Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh
Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều ngành nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển. Hiện sản phẩm của làng nghề không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn ngoại tệ lớn, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn. Theo số liệu của Viện khoa học và Công nghệ môi trường (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), hiện nước ta có khoảng 1450 làng nghề, trong đó có 228 làng nghề truyền thống, 70% số làng nghề tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Ở một số tỉnh như: Bắc Ninh, Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Hải Dương… đời sống người dân được cải thiện, thu nhập từ các làng nghề đem lại chiếm tới 75% tổng thu nhập. Số dân địa phương tham gia vào sản xuất (tái chế thép dân dụng, chế biến lương thực, dệt tơ lụa, tái chế giấy, thu gom và tái chế nhựa .) đã lên tới 20.000 người. [2] Làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh có lịch sử rất lâu đời, một số nghề được xuất hiện từ thời Lý. Đại Bái là một làng nghề đúc đồng nổi tiếng nằm ven sông Đuống. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: đúc đồng, đúc nhôm, gò nhôm nhưng gò đúc đồng là chủ yếu. Do sự phát triển thiếu bền vững cùng công nghệ sản xuất lạc hậu… đã làm suy giảm chất lượng môi trường làng nghề và khu vực xung quanh từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Để giúp tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất cũng như quản lý môi trường làng nghề thì việc đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại địa phương là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái - tỉnh Bắc Ninh”. 1 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Tìm hiểu thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái. - Đánh giá tình hình quản lý môi trường. - Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường tại địa phương. 1.2.2. Yêu cầu - Phải tìm hiểu được thực trạng môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái và đánh giá đúng tình hình quản lý môi trường ở địa phương. - Đưa ra được các giải pháp hợp lý nhằm bảo vệ môi trường 2 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về làng nghề Việt Nam 2.1.1. Xu hướng phát triển làng nghề 2.1.1.1. Xu hướng phát triển của làng nghề Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông thôn việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nhiều làng nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục, phát triển mạnh. Hiện sản phẩm của làng nghề không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn ngoại tệ lớn, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển KT - XH, văn hoá và nông nghiệp của đất nước, như: làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Tp. Đã Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm… [2] Cùng với quá trình công nghiệp hoá, việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nhằm thúc đẩy sản xuất đã làm tăng thu nhập bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến. Toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 4 làng nghề mới hình thành, với trên 80 công ty TNHH, 196 HTX và trên 12.000 hộ sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống thu hút gần 60.000 lao động. Giá trị sản xuất đạt trên 700 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 30% giá trị công nghiệp toàn tỉnh. [3] Những hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng đều có thu nhập cao hơn hộ thuần nông. Thu nhập từ ngành nghề này càng đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của người dân. Ngoài ra 3 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 làng nghề ở nông thôn phát triển để tạo ra một lượng hàng hoá đáng kể, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của đời sồng nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuất khẩu. 2.1.1.2. Sự phân bố các làng nghề Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thông thường tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Theo thống kê của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội, hiện cả nước có 1.450 làng nghề, phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%) [2]. Bảng 2.1. Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da Chế biến NSTP Tái chế phế liệu Thủ công mỹ nghệ Vật liệu xây dựng Nghề khác Miền Bắc 138 134 61 404 17 222 Miền Trung 24 42 24 121 9 77 Miền Nam 11 21 5 93 5 42 Tổng 173 197 90 618 31 341 (Nguồn [2]) Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8% năm, tính theo giá trị đầu ra. Sản phẩm và phương thức sản xuất của các làng nghề rất phong phú và đa dạng với hàng trăm loại nghề khác nhau. Ngành nghề nông thôn Việt Nam rất đa dạng, có hàng trăm nghề và có rất nhiều hình thức để phân loại làng nghề. Căn cứ vào kết quả điều tra về làng nghề trên cả nước, có thể phân chia thành 6 nhóm ngành sản xuất chính như sau: 4 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 N1: ươm tơ, dệt vải và may đồ da N2: chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu N3: tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…) N4: thủ công mỹ nghệ, thêu ren N5: vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá N6: nghề khác Bảng 2.2. Số lượng làng nghề phân theo ngành sản xuất chính Khu vực Số làng nghề theo nhóm ngành N1 N2 N3 N4 N5 N6 Đông Bắc 11 1 6 40 - 2 60 ĐBSH 64 132 55 353 16 - 840 Bắc Trung Bộ 17 30 15 81 4 60 207 Nam Trung Bộ 6 12 9 38 5 17 87 Tây Bắc 63 1 - 11 1 - 76 Tây Nguyên 1 - - 2 - - 3 Đông Nam Bộ 8 9 2 20 4 8 51 (Nguồn [2]) Việc phân loại nhóm ngành như trên dựa trên các yếu tố tương đồng về công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, sản phẩm và thị trường tiêu thụ của các làng nghề. Ta thấy, đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là vùng tập trung nhiều làng nghề nhất, tiếp theo là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ 2.1.2. Tác động của làng nghề tới môi trường 2.1.2.1. Tác động đến môi trường không khí Ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, nhựa . Ước tính tải lượng ô nhiễm không khí do đốt than để nung 5 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 vôi, nung gốm, sứ từ hàng trăm lò thủ công lên tới hàng triệu m 3 khí độc. Dân cư làng nghề và cả các xã khác đều phải sống chung với khói bụi, hơi nóng và khí thải độc hại của các làng nghề này. Ở các làng nghề sản xuất gốm Bát Tràng, làng nghề gốm Xuân Quang (Hưng Yên), làng nung vôi Đôn Tân (Thanh Hoá), Kiên Khê (Hà Nam), Khai Thái (Hà Tây) . Bụi phát sinh từ quá trình khai thác, gia công đất nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm . Hàm lượng bụi từ các làng nghề này lớn. Khí ô nhiễm, bụi, tiếng ồn còn phát sinh do hoạt động giao thông ở các làng nghề. Đây cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí tại làng nghề. Quá trình nung gạch sử dụng nhiên liệu than hỗn hợp có hàm lượng lưu huỳnh cao (4 – 4,5%) nên phát sinh lượng bụi lớn và khí độc hại như SO 2 , NO 2 , CO, CO 2 [2]. Bảng 2.3. Chất lượng không khí làng nghề Khai Thái, Hà Tây và Dạ Trạch, Hưng Yên (Đơn vị: mg/m 3 ) (Nguồn [2], Viện KH&CN Môi trường khảo sát tháng 9/2003) Kết quả phân tích cho thấy: hàm lượng bụi ở khu vực sản xuất đều rất cao, vượt TCCP từ 3 đến 8,5 lần. Khí SO 2 khu lò gạch Khai Thái - Hà Tây lên tới 0,76mg/m 3 không khí. TT Vị trí lấy mẫu Bụi CO SO 2 NO 2 1 Khu lò gạch LN Khai Thái, Hà Tây 0,913 7,413 0,760 0,045 2 Đầu hướng gió khu lò gạch LN Khai Thái, Hà Tây 0,251 3,375 0,006 0,043 3 Sân UBND xã - LN Khai Thái, Hà Tây 0,068 2,315 0,003 0,008 4 Khu lò gạch LN Dạ Trạch, Hưng Yên 2,661 11,735 0,019 0,161 5 LN Dạ Trạch (Cạnh lò anh Với) 2,568 8,823 0,011 0,096 TCVN 5937 – 1995 0,3 40 0,5 0,4 6 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 Theo GS. TS Đặng Kim Chi - Phó Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ môi trường: “Hầu hết các làng nghề hiện nay, nhiên liệu đốt dùng phổ biến là than củi và than đá nên ô nhiễm môi trường không khí do việc sử dụng nhiên liệu thông qua các sản phẩm cháy là rất lớn”. Bảng 2.4. Chất lượng môi trường không khí tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, Trung Văn và Triều Khúc (Đơn vị: mg/m 3 ) STT Vị trí Bụi SO 2 HCl CO HC Pb 1 K1 1,22 0,056 0,026 25,36 1,25 0,001 2 K2 1,33 0,002 0,01 45,7 5,36 0,002 3 K3 0,68 0,003 0,015 3,329 0,2 0,001 4 K4 0,45 0,007 0,032 6,927 0,45 - 5 K5 0,116 0,003 0,015 3,294 0,02 0,001 6 K6 0,248 0,007 0,032 6,275 0,045 0,002 7 K7 0,213 0,009 0,026 6,106 0,025 - TCVN 5937-1995 0,3 0,5 0,06 40 - 0,005 (Nguồn: [2], Viện KH&CN Môi trường khảo sát tháng 9/2003)) Trong đó: K1: Xưởng đùn túi nilon ông Nguyễn Văn Hùng – Minh Khai K2: Bãi rác – Minh Khai K3: Xưởng nghiền nhựa ông Trần Xuân Thành – Minh Khai K4: Xưởng đùn hạt ông Trần Xuân Thành – Minh Khai K5: Xưởng nghiền nhựa ông Phan Đắc Thanh – Trung Văn K6: Xưởng đùn hạt ông Nguyễn Văn Quyết – Trung Văn K7: Xưởng đùn hạt Long Trúc – Trung Văn Kết quả khảo sát tại các làng nghề tái chế nhựa cho thấy: nồng độ hơi khí ô nhiễm hầu hết đều vượt TCCP, cụ thể là: Bụi trong không khí dao động trong 7 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 khoảng 0,45 – 1,33mg/m 3 , vượt TCCP 0,5 – 4 lần. Hàm lượng THC đo được ở khu vực các bãi rác của làng nghề tái chế nhựa là 5,36 mg/l vượt TCCP 1,16 lần. Tại hầu hết các làng nghề các chỉ tiêu như: BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, các chất này không được xử lý khi thải ra môi trường sẽ phát sinh rất nhiều các chất ô nhiễm thứ cấp dạng khí: CH 4 , H 2 S, NH 3 . và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ở làng nghề tái chế sắt thép Đa Hội xã Châu Khê – Từ Sơn: Khí thải chủ yếu là khí từ quá trình đốt nhiên liệu than, khí CO 2 với ước tính khoảng 255 tấn và một lượng bụi lên tới 6 tấn. Nhiệt độ môi trường trong khu vực luôn cao hơn so với nhiệt độ khu vực xung quanh từ 5 – 6 0 C, chất lượng không khí và các yếu tố vi khí hậu tại khu dân cư biểu hiện khá rõ ảnh hưởng của bụi, khí thải vượt nhiều lần so với TCCP [2]. Làng nghề tái chế giấy Phong Khê và Phú Lâm: khói thải cuộn lên từ việc đốt một lượng lớn nhiên liệu than (ước tính khoảng 200 tấn than/ ngày) được các cơ sở sử dụng cho lò hơi thải ra một lượng khí thải rất lớn bao gồm rất nhiều thành phần các khí độc hại như SO 2 , CO, NO x … Ngoài ra, không khí trong làng nghề còn bị ô nhiễm bởi mùi của hoá chất trong quá trình ngâm, tẩy phế liệu và phân huỷ chất thải rắn trong quá trình sản xuất [4]. Một nguồn gây ô nhiễm khác trong làng nghề hiện nay còn bao gồm khói, bụi từ việc đốt rác tại các bãi rác có chứa các chất nilon, nhựa, băng dính, chứa nhiều khí gây ô nhiễm độc hại, cùng với việc phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ trong hệ thống kênh chứa nước thải và các ao hồ đã bị lấp đầy bột giấy phát sinh khí H 2 S, NO x … cũng góp phần làm cho môi trường không khí trong làng nghề bị ô nhiễm hơn. 2.1.2.2. Tác động đến môi trường nước Tại các làng nghề, 100% mẫu nước thải đều có các thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, như ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm . nước thải cống chung tại khu vực sản xuất chứa hàm lượng BOD 5 rất cao, có khi lên tới 2.003 mg/ lít, như làng nghề 8 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 bún thôn Đoài (Bắc Ninh). Hoặc hàm lượng COD trong nước thải cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 3,2 – 8,93 lần [2]. Chế biến nông sản thực phẩm là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng nước thải không nhỏ, giầu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Nước thải các làng nghề sản xuất bún, bánh,… đều có BOD vượt quá TCCP từ 12,8 – 140 lần; COD vượt quá TCCP từ 9,7 – 87 lần. Hầu hết nước thải có pH thấp, thể hiện chất thải hữu cơ đã bị phân giải yếm khí. Tại hầu hết các làng nghề chỉ tiêu BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, các chất gây ô nhiễm này không được xử lý sẽ phát sinh ra nhiều dạng khí gây ô nhiễm môi trường như CH 2 , H 2 S, NH 3 . [11] Bảng 2.5. Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP Chỉ tiêu Đơn vị Phú Đô Hà Nội Vũ Hội, Thái Bình Quang Minh, Kiến Xương Thôn Đoài- Bắc Ninh Tân Độ- Hà Tây Phong lộc- Nam Định Quang Bình, Kiến Xương TCVN 5945- 1995 (B) Nhiệt độ 0 C 27,7 26,3 27,5 26,5 - 25 27,5 40 pH - 6,1 7,09 5,3 3,7 - 4,7 5,1 5,5-9 SS mg/l 414 198 1434 2671 266 1206 1764 100 COD mg/l 2967 1880 1421 2993 3868 976 1271 100 BOD 5 mg/l 1850 1040 1008 2003 1700 642 1080 50 ∑ N mg/l 20,9 27,5 27 121 1002 31 67 60 ∑P mg/l 2,79 0,78 14 39 44,2 4,2 23 6 Colifor m MPN/ 100ml - - 26.10 4 37.10 4 - 13.10 4 21.10 4 10 4 (Nguồn [2], Viện KH&CNMT khảo sát tháng 8/2002) Các chất thải độc hại khó phân hủy cũng là một vấn đề môi trường nóng bỏng đặt ra cho các làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế kim loại và dệt nhuộm, thuộc da. Các kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Hàm lượng các chất độc hại đang ở mức đáng báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại các làng nghề 9 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 tái chế kim loại có nơi hàm lượng Pb 2+ vượt tiêu chuẩn cho phép tới 4,1 lần, Cu 2+ vượt quá 3,25 lần. Hàm lượng Phenol trong nước thải tại làng nghề tái chế giấy cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10 lần. Các kết quả khảo sát cho thấy: nước mặt ở các làng nghề có mức độ ô nhiễm khác nhau. Tại làng nghề ươm tơ Cổ Chất hàm lượng COD trong nước mặt rất cao, COD = 341 mg/l (gấp 9,7 lần so với TCCP), đặc biệt độ màu lên tới 2029,5 Pt-Co [2]. Bảng 2.6. Chất lượng nước mặt ở một số làng nghề dệt nhuộm STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN NM1 NM2 NM3 1 pH - 6,80 7,92 7,1 5,5-9 2 Nhiệt độ o C 27,1 29,9 27,5 - 3 Độ màu Pt-Co - 2029,5 21 - 4 COD mg/l 66 341 27 <35 5 BOD 5 mg/l 29 150 15 <25 6 SS mg/l 41 54 112 80 7 ∑N mg/l 1,32 7,92 0,8 - 8 ∑P mg/l 0,067 0,943 0,01 - 9 NH 4 + mg/l 0,392 3,05 0,40 1 10 Coliform MNP/100ml 2400 470 14800 10 4 Trong đó: NM1: Nước mặt làng nghề Thái Phương – Thái Bình NM2: Nước ao cạnh nhà ông Thắng – làng nghề ươm tơ Cổ Chất – Nam Định NM3: Nước hồ trong khu vực làng nghề ươm tơ tằm Bảo Lộc – Lâm Đồng. Tại làng nghề dệt nhuộm Tương Giang: đặc trưng nước thải dệt nhuộm từ các cơ sở dệt nhuộm tại làng nghề là sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo sản phẩm… Nhìn chung, nước thải dệt nhuộm có độ kiềm cao, độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ, tổng chất rắn rất cao. Các thông số ô nhiễm chủ yếu: COD tới 1064 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10 lần; BOD 5 bằng 508 mg/l vượt TCCP trên 10 lần; NH 4 + bằng 1,17 mg/l vượt TCCP 1,17 lần; Coliform khoảng 13000 MNP/100ml. Ngoài ra, còn một lượng hoá chất rất 10 [...]... nghiên cứu Làng nghề đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 3.1.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2009 đến tháng 10/2009 3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái Đánh giá tình hình quản lý môi trường Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường. .. chảy qua làng nghề [2] Việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề đối với các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh đến nay vẫn còn bị bỏ ngỏ và nó là một vấn đề nan giải và chưa được chú trọng do vấn đề tài chính, nhận thức và sự ủng hộ của địa phương Làng nghề Bắc Ninh nói riêng và làng nghề Việt Nam nói chung đang gặp khó khăn trong công tác xử lý vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản làng nghề gây nên PHẦN 3 ĐỊA ĐIỂM,... vụ và tổ chức quản lý môi trường làng nghề chưa rõ ràng, sự kết hợp 24 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 giữa các cơ quan quản lý môi trường các cấp còn nhiều hạn chế, thiếu các quy định pháp luật đặc thù cho bảo vệ môi trường làng nghề; quy hoạch không gắn với bảo vệ môi trường làng nghề; các loại phí BVMT đối với chất thải còn chưa thu được, xử phạt hành chính chưa được thực hiện nghiêm,... BVMT làng nghề còn thiếu và chưa phát huy được các nguồn lực xã hội 2.3.2 Công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề Các chất thải rắn nguy hại không đựợc các làng nghề xử lý đến nơi đến chốn cũng đang là nguồn gây ô nhiễm đất và nước Ở các làng nghề tái chế giấy thì hầu như chất thải chưa được xử lý triệt để, nước thải và khí thải ô nhiễm vẫn được xả thải ra môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường. .. giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2 4.2 Hiện trạng sản xuất làng nghề 4.2.1 Tình hình sản xuất Làng nghề đúc đồng Đại Bái có từ rất lâu đời, đây là một làng nghề truyền thống với các ngành nghề chính như: Đúc đồng, đúc nhôm, dát mỏng kim loại, gia công cơ khí, kim khí hoàn chỉnh các chi tiết, chạm khắc kim loại, ghép tam khí… 33 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 Hiện nay sản xuất làng nghề. .. cứu ở Hà Tây (cũ) cho thấy các hộ gia đình vẫn tự xử lý chất thải mà chưa có một công nghệ mới nào mang tính tập trung Hàng ngày họ vẫn xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường Theo điều tra của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tây (cũ) về nguồn nước và không khí tại các làng nghề cho thấy: tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động ở tất cả các điểm công nghiệp trong tỉnh và ở tất cả các loại hình làng nghề; ... mắt đỏ, ngộ độc cũng ngày một tăng Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4% [14] 2.3 Công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề 2.3.1 Công tác quản lý môi trường làng nghề 23 Báo cáo Đề tài nghiên cứu sinh viên Năm 2009 Làng nghề rất đa dạng về loại hình sản xuất... 70%; Làng dệt nhuộm Thái Phương (Hưng Hà - Thái Bình) là 55% Kết quả điều tra y tế tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cũng cho thấy, 8 - 30% người dân có bệnh về đường tiêu hoá, 4,5 - 23% bệnh viêm da, 13 38% phụ nữ làng nghề mắc bệnh phụ khoa [2] Đơn cử, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề Dương Liễu (Hoài Đức - Hà Nội), làng bún bánh Vũ Hội (Thái Bình) là 70%, làng bún Phú Đô (Từ Liêm -. .. đến môi trường đất Các chất thải không được các làng nghề xử lý hợp lý đang là nguồn gây ô nhiễm đất Các loại hóa chất, kim loại nặng… có trong nước thải ở các làng nghề có thể ngấm sâu xuống lòng đất, chảy ra đồng ruộng Vì vậy, hầu hết môi trường đất tại các làng nghề có hiện tượng tích tụ kim loại, làm giảm độ mùn của đất, từ đó làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi Hàng ngày làng nghề. .. kim khí nặng trong nước ở các làng nghề kim khí vượt tiêu chuẩn cho phép cao như: Zn vượt 8 lần, Fe vượt 12 lần và Pb vượt 4 lần trở lên 2.2.2 Tác động đến môi trường của các làng nghề tái chế kim loại Tái chế kim loại là loại hình làng nghề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nhiều nhất do công nghệ lạc hậu và không có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm Môi trường không khí bị ô