Chấn chỉnh công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 504 Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Nông (Trang 81 - 83)

VII. % so với số ngời trong độ tuổi có nhu cầu lam việc

3.3.6.Chấn chỉnh công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực

triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ.

3.3.6. Chấn chỉnh công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực nhân lực

Giải quyết việc làm là một nhu cầu bức xúc đang tạo ra một áp lực lớn đối với Tỉnh. Tuy có thế mạnh để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện nhng Đắk Nông vẫn là tỉnh nông nghiệp, kém phát triển. Lao động nông nghiệp ở khu vực này vẫn cha sử dụng hết thời gian lao động trong năm. Bên cạnh đó còn có một số ngời tốt nghiệp các trờng cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp hàng năm cha có việc làm cộng với dòng lao động có đào tạo từ ngoài tỉnh về xin việc. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng trớc hết lực lợng lao động tại chỗ. Hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng di dịch tự do từ ngoài tỉnh lẫn nội tỉnh, tiếp nhận có kế hoạch nguồn lao động từ ngoài tỉnh nhằm giải quyết hợp lý nguồn lao động tăng thêm để khai thác nguồn lực đất đai trớc hết ở các vùng trọng điểm an ninh và kinh tế xã hội.

Sử dụng có hiệu qủa nguồn vốn đầu t của Trung ơng, đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn đầu t từ các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm mới. Thực hiện hợp lý mối quan hệ giữa tăng trởng kinh tế với tạo việc làm mới, nhằm ổn định việc làm cho những ngời đang làm việc, tạo ra 70.000 chỗ làm việc mới trong 5

năm. Tập trung chỉ đạo có hiệu quả các chơng trình kinh tế trọng điểm, phát triển các khu công nghiệp đã quy hoạch, phát triển các ngành, các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, các sản phẩm có lợi thế, phát triển các doanh nghiệp với kỹ thuật và công nghệ cao để tạo ra mũi nhọn tăng trởng; đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các ngành nghề đầu t ít vốn, sử dụng và thu hút nhiều lao động, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cần phải tổ chức triển khai tuyên truyền, qua đó từng bớc làm thay đổi quan niệm và nhận thức cho nhân dân, ngời lao động về chủ trơng chính sách của Đảng và Nhà nớc về chế độ, quyền lợi nghĩa vụ khi tham gia vào làm việc ở các loại hình kinh tế hiện nay để xóa dần sự so sánh, phân biệt làm việc cho Nhà nớc hay t nhân.

Một vấn đề lu ý trong việc phân bố, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ là giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố sử dụng lao động sản xuất xã hội với phân bố sử dụng lao động sản xuất kinh tế gia đình. Muốn đa các tầng lớp nhân dân vào hoạt động sản xuất xã hội thì trớc hết phải coi trọng kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì sản xuất hàng hoá ở Tỉnh còn cha phát triển, lực lợng sản xuất còn nhỏ, tiềm năng thế mạnh về đất đai, tài nguyên rừng, sông suối cha khai thác hết thì kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất và góp phần giải quyết việc làm trong xã hội.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động đa công tác xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và sử dụng lao động hàng năm vào kế hoạch chung của đơn vị, xây dựng chiến lợc phát triển nhân lực dài hạn. Ngời sử dụng lao động thực hiện tốt các chế độ, chính sách, quyền lợi cho ngời lao động theo pháp luật quy định.

Triển khai thực hiện sâu rộng Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2005 của Thủ tớng Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp nông,

lâm nghiệp nhà nớc, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là ngời dân tộc thiểu số c trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên.

Các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp t nhân, doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài... trên địa bàn của Tỉnh có trách nhiệm u tiên tuyển dụng và bố trí sử dụng với tỷ lệ 15% lao động là ngời dân tộc thiểu số tại chỗ so với tổng số lao động của đơn vị.

Tiến hành từng bớc rà soát lại và bố trí sử dụng hợp lý lao động theo ngành nghề chuyên môn đợc đào tạo và công việc đang làm. Khuyến khích các loại hình doanh nghiệp có điều kiện nâng cao mức lơng tối thiểu và phúc lợi xã hội để thu hút lực lợng lao động tại chỗ vào làm việc nhằm làm giảm sức ép về công tác giải quyết việc làm cho địa phơng.

Tuyển thẳng và bố trí sử dụng lao động có trình độ đào tạo chính quy chuyên môn sau đại học, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi có phẩm chất đạo đức tốt thuộc các ngành nghề, các lĩnh vực còn đang thiếu theo nhu cầu sử dụng lao động hàng năm của đơn vị.

Thờng xuyên quan tâm và chú trọng đến việc phát triển kịp thời và đào tạo bồi dỡng nhân tài để có kế hoạch đề bạt, bổ nhiệm xứng đáng.

Cần tổ chức các cuộc thi về các đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khoa học công nghệ thông tin, văn hóa nghệ thuật, cải cách quy trình quản lý, các giải pháp thu hút vốn đầu t trong và ngoài nớc có hiệu quả để khai thác tiềm năng nguồn lực con ngời; đồng thời có chính sách động viên, khen thởng kịp thời thích đáng, tạo ra những bớc đột phá trong việc khai thác và sử dụng chất xám con ngời phục vụ cho CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu 504 Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Nông (Trang 81 - 83)