1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GIÁO DỤC DINH DƯỠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ

84 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 691,9 KB

Nội dung

Trường đại học Y Hà nội Bộ môn dinh dưỡng - An toàn thực phẩm Báo cáo khoa học tổng kết đề tài Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đư

Trang 1

Trường đại học Y Hà nội

Bộ môn dinh dưỡng - An toàn thực phẩm

Báo cáo khoa học tổng kết đề tài

Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng

chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị

Chủ nhiệm đề tài : PGS.TS Phạm Duy tường

Người cùng thực hiện: TS Nguyễn Văn Hiến

ThS Hoàng Minh Thu

TS Trần Thị Phúc Nguyệt ThS Trần Xuân Ngọc

CN Đặng Ngọc Lan KTV Nguyễn Thùy Ninh KTV Dương Thị Thu Hiền

Đơn vị thực hiện : Trường đại học Y Hà nội

Cơ Quan được giao kế hoạch: Bộ y tế

Trang 2

Đặt vấn đề

Thừa cân và béo phì (TCBP) đ tăng lên đến mức báo động trong những năm gần

đây và hiện nay đ trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới

Tỷ lệ bệnh này không những tăng cao ở các nước đ phát triển mà còn gia tăng ở các nước đang phát triển, kể cả những nước mà tình trạng SDD vẫn còn phổ biến Người ta quan tâm đến BP trẻ em vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khoẻ, tuổi thọ và kéo dài tình trạng BP đến tuổi trưởng thành Hiện nay số người mắc BP trên toàn cầu đ vượt quá 250 triệu, chiếm 7% dân số người trưởng thành trên thế giới Đặc biệt ở các nước

Âu Mỹ, tỷ lệ mắc BP lên tới 30 - 40% ở người lớn và trên 10% ở trẻ em

Tại Trung Quốc, điều tra năm 1977 thấy tỷ lệ TC ở trẻ em trai từ 7 - 9 tuổi là 3,9%, ở trẻ gái là 2,1% Nhưng đến năm 1993 thì tỷ lệ này đ tăng lên 14% ở trẻ trai và 12% ở trẻ gái Năm 1979, cuộc điều tra ở Nhật Bản trên 8000 trẻ em từ 6 -14 tuổi thấy

tỷ lệ BP ở trẻ trai là 6,4% và trẻ gái là 7,7% Đến năm 1998, tỷ lệ này đ là 9,8% ở trẻ trai và 8,8% ở trẻ gái Tỷ lệ trẻ BP ở học sinh tiểu học Thái Lan năm 1993 cũng khá cao, tới15,6% Hiện nay, béo phì ở trẻ em đ trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu á và được xem như là một trong những thách thức

đối với ngành dinh dưỡng và y tế

Điều tra hàng năm của Viện Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ TC trước năm 1995 hầu như không có, nhưng từ năm 1996 thì tỷ lệ này bắt đầu tăng lên Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2000 cho thấy ở nhóm tuổi 6-14 tuổi tỷ lệ thừa cân 2,2%(thành phố 6,6%, nông thôn 1,2%) Năm 2000 theo Nguyễn Thị Hiền, điều tra ở Hải Phòng cho thấy tỷ lệ TC 9% trong đó BP là 6 % ở trẻ tiểu học thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ TC trẻ

em dưới 5 tuổi tăng từ 2,0% năm 1996 lên 3,3%(2001) Tại nội thành Hà Nội, nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt năm 2002 ở trẻ em từ 4 - 6 tuổi thấy tỷ lệ TCBP là 10,0%, trong đó trẻ trai là 6,1% và trẻ gái là 3,8% Nghiên cứu của Lê Thị Hải năm

2004 tại 7 quận nội thành Hà Nội thấy tỷ lệ TC ở trẻ em 7 - 12 tuổi là 7,9% Như vậy TCBP ở Việt Nam đ là một hiện tượng dịch tễ đáng báo động tăng nhanh theo thời gian

và đ trở nên vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng

Trang 3

Béo phì đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm xương khớp, sỏi mật, bệnh đái tháo đường týp II không phụ thuộc Insulin

vv Béo phì thường kết hợp với tăng tỷ lệ bệnh tật, tử vong và BP ở tuổi nào cũng không tốt cho sức khoẻ

Một số biện pháp can thiệp đ được nhiều tác giả nghiên cứu nhằm hạ thấp tỷ lệ thừa cân và béo phì ở cộng đồng như chương trình dựa vào gia đình dựa vào nhà trường

để truyền thông, tư vấn dinh dưỡng và đ cho hiệu quả rõ rệt ở nước ta cũng có một vài tác giả nghiên cứu và đưa ra các biện pháp can thiệp tuy nhiên còn nặng về các biện

pháp đơn lẻ Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị " nhằm các mục tiêu sau :

Mục tiêu chung:

Phòng chống thừa cân và béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường từ 6-14 tuổi tại khu vực đô thị với biện pháp can thiệp bằng mô hình giáo dục truyền thông

Mục tiêu cụ thể:

1 Xác định tỷ lệ béo phì ở trẻ em 6 - 14 tuổi (cấp I, cấp II) tại khu vực đôthị

2 Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng thừa cân và béo phì ở

trẻ em từ 6 - 14 tuổi

3 Xây dựng mô hình giáo dục truyền thông dinh dưỡng phối hợp Y tế, nhà trường, gia

đình thông qua hoạt động nhóm“ Sao đỏ hình thể đẹp”, nhóm “ Sức khỏe hình thể đẹp”

Trang 4

Chương 1: Tổng quan

1.1 Tình hình thừa cân và béo phì hiện nay trên thế giới

Thừa cân và béo phì đ tăng lên đến mức báo động trong những năm gần đây và giờ đây đ trở thành một vấn đề sức khoẻ thế giới Đặc biệt tỷ lệ bệnh này cao hơn ở các nước phát triển, song nó không chỉ phổ biến ở các nước phát triển mà còn đang tăng dần

ở các nước đang phát triển, kể cả những nước mà tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) vẫn còn phổ biến, và đang trở thành một vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng Người ta quan tâm

đến béo phì (BP) trẻ em vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khoẻ, tuổi thọ và kéo dài tình trạng BP đến tuổi trưởng thành Hiện nay số người mắc BP trên toàn cầu đ vượt quá 250 triệu, chiếm 7% dân số người trưởng thành trên thế giới [24,54,31] ở các nước

Âu-Mỹ, tỷ lệ người mắc BP lên tới 30 - 40% ở người lớn và trên 10% ở trẻ em Năm

1881 ở Anh, tỷ lệ BP ở trẻ nam 5 -11 tuổi là 7-12%, nữ 6,5 -10% Đến năm 1992 các tỷ

lệ này là nam 10-14,5%, nữ 8-16,5%, và đến năm 2000 có đến 20% trẻ em dưới 4 tuổi thừa cân (TC) và 10% bị béo phì [ 24, 107 ]

Hiện nay, bệnh BP ở Mỹ đang được quan tâm hàng đầu, theo nghiên cứu từ năm

1971 - 1974, tỷ lệ BP ở trẻ nam 6 - 11 tuổi là 18,2%, nữ là 13,9% và đến năm 1988 -

1991 thì tỷ lệ này đ là 22,3% và 22,7%, đáng chú ý TC trẻ em gái 4 -5 tuổi tăng từ 5,8% năm 1974, lên 10,8% năm 1994, số liệu người lớn TC cũng chỉ ra rằng TC tăng 50% trong vòng 10 năm [167 ] Năm 1986 -1998 Strauss nghiên cứu 8270 trẻ em 4-12 tuổi, tỷ lệ TC trẻ em tăng lên rõ rệt (p<0,001)[149 ], năm 1998 tỷ lệ trẻ em Mỹ Phi TC là 21,5%, trẻ Mỹ gốc Tây Ban Nha TC là 21,8% [54, 107] ở Cộng hoà Liên bang Nga trong năm 1994 - 1995 tỷ lệ trẻ BP 6-8 tuổi nam là 26%, nữ 18%, Nam Phi tỷ lệ trẻ BP 6-8 tuổi năm 1994 nam 25%, nữ 20%, Tại Trung Quốc, năm 1979 trẻ TC 7 - 9 tuổi nam

là 3,9%, nữ 2,1%; đến năm 1993 tỷ lệ TC nam đ lên 14% và nữ 12%[131] Còn ở Nhật

điều tra 8000 trẻ 6 -14 tuổi năm 1979 thì tỷ lệ BP ở trẻ nam là 6,4% nữ 7,7% Năm 1998

tỷ lệ tương ứng là 9,8% và 8,8% Tỷ lệ trẻ BP ở học sinh tiểu học Thái Lan năm 1993 cũng khá cao 15,6%, ở lứa tuổi 3 -18 tuổi của Hồng Kông năm 1995, tỷ lệ BP là 10,1%

Trang 5

và tỷ lệ BP ở nam 11,3% cao hơn nữ 8,9% [24, 108] Hiện nay tỷ lệ TC ở Bắc Kinh 30%, ở Bangkok Thái Lan 25% Trong cùng một hộ gia đình vừa tồn tại thiếu dinh dưỡng, vừa xuất hiện TC, tỷ lệ các hộ này là 3-15% [132] Hiện nay, BP ở TE đ trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu á và

được xem như là một trong những thách thức đối với ngành dinh dưỡng và y tế

1.2 Tình hình thừa cân và béo phì hiện nay ở Việt Nam

Tập tính dinh dưỡng và chế độ ăn trong giai đoạn hiên nay chịu nhiều tác động tích cực và tiêu cực của nền kinh tế đang phát triển, nhiều thức ăn giàu năng lượng

được sử dụng kèm theo lối sống ít hoạt động thể lực dẫn đến tỷ lệ trẻ BP có xu hướng tăng lên [304] Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc cho thấy tỷ lệ TC ở trẻ dưới 5 tuổi là 1,1% (năm 1999) và 2,7% (năm 2000) Các điều tra hàng năm của VDD cho biết tỷ lệ trẻ TC < 5 tuổi trước năm 1995 không đáng kể, hầu như không có, nhưng

từ năm 1996 tỷ lệ bắt đầu tăng dần Tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ trẻ TC<5 tuổi tăng từ 2,0% năm 1996 lên 3,3% năm 2001 Như vậy từ năm 1995 đến nay, TC, BP ở Việt Nam đ là một hiện tượng dịch tễ đáng báo động tăng nhanh theo thời gian và đ trở nên vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng Theo điều tra y tế quốc gia năm 2001-

2002 tỷ lệ TC trẻ TC 5-10 tuổi ở Đông Nam Bộ là 2,2%, ở Tây Bắc là 1,6% Năm 1996 nghiên cứu của Lê Thị Khánh Hoà cho thấy tỷ lệ TC ở trẻ 3 - 6 tuổi ở một quận nội thành Hà Nội chiếm 1,1% [12,21]

Theo nghiên cứu của Lê Thị Hải ở học sinh 6 -11 tuổi tại 2 trường tiểu học nội thành Hà Nội năm 1997 thì tỷ lệ TC chung của trẻ là 4,1%; trong đó BP ở trẻ nam là 5,8%, ở trẻ nữ là 2,2% Tỷ lệ TC tăng dần theo tuổi 6 - 7 tuổi là 3,4%; 8 - 11 tuổi là 4,4% [10, 27] Theo nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan năm 1998 trên 911 học sinh

6 - 11 tuổi tại 19 trường tiểu học quận I thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ TC là 12,2%,

ở trẻ nam 17,6%, cao rõ rệt so với trẻ nữ 6,8%, tỷ lệ TC cao nhất ở độ tuổi 7 và 9 tuổi

[34] Năm 2000 Nguyễn Thị Hiền điều tra ở Hải Phòng cho thấy tỷ lệ thừa cân là 9% trong đó béo phì là 6 % ở trẻ lứa tuổi tiểu học [27].Theo nghiên cứu của Vũ Hưng

Trang 6

của Phạm Duy Tường, Tạ Thị Loan năm 2001 trẻ em 12-15 tuổi tại một trường nội thành Hà Nội tỷ lệ TC là 5%, và tại một trường ngoại thành Hà Nội, tỷ lệ TC là 1,7%[300] Nghiên cứu của Lê Thị Hương, Hà Huy Khôi năm 1999 tại trường tiểu học Kim Liên - Hà Nội , tỷ lệ TC là 4,1%, tại trường tiểu học Thượng Cát-Từ Liêm, tỷ lệ

TC là 0,6%[301] Theo nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt năm 2002 ở trẻ 4-6 tuổi nội thành Hà Nội tỷ lệ TC là 4,9%, BP là 3,1%, trong đó nam TC là 6,1%, nữ TC là 3,8%[302] Theo nghiên cứu của Lê Thị Hải năm 2004 tại 7 quận nội thành Hà Nội tỷ

lệ trẻ em 7-12 tuổi TC là 7,9%, trong đó tại 2 trường tiểu học quận Cầu Giấy là 5,6%[Hai 2004]

Như vậy chúng ta thấy tỷ lệ BP trẻ em có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn, và chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi học sinh tiểu học, tỷ lệ TC nam cao hơn nữ

1.3.Các yếu tố liên quan đến tình trạng Thừa cân và Béo phì 1.3.1 Yếu tố ăn uống :

Chế độ ăn thay đổi nhanh trong thời kỳ chuyển tiếp là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính Cơ thể vốn đ quen với chế độ ăn thanh đạm từ khi còn bé, qua nhiều thế

hệ (thuyết nguồn gốc bào thai của các bệnh mạn tính) chuyển sang một chế độ ăn giàu

đạm, giàu béo đ tỏ ra bất lực trong quá trình thích nghi Sự bất lực đó trước hết thể hiện bằng thừa cân (mất cân bằng năng lượng), tiến tới béo phì và các bệnh có nguyên nhân rối loạn chuyển hoá Các cá nhân háu ăn, ăn uống quá độ vì một vài lý do khác nhau

Họ có thể ăn uống vô độ khi bị stress, ăn nhiều hơn nhu cầu, ăn đêm, hoặc có thể dùng một chế độ ăn sai thành phần tiêu chuẩn đều dẫn đến tăng cân Nhưng ngay cả khi ăn cùng một lượng quá tiêu chuẩn thì những cá thể khác nhau lại tăng trọng lượng khác nhau vì còn phụ thuộc vào gen di truyền, song người ta đ chỉ ra rằng ăn nhiều hơn mức bình thường cần thiết, thì sẽ tăng cân Một khẩu phần ăn nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calo và gây tăng cân Trẻ em BP thường háu ăn và ăn nhiều lần Nếu ăn nhiều chất ngọt, và thói quen ăn nhiều vào bữa tối cũng là nguy cơ gây béo

[TCYTTG 2003]

Trang 7

Khẩu phần nhiều mỡ hoặc tổng nhiệt lượng cao đều dẫn đến TC và BP Nghiên cứu của Lê Thị Hải và Trần Thị Hồng Loan cho thấy tổng thời gian (78-75-62%) Bên cạnh đó

tỷ lệ Protein động vật so với tổng số tăng nhiệt lượng và tỷ lệ Lipid trong khẩu phần ăn của nhóm BP cao hơn hẳn của nhóm chứng [10, 34] Hiện nay ở nước ta, khi mà nền kinh tế

đang chuyển tiếp thì cấu trúc chế độ ăn hàng ngày đang thay đổi rất nhanh: tỷ lệ chất béo

và chất ngọt cao hơn và cũng đa dạng phong phú hơn(38) Những người có thói quen ăn nhiều chất ngọt sẽ dễ bị béo phì Theo nghiên cứu khẩu phần ăn của Nguyễn Tố Mai năm 1988, tỷ lệ P: L: G là 12:10:78 Điểm chú ý là tỷ lệ năng lượng từ Glucid giảm dần theo lên khá nhanh (28,2-43,2-57,3%), nhưng tỷ lệ Lipid thực vật lại giảm đi (40,3-34,0-26,3%) Đây chính là hình ảnh cơ cấu bữa ăn của nền kinh tế trong thời kỳ chuyển tiếp[40]

Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ bú sữa mẹ ít bị BP hơn trẻ bú bình Đặc biệt sữa

mẹ phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng và giảm nguyên nhân trung gian gây béo phì Tỷ lệ BP ở trẻ bú mẹ chỉ bằng quá nửa trẻ bú bình (2,8% so với 4,5%) Thời gian bú mẹ càng dài thì tỷ lệ BP càng giảm Những nghiên cứu trước đây cũng cho rằng, sữa mẹ dường như có chứa những hoạt chất sinh học hạn chế

sự phát triển của tế bào mỡ Trẻ bú sữa mẹ có nồng độ Insulin trong máu thấp hơn so với trẻ bú bình Insulin là một Hormon có tác động quan trọng trong việc tích mỡ Một

số tác giả thì cho rằng, do thức ăn nhân tạo có nhiều Protein và muối hơn nên làm tăng

áp lực thẩm thấu máu gây cảm giác khát ở trẻ, kích thích trẻ bú nhiều hơn và tăng cân

[54]

1.3.2 Giảm hoạt động thể lực

Trẻ em thừa cân ở thành thị có tỷ lệ cao hơn ở nông thôn Nguyên nhân chủ yếu là

do tác động của chế độ ăn dư thừa năng lượng và các thực phẩm giàu năng lượng, trẻ thiếu cơ hội để vui chơi bên ngoài mà chỉ ở nhà xem tivi, tìm thức ăn để ăn Trong khi trẻ ở nông thôn, ngoài khí hậu trong lành, còn nhiều hoạt động ở ngoài trời và lao động

Trang 8

thường kèm với ăn vặt và bản chất các thức ăn này thường giàu calo Vì vậy xem tivi là

sự kết hợp của tăng năng lượng ăn vào và giảm năng lượng tiêu hao ở trẻ [ 137]

Theo nghiên cứu của Locard và cộng sự 1992 cho thấy sự liên quan giữa ngủ ít

và BP Nguyên nhân chưa rõ nhưng theo một số tác giả có thể đây là phản ánh kiểu sống của gia đình thiếu điều độ hoặc do thiếu hoạt động thể lực tạo nên những sóng thấp điện no khi ngủ Cũng có thể do tiêu mỡ của cơ thể là tối đa về đêm, và ít ngủ làm giảm tiêu

mỡ [302] Kiểu sống tĩnh tại có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới TC và BP Theo Nguyễn Công Khẩn và Cs những người sử dụng phương tiện cơ giới trong sinh hoạt hàng ngày có nguy cơ TCBP cao hơn 70% so với nhóm người đi bằng phương tiện thô sơ và đi bộ [306]

1.3.3 Yếu tố gia đình - di truyền

Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì Những đứa trẻ béo thường hay có cha mẹ béo, tuy vậy, nhìn trên đa số cộng đồng, yếu tố này không lớn Có những gen quan trọng cấu thành Có đến 20 gen có quan hệ đến tính nhạy cảm với béo phì ở các cá thể khác nhau trong đó có gen Ob với sản phẩm là Leptin được chú ý nhất ở nước ta, theo nghiên cứu của Lê Thị Hải tại Hà Nội cho thấy 51,8% trẻ BP có bố hoặc

mẹ BP 9,8% có cả bố và mẹ BP [10] So với nhóm chứng, tỷ lệ trẻ có bố hoặc mẹ BP là 11,5% và cả 2 bố mẹ BP là không có

1.3.4 Yếu tố môi trường , văn hoá, kinh tế xã hội (KTXH)

Theo nghiên cứu của Lê Quang Hùng 1999 , cân nặng lúc đẻ của trẻ BP cao hơn nhóm bình thường có ý nghĩa thống kê với (p< 0,01) Người ta còn nhận thấy những đứa trẻ có cân nặng sơ sinh hoặc khi một tuổi thấp thì về sau, mỡ có khuynh hướng tập trung

ở bụng [13] Một công trình nghiên cứu ở TE 3-6 tuổi và 7 - 9 tuổi cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng thấp còi và thừa cân Tuy cơ chế còn chưa rõ ràng nhưng phát hiện này có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng quan trọng ở các nước nghèo, số đông TE

bị thấp còi và thiếu cân nhưng khi thu nhập tăng, điều kiện sống thay đổi, chúng dễ dàng trở nên BP mà chúng ta đều biết, phòng chống BP TE cũng vất vả không kém gì

Trang 9

phòng chống SDD, thiếu cân [131] Từ một x hội thiếu ăn chuyển sang đủ ăn, đời sống kinh tế tăng nhanh, người ta có xu hướng ăn nhiều hơn so với nhu cầu Một chế độ ăn

đậm độ năng lượng cao, phối hợp với giảm hoạt động thể lực sẽ dẫn tới thừa cân và béo phì

1.4 Hậu quả của Thừa cân và béo phì

Béo phì đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ con người BP là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm xương khớp, sỏi mật, bệnh đái tháo đường týp II không phụ thuộc Insulin vv BP thường kết hợp với tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, và BP ở tuổi nào cũng không tốt cho sức khoẻ.[313]

* Đối với bệnh tim mạch:

Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh mạch ngoại vi BP

là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh mạch vành, là yếu tố báo trước quan trọng bệnh này, chỉ đứng sau tuổi và rối loạn chuyển hoá Lipid Nguy cơ này cao hơn khi tuổi còn trẻ mà béo bụng Hơn thế nữa, tử vong do bệnh mạch vành đ tăng lên khi thừa cân, dù chỉ 10% so với trung bình Nghiên cứu của Freedman DS cho thấy béo phì ở TE có liên quan đến yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành ở tuổi người lớn [85]

* Đối với bệnh đái tháo đường:

Có mối liên quan chặt chẽ giữa BP và bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin Nguy cơ đái tháo đường không phụ thuộc insulin tăng lên liên tục khi BMI tăng

và giảm đi khi cân nặng giảm Một nghiên cứu gần đây cho thấy có thể giảm tới 65% trường hợp đái tháo đường không phụ thuộc Insulin ở nam và 74% ở nữ nếu BMI không vượt quá 24 Các nguy cơ đó tiếp tục tăng lên khi BP ở thời kỳ TE và thiếu niên, tăng cân liên tục, hoặc béo bụng Khi cân nặng giảm, khả năng dung nạp Glucoza tăng, sự kháng lại Insulin giảm [24]

BP làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới gấp 3-4 lần, nguy cơ này

Trang 10

20 mg Cholesterol/ngày Tình trạng đó làm tăng bài tiết mật, tăng mức bo hoà Cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn tới bệnh sỏi mật [54 ]

Cần quan tâm đến các hậu quả nhiều mặt của BP ở TE Nguy cơ đầu tiên của BP ở

TE là khả năng kéo dài BP đến tuổi trưởng thành với các hậu quả của nó, đặc biệt là các bệnh tim mạch và tiểu đường Những nghiên cứu gần đây ở Mỹ về TC ở thanh thiếu niên

đ chỉ ra: Trẻ có W/H cao, hay BMI cao có nguy cơ gia tăng đối với một số bệnh mn tính ở người lớn và nguy cơ tử vong tăng Các nghiên cứu theo chiều dọc cũng cho thấy BMI tăng ở thanh thiếu niên sẽ dự đoán xảy ra sớm những nguy cơ của các bệnh mn tính, và BP khởi phát sớm có ảnh hưởng lớn đến bệnh tim mạch hơn là khởi phát muộn

[54].

* Hậu quả về mặt tâm lý

Trẻ béo phì phải trải qua nhiều khó khăn về mặt tâm lý hơn trẻ không béo phì, trẻ nữ có nguy cơ cao hơn trẻ nam và nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý tăng lên theo tuổi Strauss cho biết 34 % trẻ nữ béo phì 13-14 tuổi có tính tự trọng kém hơn trẻ nam so với trẻ không bị béo phì (8 %) [144], chúng dường như kém nhanh nhẹn và đôi khi còn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao [136].

1.5 Các chương trình phòng chống béo phì cho trẻ em

Chương trình dựa vào gia đình

Gia đình là môi trường ảnh hưởng mạnh nhất đến trẻ có nguy cơ béo phì, ở những gia

đình nhận được giáo dục phù hợp về chế độ ăn và lối sống thì tỷ lệ trẻ béo phì giảm đi

rõ rệt so với gia đình không nhận được lời khuyên và hỗ trợ trong thời gian nghiên cứu

từ 3 tháng đến 3 năm Việc điều hoà cân nặng được cải thiện nếu như có ít nhất cha hoặc mẹ cùng được điều trị béo phì với đứa trẻ [164], [165].

Chương trình dựa vào nhà trường

Nhà trường là nơi phát hiện những trẻ có nguy cơ béo phì thông qua các chương trình giáo dục và những lần thăm khám của các bác sĩ tại trường học Tăng cường các hoạt

động thể lực thông qua việc lồng ghép chương trình tập luyện đều đặn vào trong

Trang 11

chương trình trường học là một biện pháp hiệu quả để cải thiện sức khoẻ và cân nặng trẻ em Tuy nhiên không dễ dàng để thực hiện biện pháp này bởi lẽ có sự cạnh tranh về các môn học, nhu cầu giáo viên và tài chính thì có hạn [164], [165].

Chương trình dựa vào cách tiếp cận chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Một nghiên cứu ở Anh thành công trong việc giảm tỷ lệ béo phì bằng cách cung cấp lời khuyên ăn uống lành mạnh cho bà mẹ có thai và cho trẻ em Tỷ lệ béo phì còn 2%

ở nhóm này trong khi còn 8% ở nhóm không nhận lời khuyên Thông qua thăm khám tại gia đình đ cho cơ hội tốt để giáo dục các yếu tố nguy cơ về lối sống liên quan với béo phì cũng như đưa ra các lời khuyên khuyến khích và hỗ trợ cha mẹ chấp nhận mô hình ăn uống tại hộ gia đình và luyện tập ở giai đoạn sớm [164], [165].

Chiến lược dự phòng thừa cân và béo phì

Theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, chiến lược đề phòng tăng cân tỏ ra dễ hơn,

rẻ hơn và hiệu nghiệm hơn là điều trị béo phì bởi lẽ :

- Béo phì phát triển qua thời gian dài, một khi đ mắc bệnh thì rất khó chữa

- Các hậu quả sức khoẻ do béo phì tích luỹ trong thời gian dài không thể phục hồi hoàn toàn khi giảm cân

- ở các nước đang phát triển, kinh phí xử trí béo phì và các bệnh kèm theo là quá tốn kém Thiên về điều trị hơn dự phòng là một thiếu sót đ xảy ra ở các nước phát triển

Năm 2003 TCYTTG đưa ra chiến lược dự phòng béo phì cho các đối tượng khác nhau trong quần thể [167].

Trang 12

- Khuyến khích khẩu phần rau và trái cây

- Hạn chế khẩu phần gồm các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng (như quà vặt, thức ăn đóng gói sẵn)

- Hạn chế khẩu phần đồ uống có đường

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2 1 Đối tượng nghiên cứu:

- Trẻ em từ 6 -14 tuổi

- Phụ huynh của trẻ

- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên thể dục và nhạc họa

- Cán bộ Y tế của trường học

2.2 Địa điểm nghiên cứu :

- Nghiên cứu mô tả và bệnh chứng tiến hành tại 9 quận nội thành và 6 huyện ngoại thành Hà Nội

- Nghiên cứu can thiệp tại 4 trường thuộc quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, nội thành HN

2.3 Thời gian nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả và bệnh chứng: từ tháng 5/ 2006 đến tháng 2/2007

- Nghiên cứu can thiệp : từ tháng 9/ 2007 đến tháng 9/2008 (bao gồm 3 tháng hè)

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu: [53], [160] .

- Nghiên cứu ngang (Cross - Study): Xác định tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em tuổi học đường (6-14 tuổi)

- Nghiên cứu bệnh - chứng (Case- Control Study): Tìm hiểu nguyên nhân của TC,

BP trẻ em

- Nghiên cứu can thiệp giáo dục truyền thông dinh dưỡng phối hợp với tăng cường hoạt động thể lực, thể dục thể thao có so sánh và đối chứng để đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp tới việc thay đổi kiến thức, thực hành, tập tính dinh dưỡng, hoạt động

Trang 13

thể lực của trẻ nhằm làm giảm tỷ lệ thừa cân và béo phì

n: Cỡ mẫu (số trẻ dưới 6-15 tuổi cần điều tra)

Với độ tin cậy 95 % thì Z 1- α/2 = 1,96

P : ước tính tỉ lệ trẻ thừa cân là khỏang 10 %

d : ước lượng độ chính xác 0,01 Cỡ mẫu tính được sẽ là 3600 trẻ

Lấy tỷ lệ bỏ cuộc là 10 % thì cỡ mẫu sẽ là 3960 trẻ

Mẫu nghiên cứu được chọn theo mẫu chùm nên được tăng lên gấp đôi để đảm bảo

độ tin cậy khi đó mẫu tính được là: 7920 trẻ làm tròn là 8000 trẻ

p0 : tỷ lệ trẻ nhiễm với các yếu tố nguy cơ của nhóm chứng, trẻ bình thường

ε : Độ chính xác mong muốn ( Chênh lệch giữa tỷ xuất chênh (OR) thực của quần thể và (OR) thu được từ mẫu)

Từ công thức trên với ước lượng:

Tỷ lệ p1 phơi nhiễm với yếu tố ăn nhiều là 0.65

Tỷ lệ p0 là 0.15,

ε ước tính chênh lệch giữa OR mẫu và quần thể là 0,4

Từ đó mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng mỗi nhóm sẽ là 186 trẻ, tăng thêm 10% dự

Trang 14

2.4.3 Qui trình chọn mẫu:

- Mẫu nghiên cứu được tiến hành ở thành phố Hà Nội theo phương pháp chọn mẫu chùm với mỗi trường được coi là một chùm

- Liệt kê danh sách các trường và số học sinh từng trường và chọn 30 trường cấp

I và II, các trường được chọn vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn

- Trường can thiệp: Trường tiểu học Nguyễn du và Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên thuộc quận Hoàn Kiếm

- Trường không can thiệp (Trường đối chứng): Trường tiểu học Hoàng Diệu và Trung học cơ sở Giảng Võ thuộc quận Ba Đình

Trang 15

Biểu đồ : Qui trình nghiên cứu

2.4.4 Xây dựng và thử nghiệm mô hình can thiệp

Mục đích của mô hình can thiệp giáo dục dinh d−ỡng phòng chống béo phì ở trẻ em lứa

14 quận-Huyện (hà nội -2006)

n = 700

Nghiên cứu can thiệp

Nghiên cứu bệnh chứng Nghiên cứu

mô tả

Trang 16

cán bộ quản lý, phụ huynh, nhân viên phòng y tế, người bán căng tin và nhân viên bếp ăn Mô hình nhằm hướng dẫn các kĩ năng cho học sinh để phát hiện TCBP, theo dõi cân nặng, rèn luyện thể lực và lựa chọn các thực phẩm hợp lý theo từng lứa tuổi Xây dựng thói quen ăn uống tốt và thực hành rèn luyện thể lực bản thân đều đặn hướng tới xây dựng ngôi trường không có HS béo phì

 Xây dựng nguồn nhân lực thực hiện mô hình: Thành phần tham gia mô hình can thiệp bao gồm: Hiệu trưởng/Hiệu phó sẽ điều hành các hoạt động can thiệp Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm, BM thể dục, nhạc họa, nhân viên nhà bếp, căng tin, tổng phụ trách và phòng y tế cùng toàn thể HS trong trường là những người

trực tiếp tham gia và thực hiện can thiệp

 Truyền thông kiến thức phòng chống TCBPcho các thầy-cô giáo và phụ huynh

- Tập huấn cho 119 giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phòng y tế, người bán căng tin và nhân viên bếp ăn phục vụ tại trường Nguyễn Du và Ngô Sỹ Liên Nội dung tập huấn bao gồm tình trạng TCBP hiện nay, các nguyên nhân dẫn đến TCBP và hậu quả của TCBP, cách phát hiện thừa cân - béo phì bằng số đo cân nặng và chiều cao, bảng tra cân nặng theo chiều cao theo lứa tuổi trai riêng, gái riêng, các biện pháp phòng ngừa thừa cân - béo phì cho trẻ, cách lựa chọn thực phẩm hợp lý

- Gửi Thư ngỏ cho các phụ huynh của trường can thiệp bao gồm các nội dung liên quan đến chương trình phòng chống TCBP như: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và những việc cần làm ngay của phụ huynh để phòng tránh TCBP cho trẻ (Phụ lục 1 Thư ngỏ)

- Chia sẻ thông tin: Được thực hiện vào buổi sinh hoạt lớp hoặc sinh hoạt ngoại khóa Tại 2 trường can thiệp 514 nhóm “Sức khỏe hình thể đẹp” và “Sao đỏ hình thể

đẹp” sau khi được xây dựng ở 87 lớp, thực hiện các cuộc thảo luận nhóm bao gồm các nội dung: Nguyên nhân gây ra tình trạng TCBP, hậu quả do TCBP mang lại, các biện pháp phòng và chống TCBP, xây dựng thông điệp, phát động toàn trường phòng chống thừa cân béo phì

Trang 17

- Phát tờ rơi: “Phòng chống thừa cân béo phì tuổi học đường’’ cho tất cả học sinh trong toàn trường chứa đựng các nội dung: nguyên nhân, hậu quả của TCBP và các biện pháp phòng và chống TCBP được chuyển tải thành các hình ảnh phù hợp với lứa tuổi học sinh, in màu 2 mặt (Phụ lục2 tờ rơi

- Phát động toàn trường: Tổ chức phát động toàn trường phòng chống thừa cân béo phì lứa tuổi học đường với các tiết mục văn nghệ, các vở kịch do học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm viết kịch bản và đóng vai với chủ đề hướng dẫn học sinh chế độ ăn hợp lý và rèn luyện thể lực để phòng chống TCBP

 Hướng dẫn thực hành cho học sinh tại trường can thiệp

- Chế độ ăn hợp lý theo từng lứa tuổi:

+ Thực hiện thảo luận nhóm nhỏ bao gồm các nội dung: Các thực phẩm nên dùng và các thực phẩm cần hạn chế để phòng và chống TCBP (sử dụng tờ rơi)

+ Thực hiện tư vấn nhóm hoặc tư vấn cá nhân tại phòng y tế (sử dụng Poster)

- Theo dõi cân nặng cho trẻ

+ Học sinh được hướng dẫn thực hành cân và đo chiều cao tại Phòng y tế của trường

3 tháng 1 lần sau đó đối chiêu số đo với bảng theo dõi cân nặng theo chiều cao và ghi vào tờ rơi Riêng với các khối 1,2,3 của trường tiểu học do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên môn thể dục và cán bộ y tế của trường hỗ trợ học sinh thực hành này

- Thực hiện rèn luyện thể lực cho học sinh:

Các thầy-cô giáo BM thể dục hướng dẫn rèn luyện thể lực cho học sinh tại các lớp (305 Bài giảng GV Mỗi tuần có 2 tiết thể dục, ngoài các bài tập thông thường các giáo viên chú ý cho học sinh tập các bài tập do giáo viên Bộ môn thể dục thiết kế phổ biến với mọi lứa tuổi nhằm tăng cường tiêu hao nhiều năng lượng và tạo sự thích thú cho HS

2.4.5 Nội dung, các chỉ số nghiên cứu và công cụ thu thập số liệu

Trang 18

Các biến số và cách thu thập số liệu

Đánh giá ban đầu

và sau can thiệp Các biến số

Công cụ thu thập

- Tuổi, Giới, Nghề nghiệp,Dân tộc, Nơi ở

- Trình độ văn hoá của đối tượng

1 Thông tin chung

và điều kiện kinh tế,

x hội của gia đình

học sinh - Điều kiện kinh tế gia đình

Bộ câu hỏi

- Kiến thức + Khái niệm về bệnh BP + Nguyên nhân BP + Tác hại khi mắc BP + Biện pháp phòng và chống BP

+ Phương tiện đến trường: đi bộ, xe máy, ô tô

+ Hoạt động thể lực: chơi cầu lông, nhẩy dây, bơi

+ Xem ti vi và chơi điện tử

- Quan điểm về bệnh BP + Cảm nhận khi bạn hoặc bản thân bị BP + Thái độ khi minh và bạn BP

Bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi

3 Chỉ số theo dõi và

đánh giá can thiệp - Thay đổi kiến thức và thực hành của HS - Thay đổi KP ăn của học sinh

- Thay đổi quan điểm về bệnh BP

- Thay đổi các hoạt động thể lực

- Thay đổi tỷ lệ TCBP

- Bộ câu hỏi

- Phiếu theo dõi

(ủo kối mỡ bằng cân Lâica xem lại của Nhật hay Italia)

2.4.6 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu [1].[20]

Trang 19

BMI < 5 percentiles: Thiếu dinh dưỡng

BMI từ 5 đến dưới 85 percentiles: Bình thường

BMI >85 percentiles: Thừa cân

2.4.6.2 Đánh giá béo phì:

Trẻ béo phì khi vừa có thừa cân và vừa có thừa mỡ, Tức là có CN/CC hoặc BMI/tuổi cao cộng thêm bề dày nếp gấp da cơ tam đầu và cơ dưới bả vai >90 percentiles hoặc béo phì khi BMI > 95 percentiles.[who 2007].

- Phương pháp đánh giá sức bền chạy, nhẩy dây tiêu chuẩn đánh giá )

- Đánh giá về kiế thức , thực hành cân nhắc xem có thể chuyển thành thang điểm được không nhu vạy de noi hon)

2.4.7 Biện pháp khống chế sai số

- Chọn mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu đủ lớn để nhằm hạn chế sai số ngẫu nhiên

- Tập huấn kỹ lưỡng và chính xác cho điều tra viên, sau đó cho điều tra thử trước khi

điều tra chính thức

- Các định nghĩa, tiêu chuẩn và chỉ tiêu rõ ràng để phân loại đúng tình trạng dinh dưỡng, lựa chọn đúng nhóm bệnh, nhóm chứng

Cân nặng (kg) Chỉ số khối cơ thể BMI = -

Chiều cao 2 (m)

Trang 20

- Kỹ thuật cân đo chính xác, các công cụ thu thập thông tin đều được thử nghiệm và có

độ chính xác cao

- Bộ câu hỏi rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu

- Sử dụng phương pháp so sánh trước và sau can thiệp, chọn x nghiên cứu trên cùng một huyện, chọn nhóm trẻ đối chứng để so sánh nhằm khống chế nhiễu

- Giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình nghiên cứu

2.5 Xử lý và phân tích số liệu

Các thông tin thu thập được kiểm tra làm sạch số liệu thô và m hóa, xây dựng chương trình nhập liệu thích hợp và xử lý trên phần mềm Epi-info 6.4 với các Test thống kê thích hợp

- Các kết quả trình bày mô tả những số liệu điều tra cơ bản được thể hiện theo phần trăm, số trung bình, trung vị, và CI về tình trạng dinh dưỡng, và thông tin kiến thức thực hành của người mẹ

- Phân tích so sánh hiệu quả giảm thừa cân béo phì và thay đổi kiến thức thực hành của trẻ sử dụng các Test so sánh T student, Zsocre, X2, r để phân tích

2.8 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

- Các cá nhân tham gia nghiên cứu được biết rõ mục tiêu nghiên cứu và các thông tin được sử dụng đúng mục đích nghiên cứu

- Các phụ huynh và đối tượng phỏng vấn hoàn toàn tự nguyện và những thông tin chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu

- Quá trình cân đo trẻ và tham gia vào chương trình can thiệp đảm bảo an toàn cho trẻ

Trang 21

Chương 3 Kết quả nghiên cứu 3.1 Thực trạng TCBP 6-14 tuổi và một số yếu tố liên quan

Tổng số học sinh nghiên cứu tại 14 Quận-Huyện Hà nội là 8561 bao gồm

30 trường tiểu học và trung học cơ sở, trừ quận Ba đình có thêm 1 trường

Trang 22

THCS và Quận Đống đa có thêm 1 trường tiểu học với số học sinh là 842

và 852 tương ứng

Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lứa tuổi

Trang 23

B¶ng 3.3: T×nh tr¹ng TCBP HS 6-14 tuæi ph©n bè theo tuæi vµ giíi ë Hµ Néi

Tình tr ạ ng dinh d ưỡ ng

n

Thi ế u dinh d ưỡ ng

Bình th ườ ng Th ừ a cân Béo phì

Trang 24

Nghiên cứu trên 8561 HS từ 6-14 tuổi tại Hà nội cho thấy tỷ lệ TCBP chung là 10,7% trong đó béo phì chiếm 3,0% Tỷ lệ TCBP cao nhất ở nhóm HS 10 tuổi (18,2%), ở nhóm tuổi này có tới 24% trẻ thừa cân và béo phì là nam, và nữ là 11.7% Tiếp đến là nhóm trẻ 11 tuổi (13,0%), với 23.3% trẻ trai và trẻ em gái chỉ có 3.4% Tỷ lệ TC, BP thấp nhất ở nhóm trẻ 14 tuổi (6,4%) và nhóm trẻ 13 tuổi (7,7%) Thừa cân và béo phì lứa tuổi 6-14 tuổi, trẻ trai cao hơn trẻ gái ở mọi lớp tuổi, tỷ lệ TC, BP của trẻ trai là 16,1%, cao hơn trẻ gái 5.7% với (P<0,001)

Bi ể u ủồ : So sỏnh t ỷ l ệ th ừ a cõn bộo phỡ ở tr ẻ trai và gỏi

Trang 25

Bảng 3.4 Tình trạng TCBP của học sinh tại các trường tiểu học Hà nội

Tỡnh tr ạ ng dinh d ưỡ ng Thi ế u dinh

Bảng 3.4 cho thấy trong số 3842 HS có 287 TCBP chiếm 7,2 % Trong đó tỷ

lệ TCBP ở các trường Nguyễn Du và Hoàng Diệu thuộc quận trung tâm thành phố như quận Hoàn Kiếm và Ba Đình có tỷ lệ cao nhất (10,9% và 10,0 %), tiếp đến là trường Ngô Quyền quận Hai Bà Trưng (9,3 %) Các quận ở xa trung tâm có tỷ lệ TCBP thấp hơn như trường Đặng Trần Côn, Lý thường kiệt (Thanh Xuân 5,5%,

Trang 26

nhất 0,9 % Đối với các trường ái mộ, thuộc quận Long Biên (mới) có tỷ lệ TCBP

đáng kể (10,6%), trường Phủ lỗ thuộc các huyện ngoại thành (Sóc sơn) là 5,4% và thấp nhât là trường Kim chung (huyện Đông Anh) là 1,3%

Bảng 3.5 Tình trạng TCBP của học sinh tại các trường trung học cơ sở Hà nội

Trường

Qu ậ n /Huy ệ n Thi ế u dinh

d ưỡ ng Th ừ a cõn Bộo phỡ

Bảng 3.5 cho thấy trong số 4378 trẻ có 344 trẻ TCBP chiếm 8,0 % Trong đó

tỷ lệ TCBP ở các trường NGô sỹ liên và Giảng võ thuộc quận trung tâm thành phố như quận Hoàn Kiếm và Ba Đình có tỷ lệ cao nhất (23,4% và19,2 %), tiếp đến là trường Ngô Quyền quận Hai Bà Trưng (20,0 %) Các quận ở xa trung tâm có tỷ lệ TCBP thấp hơn như trường Kim Giang, Bế văn Đàn và Nghĩa tân (Thanh Xuân 8,4%, Đống Đa 7,3 % và Cầu Giấy 10,0 %) Trẻ TCBP ở trường Nhật Tân, quận Tây Hồ là thấp nhất 5,8 % Đối với các trường Ngọc Thụy, thuộc quận Long Biên

Trang 27

(mới) có tỷ lệ TCBP đáng kể (7,5%), trường Yên viên thuộc các huyện ngoại thành (Gia lâm) là 6,6% và thấp nhât là trường Kim chung (huyện Đông Anh) là 1,4%

3.1.2 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh từ 6 -14 tuổi tại Hà Nội

Bảng 3.6 Yếu tố kinh tế của hộ gia đình và tình trạng TCBP

Bảng 3.7 Thu nhập, chi tiêu hộ gia đình và tình trạng TCBP

(%)

Nhóm chứng (%)

Trang 28

Hµng ngµy

ThØnh tho¶ng

Hµng tuÇn

Hµng ngµy

Trang 29

Kết quả trên trình bày các yếu tố hoạt động liên quan đến trẻ thừa cân và béo phì, có sự chênh lệch rõ ở những trẻ có tần xuất hàng tuần chơi điện tử (25,8% và 16,0 %) với P<0,05, tỷ lệ trẻ tần xuất thỉnh thoảng ngủ trưa ở nhóm TCBP cao hơn trẻ bình thường (12,8% và 10,2%) với P<0,05.

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với TCBP

Trang 30

Bảng 3.11 Mức tiêu thụ LTTP của trẻ 7- 9 tuổi nhóm TCBP và đối chứng

Nhúm TCBP (n= 210)

Nhúm chứng (n= 210 ) Nhúm thực phẩm (g/người/ngày)

và 90 g NC), ngay cả trứng, sữa nhóm TCBP cũng cao hơn NC, Trẻ ăn rau không nhiều (73,7g TCBP thấp hơn NC 136,6g/ngày) nhưng lượng quả lại tiêu thụ khá lớn (300g / ngày so với NC là 121,4g) Lượng đường mật tiêu thụ ở nhóm TCBP cao gấp hai lần NC (28,3g và 12,5g)

Bảng 3.12 Các yếu tố cân đối khẩu phần của 2 nhóm trẻ 7- 9 tuổi

Trang 31

nhóm TCBP là 78,9 gam cao hơn NC 62,2g Đặc biệt tổng số lipid nhóm TCBP 67,9g cao hơn NC là 41,2g và chiếm 27,1% NLKP so với NC 22% NLKP Như vậy các thành phần sinh năng lượng của KP nhóm TCBP không cân đối so với nhóm chứng

3.2 Xây dựng và thực hiện mô hình can thiệp giáo dục dinh dưỡng phòng chống béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường

Mục đích của mô hình can thiệp giáo dục dinh dưỡng phòng chống béo phì ở trẻ

em lứa tuổi học đường tại khu vực đô thị không dừng lại ở chuyển tải kiến thức cho các giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh, nhân viên phòng y tế, người bán căng tin

và nhân viên bếp ăn Mô hình nhằm hướng dẫn các kĩ năng cho học sinh để phát hiện TCBP, theo dõi cân nặng, rèn luyện thể lực và lựa chọn các thực phẩm hợp lý theo từng lứa tuổi Xây dựng thói quen ăn uống tốt và thực hành rèn luyện thể lực bản thân đều

đặn hướng tới xây dựng ngôi trường không có HS béo phì

3.2.1 Xác định vai trò các thành phần tham gia mô hình can thiệp

Để xây dựng nguồn nhân lực thực hiện mô hình, chúng tôi đ tổ chức hội thảo tại

Sở giáo dục và đào tạo Hà nội với các thành phần phó giám đốc SGD, phụ trách khối tiểu học, THCS, chánh văn phòng Sở, đại diện Ban giám hiệu nhà trường, phòng y tế của 4 trường tham gia nghiên cứu Sau khi trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng TCBP học sinh, dự kiến mô hình can thiệp, Chủ nhiệm đề tài và các cán bộ thực hiện NC và các thành viên tham gia hội thảo đ thảo luận và đưa ra thành phần tham gia mô hình can thiệp bao gồm:

- Hiệu trưởng/Hiệu phó sẽ điều hành các hoạt động can thiệp

- Dưới sự chỉ đạo của ban điều hành, các thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm, BM thể dục, nhạc họa, nhân viên nhà bếp, căng tin, tổng phụ trách và phòng y tế cùng toàn thể HS trong

trường là những người trực tiếp tham gia và thực hiện can thiệp

Vai trò của các tổ chức tham gia can thiệp đ được xác định như sau :

 Vai trò của Hiệu trưởng trong can thiệp phòng chống TCBP: Hiệu trưởng tham gia vào việc lập kế hoạch hoạt động can thiệp bao gồm phân tích tình hình nhà

Trang 32

trường, các thuận lợi và trở ngại khi tiến hành TTGD trên đối tượng học sinh và giáo viên, xác định mục tiêu sau khi can thiệp PCTCBP, xây dựng các giải pháp can thiệp tại trường, giám sát các hoạt động can thiệp và là người ra quyết định cuối cùng cho mọi hoạt động

 Cán bộ y tế trường chịu trách nhiệm chính về mặt chuyên môn trong suốt quá trình can thiệp, tham gia Là cán bộ trụ cột hướng dẫn HS cân, đo thể lực 3 tháng 1 lần tại phòng y tế Theo dõi, giám sát và đánh giá tiến độ cũng như các sản phẩm của mô hình can thiệp trong suốt 9 tháng Tham gia tổ chức nghiên cứu đánh giá dinh dưỡng trước-sau, can thiệp-đối chứng cùng các giáo viên BM thể dục và nghiên cứu viên của trường Đại học Y Hà nội

 Giáo viên chủ nhiệm và GV nhạc họa: Thực hiện các buổi chia sẻ thông tin, xây dựng thông điệp, hướng dẫn thực hành, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ của các nhóm “Sức khỏe hình thể đẹp” và “Sao đỏ hình thể đẹp” Các hoạt động này được

sự hỗ trợ của lớp trưởng, thư kí các nhóm, cán bộ phòng y tế, bảo vệ và các nghiên cứu viên ĐH Y Hà nội

 Giáo viên BM thể dục : Chịu trách nhiệm rèn luyện thể lực cho HS thông qua các giờ học thể dục chính khóa và ngoại khóa (hội khỏe Phù đổng ), đo các chỉ số

theo dõi thể lực như nhẩy dây, chạy ngắn, chạy xa và các trò chơi tổng hợp

 Tổng phụ trách có nhiệm vụ kết nối các đoàn viên, đội viên giữa các lớp trong mỗi khối và toàn trường, dẫn chương trình chính trong buổi lễ phát động PCTCBP toàn trường, tham gia theo dõi các hoạt động chia sẻ thông tin

 Nhóm sức khỏe và sao đỏ : Là nòng cốt của tất cả các hoạt động can thiệp trong trường, cùng giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch thời gian, nội dung chi tiết cho từng hoạt động Tham gia xây dựng nhóm “Sức khỏe hình thể đẹp” và “Sao đỏ hình thể đẹp”, 514 nhóm hưởng ứng đóng góp ý kiến, chia sẻ thông tin, xây dựng thông điệp, phát triển kịch bản cho phát động PCTCBP toàn trường

Trang 33

 Nghiên cứu viên Trường Đại học Y Hà nội: Tổ chức và chịu trách nhiệm về chuyên môn Thảo luận nhóm với BGH nhà trường để triển khai tập huấn, hướng dẫn thực hành cho giáo viên và học sinh Theo dõi tiến độ và các sản phẩm của nghiên cứu can thiệp, giám sát đánh giá kết quả của 3 cuộc thảo luận nhóm, rèn

luyện thể lực và các hoạt động khác trong suốt 9 tháng can thiệp

Trang 34

T ổ ng ph ụ trách Giáo viên ch ủ nhi ệ m

NHÓM S Ứ C KH Ỏ E

- SAO ðỎ HÌNH TH Ể ðẸ P

Trang 35

3.2.2 Các giải pháp và hoạt động của mô hình can thiệp: Mô hình can thiệp được xây dựng sau khi thu thập số liệu và phân tích các yếu tố nguy cơ gây TCBP, tập trung vào các nguy cơ nổi trội Các hoạt động chính sau đây

được thực hiện tại nhà trường và gia đình trong quá trình can thiệp

3.2.2.1 Truyền thông kiến thức phòng chống TCBPcho các thầy-cô giáo và phụ huynh

- Tập huấn cho 119 giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phòng y tế, nhân

viên bán căng tin và phục vụ nhà ăn tại trường Nguyễn Du và Ngô Sỹ Liên Trước khi cung cấp các kiến thức dinh dưỡng cơ bản, chuyên gia dinh dưỡng

đ trình bày ngắn gọn số liệu về tình trạng TCBP hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở một số thành phố lớn trong đó có trẻ em Hà Nội

- Nội dung tiếp theo là các nguyên nhân dẫn đến TCBP và hậu quả của TCBP, sau đó trình bày cách phát hiện thừa cân - béo phì bằng số đo cân nặng và chiều cao, bảng tra cân nặng theo chiều cao theo lứa tuổi trai riêng, gái riêng, cuối cùng là các biện pháp phòng ngừa thừa cân - béo phì cho trẻ

- Nội dung hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm phù hợp, sử dụng nhiều loại thực phẩm phối hợp, tên những thực phẩm giàu năng lượng nên tránh dùng nhiều cho trẻ và lời khuyên thay đổi món ăn hàng ngày cho trẻ Kết thúc tập huấn, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lí, rèn luyện thể lực để phòng ngừa thừa cân-béo phì cho trẻ

- Các phụ huynh và giáo viên của trường đ trao đổi cặn kẽ những điểm chưa

rõ và cam kết thực hiện

- Gửi Thư ngỏ cho các phụ huynh của trường can thiệp bao gồm các nội

dung liên quan đến chương trình phòng chống TCBP như: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và những việc cần làm ngay của phụ huynh để phòng tránh TCBP cho trẻ (Phụ lục 1 Thư ngỏ)

Trang 36

- Chia sẻ thông tin: Được thực hiện vào buổi sinh hoạt lớp hoặc sinh hoạt

ngoại khóa Tại 2 trường can thiệp 514 nhóm “Sức khỏe hình thể đẹp” và

“Sao đỏ hình thể đẹp” được xây dựng ở 87 Lớp, thực hiện các cuộc thảo luận nhóm bao gồm các nội dung: Nguyên nhân gây ra tình trạng TCBP, hậu quả

do TCBP mang lại, các biện pháp phòng và chống TCBP Mỗi nhóm bầu một bạn thư ký ghi lại các ý kiến trao đổi của nhóm, cuối buổi thảo luận các nhóm thống nhất và cử đại diện trình bày trước lớp Trong một buổi thảo luận khác, các nhóm “Sức khỏe” và “Sao đỏ” hình thể đẹp thực hiện nội dung “Xây dựng thông điệp” để chuẩn bị cho buổi phát động toàn trường phòng chống thừa cân béo phì, thông điệp do chính các em xây dựng và phát triển dựa vào các thông tin được chia sẻ từ các buổi thảo luận trước đó (Phụ lục 2 các thông

điêp Riêng đối với khối 1, 2 và 3 vì học sinh còn quá nhỏ, do vậy việc chia

sẻ thông tin do cô giáo chủ nhiệm đảm nhận Thông tin cần nhớ sau mỗi buổi thảo luận là tờ rơi được phát cho tất cả các học sinh trong toàn trường và treo

áp phích hướng dẫn bữa ăn hợp lý cho từng độ tuổi

- Phát tờ rơi: “Phòng chống thừa cân béo phì tuổi học đường’’ cho tất cả học sinh trong toàn trường, tờ rơi được các cán bộ thực hiện can thiệp xây dựng gồm các nội dung: nguyên nhân, hậu quả của TCBP và các biện pháp phòng

và chống TCBP, các nội dung được chuyển tải thành hình ảnh lứa tuổi học sinh, in màu sau đó thử nghiệm với chuyên gia truyền thông GDDD, phụ huynh, học sinh, giáo viên tiểu học và trung học (Phụ lục3) tờ rơi

- Phát động toàn trường: Tổ chức phát động toàn trường phòng chống thừa cân béo phì lứa tuổi học đường vào buổi chào cờ đầu tuần do nhà trường đảm nhiệm Hiệu trưởng lên phát động trước toàn học sinh, các thông điệp được các em xây dựng (duyệt qua Ban giám hiệu, cán bộ chương trình và đoàn thể) treo ở khắp sân trường cùng các Poster hướng dẫn chế độ ăn hợp lý dán trên các lối đi cầu thang các tầng Tiếp nối chương trình là các tiết mục văn nghệ,

Trang 37

các vở kịch “ tên vở kịch” do các em cùng giáo viên chủ nhiệm viết kịch bản

và đóng vai với chủ đề hướng dẫn học sinh chế độ ăn hợp lý và rèn luyện thể lực để phòng chống TCBP ( Tên vở kịch các em xây dựng )

3.2.2.2 Hướng dẫn thực hành cho học sinh tại trường can thiệp

- Chế độ ăn hợp lý theo từng lứa tuổi:

+ Thực hiện thảo luận nhóm nhỏ bao gồm các nội dung: Các thực phẩm nên dùng và các thực phẩm cần hạn chế để phòng và chống TCBP (sử dụng tờ

rơi)

+ Thực hiện tư vấn nhóm hoặc tư vấn cá nhân tại phòng y tế (sử dụng Poster)

khi tiến hành thu thập thông tin về khẩu phần ăn 24 giờ của học sinh hoặc

thực hiện các nội dung theo dõi và giám sát các hoạt động can thiệp

- Theo dõi cân nặng cho trẻ

+ Thực hiện thảo luận nhóm nhỏ với nội dung: “Tính chỉ số khối cơ thể” thông qua học tập cách tính BMI và cách tra bảng cân nặng theo chiều cao cho từng lứa tuổi trai riêng, gái riêng của TCYTTG năm 2005 (TLTK)

+ Học sinh được hướng dẫn thực hành cân và đo chiều cao tại Phòng y tế vào bất kì thời gian nào trong tuần, sau đó ghi lại số đo vào tờ rơi được phát (3 tháng đo 1 lần) Trẻ sẽ đối chiếu số đo với bảng theo dõi cân nặng theo chiều cao và nhóm trưởng ghi lại đánh giá tình trạng TCBP của tất cả nhóm vào biên bản thảo luận nhóm và ghi chú lời khuyên điều chỉnh chế độ ăn và mức độ rèn luyện vào cột bên cạnh Các khối học sinh lớp 1,2,3 của trường tiểu học do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên môn thể dục và cán bộ y tế của trường hỗ trợ học sinh thực hành này

3.2.2.3 Thực hiện rèn luyện thể lực cho học sinh:

• Mỗi bà mẹ được nhận 1 Thư ngỏ trong đó có những dẫn dắt nguyên nhân

Trang 38

và thúc đẩy họat động thể lực của học sinh đặc biệt trong thời gian nghỉ hè như tham gia các hoạt động ngoài trời (đi bơi, du lịch, đi xe đạp nhanh, đi bộ ) để tránh xem vô tuyến nhiều, chơi điện tử và đọc truyện

• Các thầy-cô giáo BM thể dục hướng dẫn rèn luyện thể lực cho học sinh tại các lớp (305)Bài giảng GV Mỗi tuần có 2 tiết thể dục, ngoài các bài tập thông thường các giáo viên chú ý cho học sinh tập các bài tập do giáo viên Bộ môn thể dục thiết kế phổ biến với mọi lứa tuổi nhằm tăng cường tiêu hao nhiều năng lượng và tạo sự thích thú cho HS

Ví dụ: Chơi cầu lông, nhẩy xa (bật xa), chơi bóng rổ, bài tập phối hợp bật xa- ném xa-chạy 10 mét, chạy chậm 80 mét, nhẩy dây, đá cầu bóng đá (HS nam)

Ngoài ra giáo viên BM thể dục và BGH trường cùng tổng phụ trách Đoàn,

Đội nhắc nhở các phụ huynh động viên học sinh tham gia thêm hoạt động ngoài trời vào những thời gian rỗi (nghỉ hè) hoặc thời tiết và điều kiện gia

đình cho phép như đi bơi, đi xe đạp nhanh, đi bộ Bên cạnh đó cán bộ thực hiện can thiệp cũng phổ biến tới các bà mẹ tài liệu “Hướng dẫn 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý” giúp các bà mẹ lưu tâm hơn khi chế biến các món ăn cho gia đình

3.2.2.4 Theo dõi và giám sát trong quá trình nghiên cứu:

Đối với nghiên cứu mô tả, việc theo dõi tiến độ và chuyên môn do các cán bộ Viện Dinh dưỡng quốc gia và Bộ môn Dinh dưỡng -ATTP trường Đại học Y Hà Nội thực hiện

Trong quá trình thực hiện can thiệp, có 1 bác sĩ/y sỹ trạm y tế của trường chuyên theo dõi cân nặng, chiều cao và hướng dẫn ghi chép số đo vào tờ rơi của HS, Cán bộ Bộ môn thể dục giám sát và đánh giá rèn luyện thể lực của học sinh toàn trường dựa theo các chỉ số nghiên cứu

Trang 39

Các cán bộ thực hiện chương trình xếp lịch làm việc tại phòng y tế, tổ

chức đoàn, đội hoặc tiết học thể dục của trường, nội dung làm việc theo đúng

tiến độ NC bao gồm kiểm tra khẩu phần 24 giờ, hỗ trợ chuyên môn trong các

buổi thảo luận nhóm, kỹ thuật cân đo, tính BMI, tra bảng cân nặng theo biểu

đồ tăng trưởng và tình trạng các dụng cụ tập luyện (bóng đá, vợt cầu lông,

quả cầu, dây nhảy)

- Gửi Thư ngỏ cho các phụ huynh

mô hình giáo dục dinh dưỡng phòng chống béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường tại

- Nguyên nhân, hậu quả TCBP

- Cách xác định TCBP (BMI, tra bảng)

- Cách cân & đo chiều cao

- Cách tra bảng theo dõi cân nặng theo chiều cao/ Tính BMI

- Tư vấn chế độ ăn hợp lý theo từng lứa tuổi

Truyền thông kiến thức PCTCBPcho giáo

viên, đoàn thể, nhân viên nhà bếp, nhân

viên phục vụ căng tin và phụ huynh HS

 Tập huấn

 Gửi Thư ngỏ cho các phụ huynh

 Nhóm sức khoẻ và sao đỏ chia sẻ

thông tin

 Phát tờ rơi

 Phát triển thông điệp

 Phát động toàn trường

Trang 40

3.3 Đánh giá hiệu quả bước đầu việc áp dụng thử nghiệm mô hình can thiệp

3.3.1 Hiệu quả thay đổi về kiến thức và thái độ của học sinh

Bảng 3 13 Sự thay đổi kiến thức của học sinh

Trường ĐC (n=700)

Trường CT (n=700)

Kiến thức Thời gian

* Sự khác biệt P<0,05 **Khác biệt P<0,01, test χ2

Sau khi can thiệp có sự thay đổi rõ rệt kiến thức về phòng chống thừa cân béo phì của học sinh tại trường can thiệp so với trường đối chứng cũng như trước và sau can thiệp Đối với trường can thiệp, kiến thức HS về nguyên nhân gây TCBP tăng cao nhất (từ 71,1% lên 87,9% sau CT), tiếp đến là kiến thức về tác hại của TCBP (từ 71,4% lên 79,5% sau CT), kiến thức về khái niệm béo phì và cách phòng tránh TCBP tăng ít hơn (từ 94,2% lên 98,7% và 81,2% lên 87,1% tương ứng) (P<0,01) Ngược lại, tại trường đối chứng kiến thức về TCBP không thay

đổi (cách phòng tránh TCBP) mà còn giảm đi (khái niệm béo phì, nguyên nhân

và tác hại TCBP)

Ngày đăng: 08/06/2016, 04:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (1998), “Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh d−ỡng và thực phẩm ở một cộng đồng”, NXBYH, Hà Nội, tr. 12-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh d−ỡng và thực phẩm ở một cộng đồng”
Tác giả: Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng
Nhà XB: NXBYH
Năm: 1998
2. Bộ Y tế - Viện Dinh d−ỡng (2000), Bảng thành phần dinh d−ỡng thực phẩm Việt nam, NXBYH, Hà Nội , tr. 23-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng thành phần dinh d−ỡng thực phẩm Việt nam
Tác giả: Bộ Y tế - Viện Dinh d−ỡng
Nhà XB: NXBYH
Năm: 2000
3. Bộ Y tế - Viện Dinh d−ỡng (2002), 10 lời khuyên dinh d−ỡng hợp lý (2001-2005), NXB phụ nữ , Hà Nội , tr. 1-26, 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 lời khuyên dinh d−ỡng hợp lý
Tác giả: Bộ Y tế - Viện Dinh d−ỡng
Nhà XB: NXB phụ nữ
Năm: 2002
4. Bộ Y tế – Viện Dinh d−ỡng (2003), Tổng điều tra dinh d−ỡng năm 2000, NXBYH, Hà Nội, tr. 21-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra dinh d−ỡng năm 2000
Tác giả: Bộ Y tế – Viện Dinh d−ỡng
Nhà XB: NXBYH
Năm: 2003
5. Bộ Y tế-Tổng cục thống kê (2003), Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002, NXBYH, Hà Nội, tr. 39-63, 285-440 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002
Tác giả: Bộ Y tế-Tổng cục thống kê
Nhà XB: NXBYH
Năm: 2003
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Ch−ơng trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và h−ớng dẫn thực hiện 4-5 tuổi, tr 48-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ch−ơng trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và h−ớng dẫn thực hiện 4-5 tuổi
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1996
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), H−ớng dẫn thực hiện ch−ơng trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tr 11-162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: H−ớng dẫn thực hiện ch−ơng trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2002
9. Hàn Nguyệt Kim Chi, Nguyễn Thị Ngọc Trâm và Cs (1996), “Đặc điểm phát triển thể lực của trẻ d−ới 6 tuổi”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, NXBYH, Hà Nội, tr. 39-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm phát triển thể lực của trẻ d−ới 6 tuổi”, "Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học
Tác giả: Hàn Nguyệt Kim Chi, Nguyễn Thị Ngọc Trâm và Cs
Nhà XB: NXBYH
Năm: 1996
10. Lê Thị Hải và CS (2000), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh béo phì ở học sinh 6-11 tuổi tại hai tr−ờng tiểu học Hà Nội ”, Một số công trình nghiên cứu về dinh d−ỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, NXBYH, Hà Nội, 279-293 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh béo phì ở học sinh 6-11 tuổi tại hai tr−ờng tiểu học Hà Nội ”, " Một số công trình nghiên cứu về dinh d−ỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Tác giả: Lê Thị Hải và CS
Nhà XB: NXBYH
Năm: 2000
11. Nguyễn Thị Hoa (2002), “Đặc điểm bệnh nhân béo phì tại khoa dinh d−ỡng Bệnh viện Nhi đồng I trong năm 2000-2002”, luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y d−ợc TP Hồ Chí Minh, tr. 101-104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm bệnh nhân béo phì tại khoa dinh d−ỡng Bệnh viện Nhi đồng I trong năm 2000-2002”, "luận án chuyên khoa cấp II
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Năm: 2002
12. Lê Thị Khánh Hoà (1996), “Đánh giá tình trạng dinh d−ỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em 3- 6 tuổi tại một quận nội thành Hà Nội ”, Luận văn Thạc sĩ Dinh d−ỡng cộng đồng, ĐHY Hà Nội, tr. 25-26, 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình trạng dinh d−ỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em 3- 6 tuổi tại một quận nội thành Hà Nội ”, "Luận văn Thạc sĩ Dinh d−ỡng cộng đồng
Tác giả: Lê Thị Khánh Hoà
Năm: 1996
13. Lê Quang Hùng, Cao Quốc Việt, Đào Ngọc Diễn (1999), “Tìm hiếu một số yếu tố nguy cơ của béo phì trẻ em”, Tạp chí nhi khoa, tập 8, số 2, tr.106 –111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T×m hiÕu mét số yếu tố nguy cơ của béo phì trẻ em”, "Tạp chí nhi khoa
Tác giả: Lê Quang Hùng, Cao Quốc Việt, Đào Ngọc Diễn
Năm: 1999
14. Lê Quang Hùng, Cao Quốc Việt, Đào Ngọc Diễn (1999), “Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm béo phì ở trẻ em”, Tạp chí nhi khoa, tập 8, số 1, tr. 30 – 38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm béo phì ở trẻ em”, "Tạp chí nhi khoa
Tác giả: Lê Quang Hùng, Cao Quốc Việt, Đào Ngọc Diễn
Năm: 1999
15. Nguyễn Thị Kim H−ng, Nguyễn Thị Ngọc Ph−ơng và Cs (1995), “Tình trạng dinh d−ỡng của trẻ em d−ới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh”.Tình hình dinh d−ỡng và chiến l−ợc hành động ở Việt Nam, NXBYH, tr. 99-105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T×nh trạng dinh d−ỡng của trẻ em d−ới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh”. "Tình hình dinh d−ỡng và chiến l−ợc hành động ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Kim H−ng, Nguyễn Thị Ngọc Ph−ơng và Cs
Nhà XB: NXBYH
Năm: 1995
16. Phạm Văn Hoan (2005), “Ph−ơng pháp xây dựng kế hoạch, quản lý, theo dõi và đánh giá các dự án can thiệp dinh d−ỡng ở cộng đồng ”, NXBYH, Hà Nội, tr. 102-111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph−ơng pháp xây dựng kế hoạch, quản lý, theo dõi và đánh giá các dự án can thiệp dinh d−ỡng ở cộng đồng
Tác giả: Phạm Văn Hoan
Nhà XB: NXBYH
Năm: 2005
17. Vũ H−ng Hiếu, Lê Thị Hợp (2002), “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ ảnh h−ởng tới tình trạng thừa cân của học sinh tiểu học quận Đống Đa- Hà Nội”, Y học thực hành, số 418, tr. 50-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ ảnh h−ởng tới tình trạng thừa cân của học sinh tiểu học quận Đống Đa- Hà Nội”, "Y học thực hành
Tác giả: Vũ H−ng Hiếu, Lê Thị Hợp
Năm: 2002
18. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi, Từ Giấy và CS (2000), “Tình trạng dinh d−ỡng của trẻ em từ sơ sinh đến 60 tháng tuổi nghiên cứu theo chiều dọc tại Hà Nội ”, Một số công trình nghiên cứu về Dinh d−ỡng và VS an toàn thực phẩm, NXBYH, Hà Nội, tr. 86-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng dinh d−ỡng của trẻ em từ sơ sinh đến 60 tháng tuổi nghiên cứu theo chiều dọc tại Hà Nội ”, "Một số công trình nghiên cứu về Dinh d−ỡng và VS an toàn thực phẩm
Tác giả: Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi, Từ Giấy và CS
Nhà XB: NXBYH
Năm: 2000
8. Chiến l−ợc quốc gia về dinh d−ỡng giai đoạn 2001-2010 (2001), Nhà xuất bản y học, Hà Nội , tr 12-17, 23-29 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w