1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân tỉnh lai châu về thừa kế theo pháp luật

35 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 435 KB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu xem thêm trong luật về đối tượng Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết đểlại trong đó một số trường hợp người để lại di s

Trang 1

ĐỀ TÀI:

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

LAI CHÂU VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT NĂM 2014.

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối vớiđời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp

Ở Việt Nam, sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của thừa kế, nên ngaynhững ngày đầu mới dựng nước, các triều đại Lý, Trần, Lê cũng đã quan tâm đến banhành pháp luật về thừa kế Pháp luật thành văn về thừa kế ở nước ta, lần đầu tiên đượcquy định trong chương "Điền sản" của Bộ luật Hồng Đức dưới triều vua Lê Thái Tổ.Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng CNXH ở nước ta, các quy định này

đã được ghi nhận, mở rộng, phát triển và được thực hiện trên thực tế tại các Điều 19Hiến pháp 1959 "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữucủa công dân" Điều 27 Hiến pháp 1980 "Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản củacông dân", Điều 58 Hiến pháp 1992 "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp vàquyền thừa kế công dân" và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, sau đó Bộluật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam nóichung và pháp luật về thừa kế nói riêng Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả caocủa quá trình pháp điển hoá những quy định của pháp luật về thừa kế Nó kế thừa vàphát triển những quy định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệquyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả nhất

Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ của đời sống kinh tế

- xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết nhữngtrường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế Còn một số quy định pháp luật về thừa kếchung chung, mang tính chất khung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng, lại chưa có văn bảnhướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể Vì vậy, còn nhiều quan điểm trái ngược nhau,nên khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng

Trang 2

như cách giải quyết Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gâybất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội.

Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nướcpháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú, thừa kế disản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Hàng năm Toà án nhân dân các cấp

đã thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa kế Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét

xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao Có những bản án quyết định của toà ánvẫn bị coi là chưa "thấu tình đạt lý" Sở dĩ còn tồn tại những bất cập đó là do nhiềunguyên nhân trong đó phải kể đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưađồng bộ, cụ thể

Chính vì điều đó, nên trong thời gian gần đây nhiều văn kiện của Đảng như Nghịquyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, Nghịquyết số 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trongthời gian tới đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thốngpháp luật trong thời kỳ đổi mới, trong đó có pháp luật về thừa kế

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn cho mình đề tài :” Thực tiễn giải quyết tranhchấp của Tòa án nhân dân về thừa kế theo pháp luật tại tỉnh Lai Châu” Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn

2 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung của niên luận nghiên cứu những quy định của pháp luật về thừa kế nói chungtrong pháp luật Việt Nam Qua đó, chúng ta so sánh, đối chiếu với những quy địnhpháp luật, tìm ra những vướng mắc để sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự 2005 để phùhợp với thực tiễn, tính hiện đại của những quy định về thừa kế và thực tiễn áp dụngchúng trong quá trình thực thi pháp luật

3 Mục đích nghiên cứu

Cá nhân tôi xác định chọn đề tài này cũng dựa trên cơ sở có những mục đích nghiêncứu rõ ràng như quy định về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời điểm, thờigian mở thừa kế, di sản thừa kế, người quản lý di sản và những điểm mới trong chếđịnh thừa kế Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là một quy luật kháchquan, nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là

do chủ quan con người quyết định Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách quan của việcthừa kế Vì vậy, quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như

Trang 3

một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và giađình, bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không

có khả năng lao động

Pháp luật của nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sởbảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xóa bỏ những tàntích của chế độ xã hội phong kiến để lại Tạo môi trường pháp lý thuận lợi làm chonhân dân lao động yên tâm sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội Quyềnthừa kế xuất phát từ quan điểm xem gia đình là tế bào của xã hội, phải đảm bảo quyềnlợi chính đáng cho mọi thành viên và sự ổn định của từng gia đình Mặt khác thôngqua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình

Do đó xác định được diện những người thừa kế cũng như phương thức chia di sảntrong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năngvai trò xã hội của nó

4 Đối tượng nghiên cứu( xem thêm trong luật về đối tượng)

Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết đểlại (trong đó một số trường hợp người để lại di sản có thể chỉ là hoa lợi tức, phát sinh

từ tài sản) Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân đã chết không thểchuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng) vì pháp luật quy định chỉ có người

đó mới có quyền hưởng

5 Cơ cấu bài niên luận

Bài niên luận gồm 2 chương:

- Chương 1: gồm một số quy định chung về thừa kế theo pháp luật Việt Nam.

- Chương 2: giới thiệu về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thừa kế và

những giải pháp hoàn thiện chế định thừa kế

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

1 Khái niệm về thừa kế, quyền thừa kế

1.1.1 Khái niệm thừa kế

Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm móng và xuất hiện ngay trongthời ký sơ khai của lịch sử xã hội loài người ở thời kỳ này, việc thừa kế nhằm dichuyển tài sản của người chết cho người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệhuyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu vàphát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Mặt khác quan hệ sỡ hữu làquan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trongquá trình sản xuất lưu thông phân phối của cải vật chất Sự chiếm hữu vật chất này thểhiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người người này với tập đoànngười khác, đó là tiền đề đầu tiên để làm xuất hiện quan hệ thừa kế

Trong quan hệ xã hội cộng sản nguyên thủy, dù chỉ là một nền sản xuất đơn giản vớilao động thô sơ chủ yếu là hái lượm và săn bắn Tuy vậy, nền sản xuất đơn giản đócũng nằm trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định Mác đã chỉ ra rằng: “Bất cứmột nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiêntrong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thức đó” Vì vậy, “nơinào không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không thể có sản xuất và do

đó cũng không có một xã hội nào cả” Do vậy, sở hữu cũng là một yếu tố khách quanxuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế chúng phát triển cũngvới xã hội loài người

1.1.2 Khái niệm về quyền thừa kế

Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế là tổng hợp các quy phạm phápluật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống.Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điềuchỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theotrình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệcác quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

Trang 5

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của con người để lại di sản và quyềncủa người nhận di sản Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của phápluật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó có các chủ thể có nhữngquyền và nghĩa vụ nhất định Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết cóquyền định đoạt tài sản của mình cho người khác Những người có quyền nhận di sản

họ có thể nhận hoặc không nhận di sản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết đểlại (trong một số trường hợp người chết để lại chỉ có hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tàisản) Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thểchuyển cho người thừa kế như tiền cấp dưỡng vì pháp luật quy định chỉ có người đómới có quyền được hưởng

1.2 Một số quy định chung về thừa kế

1.2.1 Người để lại di sản thừa kế

Là cá nhân sau khi chết (cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố chết) có tài sản để lạicho người khác thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật Người để lại thừa kếchỉ có thể là cá nhân Còn không có pháp nhân hay tổ chức vì khi thành lập, tài sản củapháp nhân, tổ chức là để duy trì các hoạt động của chính mình Không cá nhân nàođược quyền định đoạt tài sản của pháp nhân, tổ chức Nếu pháp nhân, tổ chức có giảithể, phá sản thì tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật (luật thương mại,luật doanh nghiệp, luật phá sản…) Về điều kiện của người để lại di sản pháp luậtkhông có quy định nào về điều kiện của người để lại di sản thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên, người để lại di sản theo di chúc pháp luật quy định phải thỏa mãn các điềukiện sau: Người để lại di chúc có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; mục đích và nộidung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; ngườilập di chúc hoàn toàn tự nguyện

Trang 6

Nếu người này là người có mối quan hệ huyết thống thì được gọi là thừa kế theo huyếtthống trái với người hưởng di sản theo di chúc thường là người ngoài gia đình đượcnhận tài sản dưới hình thức di tặng

Khác người thừa kế theo pháp luật, người thừa kế theo di chúc được xác định bởi ý chícủa người có di sản nên có một phạm vi rộng hơn so với người thừa kế theo pháp luật

vì thế nếu thừa kế theo pháp luật chỉ là thể nhân thì thừa kế theo di chúc có thể là phápnhân

Theo điều 635 BLDS 2005 “ Người thừa kế nếu là cá nhân thì phải còn sống vào thờiđiểm mở thừa kế, hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thànhthai trước khi người để lại di sản chết”

Cũng theo điều luật trên, trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là một cơ quanhay tổ chức nào đó thì cơ quan, tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Điềunày có nghĩa là là cơ quan, tổ chức đó vẫn đang hoạt động bình thường, chưa bị giảithể hoặc bị tuyên bố phá sản

1.2.3 Địa điểm mở thừa kế

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xácđịnh được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phầnlớn tài sản (khoản 2 điều 633 Bộ luật Dân sự) Bộ luật dân sự quy định địa điểm mởthừa kế, vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: kiểm kê ngay tài sảncủa người đã chết (trong trường hợp cần thiết), xác định những ai là người thừa kếtheo di chúc hoăc theo pháp luật, người từ chối nhận di sản Ngoài ra, những ngườitrong diện thừa kế từ chối nhận di sản thì phải thông báo ngay với cơ quan công chứnghoặc UBND phường, xã, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản Khi cótranh chấp thì tòa án nhân dân nơi có di sản mở thừa kế có thẩm quyên giải quyết

1.2.4 Thời điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trong trường hợp Tòa ántuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tạikhoản 2 điều 81 Bộ luật Dân sự ( quy định tại khoản 1 Điều 633) Việc xác định thờiđiểm mở thừa kế rất quan trọng kể từ thời điểm đó, xác định được chính tài sản,quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế gồm có những gì và khi chia di sảncòn bao nhiêu Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế nhữngngười thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời

Trang 7

điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng thành thaitrước khi người để lại di sản chết.

1.2.5 Di sản thừa kế

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại Tại điều 634 Bộ luật Dân sự 2005 quyđịnh: “Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sảnchung với người khác”

+ Di sản thừa kế là tất cả tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết (có thể là tiền,giấy tờ trị giá được bằng tiền như:cổ phiếu, ngân phiếu, công trái, sổ tiết kiệm, séc, tínphiếu, kỳ phiếu…điều 163 Bộ luật Dân sự 2005) và các quyền tài sản (Điều 181 Bộluật Dân sự 2005: quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giaotrong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ Cụ thể như: Quyền sở hữu trí tuệ,quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại về tài sản…)

+ Di sản bao gồm:

- Tài sản riêng của người đã chết, đây là tài sản người đó tạo ra bằng thu nhập hợppháp của mình lúc còn sống như: Tiền lương, tiền thưởng, được tặng cho, được hưởngthừa kế, được trúng số, tư liệu sinh hoạt, tư trang, vốn đầu tư kinh doanh, nhà ở, quyềntài sản phát sinh sau khi người đó chết và chết do sự kiện đó (như một người tham giabảo hiểm nhân thọ nếu chết trong trường hợp không nêu rõ người thụ hưởng là ai thì

số tiền bảo hiểm sẽ trở thành tài sản của người này và sẽ được chia thừa kế theo phápluật hoặc theo di chúc

- Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Như phần tàisản của người chết trong khối tài sản chung với người khác trong trường hợp hợp táckinh doanh, lao động sản xuất, làm ăn, đầu tư chung, tài sản của vợ chồng được tạo lậptrong thời kỳ hôn nhân

Điều đáng chú ý ở trường hợp này là không phải tất cả các tài sản, quyền tài sản đềuđược xem là di sản thừa kế Quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thânngười để lại di sản không được coi là di sản thừa kế, như: quyền nhận trợ cấp, quyềnđược nhận lương, nghĩa vụ cấp dưỡng của người để lại di sản khi còn sống cho quan

hệ hôn nhân và gia đình (cho con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khảnăng lao động…) Vì những quyền và nghĩa vụ tài sản này chấm dứt khi người để lại

di sản chết mà pháp luật quy định không được chuyển cho những người thừa kế

Trang 8

1.2.6 Người quản lý di sản thừa kế

Người quản lý di sản thừa kế là người được chỉ định trong di chúc hoặc do nhữngngười thừa kế thỏa thuận cử ra Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản

lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đangchiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những ngườithừa kế cử được người quản lý di sản Trong trường hợp chưa xác định được ngườithừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquản lý (Điều 638 Bộ luật Dân sự)

1.2.7 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế củamình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa

kế Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản để lại là

ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thựchiện nghĩa vụ về tài sản của người đã chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa

kế (Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005)

1.2.8 Những quy định chung về thừa kế trong pháp luật Việt Nam

1.2.8.1 Thừa kế theo pháp luật

* Khái niệm thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là việc di chuyển tài sản của người chết cho những người thừa

kế theo qui định của pháp luật

Từ định nghĩa trên chúng ta có cơ sở để xác định thừa kế theo pháp luật trên cơ sở có

quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng đối với người để lại thừa

kế, họ được hưởng di sản một cách công bằng, phù hợp với ý chí của Nhà nước và đạođức xã hội Việt Nam Những người được hưởng thừa kế theo qui định của pháp luật

không phụ thuộc vào năng lực hành vi

Theo quy định tại Điều 675 của Bộ luật Dân sự 2005 thì các trường hợp thừa kế theopháp luật được xác định như sau: Không có di chúc; di chúc không hợp pháp; nhữngngười thừa kế theo di chúc đều chết trước người lập di chúc hoặc chết cùng thời điểmvới người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không cònvào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc

mà không có quyền hưởng di sản, hoặc từ chối quyền hưởng di sản; phần di sản khôngđược định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có

Trang 9

hiệu lực; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họkhông có quyền hưởng di sản hoặc chết trước người lập di chúc, từ chối quyền hưởng

di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơquan, tổ chức được thừa kế theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế

* Điều kiện đối với người thừa kế

Một người chỉ có thể được nhận di sản theo pháp luật khi họ có đầy đủ tư cách, cónghĩa rằng các nguyên tắc của pháp luật về thừa kế theo pháp luật quy định phạm vinhững người thuộc các hàng thừa kế khác nhau, họ phải hiện hữu vào thời điểm mởthừa kế, thời điểm mà người để lại di sản chết theo quy định tại khoản 1 Điều 636 Bộluật Dân sự 2005

Chính những lý luận và quy định trên nên điều 635 Bộ luật Dân sự 2005 nêu rõ:

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh

ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại disản chết”

* Người ở trong tình trạng không có quyền hưởng di sản

Các trường hợp không có quyền hưởng di sản được qui định tại Điều 643 khoản 1 Bộluật Dân sự 2005 như sau:

+ Người thừa kế bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc vềhành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọngdanh dự, nhân phẩm của người đó Điều kiện chính đặt ra là người thừa kế phải có một

bản án có hiệu lực pháp luật

+ Người thừa kế vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm

hưởng một phần hay toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập

di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hay toàn bộ disản trái với ý chí của người để lại di sản Còn một số hành vi không được kể ra như sửdụng di chúc giả, giấu giếm di chúc, có thể được xử lý nhờ nguyên tắc áp dụng tươngtự

Người không có quyền hưởng di sản được qui định trong 4 trường hợp nêu trên đềukhông có quyền hưởng di sản theo di chúc hay theo pháp luật Tuy nhiên, nếu người để

Trang 10

lại di sản biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì họvẫn được hưởng di sản, (khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005).

* Truất quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

Truất quyền hưởng di sản chỉ là sự bày tỏ ý chí của người có di sản về việc không chomột người thừa kế nào đó hưởng phần di sản mà họ có thể được hưởng theo quy địnhcủa pháp luật Người có di sản có thể truất quyền hưởng di sản của tất cả những ngườithừa kế theo pháp luật trừ những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung dichúc

* Truất quyền hưởng di sản được nói rõ

Người lập di chúc có thể tuyên bố rõ là một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luậtkhông có quyền hưởng di sản và sau đó có thể chỉ định rõ hoặc không chỉ định ai làngười thừa kế theo di chúc hay là người được di tặng

* Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ

Người lập di chúc có thể chỉ định người hưởng di sản nhưng không đả động gì đến sốphận của người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định Như vậy, người thừa kếkhông được chỉ định trở thành người bị truất quyền không được nói rõ

1.2.8.2 Chỉ định người thừa kế theo pháp luật

* Cơ sở để xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Những người thân thuộc của người có di sản bao gồm con và cháu, chắt; cha, mẹ, ông,

bà và những người thân thuộc bàng hệ

Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú ý một số điểm sau:

+ Vợ hay chồng nói ở trên phải là vợ, chồng của hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhânthực tế Nếu một người có nhiều vợ (chồng) trước ngày 13-1-1960 (ở miền Bắc) - ngàycông bố Luật HN & GĐ - và trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục các văn

Trang 11

bản luật được áp dụng thống nhất trong cả nước (ở miền Nam) thì tất cả các người vợđều được thừa kế ở hàng thứ nhất và người chồng được thừa kế của tất cả các ngườivợ.

+ Vợ (chồng) đã chia tài sản chung; đã ly hôn nhưng bản án chưa có hiệu lực phápluật; người đã kết hôn với người khác sau thời điểm mở thừa kế vẫn được thừa kế disản

+ Một người có bao nhiêu người con đều là con đẻ của người đó và hưởng ở hàng thừa

kế thứ nhất

+ Con nuôi được thừa kế của cả cha mẹ đẻ lẫn cha mẹ nuôi và cha mẹ được thừa kếcủa cả con đẻ lẫn con nuôi

+ Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con,

mẹ con được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định về thừa kếtheo pháp luật và thừa kế thế vị Bộ luật dân sự

+ Con riêng của vợ và của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau

+ Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh chị em ruột của con đẻngười đó

Thừa kế thế vị

Là trường hợp chỉ áp dụng cho thừa kế theo pháp luật, không áp dụng cho thừa kế theo

di chúc; quy định này chỉ áp dụng trong trường hợp người được hưởng di sản chếttrước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản

Cụ thể, nếu con của người được để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm vớingười để lại di sản thì cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết cùng hoặctrước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà đáng ra cha hoặc mẹ củachắt được hưởng nhưng do đã bị chết Có thể diễn giải nội dung này thông qua một ví

dụ như:

“ A có con là B, cháu là C, Chắt là D Nhưng do B chết cùng hoặc trước A thì C (cháuđược hưởng) phần di sản thừa kế của B Nếu C cũng chết cùng hoặc trước B thì Dđược hưởng phần di sản thừa kế đó.”

Trước đây Bộ luật dân sự 1995 quy định về thừa kế thế vị chưa rõ ràng và chưa đúngvới thực tiễn đó là: nếu con chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu khôngđược hưởng thừa kế thế vị của người để lại di sản Tại Bộ luật dân sự 2005 Điều 677

đã quy định rõ trường hợp được hưởng thừa kế thế vị này

Trang 12

Vậy trong Bộ luật dân sự Việt Nam thừa kế theo di chúc được quy định như thế nào?Trong quy định về thừa kế theo di chúc, chúng ta cần làm rõ được giá trị pháp lý của nguyên tắc tự do định đoạt, tự do ý chí trong phần này; điều kiện để di chúc có giá trị pháp lý (chưa hẳn đã có hiệu lực pháp lý vì có những quy định có thể sẽ vô hiệu hóa hiệu lực của di chúc cho dù di chúc đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định.

Trước hết ta xét điều kiện để di chúc có hiệu lực:

+ Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Người từ 15 đến chưa đủ

18 tuổi là người có hành vi dân sự chưa đầy đủ nhưng vẫn được lập di chúc và di chúcchỉ được coi là hợp pháp khi việc lập di chúc đó được sự đồng ý của cha mẹ hoặcngười giám hộ và di chúc đó phải được lập thành văn bản Về nội dung di chúc dongười chưa thành niên đó quyết định nhưng nếu phát hiện thấy có hành vi lừa dối,cưỡng ép người chưa thành niên trong việc lập di chúc thì cha mẹ hoặc người giám hộ

có thể giám sát nội dung di chúc, có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết.+ Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.+ Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa,nhầm lẫn, lừa dối

+ Hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật (bằng văn bản hoặc lờinói)

Hình thức của di chúc gồm di chúc bằng văn bản và di chúc bằng lời nói

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho một ngườikhác sau khi chết Điều 649 Bộ luật dân sự

Về lập di chúc: Từ khái niệm nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng di chúc là một phương

tiện để một người thể hiện ý chí khi muốn chuyển giao tài sản của mình cho một người

Trang 13

khác và việc quyết định thừa kế theo di chúc nhằm đảm bảo cho chủ sở hữu đượcquyền định đoạt tài sản của mình ngay cả khi họ đã chết Xuất phát từ các đặc điểm đãnêu, di chúc có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và mỗi một hìnhthức phải tuân thủ một số điều kiện mà pháp luật quy định thì di chúc đó mới có giá trịpháp lý.

+ Di chúc bằng lời nói

Điều 651 Bộ luật dân sự quy định di chúc có thể được thể hiện dưới hình thức miệng(lời nói) nếu không được thể hiện được dưới hình thức văn bản Theo quy định củapháp luật thì trong trường hợp tính mạng của con người bị cái chết đe dọa do bệnh tấthoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúcbằng miệng (khoản 1 điều 651)

Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực:

+ Người lập di chúc đang trong tình trạng tính mạng bị cái chết đe dọa do bệnh tậthoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản được (sau batháng, tính từ thời điểm lập di chúc mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sángsuốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ)

+ Di chúc miệng phải có ít nhất hai người trở lên làm chứng và phải là người ngoàinhững người được để lại thừa kế và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chéplại cùng ký tên, điểm chỉ xác nhận nội dung di chúc

+ Trong thời hạn 05 ngày, kể từ lúc người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng dichúc do những người làm chứng đó phải được công chứng, chứng thực

+ Di chúc bằng văn bản

Nhằm ghi nhận một cách chính xác về việc thể hiện ý chí của người để lại di sản, dichúc bằng văn bản được xem là sự ghi nhận đầy đủ và chính xác ý chí của người để lại

di sản, Điều 652 Bộ luật dân sự Di chúc bằng văn bản bao gồm :

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:

Trang 14

- Nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận vào bản di chúc trước mặt côngchứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn

- Sau đó, những người có thẩm quyền chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập dichúc và người làm chứng

Nội dung của di chúc thể hiện bằng văn bản phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: dichúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên, và nơi cư trú của người lập dichúc; họ, tên của cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; khối lượng, giá trị disản và địa điểm nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung

nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang

thì mỗi trang đều phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập

di chúc, Điều 661 Bộ luật dân sự

Di chúc bằng văn bản có giá trị như công chứng, chứng thực: Di chúc của quân nhântại ngũ, Di chúc của người đang đi trên máy bay, tàu biển, của người đang diều trị tạibệnh viện, của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng núi,hải đảo, di chúc của người Việt Nam đang ở nước ngoài, của người đang chấp hànhphạt tù, đang bị tạm giam Những trường hợp này, những người đứng đầu của cácđơn vị tổ chức đó có thể xác nhận vào di chúc và di chúc có giá trị pháp lý như côngchứng, chứng thực

Trang 15

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ

2.1 Giới thiệu, khái quát chung về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.

a Cơ cấu tổ chức tổ chức bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu

Thực hiện Nghị quyết 22 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 về việc chia tách tỉnhLai Châu (cũ) thành 2 tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu Viện kiểm sát nhân dân tối cao

đã có quyết định số 21 ngày 12/01/2004 của Viện trưởng VKSTC về việc thành lậpkiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu (mới) Từ khi có quyết định thành lập, lực lượng cán

bộ chỉ có 18 đồng chí được điều động nhậnkiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu (cũ) sang,trụ sở làm việc, máy móc, trang thiết bị hầu như chưa có gì, cán bộ vừa thiếu, vừa yếu

…; cùng với sự điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của ngành năm 2002; sự sắp xếp tổchức bộ máy hoạt động của ngành năm 2003; đồng thời thực hiện chủ trương củaĐảng và Nhà nước về tăng thẩm quyền cho cấp huyện theo lộ trình từng bước (từ1/7/2004 - 1/7/2009), đến nay có 7/7 Viện kiểm sát cấp huyện thực hiện tăng thẩmquyền theo quy định của pháp luật, theo đó công tác tổ chức cán bộ cũng đòi hỏi phải

có sự sắp xếp sao cho phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao, nhất là trong điềukiện biên chế chưa được tăng cường, đã gây không ít khó khăn trong việc triển khainhiệm 58 vụ nhất là đối với Viện kiểm sát cấp huyện Những khó khăn nêu trên đãtrực tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ hoạt động và kết quả công tác của ngành,trong đó có công tác thực hành quyền công tố, có thể nói những buổi ban đầu Việnkiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu gặp muôn vàn khó khăn Tuy gặp không ít khó khăntrong công tác tổ chức cán bộ cùng với cơ sở vật chất, nhưng với tinh thần đoàn kết,đồng tâm, hợp lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức và kiểm sát viên Viện kiểmsát 2 cấp tỉnh Lai Châu đã nhanh chóng ổn định tổ chức và không ngừng nâng cao chấtlượng hiệu quả công tác kiểm sát, đã chú trọng chăm lo công tác xây dựng ngành vềmọi mặt Đã chọn cử nhiều cán bộ Kiểm sát viên đi đào tạo và bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn về kỹ năng nghiệp vụ kiểm sát; rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ theotinh thần các Nghị quyết của Đảng; thực hiện, bố trí, sắp xếp lại và điều động, luân

Trang 16

chuyển cán bộ cho phù hợp với thực tế của đơn vị và tình hình nhiệm vụ mới; chútrọng rèn luyện đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên vững vàng về lập trường chính trị, nắmvững chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về phẩm chất đạo đức Hoạt động quản lýđiều hành luôn được đổi mới, thực hiện có nề nếp và khoa học Công tác xây dựngngành thường xuyên được gắn với công tác xây dựng Đảng, hàng năm Đảng Bộ Việnkiểm sát nhân dân tỉnh và Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, các tổ chức đoànthể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội luật gia đều được cấp uỷ Đảng, đoàn thểđịa phương công nhận là Đảng bộ, Chi bộ, trong sạch, vững mạnh, đơn vị đạt tiêuchuẩn đơn vị văn hoá Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành ở địa phương, gópphần phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, giữ vững anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ công lý, quyền con người, bảo đảm cácquyền dân chủ của nhân dân ở tỉnh Lai Châu Cho đến 8/2012, toàn ngành Kiểm sáttỉnh Lai Châu có 09 Phòng nghiệp vụ, 07 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, có 134người, trong đó có 118 biên chế và 16 hợp đồng lao động Lãnh đạo Viện kiểm sát haicấp và các phòng nghiệp vụ đều được kiện toàn Lãnh đạo Viện Kiểm sát tỉnh gồm 4đồng chí (1 Viện trưởng, 3 Phó viện trưởng); có 9 Trưởng phòng; 6 Phó Trưởngphòng; 7 Viện trưởng cấp huyện, 12 Phó Viện trưởng cấp huyện; 23 Kiểm sát viênTrung cấp; 43 Kiểm sát viên sơ cấp, 2 Kiểm tra viên, 34 Chuyên viên, 10 Kế toánviên, 9 nhân viên, 1 Đại học kỹ thuật mật mã Về chất lượng cán bộ 100% Cán bộcông nhân viên chức có trình độ văn hoá hết Phổ thông trung học; trình độ chuyênmôn có 109/118 đồng chí Đại học đạt 92,37% (trong đó có 01 đồng chí là Thạc sĩLuật, còn 07 đồng chí khác đang làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật và 1 đồng chíkhác đang học đang học Thạc sĩ Luật ), còn lại là 04 Cao đẳng (tin học 03, Kiểm sát 1)

và 05 Trung cấp (1 kế toán, 1 văn thư, 3 pháp lý); Trình độ chính trị Cao cấp và Cửnhân có 09 đồng chí, Trung cấp 19 đồng chí, hiện đang theo học Cao cấp 5 đồng chí,Trung cấp 15 đồng chí; Toàn ngành có 80 Đảng viên, ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnhthành lập Đảng bộ cơ sở có 35 Đảng viên, với 05 Chi bộ trực thuộc; đồng chí Việntrưởng viện kiểm sát tỉnh là Tỉnh uỷ viên và 6/7 đồng chí Viện trưởng cấp huyện làHuyện uỷ viên Hiện tại Viện kiểm sát tỉnh và 5/7 Viện kiểm sát cấp huyện đã có trụ

sở được xây dựng theo qui mô mới (còn Viện kiểm sát thị xã Lai Châu chưa có trụ sởmới viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Uyên còn phải thuê trụ sở) Trang thiết bị,phương tiện, trang phục làm việc được Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tỉnh uỷ, Uỷ

Trang 17

ban nhân dân tỉnh quan tâm đầu tư, hỗ trợ tương đối đầy đủ, kịp thời đã phục vụ tốtcho công tác của ngành.

b.Tổ chức bộ máy tập thể lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

- Viện trưởng: Nông Văn Hải

- Phó viện trưởng thường trực: Bàn Cao Sinh

- Phó viện trưởng: Phùng Ngọc Thanh

- Phó Viện trưởng: Trương Thị Thanh

1.1 Các phòng chuyên môn

1 Phòng THQCT – KSĐT – KSXXST án hình sự về kinh tế, chức vụ, trật tự xãhội

 Trưởng phòng: Phan Văn Nhật Điện thoại: 3878591

2. Phòng THQCT – KSĐT – KSXXST án hình sự về an ninh, ma tuý

 Trưởng phòng: Trần Hải Thành Điện thoại: 3876760

3. Phòng THQCT – KSXXPT – GĐT - TT án hình sự

 Trưởng phòng: Nguyễn Thanh Hải Điện thoại: 3877962

4. Phòng KS việc tạm giữ, tạm giam, quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù

và thi hành án hình sự

 Trưởng phòng: Đào Ngọc Dũng Điện thoại: 3877961

5. Phòng KS giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân & gia đình, hành chính,thương mại và các việc khác theo quy định của pháp luật

 Trưởng phòng: Nguyễn Mạnh Hùng Điện thoại: 3877967

 Trưởng phòng: Bùi Văn Minh Điện thoại: 3877960

9. Văn phòng tổng hợp và thống kê tội phạm

 Chánh Văn phòng: Đào Trọng Thuyết Điện thoại: 3877966

c Kiểm sát thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình.

Ngày đăng: 24/03/2016, 15:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w