7. Cấu trúc của đề tài
2.3. Kết quả thực nghiệm đề tài
Qua một năm nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp trên tại trường THCS Vĩnh Tường, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng các phương pháp trên đã đem lại hiệu quả cao, cho dù là chương trình học dễ hay khó, đối tượng học sinh học tốt, khá hay trung bình đều học tập sôi nổi hơn, các em yêu thích môn học hơn, học sinh có khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo để tìm ra câu trả lời từ một chuyên đề lớn, hoặc nội dung trọng tâm của bài. Một kết quả đáng ghi nhận là các em đã biết sử dụng các từ nối để viết văn, bên cạnh đó các em cũng đã tự tin thể hiện khả năng hùng biện tiếng Anh cũng như tham gia các cuộc giao lưu tiếng Anh tại trường.
Hình 5: Hình ảnh bài viết của học sinh sau khi được hướng dẫn sử dụng từ nối
* Kết quả sau khi khảo sát thực tế ở các khối lớp trước và sau khi áp dụng các giải pháp trên:
Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 9C 36 12 33,3 16 44,5 8 22,2 0 16,7 9E 1 29 13 44,8 16 52,2 0 0 0 0 9E 2 28 15 53,6 13 46,4 0 0 0 0
Bảng 2 : Kết quả khảo sát học sinh sau khi áp dụng đề tài
Với kết quả khảo sát như trên, đối chiếu, so sánh với khảo sát ban đầu khi chưa áp dụng đề tài, chúng tôi nhận thấy số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt, không còn học sinh yếu kém. Đặc biệt đối với các lớp tiếng anh nâng cao
học sinh rất tự tin khi viết bài và đặc biệt các em cũng trở nên tự tin hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ khi nói tiếng anh trong các buổi ngoại khóa và giao lưu. Số lượng học sinh hào hứng tham gia các cuộc thi viết hàng tháng ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ tới 80% so với trước đây chỉ đạt chừng 60%. 90% học sinh có khả năng thực hành tốt các yêu cầu của giáo viên.
Ngoài ra quá trình thực nghiệm đề tài còn đem lại những kết quả rất khả quan cho cả giáo viên và học sinh đặc biệt rất hữu ích cho các em học sinh ôn thi vào lớp 10 PTTH và thi học sinh giỏi.
Phần 3 KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm là đã tìm hiểu thực trạng của việc dạy tiếng Anh ở trường THCS; nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết luận cho học sinh. Ưu điểm của sáng kiến kinh nghiệm là đưa ra các phương pháp để giúp học sinh có thói quen sử dụng các từ nối để liên kết câu văn, giúp cho bài văn được chặt chẽ hơn.
Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 -2014 của Sở GD – ĐT Vĩnh Phúc và Phòng GD – ĐT Vĩnh Tường yêu cầu các trường trong huyện có đủ yêu cầu về cơ sở vật chất chuẩn bị tốt cho việc dạy chương trình sách giáo khoa mới, thì việc áp dụng các giải pháp này để phát huy được hết khả năng của giáo viên cũng như học sinh trong các tiết học là rất cần thiết.
Ưu điểm của đề tài này là rất lớn, nó không chỉ có ích cho giáo viên đang bồi dưỡng học sinh giỏi mà cũng rất có ích đối với giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới. Tuy nhiên việc áp dụng bước đầu có thể gây một số khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Thời gian đầu học sinh chưa quen với việc sử dụng các từ nối nên đôi khi còn lúng túng và có thể sử dụng chưa đúng. Với kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy để có thể sử dụng được tốt các từ nối đã học thì một người giáo viên giỏi cần biết kết hợp tốt các phương pháp, phương tiện dạy học.
2. Phạm vi áp dụng của đề tài ‘‘Hướng dẫn sử dụng từ nối hiệu quả
trong viết luận’’ có thể áp dụng được với tất cả các thầy cô giáo được phân
công giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS. Đặc biệt đề tài không chỉ có thể vận dụng và sử dụng có hiệu quả ở các trường chất lượng cao, các trường có lớp tiếng Anh nâng cao có cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện đại mà còn có thể áp dụng được với tất cả các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu ở tất cả các khối lớp và ở tất cả các trường học.
Đề tài được ứng dụng có hiệu quả ở các lớp 9C, 9E 1, 9E
2 trường THCS Vĩnh Tường, giờ học kỹ năng viết môn tiếng Anh thực sự không còn gây sự lo lắng cho học sinh nữa mà các em đã có hứng thú với kỹ năng viết hơn.
3. Cùng với các môn học khác, môn tiếng Anh được coi là môn học công cụ, giúp học sinh có thể hoà nhập với nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh trong các nhà trường, nhất là bậc THCS đang đặt ra một vấn đề cấp thiết. Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp THCS, đặc biệt là đối với môn tiếng Anh, ngoài những yếu tố như chương trình, thời gian, trình độ của học sinh, khả năng chuyên môn của giáo viên… điều quan trọng nhất là phương thức tổ chức của giáo viên trong dạy học. Theo tôi bất cứ phương pháp nào cũng cần có những giải pháp có tính khả thi để mọi giáo viên đều có thể dễ dàng thực hiện. Để
nâng cao được chất lượng dạy và học môn tiếng Anh và để áp dụng được các giải pháp trên có hiệu quả chúng tôi xin mạnh dạn nêu một số kiến nghị sau:
- Đầu tư trang thiết bị dạy học, máy chiếu, bảng thông minh cho tất cả các phòng học thì việc ứng dụng công nghệ thông tin mới thực sự đi vào các môn học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng.
- Nhà trường tạo điều kiện cho nhóm giáo viên tiếng Anh được tổ chức các tiết học ngoại khoá đối với tất cả các khối lớp (mỗi năm 2 lần) có thể vào các ngày lễ, hình thức tổ chức cho học sinh có thể hoạt động tại trường và trang bị thêm các phương tiện hỗ trợ dạy học tiếng Anh (băng đĩa, máy chiếu, Internet ...).
4. Đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương tiện dạy học là yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông. Hiện nay chúng ta đã có những lớp tập huấn cho giáo viên môn ngoại ngữ về các phần mềm ứng dụng vào dạy học, các lớp tập huấn về ngữ âm, ngữ pháp ... Qua việc tìm hiểu, phân tích việc ứng dụng các giải pháp, chúng tôi đã chỉ ra nội dung, cách thức và những phần mềm tối ưu sử dụng cho giảng dạy môn tiếng Anh nên đây cũng là hướng nghiên cứu hoàn toàn mang tính khả thi. Tuy vậy, để thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm thì mỗi giáo viên phải linh động trong việc vận dụng các giải pháp phù hợp với khả năng của học sinh và điều kiện của trường. Đặc biệt cần tự nâng cao trình độ tin học, sử dụng thành thạo máy tính cũng như các phần mềm dạy học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
……….., ngày 10 tháng 10 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các sách tham khảo.
1 Classroom instruction that works – (Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock)
2 Multiply Intelligences in the classroom – (Thomas Armstrong) 3 Classroom management that works – (Robert J. Marzano)
4 Becoming a better teacher: Eight innovations that work – (Giselle O. Martin-Kniep)
5 The art and science of teaching – (Robert J. Marzano) 6 Design and layout make the course even easier to follow. 7 New cutting edge.
8 Academic writing – A handbook for international students – second edition – Stephen Bailey.
9 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh THCS. 10 Phương pháp dạy học môn tiếng Anh THCS.
2. Các webside. 1 http://www.google.com 2 http://tuhoctienganhhieuqua.com/ 3 http://www.wikihow.com/Write-an-Essay 4 http://www.edu.net.vn.com 5 http://www.tienganhonline.net 6 http://www.baigiang.bachkim.vn 7 http://www.luyennghetienganh.com 8 http://www.equest.edu.vn 9 http://www.voaspecialenglish.com 10 http://mp3.zing.vn/mp3 11 http://www.tienganh.com.vn