 tỉnhNinh Bình
Tác giả: Ban Chỉ đạo điều tra Lao động - việc làm Ninh Bình
Năm: 2005
5. Bộ môn Kinh tế phát triển - Khoa Kế hoạch và Phát triển, Tr- ường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lao động và Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ môn Kinh tế phát triển - Khoa Kế hoạch và Phát triển, Tr-ường Đại học Kinh tế Quốc dân (2005), "Giáo trình kinh tếphát triển
Tác giả: Bộ môn Kinh tế phát triển - Khoa Kế hoạch và Phát triển, Tr- ường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nhà XB: Nxb Lao động và Xã hội
Năm: 2005
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2004, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), "Số liệu thống kêlao động việc làm ở Việt Nam 2004
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động và Xãhội
Năm: 2005
7. Trần Văn Chử (2001), Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Chử (2001), "Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượnglao động với giải quyết việc làm trong quá trình côngnghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Tác giả: Trần Văn Chử
Năm: 2001
8. Đỗ Minh Cương (2003), "Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay", Nông thôn mới, (91) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy nghề cho lao động nông thôn hiệnnay
Tác giả: Đỗ Minh Cương
Năm: 2003
9. Cục Thống kê Ninh Bình (2005), Niên giám thống kê 2004, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Thống kê Ninh Bình (2005), "Niên giám thống kê 2004
Tác giả: Cục Thống kê Ninh Bình
Năm: 2005
10. Cục Thống kê Ninh Bình (2006), Niên giám thống kê 2005, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Thống kê Ninh Bình (2006), "Niên giám thống kê 2005
Tác giả: Cục Thống kê Ninh Bình
Năm: 2006
11. Cục Thống kê Ninh Bình (2005), Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2001 - 2005 và dự báo thời kỳ 2006-2010, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Thống kê Ninh Bình (2005), "Một số chỉ tiêu kinh tế - xãhội chủ yếu tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2001 - 2005 và dự báothời kỳ 2006-2010
Tác giả: Cục Thống kê Ninh Bình
Năm: 2005
12. Cục Thống kê Ninh Bình (2005), Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2005. Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Thống kê Ninh Bình (2005)," Tình hình kinh tế - xã hội tỉnhNinh Bình năm 2005
Tác giả: Cục Thống kê Ninh Bình
Năm: 2005
13. Cục thống kê Ninh Bình (2005), Ninh Bình 50 năm xây dựng và phát triển 1995-2004, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục thống kê Ninh Bình (2005), "Ninh Bình 50 năm xây dựng vàphát triển 1995-2004
Tác giả: Cục thống kê Ninh Bình
Năm: 2005
14. Nguyễn Hữu Dũng (2003), "Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn", Lao động và Xã hội, (209) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết vấn đề lao động và việclàm trong quá trình đô thị hoá công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp nông thôn
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 2003
15. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trang (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trang (1997), "Về chính sách giảiquyết việc làm ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trang
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006)," Văn kiện Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), Văn kiện trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2005), "Vănkiện trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
Năm: 2005
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung ương khoá IX , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịQuốc gia
Năm: 2001
21. Nguyễn Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Lan Hương (2002), "Thị trường lao động Việt Nam địnhhướng và phát triển
Tác giả: Nguyễn Lan Hương
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w