TH/KH 1 Ch

Một phần của tài liệu 50 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 53 - 55)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ

TH/KH 1 Ch

3. Nội dung hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.

TH/KH 1 Ch

1 Chi

nhánh

Ngoại ngữ tiếng Trung 01 01 100 Trung Quốc 01 Năm

Tin học ứng dụng 05 06 120.00 Thị xã Hưng Yên 03 tháng

N/v Kế toán trưởng 01 01 100.00 ĐH KTQD 03 tháng

ĐH Nông nghiệp 01 05 500.00 Hà Nội 05 Năm

2 Chi nhánh nhánh Nam Nghiệp vụ tin học 03 04 133.33 Sở KHCN Hà Tĩnh 03 tháng

TC Nông lâm 02 01 50.00 Trường TCNL Hà

Tĩnh

02 năm

3 CN Phía Phía Nam

Ngành quản lý kinh tế 02 03 150.00 ĐH KT TPHCM 02 năm

Ngành nông nghiệp 04 05 125.00 ĐH NN-TPHCM 04 năm

ĐH Thương mại 03 03 100.00 ĐH TM TPHCM 04 năm

4 Chi nhánh nhánh Đà Nẵng Phương pháp tiếp cận thị trường 05 04 80.00 TT dạy nghề tại ĐN 5-10 ngày

Trung cấp kế toán 01 01 100.00 TT dạy nghề tại

ĐN

02 năm

Lái xe hạng E 01 01 100.00 Trường kỹ thuật

ôtô QK 5 ĐN

04 tháng

Nghiệp vụ quản lý kho 03 02 66.67 Tại Công ty 03 tháng

An toàn lao động, An toàn điện 13 13 100.00 TT KH BHLĐ Đà Nẵng 03 ngày Kỹ thuật vận hành máy sản xuất TTS, nghiệp vụ bốc xếp hàng hoá

07 07 100.00 Kho Hoà Khương 02 ngày

Đào tạo công tác PCCC, TTKC

05 05 100.00 Kho Hoà Khương 02 ngày

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lao động thực tế được đào tạo hàng năm đều cao hơn so với kế hoạch đào tạo, điều đó chứng tỏ việc xác định nhu cầu đào tạo của Công ty chưa được thực hiện tốt. Việc vượt mức như thế gây khó khăn cho Công ty trong vấn đề chi phí phải bỏ thêm. Tuy nhiên kết quả đào

tạo như trên cũng cho ta thấy Công ty đã quan tâm đến công tác đào tạo (số lượng đào tạo lớn).

3.3.4. Dự tính chi phí đào tạo.

Chi phí đào tạo là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập do vậy mọi chi phí cho đào tạo là Công ty tự chi. Nguồn kinh phí dành cho đào tạo được trích từ quỹ đầu tư phát triển, nằm trong nguồn vốn của Công ty. Như vậy kinh phí đào tạo sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra nguồn kinh phí cũng do người học tự bỏ ra khi họ có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với hình thức đào tạo trong công việc (đào tạo nội bộ), phòng Tổ chức – Hành chính có trách nhiệm dự tính các khoản chi phí cho toàn bộ khóa học bao gồm: việc phục vụ, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng nghỉ giữa giờ, chuẩn bị máy móc thiết bị cho khoá học…

Còn đối với hình thức đào tạo ngoài công việc, Công ty tổ chức cho người lao động học ở các trung tâm, các trường đại học chính quy thì trưởng phòng Tổ chức – Hành chính sẽ liên hệ ký hợp đồng thoả thuận với cơ sở đào tạo về nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm và chi phí cho đào tạo (được thoả thuận trong hợp đồng). Còn đối với những người tự nguyện muốn nâng cao trình độ, có thêm bằng cấp thì tự bỏ chi phí ra để theo học các trường, lớp chính quy và học ngoài giờ hành chính, trong một số trường hợp Công ty cũng tạo điều kiện cho người lao động học trong giờ hành chính mà vẫn được hưởng nguyên lương.

Với mỗi loại hình đào tạo đều phải có sự xét duyệt của Giám đốc Công ty và phòng Tổ chức – Hành chính. Sau khi khoá đào tạo kết thúc, tổng chi phí được ghi chép đầy đủ và gửi lên phòng Tài chính - Kế toán.

3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển.3.4.1. Tiến hành đào tạo. 3.4.1. Tiến hành đào tạo.

Công ty đã tiến hành đào tạo theo đúng các bước của quy trình ISO 9001 – 2000, quá trình lập chương trình đào tạo được thực hiện hết sức cẩn thận và chặt chẽ giữa các bộ phận. Từ đó đã giúp Công ty lựa chọn được những khoá đào tạo, thời gian đào tạo hợp lý, đặc biệt là đối với đào tạo nội bộ. Đối với các khoá đào tạo bên ngoài do hạn chế về thời gian nên các khoá này chưa được sắp xếp bố trí hợp lý làm cho hiệu quả đào tạo chưa cao.

3.4.2. Nhà quản lý.

Tất cả mọi kế hoạch đào tạo được lập đểu phải trình lên Giám đốc, Giám đốc là người quyết định cuối cùng về số lượng người được cử đi đào tạo, khoá học, thời gian đào tạo.

Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW với cơ cấu lao động già nên trong những năm gần đây Công ty không ngừng đào tạo cho những lao động quản lý để họ có thể đảm nhận được những chức vụ quan trọng khi có người về hưu. Mặt khác, cán bộ quản lý trong Công ty cũng được đào tạo nghiệp vụ sư phạm nên vai trò của nhà quản lý có thể đóng vai trò của nhà đào tạo.

Một phần của tài liệu 50 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương (Trang 53 - 55)