MỤC LỤC
Số liệu điều tra được phân tích và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2003. Sử dụng phương pháp ước lượng chất ô nhiễm phát sinh của tác giả Lê Văn Nãi trong luận án “Nghiên cứu ứng dụng mô hình khuếch tán ô nhiễm để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí do các ống khói công nghiệp gây ra” cùng đặc tính kỹ thuật của than đá để ước tính các chất ô nhiễm trong khí thải từ các lò nấu đồng, nhôm. Sau đó, sử dụng công cụ đánh giá nhanh trong tài liệu Assessment of sources of air, water and land pollution, của World Health Organization (WHO), 1993 để tính tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải từ hoạt động đốt than tại làng nghề.
Đại Bái là một xã nông nghiệp, trong những năm gần đây thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng được thay đổi phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã và yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Như vậy, phát triển làng nghề là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân và góp phần vào công cuộc CNH, HĐH nông thôn. Năm 2002 được sự quan tâm của tỉnh, huyện, Đảng bộ chính quyền và nhân dân thôn Đại Bái đã thực hiện dự án xây dựng cụm công nghiệp làng nghề trên diện tích 6,2 ha với tổng kinh phí xây dựng hạ tầng gần 10 tỷ đồng.
Chính là nhờ chính sách khôi phục và phát triển làng nghề của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội và thế mạnh cho làng nghề vươn lên để ngành nghề TTCN không ngừng mở rộng và phát triển, thu hút một lượng lao động dư thừa đáng kể trong nông thôn tham gia vào sản xuất tăng thu nhập, cải thiện đời sống xã hội người dân.
Toàn xã có khoảng 800 hộ (chủ yếu ở thôn Đại Bái) làm nghề đúc đồng, đúc nhôm truyền thống và các loại hình phụ trợ như vận tải, thu gom vật liệu, trưng bày sản phẩm,… góp phần giải quyết 2.000 lao động địa phương và những vùng phụ cận. Hiện trong làng Đại Bái có các loại hình sản xuất: gò, đúc, và một số hộ sản xuất các loại hình sản phẩm khác như dát chân đế màn bằng nhôm, gia công cơ khí, kim khí hoàn chỉnh các chi tiết, chạm khắc kim loại, ghép tam khí… Thiết bị máy móc trong làng có 42 máy cán, 15 máy thụt xoong và 12 máy miết chảo, ấm. Nguyên liệu sử dụng là các phế liệu kim loại màu (nhôm, đồng, chì) như: dây điện, phôi đồng, các loại vỏ máy, ấm, xoong chảo thủng… Nhiên liệu sử dụng trong quá trình nung chảy phế liệu và đúc là than và điện với lượng tiêu thụ khoảng 2.500 tấn than/.
Hoạt động này đem lại nguồn lợi lớn cho người dân và tận dụng lại lượng lớn phế thải kim loại, nhưng bên cạnh đó quá trình sản xuất cũng tạo ra một lượng lớn chất thải chứa nhiều kim loại nặng và hoá chất độc hại vào môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân của xã.
Do đặc trưng sản xuất làng nghề tại Đại Bái là tái chế kim loại: đúc đồng, đúc nhôm, … Trong khi đó chất thải sản xuất chưa được xử lý mà vẫn được thu gom cùng RTSH nên thành phần vô cơ và chất thải nguy hại trong RTSH tại làng Đại Bái cao, thành phần vô cơ chiếm 27%, chất thải nguy hại chiếm khoảng 5% tổng lượng RTSH. Giá trị hàm lượng Cu tổng số cao nhất (216.1 mg/kg đất) tại xóm Mới thuộc thôn Đại Bái là nơi gần bãi rác tập trung của xã, đây cũng là địa điểm chính thu gom xỉ lò của các cơ sở đúc đồng, nhôm, cách mương chính đưa nước vào ruộng 20m, sát thôn Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài nơi cũng làm nghề đúc đồng. Nước thải từ làng nghề đúc đồng phát sinh trong quá trình làm mát, tẩy rửa, mạ kim loại… nước thải thường chứa nhiều bụi kim loại, gỉ sắt, dầu mỡ và hoá chất (axít, NaOH, các kim loại như: CN-, Cr2+, Zn2+, Pb2+, Cu2+,…) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, đặc biệt nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lâu dài đến nguồn nước ngầm.
Ở làng nghề Đại Bái, khí gây ô nhiễm với khối lượng lớn phát sinh chủ yếu từ các quá trình công nghệ sử dụng nhiên liệu là than, khí thải chứa các khí gây ô nhiễm như: SO2, CO, NO2, NO,… Ngoài ra còn có bụi kim loại, hơi dung môi hữu cơ phát sinh từ quá trình gia công nguyên liệu, tẩy rửa, mạ và đánh bóng sản phẩm.
Mặc dù đã có tổ thu gom, nhưng khi nhóm nghiên cứu hỏi các hộ gia đình thì hầu hết người dân đều trả lời rác thải sinh hoạt của hộ chỉ được thu gom 1 phần, chủ yếu là rác vô cơ như các loại túi nilon, vỏ hộp, giấy, thủy tinh còn lại 1 số loại rác hữu cơ (như cọng rau, thức ăn thừa, vỏ hoa quả, 1 số loại xác động vât chết…) thì được được đổ trực tiếp ra môi trường như ra ao, vườn xung quanh gia đình. Hầu hết nước thải sinh hoạt của gia đình đều đổ chung cùng nước thải ra từ quá trình sản xuất rồi xả thẳng ra hệ thống mương, ao, hồ trong làng làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt, sau đó ảnh hưởng, làm ô nhiễm đất và nước ngầm. Tỷ lệ các loại hình xử lý CTRSH của người dân trong làng Đại Bái (Nguồn: Ban Môi trường xã Đại Bái và tổng hợp phiếu điều tra, năm 2009) Khi được hỏi về đánh giá chung của người dân về môi trường của địa phương thì có tới gần 86% hộ gia đình trả lời rằng môi trường địa phương mình là bị ô nhiễm 12% cho rằng là bình thường, và chỉ có gần 3% người dân cho rằng là môi trường địa phương là sạch sẽ, dễ chịu chưa bị ô nhiễm.
Trong làng nghề có rất nhiều mô hình sản xuất như: gò đúc đồng theo mô hình truyền thống, sản xuất các loại linh kiện theo đơn đặt hàng, sản xuất các mặt hàng gia dụng trạm khảm, các loại tranh chữ truyền thống, cô ép, cán kéo các loại bã đồng, nhôm từ rác thải công nghiệp,….
- Công tác quản lý môi trường còn nhiều bất cập, do chưa đi sâu tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường làng nghề. Nhiều gia đình có lò đúc chưa tự giác làm ống khói, biện pháp xử lý vẫn chưa được áp dụng. - Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên và cụ thể, người dân cho rằng việc tuyên truyền qua các thông tin đại chúng là chưa triệt để và người dân không tiếp nhận được đầy đủ thông tin.
- Việc quản lý và xử lý hành chính các vi phạm môi trường làng nghề chưa được quan tâm, chưa có chế tài sử phạt.
Đề xuất sơ đồ mô hình tổ chức quản lý vệ sinh môi trường Để người dân dễ chấp nhận và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nên quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã: hương ước làng xã là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn do thích hợp với cộng đồng tại từng khu vực và dễ hiểu, dễ tiếp thu do gắn với thực tế. Ngoài ra, để phát triển mô hình làng nghề theo mục tiêu phát triển bền vững, các cơ quan quản lý ở các địa phương cần có kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp quản lý và các biện pháp kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu tác động môi trường trong khu vực làng nghề một cách có hiệu quả. Công tác quản lý môi trường làng nghề đã và đang được thực hiện như: tuyên truyền giáo dục về môi trường, thực hiện xây dựng ống khói đúng tiêu chuẩn cao trên 10m… Tuy nhiên việc thực hiện không đem lại hiệu quả cao do công tác BVMT làng nghề vẫn còn nhiều tồn tại: chức năng, nhiêm vụ và tổ chức quản lý mụi trường làng nghề chưa rừ ràng; thiếu những quy định phỏp luật đặc thù cho BVMT làng nghề.
Đại Bái là một trong những làng nghề truyền thống vì vậy việc gìn giữ và phát triển làng nghề phải đi đôi với BVMT để làng nghề phát triển bền vững.Tuy nhiên với hiện trạng môi trường làng nghề hiện nay thì việc hoàn thiện công tác quản lý môi trường là việc làm cần thiết tại làng nghề.