Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận Đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận” tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng dạy viết luận ở bộ môn tiếng Anh, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất bài viết cho học sinh. Đề tài đưa ra cái nhìn một cách tổng quan về các giải pháp cơ bản để giải quyết những nguyên nhân thực trạng của việc viết luận. Đề tài tập trung chỉ ra các giải pháp cần thiết, vận dụng những “tiềm năng” sẵn có ở cả học sinh và giáo viên để giúp cho học sinh ngày càng trở nên hứng thú, tự tin khi viết luận.
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG
-***** -CHUYÊN ĐỀ
Vĩnh Tường, tháng 10 năm 2015
Trang 2Lời cảm ơn
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tập thể sư phạm của trường THCS Vĩnh Tường đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn – Sử - Ngoại ngữ, các thầy cô trong nhóm Tiếng Anh
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, ứng dụng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm “Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận”.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THCS Vĩnh Tường, lãnh đạo Phòng GD-ĐT Vĩnh Tường đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất
để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm
Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ tấm lòng biết ơn tới người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả các em học sinh trường THCS Vĩnh Tường đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận” tìm
hiểu, nghiên cứu về thực trạng dạy viết luận ở bộ môn tiếng Anh, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất bài viết cho học sinh Đề tài đưa ra cái nhìn một cách tổng quan về các giải pháp cơ bản để giải quyết những nguyên nhân thực
Trang 3trạng của việc viết luận Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 9 năm
2014 đến tháng 5 năm 2015 ở khối lớp 9 trường THCS Vĩnh Tường
Đề tài tập trung chỉ ra các giải pháp cần thiết, vận dụng những “tiềm năng” sẵn có ở cả học sinh và giáo viên để giúp cho học sinh ngày càng trở nên hứng thú, tự tin khi viết luận
Đề tài đã được áp dụng trong năm học 2014 -2015 ở trường THCS Vĩnh Tường và đem lại kết quả thực tiễn cả về phía giáo viên lẫn học sinh đặc biệt là kết quả học của học sinh: học sinh say mê, hứng thú với bộ môn hơn, hiểu bài và
có chất lượng học tập cao hơn thể hiện qua số lượng học sinh khá, giỏi tăng và học sinh yếu kém giảm so với trước khi thực hiện đề tài
Kết thúc quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như đánh giá được tính khoa học và thực tiễn của đề tài Tôi rất hy vọng đề tài này nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để được
áp dụng rộng rãi
MỤC LỤC
TrangLời cảm ơn iTóm tắt đề tài iiMục lục iii
Trang 4Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng biểu vi
Danh mục các hình ảnh minh hoạ vii
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
1.1 Cơ sở lý luận 1
1.2 Cơ sở thực tiễn 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 2
7 Cấu trúc của đề tài 3
Phần 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5
Chương 1 TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS 5
1.1 Tổng quan của việc dạy học môn tiếng Anh ở trường THCS 5
1.2 Thực trạng của việc dạy học tiếng Anh ở trường THCS 5
1.2.1 Học sinh 5
1.2.2 Giáo viên 7
1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng dạy học tiếng Anh trong nhà trường THCS 7
Chương 2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG TỪ NỐI HIỆU QUẢ TRONG VIẾT LUẬN 9
2.1 Giới thiệu chung 9
2.1.1 “Từ nối” là gì ? 9
2.1.2 Các loại “Từ nối” 10
2.2 Hướng dẫn sử dụng từ nối trong viết luận 15
2.2.1 Hướng dẫn viết câu 15
2.2.2 Hướng dẫn viết đoạn 19
2.2.3 Hướng dẫn viết ‘essay’ 24
2.3 Kết quả thực nghiệm đề tài 27
Phần 3: KẾT LUẬN 30
Tài liệu tham khảo
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin
GD-ĐT : Giáo dục đào tạo
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA
TrangHình 1: Hình ảnh bài viết của học sinh tham gia khảo sát trước khi áp dụng đề
Trang 8Hình 2: Hình ảnh bài viết của học sinh tham gia khảo sát trước khi áp dụng đề tài 11Hình 3: Hình ảnh bài viết của học sinh chưa sử dụng được nhiều từ nối 14Hình 4: Hình ảnh bài viết của học sinh đã sử dụng được một số từ nối 14Hình 5: Hình ảnh bài viết của học sinh sau khi được hướng dẫn sử dụng từ nối 15
Trang 9để giao tiếp mà còn sử dụng trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu tài liệu
và tiếp cận những thông tin về khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục…
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập với thế giới, việc học ngoại ngữ là cần thiết không chỉ ở riêng một quốc gia nào Đặc biệt Việt Nam đã gia nhập WTO nên việc học ngoại ngữ, cụ thể là học tiếng Anh đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Ngày nay trên thế giới và trong khu vực đã có nhiều nước coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai cùng với tiếng mẹ đẻ để sử dụng trong cuộc sống, phát triển kinh tế như Singapore, Philippines…
Học ngoại ngữ là rất cần thiết đối với Việt Nam để phát triển kinh tế và xã hội Từ nhiều năm nay môn tiếng Anh đã được coi là một môn học cơ bản trong các cấp học Hiện nay, tiếng Anh là một trong những môn chính trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học Lên các cấp học cao hơn tiếng Anh đóng vai trò đặc biệt hết sức quan trọng trong quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu tài liệu Trong thời buổi nền công nghệ thông tin phát triển, tiếng Anh có vai trò tiên phong, quyết định trong việc sử dụng có hiệu quả các thành tựu của ngành công nghệ thông tin Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để dạy môn tiếng Anh là hết sức cần thiết và cấp bách để đáp ứng các yêu cầu đào tạo
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong các nhà trường hiện nay, môn tiếng Anh đã được coi là một môn học cơ bản Nếu như trước đây học sinh chỉ học tiếng Anh để biết và tham gia các kỳ thi, thì ngày nay học sinh học tiếng Anh để áp dụng vào thực tiễn, vận dụng để giao tiếp hàng ngày Bên cạnh đó, học sinh có thể áp dụng tiếng Anh vào việc học các môn học khác và định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Với trường THCS Vĩnh Tường, ngoài việc dạy học tiếng Anh để học sinh
có thể nghe, nói, đọc, viết tốt theo yêu cầu của môn học, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đóng một vai trò rất quan trọng Bên cạnh đó việc đổi mới ra đề thi học sinh giỏi để phù hợp với nhu cầu của xã hội cũng đòi hỏi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải sát xao và thực tế hơn Trước đây đề thi học sinh giỏi cũng như thi vào lớp 10 PTTH chủ yếu nặng về ngữ pháp, nhưng những năm gần đây, cấu tạo của đề thi được chia đều cho các kĩ năng, một trong các kỹ năng được đánh giá là khó nhất đó là kỹ năng viết, hầu hết các em đều ngại viết hoặc viết rời rạc Điều
đó dẫn đến kết quả của các kỳ thi chưa được cao
Trang 10Xuất phát từ nhu cầu của xã hội cũng như yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng bài viết cho học sinh là nhiệm vụ cần thiết của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi Chính
vì vậy chúng tôi trình bày đề tài: “Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu
quả trong viết luận” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Tiếng Anh, trọng tâm là đi sâu sử dụng các từ nối trong Tiếng Anh để giúp cho việc ngắt câu, chuyển ý rõ ràng hơn Nhằm giúp cho học sinh phát triển ngày càng tốt hơn kỹ năng viết luận
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Sáng kiến kinh nghiệm tìm hiểu và nghiên cứu các giải pháp nâng cao kỹ năng viết luận cho học sinh để đưa ra những kinh nghiệm cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Anh, tạo hứng thú và niềm say mê viết luận, nâng cao hiệu quả học tập cũng như chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
2.2 Mục tiêu cụ thể
Nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh và khai thác vốn ngữ pháp của các em để áp dụng hiệu quả trong phần viết luận, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong sử dụng tốt ngôn ngữ viết
Qua việc thống kê, khảo sát, ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học chúng tôi hy vọng sáng kiến sẽ là cẩm nang hữu ích cho giáo viên soạn bài theo phương pháp mới và lựa chọn giải pháp phù hợp để áp dụng cho việc dạy học môn tiếng Anh có hiệu quả ở trường THCS
3 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 9C, 9E1, 9E2 trường THCS Vĩnh Tường
4 Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nghiên cứu và ứng dụng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, trong khuôn khổ của đề tài và khả năng hạn hẹp của người viết, chúng tôi không đề cập đến hết các phương pháp mà chỉ bàn đến một
số hướng dẫn cơ bản nhằm nâng cao chất lượng của bài viết luận trong đề thi học sinh giỏi lớp 9
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận
6 Phương pháp và thời gian nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài nêu ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Khảo sát tình hình hình thực trạng của học sinh
- Nghiên cứu tài liệu về các từ nối trong Tiếng Anh
Trang 11- Phân tích tình hình, đưa ra giải pháp và ứng dụng vào bài viết So sánh, đối chiếu kết quả, chất lượng học sinh rút ra kết luận.
6.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối hiệu quả trong viết luận”
được thực hiện trong 9 tháng Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015
7 Cấu trúc của đề tài
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Cấu trúc của đề tài
Phần 2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1 TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS
1.1 Tổng quan của việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS
1.2 Thực trạng của việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS
1.2.1 Học sinh
1.2.2 Giáo viên
1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng dạy học tiếng Anh trong nhà trường THCS
Chương 2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG TỪ NỐI HIỆU QUẢ TRONG VIẾT LUẬN
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 “Từ nối” là gì ?
2.1.2 Các loại “Từ nối”
2.2 Hướng dẫn sử dụng từ nối trong viết luận
2.2.1 Hướng dẫn viết câu
Trang 122.2.2 Hướng dẫn viết đoạn
2.2.3 Hướng dẫn viết ‘essay’
2.3 Kết quả thực nghiệm đề tài
Phần 3 KẾT LUẬN Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 13Phần 2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1 TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS 1.1 Tổng quan của việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS
Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em Để đạt được mục tiêu này việc thay đổi PPDH theo hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình dạy học
là rất cần thiết
Môn ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng ngôn ngữ – hai thành tố chủ yếu của nội dung dạy học
“Kĩ năng là trung tâm, là mục đích cuối cùng” của quá trình dạy học Kiến thức là
điều kiện, là phương tiện, là nền tảng Chỉ có kiến thức mà không có kĩ năng thì không có khả năng giao tiếp, ngược lại, chỉ có kĩ năng mà không có kiến thức thì khả năng giao tiếp bị hạn chế và không phát triển được
- Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới
các dạng: nghe, nói, đọc, viết Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể
- Học ngoại ngữ, học sinh đồng thời tiếp cận với đất nước, nền văn hoá xa
lạ Mức độ tiếp cận thông tin càng cao thì việc dạy học càng thuận lợi Điều này đòi hỏi nhiều thiết bị dạy học (nghe - nhìn, nghe – nói) và nhiều hình thức dạy học linh hoạt
Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ, mà nhằm giúp các em sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp Năng lực giao tiếp này được biểu hiện bằng khả năng sử dụng sáng tạo những quy tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống Viết luận là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp
Như vậy, mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ không phải là biết
hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp mà biết sử dụng hệ thống đó để đạt được
mục đích giao tiếp
1.2 Thực trạng của việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THCS
1.2.1 Học sinh
Trang 14Những năm gần đây, các em học sinh được học Tiếng Anh từ khi các em học tiểu học, tuy nhiên kiến thức ở bậc tiểu học còn hạn chế, chưa đồng đều, hơn nữa các em chưa chú trọng nhiều đến môn Tiếng Anh và coi đó chỉ là môn phụ Nhiều em còn chưa xác định được phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả, đặc biệt là kỹ năng viết luận Qua khảo sát một số lớp thì kết quả cho thấy khi làm các bài tập về nội dung viết luận các em thường lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các em viết ở dạng ghép từ để thành câu Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tìm biện pháp khắc phục, giúp các em nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Anh Qua kiểm tra đánh giá ở ba lớp 9C, 9E1, 9E2 tôi đã thu được kết quả như sau:
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)9C 36 4 11,1 8 22,2 18 50 6 16,7
9E
9E
Bảng 1 : Kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng đề tài
Hình 1: Hình ảnh bài viết của học sinhtham gia khảo sát trước khi áp dụng đề tài
Trang 15Hình 2: Hình ảnh bài viết của học sinhtham gia khảo sát trước khi áp dụng đề tàiQua kết quả thu được trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng kỹ năng viết của học sinh còn rất hạn chế.
là nơi thực hiện việc dạy thí điểm lớp tiếng Anh nâng cao thì việc tạo cho học sinh thói quen học tập và sử dụng tiếng Anh là rất cần thiết
1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng dạy học tiếng Anh trong nhà trường THCS
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng trong phạm vi
đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến ba nguyên nhân sau :
Thứ nhất: Do đặc trưng của môn tiếng Anh là môn học về ngôn ngữ nước ngoài, là một môn học khá mới mẻ đối với học sinh THCS Không giống như các môn học khác, học sinh học môn tiếng Anh cần phải nhớ từ mới, nhớ cấu
Trang 16trúc câu, biết cách sử dụng từ đúng ngữ cảnh Điều này đòi hỏi phải có độ bền
bỉ, chăm chỉ và có phương pháp học hợp lý để có thể sử dụng được tiếng Anh
Thứ hai: Do phương pháp học tập của học sinh còn hạn chế, các em chưa biết áp dụng các cấu trúc câu cũng như các từ nối để kết hợp các câu đơn lẻ thành câu phức Chính vì vậy bài viết của các em chưa đạt kết quả cao
Thứ ba: Do phương pháp dạy học chưa hoàn toàn được cải tiến, giáo viên chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào việc dạy ngữ pháp mà chưa thực sự để ý đến việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, việc tìm kiếm trang web tự học tiếng Anh không còn là việc khó khăn nữa, tuy nhiên đối với nhiều giáo viên thì việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng máy tính, ứng dụng các phần mềm còn rất hạn chế Thực tại đó là do tâm lý ngại học, ngại thay đổi và do nhà trường còn chưa có đủ máy chiếu cho tất cả các phòng học để ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên cho tất cả các lớp và các tiết dạy
Vì thế việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học, cụ thể
là dạy kỹ năng viết là rất cần thiết Trong khuôn khổ đề tài tôi xin được trình bày một số hướng dẫn giúp học sinh phát triển kỹ năng viết luận của mình thông qua
sử dụng hiệu quả từ nối trong Tiếng Anh
Trang 17Chương 2 HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG TỪ NỐI HIỆU QUẢ
TRONG VIẾT LUẬN
Trong thực tế có rất nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng bài viết,
có rất nhiều đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đã chỉ ra các phương pháp nâng cao khả năng viết luận Tuy nhiên để có được bài viết chất lượng, đặc biệt đối với thi học sinh giỏi thì việc khơi dậy sự hứng thú cho học sinh kết hợp với việc tạo cho các em thói quen sử dụng linh hoạt các từ nối trong tiếng Anh thực sự rất cần thiết và hiệu quả Chính vì vậy chúng tôi đưa chia làm ba giai đoạn để giúp học sinh phát triển được kỹ năng viết của mình Kết quả cho thấy rằng việc áp dụng các phương pháp này thực sự không quá khó khăn đối với giáo viên dạy Tiếng Anh ngày nay
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 “Từ nối” là gì ?
Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng từ nối cho bài viết, giáo viên cần phải giúp cho học sinh hiểu rõ được bản chất của từ nối là gì, mục đích của việc sử dụng từ nối trong bài văn Đây là việc rất cần thiết, nó giúp cho học sinh hiểu rõ được lý do, mục đích và tác dụng của công việc các em làm,
có như vậy các em mới hứng thú và sẵn sàng học tập.
- Từ nối trong tiếng Anh - linking words, hay transitions, là những từ dùng để chỉ dẫn cho người đọc, giúp quá trình ngắt câu, chuyển ý khi đọc văn bản trở nên rõ ràng hơn Những từ này cũng giúp cho người đọc theo dõi nội dung văn bản cũng như ý tưởng của tác giả dễ dàng hơn.
- Từ nối linking words là những từ có nhiệm vụ liên kết các mệnh đề các
câu, ý trong một đoạn văn để tạo ra quan hệ logic, sự mạch lạc trôi chảy dễ hiểu
Có vô vàn từ nối, liên từ trong tiếng anh dưới các hình thức từ loại khác nhau thậm chí có thể là đại từ quan hệ, trạng từ Cách dùng, vị trí từ nối cũng rất đa dạng khi đầu câu khi giữa, khi cuối câu, nhìn chung bạn chỉ có thể nắm bắt dần
chứ không có bất kì quy tắc nào cả: chẳng hạn trạng từ thì có thể đứng ngay sau động từ, đầu câu hoặc cuối câu Bạn lưu ý những từ nối kết thúc bằng giới từ thì theo sau nó bắt buộc phải là danh từ, đại từ hoặc ‘Ving’ Chẳng
hạn “because of his failure” nhưng lại “because he failed” Chính nhờ sự đa dạng này mà chúng ta có rất nhiều cách để diễn đạt một ý nào đó mà không phải lặp đi lặp lại từ gây nhàm chán
- Từ nối trong tiếng anh là những từ hoặc cụm từ được sử dụng trong văn viết giúp bài viết Anh văn của bạn trở lên lưu loát, chuyên nghiệp hơn Từ nối cũng là một phần quan trọng trong câu, nó tạo nên logic trong lời nói và câu văn của bạn khi sử dụng tiếng anh
Trang 182.1.2 Các loại “Từ nối”
Để giúp cho người học có thể vận dụng được từ nối hợp lý và dễ dàng, giáo viên cần giúp đỡ học sinh phân loại từ nối theo từng nhóm Chúng ta có thể phân loại từ nối thành các nhóm như sau :
Nhóm 1 Những từ dùng để thêm thông tin
• and (và)
• also (cũng)
• besides (ngoài ra)
• first, second, third… (thứ nhất, thứ hai, thứ ba…)
• in addition (thêm vào đó)
• in the first place, in the second place, in the third place (ở nơi thứ nhất, ở nơi thứ hai, ở nơi thứ ba)
• furthermore (xa hơn nữa)
• moreover (thêm vào đó)
• to begin with, next, finally (bắt đầu với, tiếp theo là, cuối cùng là)
Nhóm 2 Những từ dấu hiệu chỉ nguyên nhân, hệ quả
• Accordingly (theo như)
• and so (và vì thế)
• as a result (kết quả là)
• consequently (do đó)
• for this reason (vì lý do này nên)
• hence, so, therefore, thus (vì vậy)
• then (sau đó)
Nhóm 3 Những dấu hiệu chỉ sự so sánh
• by the same token (bằng những bằng chứng tương tự như thế)
• in like manner (theo cách tương tự)
• in the same way (theo cách giống như thế)
• in similar fashion (theo cách tương tự thế)
• likewise, similarly (tương tự thế)
Nhóm 4 Những dấu hiệu chỉ sự đối lập
• but, yet (nhưng)
• however, nevertheless (tuy nhiên)
• in contrast, on the contrary (đối lập với)
• instead (thay vì)
• on the other hand (mặt khác)
• still (vẫn)
Trang 19Nhóm 5.Từ nối câu chỉ sự nhắc lại
-in other words: nói cách khác
-in short: nói ngắn gọn lại thì
-in simpler terms: nói theo một cách đơn giản hơn là
-that is: đó là
-to put it differently: nói khác đi thì
-to repeat: để nhắc lại
Nhóm 6 Những từ dấu hiệu chỉ kết luận hoặc tổng kết
• and so (và vì thế)
• after all (sau tất cả)
• at last, finally (cuối cùng)
• in brief (nói chung)
• in closing (tóm lại là)
• in conclusion (kết luận lại thì)
• on the whole (nói chung)
Nhóm 9 Những từ dấu hiệu chỉ địa điểm
• above (phía trên)
• alongside (dọc)
• beneath (ngay phía dưới)
• beyond (phía ngoài)
Trang 20• in back (phía sau)
• in front (phía trước)
• nearby (gần)
• on top of (trên đỉnh của)
• to the left (về phía bên trái)
• to the right (về phía bên phải)
• under (phía dưới)
• upon (phía trên)
Nhóm 10 Những từ dấu hiệu chỉ sự nhắc lại
• in other words (nói cách khác)
• in short (nói ngắn gọn lại thì)
• in simpler terms (nói theo một cách đơn giản hơn)
∙ at the same time (cùng thời điểm)
∙ currently (hiện tại)
∙ earlier (sớm hơn)
∙ formerly (trước đó)
∙ immediately (ngay lập tức)
∙ in the future (trong tương lai)
∙ in the meantime (trong khi chờ đợi)
∙ in the past (trong quá khứ)
∙ later (muộn hơn)
∙ meanwhile (trong khi đó)
∙ previously (trước đó)
∙ simultaneously (đồng thời)
∙ subsequently (sau đó)
∙ then (sau đó)
∙ until now (cho đến bây giờ)
Nhóm 12 Showing examples (đưa ra ví dụ)
– For example
– For instance