1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9

33 2,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

Ai cũng biết rằng, chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn nói chung và phần thơ hiện đại nói riêng do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của thầy cô, ý thức, thái độ học tập của trò. Trên thực tế, khi ôn tập đơn vị kiến thức này cho học sinh, phần lớn các em học sinh vẫn chưa có kế hoạch ôn tập, chưa biết cách ôn tập cho có hiệu quả, các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường vẫn còn lúng túng, chưa hướng dẫn đầy đủ cho học sinh về nội dung, phương pháp ôn tập. Điều này có lí do vừa khách quan, vừa chủ quan. Tuy nhiên chính sự lúng túng này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi vào THPT của các em học sinh, kết quả giảng dạy của giáo viên, thứ tự xếp loại của nhà trường. Chính vì vậy, tại buổi trao đổi hôm nay, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số ý kiến về việc “ Hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9” những mong đóng góp một tiếng nói để cùng tháo gỡ một vấn đề có tính thời sự đang được đông đảo mọi người quan tâm. Hi vọng sẽ được các thầy, cô đồng cảm và cùng chia sẻ.

Trang 1

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9

MỤC LỤC

1 Thực trạng việc hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại

Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9

4

Trang 2

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬPPHẦN THƠ HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9

Trong chương trình của cấp học THCS, môn Ngữ văn có một vị trí quan trọngđặc biệt Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ văn còn gópphần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêuthương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những

tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòngcăm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trịnhân văn cao cả Đó chính là việc trang bị những cảm xúc nhân văn cho mỗi học sinh,giúp các em hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ Nhờ có môn Ngữ văn mà nhất làvăn, thơ mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tếhơn Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đờidiễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật Điều này càng quantrọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại Vănhọc nói chung và thơ nói riêng đã bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trântrọng truyền thống, và ngôn ngữ Mẹ đẻ

1.2 Cơ sở thực tiễn

Như chúng ta đều biết, từ khi thực hiện chương trình SGK mới đến nay, vấn đềthi vào lớp 10 THPT nhất là đối với bộ môn Ngữ văn và Toán luôn được các thầy, côgiáo, các em học sinh, các bậc cha mẹ học sinh, các cấp các ngành và toàn thể nhândân quan tâm Với quy định về cách tính điểm, môn Ngữ Văn chiếm 2/5 tổng số điểm

và góp phần quan trọng vào kết quả tuyển sinh đầu cấp của mỗi nhà trường và toànngành GD- ĐT

Đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn của sở GD- ĐT Vĩnh Phúc đã nhiều năm

có nhiều câu hỏi liên quan đến phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 Người ta có thểkiểm tra học sinh về phần những nội dung của văn bản; lại cũng có thể yêu cầu học

Trang 3

sinh phải bộc lộ khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương ở những mức độ, những khíacạnh khác nhau.

Xét về nội dung chương trình Ngữ văn THCS hiện hành, phần thơ hiện đại làmột phần quan trọng không thể thiếu trong tổng thể những nội dung được đưa vàogiảng dạy Việc giúp học sinh ôn tập đầy đủ được những kiến thức cơ bản về các tácgiả, tác phẩm thuộc mảng kiến thức này từ đó giải quyết yêu cầu đề bài là một điềuhết sức quan trọng và cần thiết

Ai cũng biết rằng, chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn nói chung vàphần thơ hiện đại nói riêng do nhiều yếu tố quyết định, chi phối: chương trình, sáchgiáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của thầy cô, ý thức, thái độ học tập củatrò Trên thực tế, khi ôn tập đơn vị kiến thức này cho học sinh, phần lớn các em họcsinh vẫn chưa có kế hoạch ôn tập, chưa biết cách ôn tập cho có hiệu quả, các thầygiáo, cô giáo trong nhà trường vẫn còn lúng túng, chưa hướng dẫn đầy đủ cho họcsinh về nội dung, phương pháp ôn tập Điều này có lí do vừa khách quan, vừa chủquan Tuy nhiên chính sự lúng túng này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi vàoTHPT của các em học sinh, kết quả giảng dạy của giáo viên, thứ tự xếp loại của nhàtrường

Chính vì vậy, tại buổi trao đổi hôm nay, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số ý

kiến về việc “ Hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9” những mong đóng góp một tiếng nói để cùng tháo gỡ một vấn đề có

tính thời sự đang được đông đảo mọi người quan tâm Hi vọng sẽ được các thầy, côđồng cảm và cùng chia sẻ

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các tác phẩm( đoạn trích) thơ hiện đại Việt Nam lớp 9

- Các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT

- Các nội dung và phương pháp ôn tập thơ hiện đại lớp 9 của học sinh

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Học sinh THCS Yên Bình – Vĩnh Tường

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương phá thống kê, so sánh, tổng hợp

- Phương pháp thực nghiệm

Trang 4

4 Kế hoạch nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2012 – 1/2014

- Viết chuyên đề: 2/2014

Trang 5

Trong khi đó, số tiết trong chương trình dành để ôn tập cho phần thơ chỉ có 2tiết ôn tập phần thơ( 127-128) và có một phần trong 2 tiết Tổng kết Văn học (167-168) Như vậy khi tiến hành dạy – học tiết ôn tập, giáo viên và học sinh chỉ ôn tậpmột số nội dung mà không thể ôn tập được toàn bộ nội dung các văn bản thơ hiện đại.

Về phía giáo viên giảng dạy, qua trao đổi với một số đồng nghiệp, tôi nhậnthấy, một số thầy cô giáo khi dạy chưa quan tâm nhiều đến việc hướng dẫn học sinhnhư thế nào để học sinh ôn tập phần thơ hiện đại cũng như phần Văn nói chung trongchương trình Ngữ văn lớp 9 Một số thầy cô cũng chưa có hướng dẫn cụ thể từng nộidung của phần thơ hiện đại Chính vì thế những kiến thức về phần thơ hiện đại khôngđược nắm đầy đủ, kết quả bộ môn Ngữ văn thấp, kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10môn Ngữ văn điểm không đạt được chỉ tiêu đề ra

Khảo sát kết quả ôn tập phần thơ hiện đại

Trang 6

2 Nguyên nhân của thực trạng

Khi tìm hiểu nguyên nhân của việc ôn tập phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9chưa đạt yêu cầu của bộ môn, chúng tôi nhận thấy rằng:

Về phía học sinh:

Thứ nhất là do học sinh học tủ, học lệch: đó là việc học mà người học chỉ học,

ôn tập những bài nào mình thích, còn những bài mình không thích thì chỉ học qua loa

Có bạn thì dựa vào các đề thi năm trước hoặc nghe bạn bè mà dự đoán vào phần vănhay phần thơ để học thậm chí chỉ học một số bài mà mình cho là có khả năng sẽ thivào để học Cũng có những em chỉ học khi sắp có tiết kiểm tra hoặc học để đối phó

Thứ hai là do học sinh chưa biết sắp xếp, phân chia thời gian học cho hợp lý

Có lúc chỉ tập trung vào một môn nào đó mà bỏ hẳn môn Ngữ văn nói chung, phầnthơ hiện đại nói riêng nên khi bắt tay vào việc ôn tập lại thì thấy như là học từ đầu.Ông cha ta xưa có câu: “Văn ôn, võ luyện”, nếu các em không ôn tập thường xuyên,lâu dần kiến thức sẽ mai một nên việc ôn tập sẽ rất mất nhiều thời gian Cũng cónhững em chưa biết sắp xếp thời gian ôn tập cụ thể trong một ngày nên cũng chưa đạthiệu quả cao nhất

Thứ ba là các em chưa biết chi nhỏ nội dung để ôn tập mà khi học bài nào là ôntập cho xong nên khi thấy khối lượng kiến thức lớn các em sẽ chán nản thành ra ngạihọc, lười học

Thứ tư là các em chưa biết cách học từng nội dung thế nào cho dễ thuộc, dễnhớ và nhanh nhất Rất nhiều em chỉ biết đọc xong thì nhẩm lại nên khi quên một từ

là quên luôn cả câu, cả nội dung của một phần, của cả bài

Thứ năm là nhiều em muốn tìm hiểu thêm trong sách tham khảo, trên mạnginternet, tuy nhiên lại không biết được thông tin trên tài liệu đó có đáng tin cậykhông

Về phía các thầy cô giáo:

Chưa hướng dẫn cho học sinh xây dựng kế hoạch ôn tập cho phù hợp Các thầy

cô giáo nghĩ rằng, khi học đến phần thơ sẽ kiểm tra các nội dung về thơ hoặc sẽ kiểmtra ở phần chuyên đề nên chưa định hướng cho học sinh kế hoạch học tập cụ thể Một

số thầy cô cũng chưa hướng dẫn cách học từng nội dung như việc: không thuộc đượcvăn bản thơ, nhớ nội dung – nghệ thuật chưa chính xác,

Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng việc ôn tập thơ hiện đại đãthôi thúc chúng tôi tìm cách hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại Việt Nam đểcác em đạt kết quả cao nhất

Trang 7

3 Hướng dẫn học sinh ôn tập phần thơ hiện đại Việt Nam lớp 9

3.1 Lựa chọn sách, tài liệu để ôn tập

Ngoài bài giảng của thầy cô, khi ôn tập nội dung kiến thức đã học học sinh cầnphải dựa vào sách, tài liệu Cũng như môn Toán, sách tham khảo cho môn Ngữ vănrất nhiều về chủng loại, về tác giả, về nhà xuất bản Do đó chọn sách ôn thi là mộttrong những bước quan trọng giúp các em học sinh thành công trong việc ôn thi tuyểnsinh vào lớp 10 THPT, cao đẳng, đại học Tuy nhiên, để chọn cho mình những cuốnsách hữu ích đòi hỏi các bạn phải biết chọn lọc và xác định rõ mục tiêu mua sách Để

bổ sung kiến thức, phương pháp làm bài thì học sinh có thể chọn mua một số sáchhướng dẫn ôn thi Nhưng các em chỉ nên chọn mua số lượng vừa phải để tập trung ônluyện, tránh tình trạng bị “tẩu hoả nhập ma” vì mỗi cuốn nói một kiểu Các em cũngphải cẩn thận vì có nhiều trường hợp tên sách khác nhau nhưng nội dung bên trong lạigiống nhau y hệt, nếu không chọn lựa kỹ càng sẽ rơi vào tình cảnh “trăm quyển nhưmột”

Nhiều bạn học sinh đã rơi vào trường hợp “dở khóc dở cười” khi rơi vào hoàncảnh này: rất hí hửng vì mua được mấy cuốn sách hay ho, nhưng về sau thì tá hoả khinhiều nội dung hai cuốn giống nhau đến từng chữ

Để tăng hiệu quả khi mua sách, các em học sinh có thể tham khảo ý kiến củacác thầy cô, bạn bè để lựa chọn được những cuốn sách phù hợp với khả năng củamình Bên cạnh đó cũng cần chọn sách của những nhà xuất bản uy tín Qua quá trìnhhướng dẫn, chúng tôi thấy có một số sách tốt cho việc ôn tập như: Tài liệu ôn thi vàolớp 10 THPT môn Ngữ Văn( Nhà xuất bản ĐHSP),

Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh ôn tập trên mạng internet.Thông tin trên các trang web cũng rất đa dạng và phong phú của cả các thầy cô giáo

và của cả các em học sinh trên mọi miền, cả trong nước và ngoài nước Các trang các

em có thể tham khảo như: thi.moet.gov.vn, dethi.violet.vn, vinhphuc.edu.vn Tuynhiên, cũng cần nhớ rằng hầu hết các thông tin này chỉ để tham khảo vì chúng chưađược kiểm chứng Vì vậy, khi tham khảo cần phải có sự chọn lọc

Khi ôn tập kiến thức, nếu có nội dung có sự sai khác (như ngày sinh của tác giả,quê quán, năm sáng tác, ) giữa sách giáo khoa và sách tham khảo , thì phải căn cứvào nội dung trong sách giáo khoa

Trang 8

3.2 Xây dựng kế hoạch ôn tập và kiểm tra

3.2.1 Xây dựng kế hoạch ôn tập

Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình có thờihạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định những biện pháp tốt nhất

để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã đặt ra Vì thế, bất cứ một công việc gì cũngđều phải có kế hoạch Một vụ lúa trong thời gian khoảng 3-4 tháng cũng phải có kếhoạch gieo trồng từ lúc ủ mạ cho đến khi gặt hái

Với việc học tập, xây dựng kế hoạch lại càng quan trọng Để có kết quả caonhất, người giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn để học sinh thiết kế xây dựng kế hoạch

ôn tập Phần thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 gồm 11 văn bản,trong đó có 2 văn bản là tự học có hướng dẫn( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng

mẹ - Nguyễn Khoa Điềm, Con cò – Chế Lan Viên) và được phân chia trong 2 học kỳ:học kì I gồm có 6 văn bản(1 văn bản tự học có hướng dẫn), học kì II có 5 văn bản (1văn bản tự học có hướng dẫn) Như vậy, để ôn tập có hiệu quả, cần phải xây dựng kếhoạch ôn tập một cách hợp lý để đảm bảo việc vừa ôn tập được phần thơ và các phầnkhác trong phân môn Văn cũng như trong bộ môn Văn nói riêng vừa ôn tập được các

bộ môn khác Việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập cũng là để họcsinh nắm được hệ thống các văn bản thơ trong chương trình, các nội dung cần học, ôntập ngay từ đầu Vì thế cần phải chia nhỏ các nội dung để học qua đó nắm chắc cácnội dung đã học, đã ôn tập Không chỉ chia các nội dung, kế hoạch ôn tập cũng cầnphải thể hiện sự phân chia thời gian một cách hợp lý Phần thơ hiện đại Việt Namtrong chương trình gồm 14 tiết( Học kỳ I 8 tiết, Học kì II 6 tiết) Vì thế, ít nhất tronghai học kì, học sinh cũng phải dành khoảng thời gian tương ứng một các hợp lý đểtiến hành cho việc ôn tập( nếu 1 tiết trên lớp tương ứng với 2 tiết ôn tập ở nhà thì sẽcần khoảng 28 tiết) Tùy theo từng cách học của mỗi học sinh mà có thể có nhiều cáchxây dựng kế hoạch ôn tập Sau đây là một số cách ôn tập có hướng dẫn cho học sinh:

- Ôn tập theo cách “cuốn chiếu”: Nghĩa là sau khi học xong văn bản nào thì tiến hành

ôn tập hết văn bản ấy như người ta cuốn chiếu từ giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sángtác, phần văn bản thơ, giá trị nội dung – nghệ thuật, … Vì một tuần có thể học 2 vănbản thơ nên có thể lập kế hoạch:

Trang 9

Phần ghi chú để học sinh có thể bố trí, sắp xếp ngày, thời lượng cho các nộidung một cách hợp lý,

- Cũng có thể lập kế hoạch ôn tập theo kiểu “da báo” Tức là chia nhỏ các văn bản

thơ thành các phần để học tập sao cho vừa ngắn gọn, dễ dàng ghi nhớ cho học sinh.Đây cũng là cách lập kế hoạch vừa sức cho cho những học sinh trung bình Cách lập

kế hoạch này giúp học sinh ôn tập những nội dung từ dễ đến khó, từ đơn giản đếnphức tạp Có thể chia thành các phần như: tác giả, văn bản thơ, giá trị nội dung – nghệthuật, viết các đoạn văn, Có thể hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch như sau:

chúTác giả Văn

bản thơ

Nội dung –Nghệ thuật

ViếtđoạnĐồng chí

Trang 10

3.2.2 Xây dựng kế hoạch kiểm tra

Cũng cần phải nói thêm rằng, sau khi học, ôn tập kỹ rồi chưa phải đã xong Mộtnội dung đã nhớ, đã nắm được học sinh khá, giỏi có thể nhớ lâu, nhớ tốt nhưng vớinhững học sinh trung bình các em lại rất hay quên nên cần phải ôn lại thường xuyênthì mới nắm chắc, nhớ lâu

Vì thế, cùng với việc lập kế hoạch ôn tập thì giáo viên cũng cần hướng dẫn chohọc sinh kế hoạch kiểm tra các nội dung đã học Có thể học sinh tự lập nhóm học tập

và các em tự kiểm tra lẫn nhau Tuy nhiên số học sinh có ý thức học tập tự giác là rất

ít nên cần có sự kiểm tra của người giáo viên Các thầy cô giáo cũng cần linh hoạttrong cách kiểm tra đánh giá: có thể kiểm tra trong giờ học chính khóa, giờ họcchuyên đề; kiểm tra báo trước hoặc không báo trước nội dung và cần phải căn cứ vào

kế hoạch đã lập của học sinh để kiểm tra, đánh giá

3.3 Ôn tập theo vấn đề và nhóm tác phẩm.

Bên cạnh việc phải nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm(đoạn trích), hoàn cảnh

ra đời, nội dung - nghệ thuật và đọc thuộc lòng bài thơ(đoạn thơ), các em còn phảibiết tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm để thấy được nét chung của chúng đồngthời thấy rõ hơn vẻ đẹp độc đáo của từng tác phẩm

3.3.1 Hình ảnh người lính

Từ sau khi giành được độc lập năm 1945, đất nước ta đã phải trải qua một thời

kỳ gian khổ: diệt giặc đói, giặc dốt và nhất là phải chống lại sự xâm lược của thực dânPháp và đế quốc Mỹ Chính vì thế mà hình ảnh người lính đã trở thành một đề tài nổibật của văn học, nhất là thơ Các bài thơ về hình ảnh người lính trong chương trìnhNgữ văn 9 là những bài thơ tiêu biểu cho tững thời kỳ: “Đồng chí”(1948) của Chính

Trang 11

Hữu là hình ảnh người lính thời kỳ chống Pháp, “Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính”(1969) của Phạm Tiến Duật là hình ảnh người lính(lính lái xe) thời chống Mỹ.

“Ánh trăng” (1978) của Nguyễn Duy là hình ảnh của người lính sau chiến tranh

Mỗi bài thơ – mỗi hình ảnh người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tích cách vàtâm hồn Nhưng mỗi bài thơ lại khai thác những nét riêng và đặt họ trong những hoàncảnh khác nhau

- Đồng chí( Chính Hữu) viết về người lính người lính thời kỳ đầu của cuộc khángchiến chống Pháp, khi chúng ta đang rất thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn Nhữngngười lính trong bài thơ xuất thân từ nông dân, nơi những làng quê nghèo khó, tìnhnguyện và hăng hái đi chiến đấu Nét tiêu biếu của người lính(cũng như nhan đề tácphẩm) là tình đồng chí, đồng đội Chính vì thế, bài thơ đã tập trung thể hiện vẻ đẹp vàsức mạnh của tình đồng chí, đồng đội ở những người lính cách mạng

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật lại khắc họa hình ảnh nhữngchiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹđang diễn ra ác liệt Bài thơ đã làm nổi bật tư thế ung dung, lạc quan, tinh thần dũngcảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam - mộthình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

- Còn Ánh trăng của Nguyễn Duy lại nói về những suy ngẫm của người lính đã quathời chiến tranh, nay sống trong hòa bình, giữa thành phố Bài thơ đã gợi lại nhữngnăm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính với đất nước, với đồng đội để từ

đó nhắc nhở về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Nét riêng: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ(1971) thể hiện sự thống

nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng, ý chí chiến đấu củangười mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa

Thiên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước Con cò lại khai thác và phát

triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao, hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa

Trang 12

của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người Nói với con lại là sự kết hợp giữa tình

cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tựhào về truyền thống, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của người dân tộc qua cách diễn tảđộc đáo, giàu hình ảnh của thơ ca miền núi

3.3.3 Tình cảm đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước với lãnh tụ

Thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 còn thể hiện tình cảmcủa nhà thơ với thiên nhiên, với đất nước với lãnh tụ

Là những cảm nhận hết sức tinh tế và hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài thơ

Sang thu của Hữu Thỉnh về sự chuyển mùa nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ

sang đầu thu

Là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời vả ướcnguyện được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào

mùa xuân lớn của dân tộc trong Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Đó còn là lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọingười đối với Bác khi vào lăng viếng Bác

3.4 Học theo ý kết hợp giữa kiến thức Văn với tiếng Việt và tập làm văn

Để giải quyết tốt các dạng đề, các em nên có cách ôn tập hợp lý sao cho đỡ tốnthời gian mà có hiệu quả Do mức độ, yêu cầu của đề, ở mỗi dạng nên có có cách ôntập thích hợp

3.4.1 Câu hỏi tự luận ngắn

3.4.1.1 Về văn bản thơ

Khác với văn bản truyện, văn bản thơ đòi hỏi các em phải nhớ nhiều hơn Đểhọc thuộc văn bản thơ, các em có thể chia văn bản thành các phần(theo nội dung), đọcmột vài lần rồi nhẩm lại Nếu những em học sinh khó học thuộc, có thể hướng dẫnhọc sinh ghi các từ đầu của mỗi dòng thơ rồi đọc lại Đến khi đọc trôi chảy có thểxóa(hoặc che) một vài từ đến che tất cả các từ đó và nhẩm lại một vài lần Đọc thuộcrồi xong cũng có thể lại quên rất nhanh nên các em cần phải nhẩm lại sau một thờigian nhất định( Nếu nhẩm lại vào buổi sáng là tốt nhất)

Với các thầy cô giáo, khi dạy phần thơ, có thể cho học sinh đọc thuộc lòng thaybằng việc đọc văn bản trong sách và lấy điểm Đó cũng là việc làm khuyến khích họcsinh đọc thuộc thơ nhiều hơn

Khi kiểm tra phần đọc thơ, cũng cần chú ý đến các dấu câu trong đoạn thơ nhưdấu gạch ngang, dấu hỏi,

Trang 13

3.4.1.2 Về tác giả

Nếu như mỗi tác phẩm là một đứa con tinh thần của nhà thơ thì tác giả chính làngười cha tinh thần của nó Vì thế khi ôn tập các văn bản thơ, người học cũng phảinắm được những nét khái quát nhất về tác giả đã sáng tác nên bài thơ Kiểm tra về tácgiả cũng là kiểm tra về kiểu bài thuyết minh đã học ở lớp 8 và HK I lớp 9,

Để trả lời, học sinh phải trình bày những nét khái quát nhất về tác giả Mỗi tácgiả đều sinh ra và lớn lên ở những miền quê khác nhau, sống ở những giai đoạn lịch

sử khác nhau, khi làm thơ thường lấy bút danh, có những phong cách sáng tác khácnhau Vì vậy để nắm chắc về từng tác giả các em nên học theo sơ đồ cấu trúc:

Trang 14

Về hoạt động văn học: có thể nêu quá trình làm thơ, đặc điểm sáng tác và những thành công

- Nhà thơ Huy Cận: trước cách mạng ông đã nổi tiếng trong phong trào thơ Mới với

tập thơ Lửa thiêng, sau cách mạng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ

ca hiện đại Việt Nam Ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh vềvăn học nghệ thuật(1996)

Một số câu hỏi về tác giả có thể hướng dẫn học sinh ôn tập

Câu 1:

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 - 12 câu giới thiệu về tác giả Huy Cận và

bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của ông

Gợi ý (về phần tác giả)

- Về tác giả:

+ Tên khai sinh là Cù Huy Cận

+ Quê: Ân Phú – Vụ Quang – Hà Tĩnh

+ Là nhà thơ nối tiếng trong phong trào thơ Mới với tập thơ "Lửa thiêng"

+ Tham gia cách mạng từ trước năm 1945, sau cách mạng giữ nhiều trọng trách trongchính quyền cách mạng và đồng thời cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu củanền thơ ca hiện đại Việt Nam

+ Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(1996)

Câu 2:

Mở đầu một bài thơ có câu:

“Mọc giữa dòng sông xanh”

a Hãy ghi lại chính xác những câu thơ nối tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ

b Khổ thơ vừa được ghi lại trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?

c Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 8 câu giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh sángtác bài thơ

Gợi ý (về tác giả)

- Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn(1930 – 1980)

- Quê: huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên – Huế

Trang 15

- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp Trong thời kỳkháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông ở lại quê hương hoạt động và là một trongnhững cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngàyđầu.

3.4.1.3 Về giá trị nội dung nghệ thuật

Mỗi bài thơ có một giá trị nội dung nghệ thuật nhằm khơi gợi, bồi đắp về tâm

ồn, tình cảm các em học sinh Nắm chắc nội dung nghệ thuật có thể bằng cách “Rútxương cá” - ghi nhớ một số từ quan trọng Với các này, giáo viên có thể hướng dẫnhọc sinh vẽ sơ đồ tư duy để ôn tập

VD:

Nội dung - nghệ thuật bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm TiếnDuật có thể rút lại còn các từ theo sơ đồ sau:

Trang 16

- Nội dung nghệ thuật bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có thể rút lại như sau:

Nắm chắc được nội dung và nghệ thuật, các em mới có thể trả lời được các câuhỏi liên quan đến nội dung này Các thầy cô có thể cho các em ôn tập các bài tập nhưsau:

* Dạng 1: Bài tập về nội dung của cả bài thơ.

Câu 1

“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa”

(Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)

a) Hãy chép chính xác 3 dòng thơ tiếp theo của bài thơ

b) Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

Câu 2

Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của ông.

Câu 3

a) Chép lại chính xác bốn dòng thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

b) Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó

Ngày đăng: 13/01/2016, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w