1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên

65 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 882,75 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC PHAN THANH NGỌC MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VỚI THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nhi kho

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

PHAN THANH NGỌC

MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VỚI THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Nhi khoa

Trang 2

Thừa cân, béo phì

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

Trang 3

MỤC LỤC Đặt vấn đề

Chương 1: Tổng quan

1.1 Định nghĩa, cách đánh giá, phân loại và đặc điểm trẻ thừa cân, béo phì

1.2 Tình hình thừa cân - béo phì ở trẻ em hiện nay

1.3 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với béo phì ở trẻ em

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.2 Thời gian nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.4 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả

2.5 Xử lý số liệu

2.6 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1 Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên

3.2 Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học

Chương 4: Bàn luận

4.1 Thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên

4.2 Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học

Trang 4

Bảng 3.5 Năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của 2 nhóm nghiên cứu

Bảng 3.6 Mức đáp ứng nhu cầu đề nghị về các chất dinh dưỡng trong khẩu phần giữa 2 nhóm nghiên cứu (%)

Bảng 3.7 Tính cân đối trong khẩu phần ăn của 2 nhóm nghiên cứu

Bảng 3.8 Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng giữa 2 nhóm trẻ

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của học sinh tiểu học với thừa cân, béo phì

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa sở thích về thực phẩm của học sinh tiểu học với thừa cân, béo phì

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tiêu thụ chất béo trong khẩu phần hàng ngày với tình trạng thừa cân, béo phì

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tiêu thụ đồ ngọt trong khẩu phần hàng ngày với tình trạng thừa cân, béo phì

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố tỷ lệ thừa cân, béo phì theo giới

Biểu đồ 3.2 Phân bố tỷ lệ thừa cân, béo phì theo tuổi

Biểu đồ 3.3 Mối liên quan giữa thói quen ăn thêm bữa phụ của học sinh

tiểu học với thừa cân, béo phì

33

34

39

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm đầu thế kỷ 21, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân nhiều nước trên thế giới được nâng cao dẫn đến sự thay đổi cơ cấu các loại bệnh tật trong xã hội, trong đó đáng chú ý là sự tăng lên nhanh chóng ở mức báo động của tình trạng thừa cân, béo phì [25] Tình trạng béo phì trong xã hội đang trở thành một vấn nạn y tế ở các nước đã phát triển Đây là mối đe doạ lớn vì béo phì là một nhân tố hàng đầu gây nên các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường týp 2, các bệnh về tim mạch, về gan mật, các vấn đề về cơ xương khớp và một số bệnh ung thư [3], [15], [55]

Ở trẻ em, tình trạng dinh dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm chăm sóc của gia đình nên rất dễ mắc bệnh béo phì Béo phì ở trẻ em tuy không đe doạ đến tính mạng như suy dinh dưỡng nhưng có ảnh hưởng không

ít đến tâm thần, vận động của trẻ, làm cho trẻ mặc cảm không hoà nhập với bạn bè dẫn đến sa sút trong học tập… [32] Nhiều tác giả nhận thấy xấp xỉ 30% trẻ thừa cân tiền học đường, 50% trẻ thừa cân học đường và 80% thanh thiếu niên thừa cân sẽ tiếp tục dai dẳng sự thừa cân cho đến tuổi trưởng thành [52] Theo WHO thừa cân và béo phì là nguy cơ tử vong đứng thứ năm trên toàn cầu, ít nhất 2,8 triệu người lớn tử vong mỗi năm như là một kết quả của việc thừa cân hoặc béo phì Ngoài ra, 44% gánh nặng bệnh tiểu đường, 23% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và từ 7% đến 41% gánh nặng ung thư là

do thừa cân, béo phì [55] Trong những năm gần đây, với sự tăng trưởng kinh

tế nhanh, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện Cơ cấu bữa ăn và tập tục ăn uống không ngừng biến đổi, với các thói quen ăn uống, sinh hoạt của các nước công nghiệp phát triển Vì vậy, bên cạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng còn khá cao thì tình trạng thừa cân, béo phì đang có chiều hướng gia tăng đặc

Trang 7

biệt tại các đô thị lớn Tại Hà Nội các tác giả nhận thấy tỷ lệ thừa cân tăng nhanh trong những năm gần đây Năm 2003 tỉ lệ thừa cân, béo phì là 6,8% [34], năm 2008 tỷ lệ thừa cân ở trẻ 6 - 14 tuổi là 10,8% [17], năm 2009 đã tăng lên là 12,9% [37] Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan năm 1998, tỷ lệ thừa cân là 12,2% [27], năm 2007, theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân và cộng sự, tỷ lệ béo phì trên học sinh 9 - 11 tuổi tại trường Kết Đoàn, quận 1 là 41,1% [13] Theo Đỗ Thị Ngọc Diệp, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 là 38,1% [12] Ở thành phố Thái Nguyên, theo Nguyễn Minh Tuấn, tỷ lệ thừa cân ở học sinh tiểu học năm 2002 là 4,4% và béo phì là 2,9% [35]

Như vậy, trong thời kỳ này mô hình bệnh tật đang có sự dịch chuyển từ thiếu ăn với các bệnh thiếu dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu vi chất dinh dưỡng… sang thừa ăn với các bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường… Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em mới chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn Tại Thái Nguyên nghiên cứu về thừa cân, béo phì đã được tiến hành cách đây 10 năm, từ đó đến nay, cơ cấu bữa ăn

đã có nhiều sự thay đổi nhưng chưa có nghiên cứu nào được lặp lại trên địa bàn tỉnh Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để tìm hiểu về bệnh béo phì và ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ

em thành phố Thái Nguyên nhằm tìm ra các biện pháp phòng và điều trị kịp thời góp phần giảm bớt gánh nặng cho y tế và xã hội

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa, cách đánh giá, phân loại và đặc điểm trẻ thừa cân, béo phì

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [52]

- Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể vượt quá cân nặng "nên có" so với chiều cao

- Béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ

Nói một cách chặt chẽ Hai khái niệm trên hoàn toàn khác nhau bởi vì người có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn bình thường không nhất định là béo phì Muốn xác định béo phì thực sự cần phải căn cứ vào hàm lượng mỡ trong

cơ thể Nhưng việc xác định hàm lượng mỡ tương đối phức tạp, hơn nữa hầu hết những người có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn bình thường đều béo Vì vậy, để đánh giá thừa cân hay béo phì người ta sử dụng công thức tính cân nặng chuẩn để so sánh Người được coi là “béo phì” khi cân nặng vượt quá cân nặng lý tưởng 20%, còn “thừa cân” thuộc khoảng giữa cân nặng bình thường và béo phì

Trang 9

1.1.2 Đánh giá thừa cân, béo phì

Cơ thể được cấu tạo từ 2 phần là khối nạc và khối mỡ, trong đó khối

mỡ phản ánh mức độ gầy béo Lượng mỡ trong cơ thể sẽ cho biết chính xác

về sức khoẻ hơn là chỉ dựa vào cân nặng chung chung Phương pháp đo mỡ gọi là “ngâm mình dưới nước” dựa trên đặc tính nổi của mỡ mà xương và cơ bắp không có Để thực hiện phương pháp này chính xác cần có các thiết bị tinh vi, tuy nhiên chúng ta có thể ước tính tỷ lệ mỡ đối chiếu với khối nạc và xương bằng cách bơi trong hồ nước và từ từ thở ra Nếu mỡ chiếm khoảng 25% chúng ta nổi rất dễ dàng, nếu khoảng 12% thì có thể chìm bất cứ lúc nào [19] Người ta còn dùng nhiều phương pháp khác để xác định một cách chính xác lượng mỡ trong cơ thể như đo tỷ trọng cơ thể, đo độ dẫn điện của cơ thể,

đo độ khuyếch tán các chất khí tan trong chất béo, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân… Tuy nhiên, những phương pháp trên đều đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp, tốn kém và chỉ sử dụng được trong phòng thí nghiệm [25] Hiện nay, có thể sơ bộ tính tỷ lệ mỡ của cơ thể dựa vào cân nặng, giới, LMDD cơ tam đầu và LMDD dưới xương bả vai [41] Vì vậy, trong nghiên cứu cộng đồng người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao, bề dày lớp mỡ dưới da để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì [23]

* Đối với trẻ em

Việc đánh giá thừa cân béo phì ở trẻ em còn gặp khó khăn do tỷ lệ tăng trưởng và trưởng thành khác nhau Lượng mỡ có liên quan đến các giai đoạn trưởng thành của trẻ và có sự tăng về lượng mỡ ở hai giai đoạn, đó là lúc trẻ 5

- 7 tuổi và lúc tiền dậy thì và dậy thì Mặc dù có một điểm ngưỡng được sử dụng để xác định béo phì ở người lớn, ở trẻ em điểm ngưỡng này cần được hiệu chỉnh theo tuổi của trẻ Ở một số quốc gia, có biểu đồ tăng trưởng riêng

để tính cân nặng, chiều cao và thừa cân, béo phì theo tuổi Tuy nhiên, gần đây người ta đã đạt được sự thống nhất về các biện pháp phù hợp đo lượng mỡ

Trang 10

trong cơ thể, điều này cho phép phân loại và so sánh béo phì Biểu đồ chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới đã được WHO khuyến cáo sử dụng trên phạm vi toàn cầu

- Trước đây dựa trên quần thể tham chiếu NCHS, Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1995) đưa ra cách đánh giá thừa cân, béo phì ở trẻ em như sau:

+ Đối với trẻ dưới 5 tuổi và trẻ từ 5 - 9 tuổi:

Thừa cân: Cân nặng/Chiều cao > +2SD

Béo phì: Cân nặng/Chiều cao > +2SD và bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu, dưới xương bả vai đều  90th percentile

+ Đối với trẻ 10 - 19 tuổi: Dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho lứa tuổi này

Cân nặng (kg)

BMI =

(Chiều cao)2 (m)

Thừa cân: BMI  85th percentile

Béo phì: BMI  95th percentile hoặc BMI  85th percentile và bề dày lớp

mỡ dưới da cơ tam đầu, dưới xương bả vai đều  90th percentile

- Từ khi chuẩn tăng trưởng mới của WHO được áp dụng, tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi 2 - 20 tuổi được đánh giá dựa trên chỉ số BMI theo tuổi Theo WHO (2007), thừa cân béo phì được đánh giá như sau:

Thừa cân khi BMI từ 85th - < 95 percentile

Béo phì khi BMI  95th percentile

Trang 11

Hình 1.1 Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nam 2 - 20 tuổi

Trang 12

Hình 1.2 Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nữ 2 - 20 tuổi

Trong đề tài này, để nghiên cứu thực trạng thừa cân, béo phì, chúng tôi sử

dụng biểu đồ chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới đã được khuyến cáo

(theo WHO - 2007)

Trang 13

1.1.3 Phân loại béo phì

* Phân loại béo phì theo hình thái mô mỡ

- Béo phì quá sản (hyperplasia): thường gặp ở trẻ em, các tế bào mỡ tăng cả

về số lượng và kích thước Béo phì loại này thường nặng, khó điều trị và sớm phát triển những bất thường trong cuộc sống

- Béo phì phì đại (hypertrophy): thường gặp ở người trưởng thành, các tế bào

mỡ to bất thường, trong khi đó số lượng tế bào mỡ không tăng hoặc chỉ tăng khi đã phình to hết mức Béo phì loại này có thể đáp ứng tốt với điều trị [32]

* Phân loại béo phì theo vị trí phân bố mỡ

- Béo bụng (android): là dạng béo phì mà mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng Thường gặp ở đàn ông do ngồi nhiều, ít hoạt động, trọng lượng dồn ở phần trên cơ thể tạo nên hình dạng béo phì hình “quả táo”

- Béo đùi (gynoid): là dạng béo phì mà mỡ tập trung chủ yếu ở vùng mông và đùi Thường gặp ở phụ nữ do đẻ nhiều, khung chậu rộng, trọng lượng dồn ở phần dưới cơ thể tạo nên hình dạng béo hình “quả lê”

Nhìn chung béo bụng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… nhiều hơn so với béo đùi

- Béo đều: Mỡ phân bố toàn thân Thường gặp ở trẻ em do tế bào mỡ bội tăng [32]

1.1.4 Đặc điểm trẻ thừa cân, béo phì

* Lâm sàng

Trẻ thừa cân, béo phì thường háu ăn, ăn nhanh, hay ăn vặt, lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn, thích ăn đồ ngọt, thức ăn xào rán nhiều mỡ, thức

ăn nhanh và ăn nhiều vào buổi tối Béo phì ở trẻ em là béo toàn thân, tích tụ

mỡ nhiều ở ngực và bụng Trẻ béo phì thường xuyên cảm thấy mệt mỏi toàn thân, hay nhức đầu, tê buốt ở 2 chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái Trẻ dậy thì sớm hơn bình thường Trước dậy thì, trẻ thường cao hơn so với tuổi,

Trang 14

nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so

với tuổi [32]

* Hậu quả của thừa cân, béo phì đối với sức khoẻ trẻ em

Thừa cân, béo phì có ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe, tâm lý và kết quả học tập của trẻ Trẻ thường dễ mặc cảm, tự ti, xấu hổ, hay bị bạn bè trêu chọc, khó hòa nhập với cộng đồng Nguy cơ đầu tiên của béo phì trẻ em là khả năng kéo dài đến tuổi trưởng thành với các hậu quả của nó Béo phì ở trẻ thường là do sự tăng sản các tế bào mỡ chứ không phải là do các tế bào mỡ to bất thường như ở người trưởng thành Vì vậy, béo phì ở trẻ em thường khó điều trị và sẽ chuyển thành béo phì người lớn Trẻ thừa cân, béo phì dễ mắc các bệnh mạn tính không lây như: tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, sỏi mật, viêm khớp và nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong [3], [15]

1.2 Tình hình thừa cân, béo phì ở trẻ em hiện nay

1.2.1 Tình hình thừa cân, béo phì ở trẻ em trên thế giới

Béo phì đang được gọi là “tai họa mới của nhân loại” với tốc độ gia tăng nhanh chóng Theo WHO vào năm 1990, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi chỉ là 4,2% , nhưng con số này đã lên đến 6,7% trong năm 2010

và có khả năng sẽ tăng lên đến 9,1% vào năm 2020 WHO ước tính có khoảng

43 triệu trẻ em trên toàn thế giới thừa cân, béo phì và dự kiến sẽ tăng đến khoảng 60 triệu người trong thập kỷ tới, ít nhất 92 triệu trẻ em phải đối mặt với nguy cơ trở thành thừa cân [53] Tại các nước phát triển đây thực sự là một vấn đề sức khoẻ trầm trọng Một cuộc khảo sát tại Úc năm 2008 cho thấy

có 28,9% trẻ em từ 0 - 15 tuổi bị thừa cân, béo phì [40] Nghiên cứu của Waters và cộng sự được tiến hành trên 2685 trẻ từ 4 - 13 tuổi của 23 trường tiểu học tại thành phố Melbourne (Úc) cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 31% [51] Theo thống kê mới nhất của “Hiệp hội quốc tế nghiên cứu béo phì” năm 2011 thì Hy Lạp là quốc gia có tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì cao nhất là

Trang 15

37% ở trẻ gái và 45% ở trẻ trai, Hoa Kỳ đứng thứ 2 với 35,9% trẻ gái, 35% trẻ trai thừa cân, béo phì, tại một số quốc gia khác như Mexico, New Zealand, Chile, Anh, Canada, Hungary tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đều trên 25% [46]

Vấn nạn béo phì không chỉ của riêng các nước phát triển mà đang có xu hướng tăng cao ở cả các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở Châu Phi tăng từ 4% trong năm 1990 lên đến 8,5% trong năm 2010, còn tại tại các nước Châu Á mức tăng tương ứng là từ 3,2% đến 4,9% [50] Nghiên cứu của Amin và cộng sự tại một số trường tiểu học ở Al Hassa, Ả Rập cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh là 14,2%, còn tại Malaysia tỷ lệ thừa cân, béo phì trong độ tuổi 9 đến 12 là 17,9% [39],[49] Con số này cho thấy tỷ

lệ thừa cân, béo phì tại các nước đang phát triển đang dần áp sát các nước phát triển và sẽ trở thành vấn nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời

1.2.2 Tình hình thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam

Việt Nam đang phải đối đầu với gánh nặng kép về dinh dưỡng, khi tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao thì tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì lại đang gia tăng Trong vài năm trở lại đây, vấn đề thừa cân, béo phì đang được quan tâm và đã có nhiều nghiên cứu ở đối tượng học sinh tiểu học Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn ở học sinh tiểu học Thành phố Thái Nguyên năm 2002, tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì là 7,3% [35] Theo Hoàng Thị Minh Thu nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo phì của 1053 trẻ 6 - 11 tuổi tại quận Cầu Giấy - Hà Nội năm 2003 nhận thấy tỉ lệ thừa cân, béo phì tại đây là 6,8% [34] Nhưng đến năm 2009, theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thanh Thủy, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học tại Hà Nội đã là 12,9% [37] Tại Cao Bằng, theo nghiên cứu của Mã Hồng Lam, tỷ lệ béo phì của trẻ 6 - 14 tuổi năm 2009 là 1,08% [26] Theo Ngô Văn Quang và cộng sự nghiên cứu tình trạng thừa cân và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng năm 2010 có 4,9% trẻ được xác định là thừa cân và 8,7%

Trang 16

là có nguy cơ thừa cân [31] Nghiên cứu của Đặng Oanh và cộng sự về tình trạng thừa cân, béo phì của trên 1800 học sinh tiểu học tại 4 thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên năm 2010 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 6,1% (trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học tại Buôn Ma Thuột là 9,4%, PleiKu là 7,8%, thị xã Gia Nghĩa và thành phố Kon Tum là 3,6%) [29] Kết quả nghiên cứu năm 2009 tại trường tiểu học Kim Đồng, tỉnh Tây Ninh của tác giả Vương Thuận An và cộng sự cho thấy tỷ lệ thừa cân là 20,3%, béo phì là 13,7% [2] Theo Bùi Đức Văn, Hoàng Khánh tiến hành nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau năm 2009 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 7,26% [38] Đỗ Thị Ngọc Diệp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh là 38,1%, còn theo báo cáo giám sát dinh dưỡng học đường của

Sở giáo dục - đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thì hiện nay có khoảng 30 - 40% học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố thừa cân, béo phì [12][28], đặc biệt tỷ lệ béo phì ở học sinh 9 - 11 tuổi tại trường Kết Đoàn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 đã là 41,1 % [13]

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta là 5,6% (ở thành phố 6,5% và ở nông thôn 4,2%) Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng So với năm 2000, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi hiện cao hơn 6 lần [10] Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn năm 2030 khẳng định nhiệm

vụ cải thiện dinh dưỡng là trách nhiệm của các ngành, các cấp và mọi người dân Cần phấn đấu bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống Nội dung cụ thể của Chiến lược bao gồm 6 mục tiêu cụ thể trong đó mục tiêu thứ tư là từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì [11]

Trang 17

1.3 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với thừa cân, béo phì ở trẻ em

1.3.1 Các vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp

Theo các chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng thì chuyển tiếp dinh dưỡng là những thay đổi chính về toàn cảnh dinh dưỡng của quần thể trực tiếp liên quan tới thay đổi khẩu phần ăn và mô hình tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong bối cảnh tác động tương hỗ của những thay đổi điều kiện kinh tế, nhân khẩu học, môi trường và yếu tố văn hóa [44] Thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng của mỗi nước diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng nước

* Những đặc điểm chính của dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp

Nhiều nước đang phát triển, sự thay đổi chế độ ăn và hoạt động thể lực xảy ra đồng thời Những thay đổi chế độ ăn bao gồm tăng tiêu thụ chất béo và các thức ăn động vật làm cho đậm độ năng lượng trong khẩu phần tăng nhưng đậm độ các chất dinh dưỡng trong đó lại không tăng một cách cân đối Công nghệ chế biến và nấu nướng làm tăng đậm độ năng lượng của thực phẩm nhờ cho thêm chất béo và đường là các thực phẩm có giá trị khi cần thiết nhưng lại không có lợi khi dư thừa nhất là với các lối sống tĩnh tại, nhàn rỗi [25]

* Những xu hướng hiện nay về tiêu thụ chất béo trong khẩu phần

Tăng số lượng và chất lượng của chất béo trong khẩu phần là một đặc điểm quan trọng của sự chuyển tiếp dinh dưỡng được phản ánh trong các chế

độ ăn ở các nước đang phát triển Có sự khác nhau lớn giữa các khu vực trên thế giới về số lượng sử dụng chất béo toàn phần Lượng tiêu thụ thấp nhất được ghi nhận ở châu Phi, trong khi mức tiêu thụ cao nhất lại thuộc vùng Bắc

Mỹ và châu Âu Sự cung cấp chất béo toàn phần trung bình đã tăng 20 g/ đầu người/ ngày so với giai đoạn 1967 - 1969, rõ rệt nhất ở các nước châu Mỹ, Đông Á và cộng đồng châu Âu [45]

Các bằng chứng ở châu Á và châu Mĩ Latin còn cho thấy sự thay đổi cấu trúc khẩu phần ăn và hoạt động thể lực bao gồm chế độ ăn giàu năng

Trang 18

lượng và ít hoạt động thể lực đặc biệt là người nghèo Ở Trung quốc, khi thu nhập tăng lên người nghèo không tăng tiêu thụ tất cả mọi thực phẩm nhiều hơn người giàu mà lại tăng sử dụng các thực phẩm giàu béo Ví dụ như thịt lợn, dầu ăn và trứng, tốc độ tăng sử dụng chất béo nhanh hơn tăng thu nhập [48]

* Những xu hướng hiện nay về tiêu thụ các sản phẩm động vật

Hiện nay trên thế giới, sản xuất thịt hàng năm ước tính tăng từ 218 triệu tấn vào năm 1997 - 1999 lên 736 triệu tấn vào năm 2030 Có mối quan hệ thuận chiều chặt chẽ giữa mức thu nhập với mức tiêu thụ thịt, sữa, trứng Do

sự tụt giá gần đây, các nước đang phát triển tiêu thụ lượng thịt nhiều hơn so với mức tổng thu nhập quốc nội và thấp hơn nhiều so với các nước công nghiệp hóa vào thời điểm 20 - 30 năm trước [48]

1.3.2 Thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng ở Việt Nam

Công cuộc đổi mới ở nước ta đã được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, nền kinh tế đang tăng trưởng một cách liên tục Qua nhiều năm phấn đấu, nước ta đã tự túc được lương thực và có gạo để xuất khẩu Hiện tại

đã xuất hiện những biểu hiện của thời kỳ chuyển tiếp về dân số học, dịch tễ học và cả về dinh dưỡng học Hiện tượng gia tốc trong tăng trưởng của con người Việt Nam đã được nhìn nhận Sự chuyển tiếp về dinh dưỡng ở Việt Nam thể hiện ở khẩu phần thực tế trung bình đang có sự thay đổi Từ một khẩu phần nghèo chủ yếu là lương thực, một ít cá và rau chuyển sang một khẩu phần cân đối hơn, lượng thức ăn động vật (thịt, trứng, sữa), dầu mỡ, quả chín tăng lên rõ rệt Thịt tăng hơn 2 lần, trứng tăng 3 lần, lượng quả chín tăng hơn 10 lần, dầu mỡ tăng hơn 2 lần Đáng chú ý là lượng rau trung bình đã giảm đi, chỉ có một số thực phẩm thay đổi không đáng kể như cá, các loại đậu hạt, hạt có dầu và nước chấm Mức năng lượng bình quân đầu người hầu như không thay đổi, sự biến đổi về chất lượng protid rất đáng chú ý: tỷ lệ protid động vật chiếm 33,5% protid tổng số so với trước đây chỉ có 26,7% Tỷ lệ

Trang 19

năng lượng do chất béo tăng lên rõ rệt sau 10 năm từ 8,4% lên 12% làm cho khẩu phần có xu hướng cân đối hơn [8]

1.3.3 Đặc điểm tăng trưởng và nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học (6 - 11 tuổi)

1.3.3.1 Đặc điểm tăng trưởng của học sinh tiểu học

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học ở trẻ em Tăng trưởng là một khái niệm bao gồm quá trình lớn và phát triển Có hai loại tăng trưởng: tăng trưởng về thể chất và tăng trưởng về chức năng Hai quá trình này có liên quan mật thiết với nhau, nhưng thời điểm trưởng thành không giống nhau Nhóm các chỉ tiêu nhân trắc

là một trong ba nhóm đánh giá chỉ tiêu tăng trưởng (chỉ tiêu nhân trắc, đánh giá tuổi xương và tuổi dậy thì) [5]

Có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ em đó là: di truyền, môi trường, nội tiết, bệnh tật và khuynh hướng thời gian Mô hình tăng trưởng thể chất của trẻ em không phải đứng yên mà thay đổi theo thời gian, những nghiên cứu gần đây ở các tỉnh phía bắc đều cho thấy ở mọi lứa tuổi đều có sự gia tăng về chiều cao đặc biệt ở khu vực thành phố Trong giai đoạn từ 1985 đến nay, khuynh hướng tăng trưởng thế tục dương tính về chiều cao và cân nặng ở trẻ em bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ 1 đến 15 tuổi, phản ánh tình trạng kinh tế xã hội và dinh dưỡng của Việt Nam được cải thiện rõ rệt sau

20 năm đổi mới Khuynh hướng thế tục này xuất hiện ở mọi lứa tuổi của trẻ

em đặc biệt ở tuổi vị thành niên (10 - 15 tuổi) có gia tốc tăng trưởng cả về chiều cao và cân nặng cao hơn các lứa tuổi nhỏ Kết quả nghiên cứu cả chiều dọc và nghiên cứu cắt ngang cho thấy trẻ em Hà nội trong các thời điểm nghiên cứu đều có chiều cao và cân nặng cao hơn so với số liệu toàn quốc và tốc

độ tăng trưởng thế tục cũng nhanh hơn (tăng khoảng 1,5 đến 2 cm/1 thập kỷ) [22]

Trang 20

1.3.3.2 Nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học

* Nhu cầu năng lượng cho cơ thể

Một gam chất bột đường, chất đạm cung cấp cho cơ thể 4 kcalo; 1 gam chất béo cung cấp 9 kcalo

Năng lượng tiêu hao hàng ngày của con người bao gồm năng lượng của chuyển hóa cơ bản và năng lượng để tạo ra các động lực đặc hiệu trong lao động

Năng lượng của chuyển hoá cơ bản là năng lượng cần thiết để duy trì

sự sống, được đo trong điều kiện nhịn đói, hoàn toàn nghỉ ngơi với nhiệt độ

và môi trường thích hợp

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển hoá cơ bản như tuổi, giới tính, khí hậu, bệnh tật, tác động của các hormon, của những động lực đặc hiệu, sự tiêu hao năng lượng cho các động tác lao động… Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tiêu hao năng lượng hàng ngày là lao động chân tay [9]

Đối với trẻ em, năng lượng khuyến nghị được tính theo cân nặng của WHO 2006

Bảng 2.1 Nhu cầu năng lượng cho trẻ em dưới 10 tuổi

Bảng 2.2 Nhu cầu năng lượng cho lứa tuổi vị thành niên (10 - 18 tuổi)

Trang 21

* Nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ thể

- Protein

Nhu cầu chất đạm của cơ thể không những phụ thuộc vào tuổi và tình trạng sinh lý mà còn phụ thuộc cả vào chất lượng của đạm được sử dụng Thường trong khẩu phần ăn của trẻ em tỷ lệ đạm động vật và đạm thực vật là 1/1 và của người lớn là 1/2

Lượng đạm cần cho người lớn khoảng 1 - 1,5 g/kg cân nặng và lượng đạm cần cho trẻ em khoảng 2 g/kg cân nặng [9]

Bảng 2.3 Nhu cầu protein khuyến nghị đối với trẻ dưới 10 tuổi

Nhóm tuổi

Nhu cầu protein

động vật (%)

Với năng lượng từ protein = 12 - 15%

Trang 22

Ở người trẻ, tỷ lệ nhu cầu giữa lượng chất đạm và chất béo ngang nhau;

ở người đứng tuổi và người già nhu cầu chất béo giảm xuống (tỷ lệ chất đạm

và chất béo ở người đứng tuổi là 1/0,7; ở người già là 1/0,5)

Nhu cầu chất béo (tính bằng g) trên 1 kg cân nặng, cơ thể như sau: + Với người trẻ và trung niên:

Lao động trí óc: 1,5 (nam), 1,2 (nữ)

Lao động chân tay: 2,0 (nam), 1,5 (nữ)

+ Với người lớn tuổi:

Không lao động chân tay: 0,7 (nam), 0,5 (nữ)

Lao động chân tay: 1,2 (nam), 0,7 (nữ)

Bảng 2.5 Tổng hợp nhu cầu Lipid khuyến nghị theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý

Nhóm tuổi/ trạng thái sinh lý

Nhu cầu năng lượng Lipid so với năng

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ,

- Chất bột đường

Chất bột đường bao gồm đường đơn và đường phức hợp Chất đường đơn có dạng mono và dạng disaccarit Chúng đều có đặc tính là dễ hoà tan trong nước, độ đồng hoá cao và nhanh tạo thành glucogen Fructose và glucose là những monosaccarit, có trong các loại quả, mật ong Dạng disaccarit thường gặp là saccarose và lactose

Trang 23

Nguồn saccarose thường sử dụng chủ yếu trong dinh dưỡng là đường mía và củ cải Saccarose thuỷ phân cho glucose và fructose; còn lactose chỉ có trong sữa Trong cơ thể lactose thuỷ phân thành glucose và galactose Các chất này được sử dụng để tạo glycogen

Chất bột đường phức tạp gồm tinh bột, glycogen, các chất peptin và xenlulose

Tinh bột là thành phần dinh dưỡng chính trong thực phẩm thực vật, đặc biệt có nhiều trong ngũ cốc, đậu hạt và khoai Trong cơ thể, tinh bột là nguồn chính cung cấp glucose

Glycogen có tương đối nhiều ở gan (chiếm 20% trọng lượng gan tươi) Trong cơ thể, glycogen được sử dụng để dinh dưỡng các cơ, các cơ quan và các hệ thống hoạt động sinh năng lượng Sự phục hồi glycogen diễn ra khi cơ thể nghỉ ngơi, nhờ tái tổng hợp từ glucose trong máu

Các chất peptin thuộc loại polysaccarit keo, gặp chủ yếu ở thực phẩm thực vật Peptin có tác dụng ức chế vi khuẩn đường ruột, cải thiện các quá trình tiêu hoá

Xenlulose có trong thành phần cấu tạo của thực vật Tuy không được thuỷ phân ở ruột người nhưng xenlulose có vai trò quan trọng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện bài xuất cholesterol khỏi cơ thể, góp phần phòng ngừa xơ vữa động mạch

Nhu cầu bột đường của cơ thể phụ thuộc vào sự tiêu hao năng lượng lao động thể lực Hàng ngày lượng bột đường cung cấp khoảng 50% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể (khoảng 5 - 7 g cho mỗi kg thể trọng)

Ở Việt Nam, mức năng lượng do Glucid cung cấp khuyến nghị giao động trong khoảng 60 - 70% năng lượng tổng số, trong đó các glucid phức hợp nên chiếm 70%

Trang 24

* Nhu cầu vitamin và chất khoáng của cơ thể

- Nguồn thức ăn cung cấp Calci trong khẩu phần hàng ngày

Bảng 2.6 Nhu cầu calci khuyến nghị

(mg/ngày)

Trẻ nhỏ (năm tuổi)

Trang 25

** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g - 90g/ngày hoặc lượng Vitamin C từ 25 mg - 75 mg/ngày

*** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ > 90g/ngày hoặc lượng Vitamin

C > 75 mg/ngày

Bảng 2.8 Nhu cầu Vitamin A khuyến nghị

Theo FAO/WHO có thể sử dụng các hệ số chuyển đổi sau:

01 mcg vitamin A hoặc Retinol = 01 đương lượng Retitinol (RE);

01 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,3mcg vitamin A

01 mcg β-carotene = 0,167 mcg vitamin A

01 mcg các carotene khác = 0,084 mcg vitamin A

Bảng 2.9: Nhu cầu vitamin B1 (thiamin) khuyến nghị

(mg/ngày)

Trẻ nhỏ (năm tuổi)

Trang 26

Bảng 2.10 Nhu cầu vitamin B2 (Riboflavin) khuyến nghị

(mg/ngày)

Trẻ nhỏ (năm tuổi)

Trẻ nhỏ (năm tuổi)

* Niacin hoặc đương lượng Niacin

Bảng 1.12 Nhu cầu vitamin C khuyến nghị

Trang 27

1.3.4 Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới béo phì ở trẻ em

Thức ăn cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng glucid, lipid và protein Sau khi chuyển hoá khoảng 50% năng lượng biến thành nhiệt lượng

để duy trì thân nhiệt, 45% năng lượng biến thành năng lượng hóa học cung cấp cho sự hoạt động cần thiết cho các tổ chức tế bào sống Khẩu phần ăn giàu năng lượng vượt quá năng lượng tiêu hao tạo nên một cân bằng dương tính và phần dư thừa được chuyển thành mỡ tích trữ trong các tổ chức Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ em ăn vào một lượng calo quá nhiều

so với nhu cầu hàng ngày sẽ gây nên bệnh béo phì do sự bất thường của các tế bào mỡ Nghiên cứu của Lê Thị Hải và cộng sự năm 1998 cho thấy: ở nhóm trẻ béo phì 6 - 11 tuổi, tổng số năng lượng ăn vào hàng ngày lên tới 2415,2 kcal vượt xa nhu cầu đề nghị của Viện dinh dưỡng là 1600 - 2200 kcal [16]

Có tác giả cho rằng chỉ cần ăn dư 70 kcal/ ngày cũng dẫn tới tăng cân mặc dù

số calo nhỏ này có thể không được nhận ra dễ dàng nhất là khi trẻ ăn những thức ăn giàu năng lượng như chất béo Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng cô đọng Một gam lipid cho 9 kcal, trong khi đó 1

g protein hay glucid chỉ cho 4 kcal Các thực phẩm có nhiều chất béo cho lượng calo gấp 2 lần đường nhưng lại đòi hỏi ít calo cho việc tích luỹ dưới dạng triglycerit trong tế bào mỡ hơn là chuyển thành axit béo [43] Theo Jan

D Caterson lượng mỡ cao trong khẩu phần có vai trò quan trọng trong béo phì, một khẩu phần nhiều mỡ sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì [43] Các nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan, Nguyễn Minh Tuấn, Hoàng Thị Minh Thu cũng cho thấy, lượng chất béo cũng như tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ở nhóm trẻ thừa cân cao hơn hẳn so với nhóm chứng [27], [35], [34]

Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thu nhận thức ăn như: tâm lý ăn nhiều để chống chọi với những vết thương tâm thần hay tình cảm, điều kiện kinh tế của từng gia đình, thói quen ăn uống của trẻ, tập quán

Trang 28

ăn uống của từng địa phương và nhất là quan điểm nuôi dưỡng trẻ của ông,

bà, bố, mẹ [30]

Một số nghiên cứu cho thấy thói quen ăn uống không hợp lý như ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, uống nhiều nước giải khát công nghiệp, ăn nhiều thức ăn ở dạng lát mỏng rán ròn… là nguyên nhân dẫn tới béo phì ở trẻ [25] Những thức ăn hấp thu nhanh, đặc biệt là carbonhydrat còn làm tăng nhanh glucose, insulin máu, kế đó là giảm glucose và gây thèm ăn nhiều hơn Ngoài

ra, uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em Cần lưu ý rằng, không chỉ ăn thức ăn nhiều mỡ mới gây béo mà thức ăn nhiều chất bột đường cũng có thể gây béo [20], [30], [35] Trong cơ thể, các chất protein, glucid đều có thể chuyển hoá thành lipid, vì vậy ăn nhiều cơm, nhiều mỳ, nhiều mía, nhiều bánh kẹo đều béo Trẻ cũng có thể béo phì do ăn uống vô độ, ăn quà vặt, ăn thêm bữa phụ vào buổi tối Nghiên cứu của Vũ Hưng Hiếu cho thấy, trẻ có ăn thêm bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ thì nguy cơ thừa cân cao gấp 5,16 lần [18]

Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình đối với trẻ cũng góp phần tạo nên những hành vi, thói quen ăn uống không hợp lý ngay từ khi còn nhỏ Nhiều ông bố, bà mẹ quá quan tâm bồi dưỡng cho trẻ với suy nghĩ trẻ càng ăn nhiều chất bổ càng tốt, càng lớn nhanh, càng béo khoẻ càng tốt nên thường cho trẻ ăn những thức ăn có nguồn gốc động vật nhiều đạm, chất béo như thịt, trứng, sữa, giò, chả… [30] Ngoài ra, đối với trẻ là con một, con út, con đầu lòng, trẻ ở gia đình chỉ có cha hoặc mẹ thường được nuông chiều và được ăn uống theo y thích nên thường tăng cân [30], [38] Trẻ nuôi nhân tạo thường hay bị béo phì hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, thời gian bú mẹ càng dài thì tỷ

lệ béo phì càng giảm [5] Một số tác giả cho rằng, thức ăn nhân tạo có nhiều protein và muối nên làm tăng áp lực thẩm thấu gây cảm giác khát ở trẻ, từ đó kích thích trẻ bú nhiều hơn và tăng cân Trong sữa mẹ dường như có những

Trang 29

hoạt chất sinh học hạn chế sự phát triển của tế bào mỡ Trẻ bú mẹ có nồng độ insulin trong máu thấp hơn trẻ ăn nhân tạo mà insulin là một hormon có tác động quan trọng trong việc tích trữ mỡ

Như vậy, tất cả các yếu tố đưa đến việc sử dụng năng lượng nhiều hơn

so với nhu cầu đều dẫn đến béo phì ở trẻ Béo phì do nguyên nhân dinh dưỡng chiếm 60 - 80% các trường hợp [4], [25] Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra các yếu tố tác động vào quá trình này là rất cần thiết nhằm đưa ra các khuyến cáo

về dinh dưỡng hợp lý

Trang 30

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh tiểu học

- Bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ

2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2012

- Địa điểm: Trường tiểu học Trưng Vương, Nguyễn Viết Xuân, Độc Lập, Tân Cương thành phố Thái Nguyên

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

- Giai đoạn 1: nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang để xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên

- Giai đoạn 2: nghiên cứu bệnh chứng để xác định mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.3.2.1 Giai đoạn 1

- Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả

2 2

) 2 / 1 ( ( )

) 1 (

p

p p

 

Trong đó

n: số số học sinh tiểu học tối thiểu để nghiên cứu

Z1-α/2 : Hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%  Z1-α/2 = 1,96 p: Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo theo nghiên cứu của Đặng Oanh năm

2010 tại Buôn Ma Thuột là 9,4% (p = 0,094) [29]

: độ chính xác tương đối, chọn  = 0,15

Trang 31

Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu tối thiểu là 1646 học sinh tiểu học Để giảm bớt sai số do lẫy mẫu chùm, lấy mẫu điều tra gấp đôi so với cỡ mẫu tối thiểu đã tính ở trên Như vậy, số trẻ cần điều tra là 3292 trẻ, trên thực

tế nghiên cứu này đã điều tra sàng lọc 3306 học sinh tiểu học Chúng tôi dựa vào kết quả khám sức khỏe định kỳ của học sinh trong năm học đó để xác định những trẻ thừa cân, béo phì sau đó chúng tôi khám lại những trẻ này để xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học

- Phương pháp chọn mẫu: áp dụng phương pháp chọn mẫu chùm:

+ Ước lượng trung bình mỗi trường tiểu học có khoảng 800 học sinh

Để lấy đủ cỡ mẫu, chọn ngẫu nhiên 4 trường trong số 35 trường tiểu học công lập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (khung mẫu do phòng giáo dục thành phố Thái Nguyên cung cấp) Kết quả bốc thăm được trường tiểu học Trưng Vương, Nguyễn Viết Xuân, Độc Lập, Tân Cương

+ Lấy toàn bộ học sinh của trường để nghiên cứu

1 ) 2 / ( 2

) 1 (

) 1 ( / 1 ) 1 ( / 1

P P

được tính toán dựa trên tỷ suất chênh mong đợi OR = 2,5 và

p2* = 0,278 theo công thức sau:

Trang 32

 

2 2

2 1

1 R

R

P P

O

P O P

: độ chính xác mong đợi của OR là 0,3

Thông qua ước lượng từ công thức trên ta được cỡ mẫu cần thiết là

272 Để dự phòng sai số bỏ cuộc, lấy thêm 10% là 300 học sinh

Với tỷ lệ nhóm bệnh/ nhóm chứng là 1: 2, cỡ mẫu nghiên cứu cho mỗi nhóm như sau:

+ Nhóm béo phì: 300

+ Nhóm đối chứng: 600

- Chọn mẫu:

+ Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh [54]:

Chọn trẻ thừa cân, béo phì có mức BMI  85th percentile

Lập danh sách những trẻ thừa cân, béo phì đã được xác định ở giai đoạn 1, sau đó chọn 300 trẻ vào nhóm bệnh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu

nhiên đơn, bằng chương trình Random number list của phần mềm Epi info 6.04

+ Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng: chọn các trẻ cùng tuổi, cùng giới, cùng trường với nhóm bệnh, không có các dị tật bẩm sinh, không mắc các bệnh nội tiết và được xác định là bình thường theo chỉ tiêu: BMI theo tuổi từ ≥ 5th

percentile đến < 85th

percentile

Ngày đăng: 09/11/2014, 19:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Tạ Văn Bình (2001), Bệnh béo phì - nguy cơ và thái độ của chúng ta, Tạp chí Y học thực hành, số 12 (406), Bộ Y tế xuất bản. tr 16-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh béo phì - nguy cơ và thái độ của chúng ta
Tác giả: Tạ Văn Bình
Năm: 2001
4. Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Tác giả: Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2008
5. Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội (2009), Bài giảng Nhi khoa, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Nhi khoa
Tác giả: Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2009
6. Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng (2012), Các phương pháp đánh giá và theo dõi tình trạng dinh dưỡng, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp đánh giá và theo dõi tình trạng dinh dưỡng
Tác giả: Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2012
7. Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng (2012), Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2012
8. Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng (2003), Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 21 - 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000
Tác giả: Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2003
9. Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng (2009), Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2009
10. Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng (2012), Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010, Nxb Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010
Tác giả: Bộ Y tế - Viện dinh dƣỡng
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2012
12. Đỗ Thị Ngọc Diệp (2011), Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Diệp
Năm: 2011
13. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân (2008), Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9 - 11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - Dinh dưỡng và thực phẩm - Năm 2008, Tháng 4, số 1, tập 4, tr 39 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9 - 11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân
Năm: 2008
14. Nguyễn Điểm (2006), Tình trạng béo phì ở trẻ em của một số trường tiểu học thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, Tạp chí khoa học và công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng béo phì ở trẻ em của một số trường tiểu học thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định
Tác giả: Nguyễn Điểm
Năm: 2006
15. Đỗ Thị Phương Hà, Lê Bạch Mai, Nguyễn Thị Lâm (2009), Mối liên quan giữa chỉ tiêu nhân trắc với tình trạng tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa ở trẻ 10 tuổi tại Hà Nội, Viện dinh dưỡng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên quan giữa chỉ tiêu nhân trắc với tình trạng tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa ở trẻ 10 tuổi tại Hà Nội
Tác giả: Đỗ Thị Phương Hà, Lê Bạch Mai, Nguyễn Thị Lâm
Năm: 2009
16. Lê Thị Hải (1998), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh béo phì ở học sinh 6 - 11 tuổi tại hai trường tiểu học nội thành Hà Nội, Đề tài cấp bộ, Viện dinh dưỡng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh béo phì ở học sinh 6 - 11 tuổi tại hai trường tiểu học nội thành Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Hải
Năm: 1998
17. Tô Như Hạnh, Phạm Duy Tường (2009), Thừa cân và béo phì: Một số thay đổi nhân trắc trẻ em lứa tuổi 6 - 14 tuổi tại Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Đại học Y khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thừa cân và béo phì: Một số thay đổi nhân trắc trẻ em lứa tuổi 6 - 14 tuổi tại Hà Nội
Tác giả: Tô Như Hạnh, Phạm Duy Tường
Năm: 2009
18. Vũ Hƣng Hiếu (2001), Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng thừa cân của học sinh tiểu học quận Đống Đa – Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng thừa cân của học sinh tiểu học quận Đống Đa – Hà Nội
Tác giả: Vũ Hƣng Hiếu
Năm: 2001
19. Phạm Cao Hoàn dịch theo Michio Kushi (2001), Bệnh phì mập, sụt cân và thèm ăn trị tận gốc, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh phì mập, sụt cân và thèm ăn trị tận gốc
Tác giả: Phạm Cao Hoàn dịch theo Michio Kushi
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
20. Hội Y dƣợc học Thành phố Hồ Chí Minh biên dịch theo Lancet (2001), Mối liên quan giữa uống nước ngọt và béo phì trẻ em, Thời sự Y dược học, 6 (2), tr. 118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên quan giữa uống nước ngọt và béo phì trẻ em
Tác giả: Hội Y dƣợc học Thành phố Hồ Chí Minh biên dịch theo Lancet
Năm: 2001
21. Lê Thị Hợp, Vũ Hƣng Hiếu (2004), Mối liên quan giữa tập quán, thói quen ăn uống với thừa cân béo phì của học sinh tiểu học quận Đống Đa - Hà Nội, Y học Việt Nam - Năm 2004, số 5, tập 298, tr. 1- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối liên quan giữa tập quán, thói quen ăn uống với thừa cân béo phì của học sinh tiểu học quận Đống Đa - Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Hợp, Vũ Hƣng Hiếu
Năm: 2004
22. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi (2010), Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011 - 2020, Viện dinh dưỡng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011 - 2020
Tác giả: Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi
Năm: 2010
23. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương (2011), Thống nhất phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm - Năm 2011, số 2, tập 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống nhất phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học
Tác giả: Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nam 2 - 20 tuổi - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Hình 1.1. Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nam 2 - 20 tuổi (Trang 11)
Hình 1.2. Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nữ 2 - 20 tuổi - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Hình 1.2. Biểu đồ đánh giá BMI theo tuổi ở trẻ nữ 2 - 20 tuổi (Trang 12)
Bảng 2.1. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em dưới 10 tuổi - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.1. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em dưới 10 tuổi (Trang 20)
Bảng 2.4. Nhu cầu protein cho lứa tuổi vị thành niên (10 - 18 tuổi) - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.4. Nhu cầu protein cho lứa tuổi vị thành niên (10 - 18 tuổi) (Trang 21)
Bảng 2.3. Nhu cầu protein khuyến nghị đối với trẻ dưới 10 tuổi - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.3. Nhu cầu protein khuyến nghị đối với trẻ dưới 10 tuổi (Trang 21)
Bảng 2.5. Tổng hợp nhu cầu Lipid khuyến nghị theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.5. Tổng hợp nhu cầu Lipid khuyến nghị theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý (Trang 22)
Bảng 2.7. Nhu cầu sắt khuyến nghị - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.7. Nhu cầu sắt khuyến nghị (Trang 24)
Bảng 2.6. Nhu cầu calci khuyến nghị - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.6. Nhu cầu calci khuyến nghị (Trang 24)
Bảng 2.9: Nhu cầu vitamin B1 (thiamin) khuyến nghị - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.9 Nhu cầu vitamin B1 (thiamin) khuyến nghị (Trang 25)
Bảng 2.10. Nhu cầu vitamin B2 (Riboflavin) khuyến nghị - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.10. Nhu cầu vitamin B2 (Riboflavin) khuyến nghị (Trang 26)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chọn mẫu - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chọn mẫu (Trang 33)
Bảng 3.1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên (Trang 38)
Bảng 3.3. Trung bình bề dày lớp mỡ dưới da và lượng mỡ trong cơ thể của trẻ - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.3. Trung bình bề dày lớp mỡ dưới da và lượng mỡ trong cơ thể của trẻ (Trang 40)
Bảng 3.4. Tỉ lệ thừa cân,béo phì có bề dày LMDD ≥ 90 th  percentile so với - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.4. Tỉ lệ thừa cân,béo phì có bề dày LMDD ≥ 90 th percentile so với (Trang 40)
Bảng 3.5. Năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của 2 nhóm nghiên cứu - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.5. Năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của 2 nhóm nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.7. Tính cân đối trong khẩu phần ăn của 2 nhóm nghiên cứu - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.7. Tính cân đối trong khẩu phần ăn của 2 nhóm nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 3.8. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng giữa 2 nhóm trẻ - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.8. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng giữa 2 nhóm trẻ (Trang 43)
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của học sinh tiểu học với - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống của học sinh tiểu học với (Trang 44)
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa sở thích về thực phẩm của học sinh tiểu học với - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa sở thích về thực phẩm của học sinh tiểu học với (Trang 45)
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tiêu thụ chất béo trong khẩu phần hàng ngày - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tiêu thụ chất béo trong khẩu phần hàng ngày (Trang 45)
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tiêu thụ đồ ngọt trong khẩu phần hàng ngày - Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Thái Nguyên
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tiêu thụ đồ ngọt trong khẩu phần hàng ngày (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w