NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU NĂM 2009 Bùi Đức Văn, Sở Y tế Cà Mau, Hoàng Khánh, Trường Đại học Y Dược Huế SUMMARY Objective: To d
Trang 1NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU NĂM 2009
Bùi Đức Văn, Sở Y tế Cà Mau, Hoàng Khánh, Trường Đại học Y Dược Huế
SUMMARY Objective: To determine the rate of overweight-obesity and other risk factors to
overweight-obesity among primary school age
Subjects and methods: cross-sectional studies and case-control study, from May 10-12
2009 in Cai Nuoc district of Ca Mau province Identified as overweight-obese reference population (NCHS) Investigation of risk factors for obesity overweight boe Data
processing by using the statistical software R 2.10.1 Data processing algorithms in
medical statistics
Results: 1988 accounted for 52.33% of boys and 1811 girls accounted for 47.67% in the
study
The rate of overweight-obese generally 7.26%, 9.20% of boys, girls 5.13% 6 age group accounted for the highest rate of 9.38% Group of overweight and obesity rates of birth weight> 3200 grams and breastfeeding duration longer than the control group There was correlated with the factors: BMI parents, have him (her) brother overweight Overweight children have a habit of eating more fat, sweets, eat snacks before bed and drinking more carbonated soft drinks group is statistically significant Sedentary habits and sleep time also there
is a difference between the two groups
Conclusion: The rate of overweight-obesity in children 6-10 years old is 7.26%, of which 1.76%
is obese, overweight was 5.5%, common in men than in women (9.20 % and 5.13%, p <0.05) Obesity accounts for 60% mild, moderate and severe 40% The risk factors associated with
overweight and obesity are birth weight, parental obesity, eating habits and physical activity
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì (BP) đang được WHO xem xét dưới góc độ là một “nạn dịch toàn cầu” (global epidemic) và người ta cho rằng thừa cân- béo phì (TC-BP) dẫn đầu một nhóm được gọi là
“các căn bệnh của nền văn minh” (Diseases of civilization) [1], [2], [13],[14], [15], [16], [17] Tại Việt Nam nhiều nghiên cứu gần đây có thấy lệ TC-BP có xu hướng gia tăng báo động nhất là khu vực đô thị Hai thái cực của tình trạng dinh dưỡng là TC-BP và suy dinh dưỡng (SDD) đều có ảnh hưởng tiêu cực đế sức khỏe con người [2], [3], [4], [5], [8] Tại tỉnh Cà Mau nói chung cũng như huyện Cái Nước nói riêng chưa có bất cứ nghiên cứu nào về TC-BP trong quá khứ Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này nhằm hai mục tiêu sau đây:
1 Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại Huyện Cái Nước
2 Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ đến thừa cân- béo phì
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu Học sinh tiểu học tại 07 trường đóng trên địa bàn huyện
Cái Nước tỉnh Cà Mau
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu được thiết kế 02 giai đoạn cắt ngang và bệnh chứng
Trang 2- Thẩm định TC-BP theo quần thể tham khảo (NCHS) [17]
- Xử lý số liệu bằng bằng phần mềm thống kê R 2.10.1 Sử dụng các thuật thống kê thông dụng khi so sánh như T.test, Chi bình phương
III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tình trạng dinh dƣỡng theo nhóm tuổi và giới tính
Tuổi
06
Tổng 991 161 16,24 93 9,38
Tổng 555 84 15,13 45 8,10
Tổng 787 119 15,12 59 7,49
09
Tổng 780 128 16,41 42 5,38
10
Tổng 686 123 17,93 37 5,39
Tổng 3799 615 16,18 276 7,26
p <0,05 >0,05 <0,05
Nhận xét: Tỷ lệ TC-BP chung 7,26%, nam 9.20% cao hơn nữ 5,13% có ý nghĩa
3.2 Phân loại mức độ TC-BP
P <0,05 <0,05 <0,05
Ghi chú: Tính chung trên quần thể nghiên cứu: Tỷ lệ BP=67/3799 chiếm 1,76%
Nhận xét: Tỷ lệ BP chủ yếu giai đoạn nhẹ
3.3 Liên quan giữa tiền sử nuôi dƣỡng trẻ của hai nhóm
n=276
Nhóm chứng
1 Cân
nặng lúc
sinh
<2600 22 7,97 14 5,07 >0,05
Trang 3>3200-3500
72 26,08 48 17,39 <0,05,OR=1,67
2 TG bú mẹ (tháng) 16,72±4,26 12,2±3,8
4
<0,05
3 TG bắt đầu ăn dặm 5,12±1,05 5,19±1,2
3
>0,05
Nhận xét: Cân nặng lúc sinh >3200 gam, thời gian bú sữa mẹ nhóm TC-BP cao hơn
nhóm chứng
3.4 Yếu tố gia đình và nguy cơ BP ở hai nhóm
n=276
Nhóm chứng
Chi phí ăn uống bình quân 527,64±212,40 331,34±106,79 <0,05
3 BMI
:TB
4
BMI:
≥25
OR=2,08
5 Anh (chị) em ruột TC-BP 69/25,00 11/3,98 <0,05, OR=24
6 Học vấn của bố mẹ ≥cấp 3 60/21,74 52/18,84 >0,05
Nhận xét: Chi phí ăn uống, BMI bố mẹ, anh (chị) em ruột TC-BP nhóm TC-BP cao hơn
nhóm chứng
3.5 Thói quen ăn uống của 2 nhóm
1 Thói quen ăn béo 124 44,92 40 14,49 2,77 <0,05
2 Thói quen ăn vặt 165 59,78 56 20,28 5,84 <0,05
3 Thói quen ăn ngọt 202 73,18 136 49,27 2,81 <0,05
4 Thói quen ăn vặt lúc xem ti vi 165 59,78 56 20,29 2,87 <0,05
5 Ăn bữa phụ trước ngủ đêm 118 42,75 40 14,49 4,40 <0,05
6 Uống nước ngọt có gas 98 35,50 28 10,14 4,87 <0,05
Nhận xét: Tất cả các yếu tố liên quan trên nhóm TC-BP đều cao hơn nhóm chứng
3.6 Mối liên quan giữa các hoạt động thể lực và thời gian ngủ của hai nhóm
n=276
Nhóm chứng n=276
P
1 Gia đình không có sân chơi 251/90,94 255/92,39 >0,05
Trang 43 Hoạt động (phút/ngày)
- Đi bộ
- Đi xe đạp
- Chơi thể thao
43,56±13.60 55,34±21,90 24,25±13,35
48,65±15,24 43,44±13,22 45,10±22,08
<0,05
4 Hoạt động tĩnh tại
- Xem ti vi, chơi game (phút/ngày)
- Đọc sách báo, học bài (giờ/ngày)
- Hoạt động nhẹ tại chỗ (phút/ngày)
90±34,50 2,72±0,82 44,47±11,83
48,33±21,56 2,31±0,72 39,34±10,78
<0,05
Nhận xét: Thời gian ngủ, thời gian hoạt động và thời gian hoạt động tĩnh tại khác biệt có
ý nghĩa giữa hai nhóm
IV BÀN LUẬN
4.1 Tỷ lệ TC- BP : Tỷ lệ TC-BP là 7,26%, trong đó tỷ lệ BP là 1,76% So sánh với
các nghiên cứu khác, tỷ lệ TC-BP trong nghiên cứu này thấp hơn số liệu của Trương Thanh (2009 - Bà Rịa Vũng Tàu) 9,9% Lê Thị Hợp (2003 - Đống Đa-Hà Nội) 9,9% Tương đương với Phạm Văn Dũng (2002 - Huế) 7,6%, Lê Thị Hải (2003 - Hà Nội) 7,9% Cao hơn Trần Thị Cẩm Tú (2007 - Huế) 5,3%, Trần Thị Hồng Loan (2004 – TP Hồ Chí Minh) 6,1% Tỷ lệ BP trong nghiên cứu chúng tôi là 1,76% thấp hơn nghiên cứu Trương Thanh 2.8%, cao hơn nghiên cứu của Võ Thị Diệu Hiền (2007 - Huế) là 0,38% [4],
[8],[10], [12] Về giới tính tỷ lệ TC-BP ở nam 9,20% cao so với nữ 5,13% với (p < 0,05)
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Trương Thanh, Trần Thị Cẩm Tú, Phạm Văn Dũng, Trần Thị Hồng Loan [2], [10], [12]
4.2 Mức độ Thừa cân BP: Tỷ lệ TC-BP chung là 7,26%, trong đó TC chiếm 5,5%,
BP chỉ chiếm 1,76% BP mức độ nhẹ chiếm đa số (60%), mức độ trung bình và nặng
chiếm 40% Điều này cũng phù hợp với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Phạm Văn Dũng (2002 - Huế) có tỷ lệ BP mức độ nhẹ là 74,4%; Võ Thị Diêu Hiền 60%; Trần Thị Phúc Nguyệt (2006 - Hà Nội) là 63,1% [2], [5]
4.3 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng TC-BP ở trẻ em
4.3.1 Liên quan giữa cân nặng lúc sinh và nuôi dưỡng trẻ: Trẻ có cân nặng lúc
sinh > 3200 gam nhóm TC-BP cao hơn nhóm chứng (p< 0,05) Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Trương Thanh, Trần Thị Cẩm Tú [11], [12] Thời gian bú sữa mẹ của nhóm TC-BP và nhóm chứng có sự khác biệt (16,72 ± 4,2 tháng nhóm TC-BP và 12,20 ± 3,8 tháng ở nhóm chứng)
4.3.2 Yếu tố gia đình: Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận BP có tính gia đình, hầu hết
những người BP đều có bố hoăc mẹ BP Theo MAYER J (1995) nếu cả bố lẫn mẹ bị BP thì có 80% con họ sẽ bị BP Nếu chỉ có một trong hai người bị BP thì nguy cơ con họ bị
BP là 40% Ngược lại nếu cả hai bố, mẹ bình thường thì khả năng con họ bị BP chỉ chiếm khoảng 7% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong nhóm trẻ TC-BP có 14,1%
Bố và 12,6% Mẹ BP so với 7,4% Bố và 6,5% Mẹ của nhóm chứng Sự khác biệt này có nghĩa thống kê và cũng phù hợp với nghiên cứu của Trương Thanh, Võ Thị Diệu Hiền [5],[11] Trẻ bị TC-BP có anh chị em ruột TC-BP và chi phí dành cho ăn uống cao hơn nhóm chứng
4.3.4 Thói quen ăn uống : Kết quả nghiên cứu cho thấy những thói quen: Ăn nhiều
chất béo, ăn vặt, ăn ngọt, ăn vặt lúc xem ti vi, ăn bữa phụ trước khi ngủ, uống nước có gas
Trang 5đều có sự khác biệt có nghĩa giữa 2 nhóm ( OR lần lượt là: 2,77; 5,84; 2,18; 2,87; 4,4; 4,87 và p đều < 0,05)
4.3.5 Các hoạt động thể lực: Có sự khác biệt có nghĩa ở các hoạt động: Đi bộ, đi
xe đạp, chơi thể thao Nhóm TC-BP ít hơn nhóm chứng (p<0,05) Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu của Võ Thị Diệu Hiền và Phạm Văn Dũng [5], [11] Về hoạt động tĩnh tại: Thời gian xem ti vi, đọc sách báo, hoạt động nhẹ tại chỗ của nhóm trẻ
TC-BP cao hơn nhóm chứng Kết quả này tương tự như một số nghiên cứu ở Huế, Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội Thời gian xem ti vi nhóm TC-BP là 90 phút/ngày thấp hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Hưng Hiếu (2007- Hà Nội) là 145,4 phút/ngày, của Võ Thị Diệu Hiền (Huế) là 102,6 phút/ngày, của Nguyễn Thị Thu Hiền (2001 - Hải Phòng) là 92,4 phút/ngày [4], [5] Số giờ ngủ của trẻ ở nhóm TC-BP (7,09±0,65) ít hơn nhóm chứng (8,05±1,27) Vấn đề này có cơ sở vì một số đề tài khác cũng cho kết quả nghiên cứu tương tự: Nghiên cứu của Võ thị Diệu Hiền số giờ ngủ của nhóm TC-BP là (7,5±0,8), nhóm chứng là (8,9±0,7); tương tự Phạm Văn Dũng số giờ ngủ hai nhóm lần lượt là 7,67±0,7 và 9,24±1,3 giờ [11]
KẾT LUẬN
1 Tỷ lệ thừa cân-beo phì ở trẻ 6-10 tuổi là 7,26%, trong đó béo phì là 1,76%, thừa cân là 5,5%, gặp ở nam nhiều hơn nữ (9,20% và 5,13%; p<0,05) Béo phì mức độ nhẹ chiếm 60%, mức độ trung bình và nặng chiếm 40%
2 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân béo phì:
Nhóm trẻ TC-BP có cân nặng lúc sinh > 3500 gam và thời gian bú sữa mẹ cao hơn nhóm chứng với p< 0,05
Trẻ TC-BP có Bố, Mẹ TC-BP cao hơn nhóm chứng (14,1% - 12,6% nhóm TC-BP
và 7,4% - 6,5% đối với nhóm chứng)
Trẻ bị TC-BP có anh chị em ruột TC-BP và chi phí dành cho ăn uống cao hơn nhóm chứng (p<0,05)
Trẻ TC-BP thói quen ăn thức nhiều chất béo, ăn ngọt, ăn bữa phụ trước ngủ, uống nước ngọt có gas đều cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê
Trẻ TC-BP có thời gian hoạt động và ngủ ít hơn nhóm chứng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ y tế (2006) , Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006-2010, Viện
Dinh Dưỡng, Hà Nội
2 Phạm Văn Dũng (2002),” Nghiên cứu tình hình béo phì và các yếu tố nguy cơ ở trẻ em
6 – 10 tuổi tại hai trường tiểu học nội thành thành phố Huế,” Luận văn Thạc sỹ y học,
Trường Đại học Y khoa Huế
3 Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm (2003), “Thực trạng thừa cân béo phì của trẻ 7-12 tuổi tại
Hà Nội năm 2002” Tạp chí Y học Việt Nam, số 9 , tr 25-30
4 Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự (2002), “ Nghiên cứu tình trạng béo phì, các yếu tố
liên quan ở lứa tuổi 6 – 11 tại một quận nội thành Hải Phòng” , Tạp chí y học thực hành
(418), tr 47-50
Trang 65 Võ Thị Diệu Hiền (2007), “Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của học sinh từ 11
đến 15 tuổi tại một số trường trung học cơ sở Thành Phố Huế,” Luận án chuyên khoa cấp
II, trường Đại học Y Dược Huế
6 Vũ Hưng Hiếu, Lê Thị Hợp (2002) “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
tới tình trạng thừa cân của học sinh tiểu học Quận Đống Đa Hà Nội, Tạp chí y học thực
hành (418), tr 50-53
7 Lê Thị Hợp, Vũ Hưng Hiếu (2003), “Mối liên quan giữa tập quán, thói quen ăn uống và thời gian hoạt động thể lực với thừa cân – béo phì của học sinh tiểu học quận Đống Đa –
Hà Nội”, Tạp chí y học dự phòng, trang 55 – 60
8 Lê Thị Hợp, (2006) “Thực trạng thừa cân béo phì và một số giải pháp phòng chống”,
Dinh dưỡng sức khỏe và đời sống, Viện Dinh Dưỡng (4), tr 4-5
9 Nguyễn Thị Kim Hưng, Trần Thị Hồng Loan, Trần Thị Minh Hạnh (2007),”Tình trạng
dinh dưỡng trẻ em tuổi học đường TPHCM” , www.ttdinhduong.org
10 Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004) “Thực trạng thừa cân và béo
phì tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan” Hội nghị Khoa học toàn quốc
chuyên ngành “ Nội tiết và chuyển hóa” tr 675 – 688
11 Trương Thanh (2009) “ Thừa cân/béo phì và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học
thành phố Vũng Tàu năm 2009”, Luận án Chuyên Khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược
TP.Hồ Chí Minh
12 Trần Thị Cẩm Tú (2007), “Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng và thừa cân ở học sinh tiểu học thành phố Huế năm 2006” Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược
Huế
13 David S Freedman, William H (2009), “Risk Factors and Adult Body Mass Index
Among Overweight Children: The Bogalusa Heart Study” Pediatrics (123); pp750-757
14 Elizabeth j Mayer- Davis (2006) “Breast-Feeding and Risk for Childhood Obesity”
Diabetes Care (29) pp:2231–2237
15 Joanne Williams et all (2005) “Health-Related Quality of Life of Overweight and
Obese Children”: JAMA; 293 (1): pp70 -76
16 Roberto Fernandes (2006) “Prevalence of Overweight and Obesity in school Children
of Santos City, Brazil”, Arq Bras Endocrinol Metabolism , (50); pp 60 - 67
17 Wake M, Salmon L, (2002) “Parent-reported health status of overweight and obese
Australia primary school children: across-sectional population survey” Int J Obes Relat
Metab Disord; 26(5) pp 717-724
TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thừa cân-béo phì và các yếu tố nguy cơ đến thừa cân-béo phì ở
lứa tuổi học sinh tiểu học
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu bệnh- chứng, từ tháng
10 – 12/ 2009 tại huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau Xác định thừa cân –béo phì theo quần thể tham khảo (NCHS) Khảo sát các yếu tố nguy cơ thừa cân bóe phì Xử lý số liệu bằng bằng phần mềm thống kê R 2.10.1 Xử lý số liệu theo thuật toán thống kê y học
Kết quả: Có 1988 trẻ trai chiếm 52,33% và 1811 trẻ gái chiếm 47,67% tham gia nghiên cứu
Tỷ lệ thừa cân –béo phì chung 7,26%, trẻ trai 9,20%, trẻ gái 5,13% Nhóm 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 9,38% Nhóm thừa cân béo phì có tỷ lệ cân nặng lúc sinh > 3200 gam và thời
Trang 7gian bú sữa mẹ dài hơn nhóm chứng Có sự tương quan thuận với các yếu tố: BMI bố mẹ,
có anh (chị) em ruột thừa cân béo phì Trẻ thừa cân béo phì có thói quen ăn nhiều chất béo, ăn ngọt, ăn bữa phụ trước ngủ và uống nước ngọt có gas nhiều hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê Thói quen tĩnh tại và thời gian ngủ cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm
Kết luận: Tỷ lệ thừa cân-beo phì ở trẻ 6-10 tuổi là 7,26%, trong đó béo phì là 1,76%,
thừa cân là 5,5%, gặp ở nam nhiều hơn nữ (9,20% và 5,13%; p<0,05) Béo phì mức độ nhẹ chiếm 60%, mức độ trung bình và nặng chiếm 40% Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân béo phì là cân nặng lúc sinh, bố mẹ bị béo phì, thói quen ăn uống và hoạt động thể lực