NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.

Một phần của tài liệu 50 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 29 - 34)

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.

Các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Các yếu tố này có thể tác động theo chiều hướng khác nhau, ở mức độ nhiều ít khác nhau và vào những thời điểm có thể không giống nhau. Vì vậy doanh nghiệp luôn phải chủ động trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo để có tác động kịp thời, tạo điều kiện cho công tác đào tạo và phát triển được diễn ra thuận lợi, tiết kiệm được chi phí đến mức tối đa và đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài.1.1. Môi trường Công nghệ. 1.1. Môi trường Công nghệ.

Nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ cao với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật. Để tiến kịp với sự phát triển của thế giới các doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo con người nắm bắt được những thành tựu mới nhất của công nghệ, sử dụng được công nghệ với hiệu quả cao. Mặt khác người lao động để duy trì được cuộc sống của mình cũng phải không ngừng nâng cao tay nghề của mình để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Từ đó làm cho kết quả đào tạo và phát triển của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao với sự cố gắng, nỗ lực của cả doanh nghiệp và người lao động.

1.2. Môi trường Chính trị - Pháp lý.

Môi trường chính trị ổn định giúp cho doanh nghiệp và người lao động yên tâm sống, làm việc và học tập tốt hơn. Lúc đó công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ đạt được hiệu quả cao.

Chủ trương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Nhà nước có nhiều công cụ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công bằng xã hội trong đó có chính sách về tạo việc làm cho người lao động góp phần xoá đói giảm nghèo. Những chính sách này đã được thể qua bằng pháp luật giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện làm cho đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao.

1.3. Môi trường Kinh tế.

Đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự hội nhập ngày càng sâu rộng, nhu cầu của người dân ngày càng cao. Một trong những nhu cầu đó là mong muốn có thu nhập cao hơn, vị trí tốt hơn trong xã hội thì việc nâng cao kiến thức, tay nghề chuyên môn là cần thiết hơn bao giờ hết. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho đào tạo có tác dụng kích thích họ tham gia đào tạo, học tập.

1.4. Môi trường Văn hóa – Giáo dục.

Môi trường văn hóa trong và ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác đào tạo của doanh nghiệp. Nếu tất cả mọi người trong xã hội đều coi trọng việc học, nâng cao trình độ hiểu biết thì số lượng lao động mong muốn được học tập sẽ nâng lên nhiều hơn từ đó làm cho kết quả đào tạo đạt hiệu quả cao.

Nếu hệ thống Giáo dục – đào tạo xã hội tốt nó sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp những lao động những lao động có chất lượng cao, có trình độ và kỹ năng thực hiện công việc thì doanh nghiệp sẽ đào tạo ít và kết quả đào tạo sẽ có hiệu quả cao hơn. Và ngược lại, nếu hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội không phát triển, lực lượng lao động tuyển vào trong doanh nghiệp trình độ cũng không cao lúc đó doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí cho đào tạo và kết quả đào tạo đạt được cũng không cao. Ở Việt Nam hệ thống giáo dục cũng chưa phát triển nên các doanh nghiệp khi tuyển người phải mất một thời gian đầu để đào tạo thì người lao động mới đáp ứng được yêu cầu công việc.

2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp.

2.1. Chiến lược, sứ mệnh, tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp.

Mục tiêu, chiến lược là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Nó chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khi chiến lược kinh doanh thay đổi thì nó cũng dẫn đến

sự thay đổi của công việc đi liền với nó là sự cần thiết phải thay đổi và nâng cao kỹ năng để phù hợp với công việc mới. Tuỳ vào chiến lược ngắn hạn hay dài hạn mà doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo phù hợp, quyết định số lượng lao động được đào tạo và loại hình đào tạo.

Nhà lãnh đạo là người quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp, quyết định người nào được đi đào tạo và có nên đào tạo nhiều hay không là do nhà lãnh đạo. Có nhiều nhà lãnh đạo cho rằng không nên đào tạo vì sau khi đào tạo xong người lao động sẽ bỏ đi làm cho doanh nghiệp khác. Cũng có nhà lãnh đạo nghĩ rằng đào tạo và phát triển là công cụ quan trọng để tạo động lực cho người lao động làm việc tốt hơn, giúp họ thấy có hứng thú hơn trong công việc. Từ đó đem lại hiệu quả cao trong công việc.

2.2. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là đối tượng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nên đặc điểm nguồn nhân lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đên kết quả đào tạo. Doanh nghiệp phải đánh giá đúng năng lực, trình độ người lao động từ đó sẽ thấy được những ai cần phải đào tạo? Phải đào tạo những gì? Nên lựa chọn phương pháp đào tạo nào cho thích hợp đem lại hiệu quả cao.

Nếu trình độ lao động của doanh nghiệp thấp thì nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp càng cao và người lại. Từ đó nó cũng ảnh đến thời gian đào tạo và chất lượng đào tạo sau mỗi khoá đào tạo. Ngoài ra nếu doanh nghiệp có cơ cấu lao động già thì nhu cầu đào tạo và phát triển đội ngũ kế tục là rất cần thiết.

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.

Quy mô của doanh nghiệp càng mở rộng thì công tác đào tạo của doanh nghiệp càng phức tạp và ngược lại. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thay đổi hoặc trình độ của người lao động chưa đủ để khai thác nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo để nâng cao kỹ năng khai thác và sử dụng máy móc thiết bị hiện đại đó.

2.4. Nguồn tài chính của doanh nghiệp.

Đào tạo là một hoạt động đòi hỏi rất nhiều kinh phí. Số lượng, chất lượng đào tạo phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài chính doanh nghiệp. Nhiều khi doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo rất lớn nhưng không thể thực hiện được do thiếu kinh phí. Do đó, dự tính chi phí đào tạo cũng là một khâu rất quan trọng trong quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

2.5. Chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.

Chính sách khuyến khích và sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đào tạo. Doanh nghiệp nào làm tốt việc này sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao hiệu quả công việc của người lao động.

Việc khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được các doanh nghiệp quy định cụ thể về chế độ cho người được cử đi học như: tiền lương, học phí, tiền ăn theo ca, các chi phí khác có liên quan.

Đối với chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo cũng phải được các doanh nghiệp chú ý, doanh nghiệp phải đảm bảo sau mỗi khóa đào tạo người lao động phải vận dụng được tối đa những kiến thức đã học, từng bước nâng cao thu nhập, chức vụ cho người được đào tạo.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ

Một phần của tài liệu 50 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w