1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận môn quản lý dự án nâng cao

15 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý xây dựng công trình nơi em công tác và chức trách, trách nhiệm của bản thân trong Phòng Quản lý xây dựng công trình.. Nguyễn Cảnh Biờn PHẦN 1 SƠ ĐỒ

Trang 1

- -TIỂU LUẬN

QUẢN LÝ DỰ ÁN NÂNG CAO

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Uân Học viên: Nguyễn Cảnh Biên

Mã học viên: 1482580302003

Lớp: 22QLXD21

Trang 2

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 LỜI NÓI ĐẦU

Quản lý dự án là một trong những lĩnh vực kiến thức mang tính kinh nghiệm, có ý nghĩa quan trọng trong các nhiệm vụ hàng ngày của bất kỳ một nhà quản lý nào Nó là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại và khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc hàng ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp lại, diễn ra theo các nguyên tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án ào Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn

có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư Cho nên, việc điều hành quản lý

dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định

Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ phận liên quan

Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới

Xuất phát từ đòi hỏi trên, bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, được sự giảng dạy nhiệt tình về môn “Quản lý dự án nâng cao” của thầy PGS.TS Nguyễn Bá Uân, em xin được trình bày tiểu luận:

Phần 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý xây dựng công trình nơi em công tác và chức trách, trách nhiệm của bản thân trong Phòng Quản lý xây dựng công trình

Phần 2: Cách thiết kế 3 loại hình kết cấu tổ chức dự án cơ bản: Chức năng, dự

án, ma trận Cách lựa chọn kết cấu tổ chức quản lý dự án phù hợp cho các dự án có quy mô khác nhau Những nhận thức của mình về mô hình tổ chức quản lý dự án đang được áp dụng hiện hành và vận dụng vào 3 loại hình kết cấu tổ chức dự án nói trên

Phần 3: Những nội dung chính cần phải thực hiện để kiểm soát, khống chế chi

phí theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Nguyễn Bá Uân đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu đến chúng em Kính chúc thầy và toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để luôn duy trì và thành công trong sự nghiệp giảng dạy các thế hệ học trò sau này./

Học viên

Trang 3

Nguyễn Cảnh Biờn PHẦN 1

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN Lí CỦA SỞ NễNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHềNG QUẢN Lí XÂY DỰNG CễNG TRèNH NƠI EM CễNG TÁC VÀ CHỨC TRÁCH, TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN

TRONG PHềNG QUẢN Lí XÂY DỰNG CễNG TRèNH.

1.1 Sơ đồ tổ chức bộ mỏy quản lý của Sở Nụng nghiệp và PTNT Nghệ An

Sở Nụng nghiệp và PTNT Nghệ An là cơ quan chuyờn mụn trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An, tham mưu giỳp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nụng nghiệp, lõm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phỏt triển nụng thụn; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh

và theo quy định của Phỏp luật

Sở Nụng nghiệp và PTNT Nghệ An chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biờn chế và cụng tỏc của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra về chuyờn mụn, nghiệp vụ của Bộ Nụng nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ mỏy:

I Lónh đạo Sở: Giỏm đốc và cỏc Phú giỏm đốc.

II Cỏc Phũng chuyờn mụn thuộc Sở:

1 Văn phũng

2 Thanh tra

3 Phũng Quy hoạch - Kế hoạch

4 Phũng Quản lý xõy dựng cụng trỡnh

5 Phũng Trồng trọt

6 Phũng Chăn nuụi

III Cỏc đơn vị quản lý chuyờn ngành:

1 Chi cục Đờ điều và Phũng chống lụt bóo

2 Chi cục Bảo vệ thực vật

Giám đốc Sở

Phó giám đốc Sở Phó giám đốc Sở Phó giám đốc Sở Phó giám đốc Sở

Phòng QLXDCT Phòng Trồng trọt Văn phòng Văn phòng Thanh tra Phòng QK- KH

Chi cục Kiểm lâm Lâm nghiệpChi cục Chi cục Quản lý

CLNLS &TS Chi cục Thủy sản Chi cục Thủy lợi Chi cục PTNT

Chi cục BVTV

Chi cục

Đê điều & PCLB Chi cục Thú y

Trung tâm Khuyến nông

Ban QLDA CTXD

NN & PTNT Trung tâm

Giống vật nuôi Truong trung cấpNLN

Vuon quốc gia Xuân Sơn

Trang 4

3 Chi cục Thú y

4 Chi cục Thủy sản

5 Chi cục Thủy lợi

6 Chi cục Phát triển nông thôn

7 Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản

8 Chi cục Kiểm lâm

9 Chi cục Lâm nghiệp

IV Các đơn vị sự nghiệp

1 Trung tâm Khuyến nông

2 Trung tâm Giống vật nuôi

3 Ban quản lý dự án công trình xây dựng Nông nghiệp và PTNT

4 Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp

5 Vườn quốc gia Pù Mát

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Quản lý xây dựng công trình nơi

em công tác.

1.2.1 Chức năng:

Phòng Quản lý xây dựng công trình là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc

sở thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư; thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư XDCB các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn và cơ sở hạ tầng trong các dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Sở

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

1) Tham mưu cho Giám đốc sở ban hành các văn bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản chuyên ngành; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, trình tự, thủ tục và các quy định về thẩm định, phê duyệt các dự án đầu

tư xây dựng cơ bản chuyên ngành thuộc Sở quản lý theo phân cấp của UBND tỉnh

2) Tổ chức chỉ đạo, hưỡng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy trình,quy phạm, định mực kinh tế - kỹ thuật

về đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; tham gia xây dựng định mức, đơn giá xây dựng chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn

3) Phối hợp các phòng ban tham mưu, đề xuất chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành;

4) Trình Giám đốc Sở phê duyệt kế hoạch, tiến độ thực hiện đối với từng công trình giao Sở làm Chủ đầu tư sau khi đã được UBND Tỉnh thông báo phân

bổ kế hoạch vốn hàng năm Tổ chức theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo định

Trang 5

kỳ và báo cáo theo chuyên đề về kết quả thực hiện và giải ngân xây dựng cơ bản các dự án do UBND tỉnh và Bộ giao cho Sở quản lý

5) Chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổng dự toán các hạng mục công trình phù hợp với thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư được phê duyệt trình Giám đốc sở phê duyệt

6) Thẩm định về đấu thầu, chọn thầu, xác nhận năng lực, điều kiện hành nghề xây dựng chuyên ngành nông nghiệp, nông thôn; theo dõi, kiểm tra tiến độ, chất lượng xây dựng công trình, đề xuất xử lý các nhà thầu không đảm bảo tiến

độ, chất lượng có thể gây ra sự cố hoặc công trình xây dựng không đúng quy trình, quy phạm và thiết kế được duyệt theo quy định của pháp luật

7) Tổ chức kiểm tra công tác quản lý thi công, quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư giao cho Sở quản lý; tổng hợp tình hình chất lượng công trình xây dựng, kiến nghị xử lý khi phát hiện sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của ngành Nông nghiệp;

8) Thường trực Hội đồng nghiệm thu công trình cấp Sở, tổng hợp, kiểm tra

hồ sơ hoàn công, quy trình vận hành, bảo trì công trình, giá trị quyết toán công trình để trình cấp quyết định đầu tư giao công trình cho tổ chức hoặc cá nhân quản

lý khai thác và tham gia nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng

9) Quản lý, sử dụng, lưu trữ hồ sơ tài liệu công trình xây dựng theo quy định của Nhà Nước; quản lý và tổ chức triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ về xây dựng cơ bản chuyên ngành theo sự phân công của Giám đốc sở

10)Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc sở giao

1.3 Chức trách, trách nhiệm của bản trong Phòng Quản lý xây dựng công trình

Là Trưởng phòng phụ trách chung, chỉ đạo Phòng thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước theo chức năng chuyên môn nhiệm

vụ được giao; Quán xuyến, đôn đốc phân công nhiệm vụ cán bộ trong phòng theo nhiệm vụ giao và những nội dung công tác khác của phòng ngoài lĩnh vực

đã giao cho từng cán bộ theo dõi; Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và trước Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Phòng

Trực tiếp phụ trách công tác đầu tư XDCB đối với các dự án về thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn và cơ sở hạ tầng trong các dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Sở

Phụ trách công tác kế hoạch, tổng hợp, báo cáo

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Lãnh đạo sở giao

Trang 6

PHẦN 2

CÁCH THIẾT KẾ BA LOẠI HÌNH KẾT CẤU TỔ CHỨC DỰ ÁN CƠ BẢN: CHỨC NĂNG, DỰ ÁN, MA TRẬN CÁCH LỰA CHỌN KẾT CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÙ HỢP CHO CÁC DỰ ÁN CÓ QUY MÔ KHÁC NHAU NHỮNG NHẬN THỨC CỦA MÌNH VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆN HÀNH VÀ VẬN DỤNG BA LOẠI HÌNH KẾT CẤU

TỔ CHỨC DỰ ÁN NÓI TRÊN

2.1 Định nghĩa tổ chức

Tổ chức là một cơ cấu nó bao gồm 4 nội dung cơ bản: Quyền hạn, chức trách, trách nhiệm và sơ đồ hệ thống tổ chức

- Quyền hạn: là chỉ quyền lực nhất định đối với một cấp bậc, một chức vụ

nào đó, chứ không phải quyền lực của con người

- Chức trách: Trong quản lý, quyền lực và chức trách là hai yếu tố tương

ứng với nhau, nhận quyền lực nào thì phải có trách nhiệm tương ứng với quyền lực đó

- Trách nhiệm: Phản ánh mối quan hệ cấp trên và cấp dưới Cấp dưới có

nhiệm vụ phải báo cáo lên cấp trên nhiệm vụ và kết quả công việc mà mình đảm nhận Cấp trên phải có trách nhiệm chỉ đạo cho cấp dưới tiến hành công việc

- Sơ đồ hệ thống: Là sơ đồ chi tiết phản ánh mối liên hệ giữa các chức vụ

và vị trí khác nhau trong cơ cấu tổ chức

2.2 Cách thiết kế ba loại hình kết cấu tổ chức dự án cơ bản: Chức năng, dự án, ma trận.

2.2.1 Kết cấu tổ chức theo loại hình chức năng.

Các bộ phận quản lý trong tổ chức dạng chức năng được thiết kế dựa trên tính tương tự của nhiệm vụ công tác nào đó có cùng tiêu chuẩn như nhau hay không, xem tính chất hoạt động của các nhiệm vụ công tác này có tương tự với nhau hay không, chức năng làm việc cần thiết cho những nhiệm vụ công tác đó

có giống nhau hay không, việc hoàn thành các nhiệm vụ công tác này có phát huy vai trò giống với thực hiện các mục tiêu khác hay không?

Đặc điểm nổi bật của kết cấu tổ chức dạng chức năng:

(1) Sự phân cấp quản lý khác rõ ràng

(2) Vì được tập trung lại nên khả năng kỹ thuật chuyên ngành của mỗi một cá nhân cũng được nâng lên

(3) Có thể giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề khó khăn về dự án trong lĩnh vực chức năng

Sơ đồ hệ kết cấu tổ chức theo dạng chức năng:

Trang 7

*) Ưu điểm của kết cấu tổ chức dạng chức năng:

Trong thực hiện dự án, lựa chọn kết cấu tổ chức theo dạng chức năng là chọn ra một số thành viên từ các bộ phận chức năng khác nhau để thành lập nên nhóm dự án, cách làm có một số ưu điểm:

- Là sự ủng hộ lớn về trí lực và kỹ thuật

- Tính linh hoạt trong việc sử dụng nhân viên

- Ưu điểm của việc phân công chuyên môn hoá

*) Nhược điểm của kết cấu tổ chức dạng chức năng:

-Xét về mặt điều hành: vì các thành viên của nhóm dự án được chọn tới từ

các bộ phận chức năng khác nhau nên thường có xung đột về nhu cầu

- Xét về mặt tổng thể của tổ chức dự án, vì sự cấu tạo của các thành viên

trong nhóm dự án có tính bất ổn nên gây ra những khó khăn cho công tác quản

lý Hơn nữa, các thành viên vẫn còn thuộc về các bộ phận cũ, nên thường chưa

có sự nhất trí cao độ với mục tiêu của tổ chức dự án, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của dự án

- Xét về mặt chức trách, các thành viên của nhóm dự án thuộc về hai bộ

phận nên không ai muốn tự nguyện và chủ động gánh vác trách nhiệm và đương đầu với mạo hiểm, hơn nữa, các thành viên trong nhóm dự án lại có tính lưu động nhất định nên trách nhiệm của họ cũng khó mà xác định rõ ràng, điều này tất nhiên dễ khiến cho công tác quản lý rơi vào trạng thái hỗn loạn

2.2.2 Kết cấu tổ chức dạng dự án.

Quản lý cấp cao của Công ty

Bộ phận nguồn nhân lực

Bộ phận tài vụ

Bộ

phận

tuyên

truyền

công

cộng

Bộ phận thiết kế

Bộ phận cung ứng

Bộ phận công trình

Trang 8

Kết cấu tổ chức dạng dự án được sáng lập đầu tiên bởi một phòng sự nghiệp của một công ty ô tô nước Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX

Đặc điểm nổi bật: “Tập trung quyết sách, phân tán kinh doanh, đây là một kiểu cải cách từ chế độ tập quyền sang chế độ phân quyền

Trong kết cấu tổ chức dạng dự án, đối với mỗi dự án cần thiết sẽ tự tiến hành việc khai thác dự án, hạch toán độc lập Kiểu kết cấu tổ chức dạng dự án này phù hợp ở một số công ty có quy mô lớn với nhiều dự án

*) Ưu điểm của kết cấu tổ chức dạng dự án:

- Có giám đốc dự án riêng biệt, có đội ngũ dự án ổn định, có các ban

ngành chức năng phân rõ chức trách Điều này thể hiện, kết cấu tổ chức dạng dự

án có tính nghiêm túc cao hơn so với dạng chức năng

- Về quản lý: từ giám đốc dự án, chủ quản các ban ngành chức năng đến

cán bộ quản lý cấp cơ sở và nhân viên thi hành đều được phân cấp rõ ràng, có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng

- Mục tiêu: mỗi một tổ chức dự án đều là một chi nhánh đơn vị hạch toán

độc lập, nó không khác gì các chi nhánh công ty trong một tập đoàn doanh nghiệp lớn, các thành viên trong đội ngũ dự án có tính ổn định cao, có lợi cho việc điều hành, phát huy tinh thần tập thể trong thực hiện mục tiêu

- Trách nhiệm và quyền hạn: Mỗi thành viên dự án đều có trách nhiệm và

quyền hạn rõ ràng của riêng mình, có lợi cho việc chỉ huy và quản lý

*) Nhược điểm của kết cấu tổ chức dạng dự án:

- Bố trí cơ cấu: mỗi một tổ chức dự án đều thiết lập ra bộ phận chức năng

riêng Như vậy, một cơ cấu chức năng có trong kết cấu tổ chức chung và trong mỗi một tổ chức dự án, dẫn đến sự trùng lặp trong bố trí nhân viên, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và thiết bị…

- Lợi dụng nguồn lực thấp: do có sự trùng lặp trong bố trí cơ cấu nên sự

phối hợp giữa các nhân viên cũng sẽ có sự trùng lặp Việc điều động nhân viên, máy móc thiết bị nhàn rỗi giữa các tổ chức khó khăn

- Quan hệ giữa các tổ chức: Các dự án nhỏ khó thống nhất với tổng công

ty về mục tiêu tổ chức, phát triển chiến lược Giữa các tổ chức dự án nhỏ khó có thể có sự điều hòa, gây trở ngại cho việc thống nhất chỉ huy

- Về mặt sáng tạo kỹ thuật và sáng tạo dự án: Thấp hơn khả năng sáng

tạo của kết cấu tổ chức dạng chức năng trong cùng một điều kiện do nguồn lực được phân tán đến các tổ chức nhỏ của dự án khác nhau

2.2.3 Kết cấu tổ chức dạng ma trận.

Kết cấu tổ chức dạng ma trận là một loại hình thức tổ chức được tạo ra để kết hợp phát huy ở mức lớn nhất ưu thế của hai loại hình thức tổ chức chức năng

và dự án

Trang 9

Kiểu sơ đồ kết cấu tổ chức: Theo hai tiêu chuẩn chức năng và dự án thể hiện rõ bằng “ma trận”, vì thế được gọi là kết cấu tổ chức dạng ma trận Khi tiếp nhận một dự án mới, giám đốc sẽ lựa chọn ra các nhân viên Khi dự án hoàn thành, các thành viên sẽ trở về bộ phận chức năng cũ hoặc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong dự án mới, đội ngũ dự án cũ sẽ tự nhiên mất đi

Trong kiểu kết cấu tổ chức này, mỗi một thành viên trong đội ngũ dự án

có thể phải đồng thời chịu sự lãnh đạo của hai cấp hoặc sự lãnh đạo trùng lặp Điều quan trọng là phải xác định rõ sẽ báo cáo kết quả cho ai

Sơ đồ kết cấu tổ chức dự án dạng ma trận

*) Ưu điểm của kết cấu tổ chức dạng ma trận:

Có kết cấu tổ chức dạng chức năng

Việc sử dụng nhân viên cũng tương đối linh hoạt, có sự phân công chuyên môn hoá, có ưu thế về mặt phân bố nguồn lực Nhân viên của một bộ phận chức năng nào đó có thể nhậm chức trong nhiều dự án trong cùng một khoảng thời gian; các nguồn lực máy móc, thiết bị, công cụ cũng có thể điều phối trong bất

cứ dự án nào, như vậy sẽ đảm bảo cho các nguồn lực được tận dụng triệt để

Có ưu điểm của kết cấu tổ chức dạng dự án

Kết cấu tổ chức chặt chẽ, phân cấp quản lý rõ ràng Hình thành nên một tổ chức mang tính tổng thể để thực hiện mục tiêu đã định Do có sự phân định giới hạn về quyền lực và chức trách của giám đốc dự án, lãnh đạo bộ phận chức năng

và thành viên của đội ngũ dự án mà các cấp quản lý đã được phân chia khá rõ ràng, tổ chức vận hành công việc một cách hiệu quả

*) Nhược điểm của kết cấu tổ chức dạng ma trận

- Vấn đề cân đối quyền lực và lực lượng giữa giám đốc dự án với lãnh đạo

bộ phận chức năng

- Vấn đề về “căn bệnh tập thể”

- Vấn đề kết nối và điều hành giữa tổ chức dự án và bộ phận chức năng

- Vấn đề xác định giới hạn về quyền lực và chức năng

2.3 Cách lựa chọn kết cấu tổ chức quản lý dự án phù hợp cho các dự

án có quy mô khác nhau

Lựa chọn hình thức tổ chức cho dự án tức phải giải quyết mối quan hệ giữa dự án với tổng công ty, thông qua việc lựa chọn hình thức tổ chức dự án để tiến hành quản lý dự án với một phương thức có hiệu quả hơn

Không có một công thức cố định nào cho việc lựa chọn hình thức tổ chức, chỉ có thể thông qua nghiên cứu kỹ lưỡng của một số yếu tố như đặc điểm của

Tổng giám đốc (TGĐ) công ty

Bộ phận thị trường Bộ phận nhân sự Bộ phận tài vụ Bộ phận tư vấn

Bộ phận công trình

Bộ phận thiết kế

Bộ phận cung ứng

Bộ phận TGĐ dự

án TGĐ dự án

Bộ phận 1

Bộ phận 2

Bộ phận 3

Bộ phận 4

Bộ phận 5

Bộ phận 6

Dự án A

GĐ dự án A

Dự án B

GĐ dự án B

Dự án C

GĐ dự án C

A 1 -A 2 -A 3 A 4 -A 5 -A 6

Trang 10

các loại kết cấu tổ chức, đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của dự án và hoàn cảnh mà dự án đang tồn tại để từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp

- Kết cấu tổ chức dạng chức năng khá thích hợp với các dự án quy mô nhỏ

và chú trọng kỹ thuật mà không thích hợp với các dự án có sự biến đổi tương đối lớn về môi trường dự án

- Khi trong một công ty bao gồm rất nhiều dự án hoặc quy mô dự án tương đối lớn, kỹ thuật phức tạp thì nên lựa chọn kết cấu tổ chức dạng dự án

- Hình thức tổ chức dạng ma trận thể hiện được tính ưu việt rất lớn của nó trong việc tận dụng triệt để nguồn lực của doanh nghiệp Vì vậy hình thức tổ chức này có ưu thế khi tiến hành quản lý dự án có quy mô cực lớn và có kỹ thuật phức tạp

2.4 Nhận thức của bản thân về mô hình tổ chức quản lý dự án đang được

áp dụng hiện hành và vận dụng ba loại hình kết cấu tổ chức dự án nói trên

Các hình thức quản lý dự án áp dụng ở Việt Nam: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định 4 hình thức quản lý dự án như sau:

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực: áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà

nước , dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nước ngoài ngân sách của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp Nhà nước quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực để quản lý một

số dự án thuộc cùng chuyên ngành, tuyến công trình hoặc trên cùng một địa bàn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết Khi áp dụng hình thức quản lý dự án này nên áp dụng lựa chọn hình thức kết cấu tổ chức dạng dự án và áp dụng hình thức kết cấu tổ chức dạng ma trận khi tiến hành quản lý dự án có quy mô cực lớn và có kỹ thuật phức tạp

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án: áp dụng đối với dự án sử

dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản;

dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để trực tiếp quản lý thực hiện một dự án Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án có con dấu, tài khoản, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của Chủ đầu tư Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tùy thuộc yêu cầu, tính chất của dự án Thành viên của Ban quản lý

dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư Khi áp dụng hình thức quản lý dự án này nên áp dụng lựa chọn hình thức kết cấu tổ chức ma trận

Ngày đăng: 21/01/2016, 13:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Tham khảo tại website: http://www.ebook.edu.vn Link
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Khác
2. Bùi Ngọc Toàn (2009), Quản lý dự án xây dựng - Lập và thẩm định dự án, NXB Xây dựng Khác
3. Nguyễn Bá Uân, Quản lý dự án nâng cao, tập bài giảng cao học, Hà Nội, 2010 Khác
4. Quyết định số 3878/2009/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w