- GV và cả lớp đưa ra cách giải quyết biết tự lập trong sinh hoạt là cách a Quay lại nơi đó ngay.. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết tự lập trong sinh hoạt hằng ngày từ những việc làm đơn giả
Trang 1Tiết 4: Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ (T1)
I MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết tự lập trong sinh hoạt hằng ngày từ những việc làm đơn giản: tìm
quần áo để quên, sắp xếp thời gian khoa học
- HS hiểu được tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt trong cuộc sống
- Giáo dục cho HS kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng quản lí thời gian hợp lí
II HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu chương trình, giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 : Xử lí tình huống
Ngay sau khi đi học về, em không tìm thấy áo đồng phục của mình Khi
đó cả nhà đi vắng Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong các lựa chọn dưới đây:
a Khóc
b Gọi điện ngay cho bố mẹ (anh chị) nhờ giải quyết
c Suy nghĩ xem mình có thể đánh mất áo ở đâu
d Chờ bố mẹ về
e Không làm gì cả, coi đó là chuyện nhỏ
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra cách giải quyết
- Sau khi HS thảo luận xong, đại diện nhóm nêu cách giải quyết của mình, yêu cầu nhóm đó giải thích được vì sao chọn cách xử lí tình huống đó
- GV cùng cả lớp bổ sung, nếu HS chọn cách (c): Suy nghĩ xem mình có thể đánh mất áo ở đâu GV hỏi HS em sẽ làm gì tiếp trong các cách sau:
a Quay lại nơi đó ngay
b Gọi điện cho người quản lí nơi đó
c Gọi điện cho bố hoặc mẹ đến nơi đó lấy áo về
d Gọi điện cho bố hoặc mẹ chở đến nơi đó và lấy áo về
e Chờ bố mẹ về đưa em đến nơi đó lấy áo
- Cho HS suy nghĩ cá nhân và tìm ra cách phù hợp với mình và yêu cầu
HS giải thích vì sao mình chọn cách đó
- GV và cả lớp đưa ra cách giải quyết biết tự lập trong sinh hoạt là cách (a) Quay lại nơi đó ngay
Bài tập 2 : Giải quyết tình huống
Buổi học sáng mai em có một bài kiểm tra Tiếng Việt Tối nay em chỉ cần khoảng 1 giờ để ôn bài Có một số hoạt động sau đây sẽ diễn ra ở nhà vào tối đó:
Trang 2a Xem bộ thích em thích trên ti vi từ 21 giờ đến 23 giờ.
b Sinh nhật bạn thân từ 19 giờ 30 đến 20 giờ 30
c Ăn tối từ 18 giờ đến 19 giờ
d Bà ngoại đến chơi từ 20 giờ đến 22 giờ
e Đi ngủ từ 22 giờ
Em sẽ chọn hoạt động nào ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ cá nhân và đưa ra cách giải quyết
- Sau đó cho HS nêu cách giải quyết của mình, yêu cầu HS đó giải thích được vì sao chọn cách giải quyết tình huống như vậy
- GV cùng cả lớp đưa ra cách giải quyết phù hợp
- Rút ra kết luận: Tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt trong cuộc sống
*HĐ 3: Củng cố, dặn dò
- Cho HS kể các việc làm em đã tự lập trong cuộc sống hằng ngày
- Theo em tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ(T2)
I MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết tự lập trong sinh hoạt hằng ngày từ những việc làm đơn giản: chuẩn
bị thức ăn cần thiết bữa ăn trưa cho cả lớp trong chuyến du lịch một ngày
- HS hiểu được tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt trong cuộc sống
- Giáo dục cho HS kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng hợp tác theo nhóm.
II HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu thông tin
Gọi 2 – 3 HS đọc bài tập 3 : Thực hành theo nhóm
Nhân dịp ngày lễ, lớp em sẽ có một ngày đi tham quan Nơi tham quan cách trường học của em khá xa nên cả lớp quyết định “sáng đi, chiều về” Hãy tưởng tượng em và một số bạn cùng lớp (5 – 7 người) được phân công chuẩn bị đồ ăn
trưa cho cả nhóm Số tiền em được giao là 1000000 đồng Hãy liệt kê những món đồ cần chuẩn bị và chia sẻ với các bạn trong nhóm
* HĐ 3 : Thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn và đưa ra cách giải quyết
Trang 3- Sau khi HS thảo luận xong, đại diện nhóm trình bày phương án chuẩn bị của nhóm mình
- GV cùng cả lớp bổ sung, chọn những phương án phù hợp nhất
- GV đưa ra một số phương án phù hợp và lưu ý HS vì đi du lịch nên đồ
ăn và nước uống nên chuẩn bị những thứ vừa gọn vừa những thức ăn sẵn, hợp vệ sinh
- Hướng dẫn HS khi đi du lịch ngoài thức ăn , nước uống em cần cuẩn bị thêm những đồ vật nào nữa ?
- Rút ra kết luận: Tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt trong cuộc sống
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- Cho HS kể các việc làm em đã tự lập trong cuộc sống hằng ngày
- Theo em tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt
Tiết 2 Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ (T3)
I MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Biết tự lập trong sinh hoạt hằng ngày từ những việc làm đơn giản: kĩ năng
xử lí tình huống đơn giản ở bài tập 4; kĩ năng sắp xếp công việc ở bài tập 5
- HS hiểu được tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt trong cuộc sống
- Giáo dục cho HS kĩ năng tự phục vụ; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu thông tin
Gọi 2 – 3 HS đọc bài tập 4 : Xử lí tình huống
Trên đường đi học về nhà, một người lạ mặt tìm cách làm quen với em và hỏi em địa chỉ nhà, số điện thoại, tên bố mẹ Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào dưới đây:
a) Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của người đó
b) Không tiếp chuyện
c) Cung cấp thông tin nhưng không chính xác
d) Hỏi tại sao người đó cần thông tin và nói sẽ cung cấp thông tin ngay sau khi bố mẹ đồng ý
* HĐ 3 : Xử lí thông tin
- Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết
- Sau khi HS trình bày xong yêu cầu HS giải thích cách lựa chọn của mình
Trang 4- GV cùng cả lớp bổ sung, chọn những phương án phù hợp nhất (c ).
*HĐ 4: Thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát và đánh số thứ tự các bức tranh các bước cần làm khi đi mua đồ trong siêu thị
- HS thảo luận và trình bày kết quả trước lớp, GV cùng cả lớp bổ sung Thứ tự đúng là : Gửi đồ cá nhân; Giữ chìa khóa tủ gửi đồ; lấy xe hoặc giỏ hàng; chọn đồ; xem bảng giá; xếp hàng đợi thanh toán; trả tiền; nhận hóa đơn; nhận lại đồ cá nhân
- Rút ra kết luận: Tự lập trong sinh hoạt hằng ngày giúp em thích nghi tốt trong cuộc sống
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- Cho HS kể các việc làm em đã tự lập trong cuộc sống hằng ngày
- Theo em tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI (T1)
- Biết lắng nghe người khác nói trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để thể
hiện mình là người lịch sự, văn minh
- HS hiểu được cần phải lắng nghe người khác nói trong giao tiếp hằng ngày
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Tìm hiểu thông tin
- Gọi 2 – 3 HS đọc bài tập 1: Xử lí tình huống: Ba người cùng nói một lúc trang 8
Em hãy đoán xem kết quả nói chuyện của ba bạn sẽ như thế nào? Họ có hiểu được kì nghỉ hè của nhau không? Vì sao?
- Nghỉ hè, Hùng, Tân và Sang được đi chơi ở những đâu?
- Khi gặp lại nhau ở trường ba bạn đã làm gì ?
- Kết quả cuộc nói chuyện giữa ba bạn sẽ như thế nào?
* HĐ 3 : Xử lí thông tin
- Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết tình huống
- Ba bạn có hiểu được kì nghỉ hè của nhau không ? (Không)
- Vì sao họ không hiểu được kì nghỉ hè của nhau? ( Vì họ không nghe được bạn nói gì về kì nghỉ hè của bạn cả mà chỉ mãi tranh nói về kì nghỉ hè của mình thôi.)
Trang 5- Qua tình huống này em rút ra cho mình bài học gì ? ( Trong cuộc sống cần phải biết lắng nghe nhau khi giao tiếp.)
- Rút ra ghi nhớ : Người nói phải có kẻ nghe
- Gọi nhiều HS đọc lại ghi nhớ
*HĐ 4: Thảo luận nhóm
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền tin bí mật
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi, hướng dẫn HS chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc: Truyền tin nhanh và chính xác
- Sau khi HS chơi xong trò chơi hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
Em nghĩ gì khi thực hiện trò chơi này? ( Cần phải lắng nghe xem bạn nói gì
để nhận tin một cách chính xác mới truyền tin được chính xác.)
Muốn truyền tin chính xác thì người truyền tin phải làm gì? Người nhận tin phải làm gì? ( Người truyền tin phải nói chính xác nguồn tin, người nhận tin phải lắng nghe nguồn tin chính xác.)
*HĐ 5: Thực hành làm bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 trang 10 ở VBT
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài tập
- Sau khi HS làm xong bài tập, GV yêu cầu HS kể lại nên làm gì và không nên làm gì khi nghe người khác nói, GV chốt kết quả đúng
a) Nên làm các việc : 1, 2,3, 5, 6,12
b) Những việc không nên làm là : 4, 7, 8, 9, 10,11, 13
*Củng cố, dặn dò:
- Khi giao tiếp với người khác, em nên làm những gì và khong nên làm những gì?
- Lắng nghe người khác nói giúp em điều gì?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI (T2)
- Biết cảm thông và chia sẻ với mọi người trong cuộc sống sinh hoạt hằng
ngày để thể hiện mình là người lịch sự, văn minh qua các bào tập (4,5,6,7)
- HS hiểu được biết cảm thông chia sẻ với mọi người trong cuộc sống hằng ngày thì niềm vui sẻ được nhân đôi và nỗi buồn sẻ vơi đi một nửa
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài
*HĐ2: Làm bài tập 4 Giao tiếp không lời
Trang 6- Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh trang11.
- Em hãy đoán người trong tranh đang có tâm trạng như thế nào?
- HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn và đưa ra nhận xét
- GV cùng cả lớp đưa ra kết luận đúng : Tranh 1 : người đàn ông đang tức giận, tranh 2 người đàn ông đang buồn, tranh 3 em bé đang rất vui, tranh 4 người phụ nữ đang rất đau khổ
- Việc cảm nhận được tâm trạng của người khác qua ngôn ngữ cơ thể của
họ như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười … rất quan trọng Vì như thế mình
sẽ biết động viên, an ủi hoặc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng họ
* HĐ 3 : Cảm thông chia sẻ (BT 5)
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 : Quan sát bức tranh và nêu nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh
- HS thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét của nhóm mình trước lớp
- GV cùng cả lớp theo dõi và đưa ra kết luận đúng:
Tranh 1: Bạn gái đã biết quan tâm, giúp đỡ khi em bé bị lạc mẹ
Tranh 2: Hai bạn nhỏ biết giúp bà cụ qua đường
Tranh 3: Các bạn cùng vui chơi trong giờ ra chơi
Tranh 4: Bạn gái biết chia sẻ động viên bạn khi Huy gặp chuyện buồn
- Qua tình huống này em rút ra cho mình bài học gì ? ( Trong cuộc sống cần phải biết cảm thông, chia sẻ, động viên an ủi nhau.)
*HĐ 4: Liên hệ thực tế ( Hãy nhớ lại – BT 6)
- GV tổ chức cho HS suy nghĩ và tự nhớ lại : Em đã khi nào gặp khó khăn trong cuộc sống và được ai đó quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ chưa ? Người đó là
ai ? Họ quan tâm, giúp đỡ như thế nào ? Khi đó em cảm thấy ra sao ?
- Yêu cầu một số HS lần lượt trình bày trước lớp
- Cả lớp cùng theo dõi và đưa ra kết luận: Trong cuộc sống cần phải biết cảm thông, chia sẻ, động viên an ủi nhau khi gặp điều vui cũng như chuyện buồn
*HĐ 5: Xử lí tình huống (BT 7)
- GV hướng dẫn HS lần lượt xử lí 2 tình huống ở SGK
- Yêu cầu HS đọc tình huống, suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết tình huống của mình
- Cả lớp cùng GV đưa ra cách giải quyết:
Tình huống 1: Nếu em cùng lớp với bạn Hà, em sẽ hỏi thăm, động viên an
ủi bạn và rủ bạn cùng ra chơi trò chơi với mình
Tình huống 2: Nếu là bạn cùng lớp với An, em sẽ vận động các bạn đến thăm mẹ An, động viên an ủi An và cùng bạn quét dọn nhà cửa, vận động bạn trở lại lớp học
- Rút ra ghi nhớ : Niềm vui sẽ được nhân đôi, nỗi buồn sẽ vơi nửa nếu được cảm thông, chia sẻ
Trang 7- Gọi nhiều HS đọc lại ghi nhớ.
*Củng cố, dặn dò:
- Vì sao trong cuộc sống hằng ngày em cần biết cảm thông, chia sẻ với mọi người ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI (T3)
- Biết ứng xử khi đến nhà người khác và ứng xử lịch sự khi nhà có khách
thông qua các bài tập 8, 9, 10
- HS hiểu được biết cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày thể hiện là lịch
sự, văn minh
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Làm bài tập 8 Ứng xử khi đến nhà người khác
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 8 trang14
- HS suy nghĩ và làm bài tập vào vở sau đó trình bày ý kiến của mình trước lớp
- GV cùng cả lớp đưa ra kết luận :
Ghi chữ Đ vào trước những việc cần làm là : 2, 3, 6, 7
Ghi chữ S vào trước những việc không nên làm là : 1, 4, 5, 8, 9, 10, 11, 12
* HĐ 3 : Đóng vai (BT9)
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 : Đóng vai 4 tình huống ở vở bài tập thực hành kĩ năng sống trang14, 15
- GV cùng cả lớp theo dõi và đưa ra kết luận đúng:
Tình huống 1: Khi em sang nhà bạn chơi thấy bạn có bộ đồ chơi điện tử mà
em rất thích em nên hỏi ý kiến của bạn muốn chơi cùng bạn
Tình huống 2: Khi sang nhà bạn chơi mới biết bà của bạn bị mệt, em nên hỏi thăm bà và chơi những trò chơi yên tĩnh không ồn ào hoặc về hẹn bạn đến nhà chơi vào dịp khác
Tình huống 3: Khi sang nhà bạn chơi thấy nhà bạn đang có khách nên chào hỏi mọi người rồi xin phép ra về
Tình huống 4: Em đang chơi với thì đến giờ nhà bạn ăn cơm em nên chào gia đình bạn và về
- Qua các tình huống này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải biết tế nhị, lịch sự khi đến nhà bạn chơi.)
Trang 8*HĐ 4: Ứng xử khi nhà có khách( BT 10 trang 15)
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4: Khi nhà có khách em nên làm
gì và không nên làm gì ?
- Yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp
- Cả lớp cùng theo dõi và đưa ra kết luận: Khi nhà có khách cần chào hỏi khách niềm nở, rót nước mời khách, trả lời các câu hỏi của khách,…Không nên hỏi khách những câu hỏi tò mò, không trả lời cộc lốc,…
*Củng cố, dặn dò:
- Khi đến nhà người khác em nên làm gì ?
- Khi nhà có khách em nên làm gì?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI (T4)
- Biết giao tiếp có hiệu quả thông qua các bài tập 11, 13, 14, 15.
- HS hiểu được biết cách giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày thể hiện là lịch sự, văn minh
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Làm bài tập 11 Đóng vai
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 11 trang 16
- HS suy nghĩ và làm bài tập vào vở sau đó trình bày ý kiến của mình trước lớp
- GV cùng cả lớp đưa ra kết luận :
Khi bạn đến nhà em dự sinh nhật hay khi bạn đến nhà thăm em ốm thì em phải cư xử như thế nào ? bạn em nên cư xử như thế nào?
Khi khách của bố mẹ đến chơi nhà trong khi bố mẹ đi vắng thì em phải mời khách vào nhà, chào hỏi khách, múc nước mời khách, trả lời các câu hỏi của khách,…Không nên hỏi khách những câu hỏi tò mò, không trả lời cộc lốc,…
* HĐ 3 : Nói cách khác
- Yêu cầu HS ghi lại 10 câu nói không hay mà em đã sử dụng để nói về một
ai đó Sau đó hãy tìm cách diễn đạt lại nội dung những câu này theo một cách khác cho dễ nghe
- Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải biết tế nhị, lịch sự khi giao tiếp Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.)
Trang 9*HĐ 4:Giao tiếp hiệu quả ( BT 13 trang 17)
- GV tổ chức cho HS làm bài vào vở bài tập :
Đánh dấu + vào trước những điều nên làm khi giao tiếp với người khác là các ý:
+ Tôn trọng đối tượng giao tiếp
+ Tự đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ + Chăm chú lắng nghe khi nói chuyện
+ Lựa chọn cách nói, lời nói sao cho phù hợp với người nghe
+ Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,…để tạo ra sự hấp dẫn đối với người khác khi giao tiếp
+ Chân thành khi giao tiếp
+ Biết khen ngợi, nói những điểm tốt của người khác trước khi nói đén những điểm họ cần cải tiến, thay đổi
+ Luôn vui vẻ, hòa nhã khi giao tiếp
*HĐ 5: Tự đánh giá kĩ năng giao tiếp của bản thân
- HS tự đánh giá bản thân qua bài tập tự đánh giá và xếp loại bản thân trang 18
- Rút ra bài học : Trong cuộc sống cần biết cách giao tiếp với bạn bè và mọi người
*Củng cố, dặn dò:
- Muốn giao tiếp với mọi người có hiệu quả em nên làm gì ?
- Biết cách giao tiếp với mọi người mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (T1)
- Biết cách ra quyết định và giải quyết vấn đề có hiệu quả thông qua các bài
tập 1
- HS hiểu được biết cách ra quyết định và giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày thể hiện là lịch sự, văn minh
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng hợp tác theo nhóm.
II HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Làm bài tập1 Trò chơi Cờ ca rô người
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 1trang 19
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm 10 người
* HĐ 3 : Thảo luận nhóm
Trang 10- Yêu cầu HS thảo luạn theo nhóm và trả lời câu hỏi:
a) trong trò chơi vừa rồi em đã đi nước cờ của mình như thế nào?
b) Em đã suy nghĩ như thế nào để ngăn được bước tiến của đội bạn và giành chiến thắng cho đội nhà ?
c) Quyết định của em trong trò chơi vừa rồi đã giúp gì cho các bạn khác trong nhóm?
- Qua bài tập này em rút ra cho mình bài học gì ? (Trong cuộc sống cần phải
ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế.)
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- Muốn ra quyết định và giải quyết vấn đề có hiệu quả em nên làm gì ?
- Biết cách quyết định và giải quyết vấn đề mang lại cho em lợi ích gì ?
- Dặn dò : Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt
Giáo dục kĩ năng sống
KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ MÌNH (T2)
- Biết cách tự bảo vệ mình trong các tình huống ở bài tập 3,4.
- HS hiểu được tự bảo vệ mình là một kĩ năng sống rất quan trọng để giúp trẻ em tự bảo vệ danh dự, nhân phẩm, thân thể, sức khỏe và tính mạng của bản thân
- Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ
năng ra quyết định giải quyết vấn đề.
II HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
*HĐ2: Xử lí tình huống
- Yêu cầu HS đọc tình huống của bài tập 3 trang 25: Đánh dấu + vào trước những tình huống mà trẻ em có nguy cơ bị buôn bán, bắt cóc hoặc xâm hại tình dục
- HS suy nghĩ và đưa ra quyết định
- GV giúp HS đưa ra kết luận đúng, đánh dấu + vào trước các tình huống 1,
4, 6, 7, 10, 11, 12, 13
* HĐ 3 : Giải quyết tình huống: Cách phòng tránh từ xa các nguy cơ.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 4 trang 26 Theo em, để phòng tránh từ
xa nguy cơ bị xâm hại, bị buôn bán, bắt cóc, chúng ta cần phải làm gì? ( Đánh dấu + vào trước những việc làm mà trẻ em cần thực hiện.)
- GV cùng cả lớp đưa ra cách giải quyết: Đánh dấu + vào trước các tình huống, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13