2.1 - Kiểm nghiệm vật liệu và qui cách:
Đối với thừng tự nhiên và tổng hợp kiểm nghiệm hoàn toàn giống chỉ luới, nhưng đối với thừng không sử dụng số hiệu kết cấu mà dùng qui cách của thừng. Đối với thừng sợi đơn dùng số chi Nhật để biểu thị cho độ thô.
Ví dụ: Thừng PE xe xoắn 3 tao Φ6, thừng PP xe xoắn 4 tao Φ10, thừng PA bện tết 8 tao Φ16...Chú ý đối với thừng xe xoắn 4 tao, 6 tao .. cần kiểm tra lõi của thừng.
Cước PA400: Thừng PA sợi đơn có đường kính là 4mm.
Đối với cáp thép và cáp hổn hợp, kiểm tra kết cấu của từng loại cáp theo qui chuẩn. Cần chú ý đối với qui cách của các dạng cáp hổn hợp.
2.2 - Kiểm nghiệm các thông số kỷ thuật:
- Độ thô: Dùng thước kẹp đo đường kính hoặc dùng giấy kẻ ly đo chu vi vòng tròn ngoài, đo nhiều lần ở các vị trí khác nhau rồi lấy quân bình.
- Lực đứt: Kéo đứt trên máy đo lực đứt. Lưới có gút Lưới không gút (Kiểu Rashel) Mắt lưới 6 cạnh Gút chân ếch đơn Gút chân ếch kép Gút dẹt đơn Xoắn phải(S) Xoắn trái (Z) Hướng xoắn Cạnh và biên lưới
Cạnh đơn Cạnh đôi Mắt đôi Cạnh đơn chỉ thô
1 hàng cử = ½ hàng mắt lưới
- Hệ số xoắn: Đối với thừng xe xoắn hiện nay khi sản xuất người ta dùng 1 sợi khác màu trên một tao. Cho nên ta dể dàng đo được chiều cao của một bước xoắn (h) để tính hệ số
xoắn cho thừng. Hệ số xoắn: a = h
c . Với C là chu vi vòng tròn ngoài.
- Trong lượng: Cắt một đọan thừng đem cân để xác định trọng lượng 1m thừng hoặc cân cả cuộn thừng.
Hình IV-10: Đo lực đứt thừng Hình IV-11: Đo độ dãn dài thừng
Hình IV-12: Đo bước xoắn Hình IV-13: Cân trọng lượng thừng