1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp

77 2,4K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 11,48 MB

Nội dung

Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.

Trang 1

Thị xã Đồng Xoài được thành lập theo nghị định 90/NĐ-CB ngày 01/09/1999

và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2000 Thị xã Đồng Xoài là thủphủ của tỉnh Bình Phước và là một trong những vùng phát triển kinh tế trọngđiểm của tỉnh Bình Phước Nằm ở phía Nam của Bình Phước, với diện tích là169,6 km² và dân số là 69.305 người (năm 2008), thị xã Đồng Xoài đang trên đàphát triển mạnh về kinh tế và xã hội Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, nền kinh tế xã hội của tỉnh đang có những bước phát triển nhanh chóng,đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, đồng thời các hoạt động sản xuấtkinh doanh cũng tăng lên rất nhiều lần trong những năm gần đây Do đó, lượngchất thải rắn và chất thải rắn nguy hại thải ra môi trường ngày càng nhiều, ônhiễm môi trường do chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại đã trở thành mốiquan tâm chung của công tác quản lý và cộng đồng dân cư đặc biệt ở nhữngvùng thành thị

Trước tình trạng môi trường ở địa phương ngày càng ô nhiễm, tôi quyết định

thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp” để tìm hiểu sâu hơn về công

tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương, làm cơ sở cho việc đề xuất cácphương án quản lý và xử lý chất thải rắn phù hợp với địa phương mình

Đề tài được thực hiện với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Đức Cửu-Phó ChiCục Trưởng, Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

Trang 2

tỉnh Bình Phước và Th.S Dương Đức Hiếu - Viện Sinh học nhiệt đới, thành phố

Hồ Chí Minh

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị xãĐồng Xoài tỉnh Bình Phước

- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giúp cho các cơ quanquản lý có chiến lược đầu tư và biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý, kịpthời

1.3 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý chất thải rắn trên địabàn thị xã Đồng Xoài và tỉnh Bình Phước

- Điều tra, khảo sát các hoạt động thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắntrên địa bàn thị xã

- Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắncủa thị xã Đồng Xoài

- Đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc quản lý và xử lý chất thải rắn củathị xã Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập tài liệu, kế thừa các thông tin có liên quan đến thị xã Đồng Xoàitỉnh Bình Phước

- Thu thập, kế thừa các kết quả điều tra nghiên cứu của sở tài nguyên vàmôi trường tỉnh Bình Phước, các sở khoa học công nghệ của tỉnh

- Xử lý các số liệu thống kê đã thu thập được

- Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các chương trình có liên quanđến vấn đề môi trường

- Khảo sát thực tế quá trình thu gom vận chuyển rác thải của xí nghiệp côngtrình công cộng (đến các điểm tập kết rác trên các tuyến đường trong khu vực củađịa bàn thị xã, trung tâm thương mại chợ đồng xoài, trường học và các côngsở…)

Trang 3

- Tham quan, khảo sát thực tế quá trình xử lý và tái chế chất thải rắn sinhhoạt tại Công Ty Đầu tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước tạithị xã Đồng xoài Quan sát quá trình xử lý rác thải, làm phân vi sinh, làm gạch…tại nhà máy xử lý rác.

- Tham khảo và thu thập tài liệu từ sách báo của nhiều tác giả Tìm kiếmthêm thông tin và tài liệu trên các trang wed về lĩnh vực môi trường

- Chụp một số hình ảnh và thu thập các bản đồ có liên quan

1.5 Giới hạn và thời gian thực hiện đề tài

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá trên địabàn thị xã Đồng Xoài thuộc địa phận tỉnh Bình Phước

Đề tài bắt đầu thực hiện từ 15/03/2010 đến 15/06/2010

1.6 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuấtgiải pháp tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Trang 4

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI

2.1 Điều kiện tự nhiên [16]

2.1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Đồng Xoài nằm ở phía Nam tỉnh Bình Phước, có tổng diện tích tựnhiên là 16.769,83 ha Tọa lạc tại đường QL14, thị xã Đồng Xoài, tỉnh BìnhPhước Từ đường Nguyễn Huệ đến trụ sở điện lực tỉnh Bình Phước Toàn thị xãđược chia làm 05 phường và 03 xã, trung tâm thị xã đặt tại phường tân phú, baogồm:

Phường Tân Phú: 963,58 ha

Phường Tân Đồng: 789,97 ha

Phường Tân Bình: 521,34 ha

Phường Tân Xuân: 997,85 ha

Phường Tân Thiện; 360,00 ha

Xã Tiến Thành: 2.565,86 ha

Xã Tân Thành: 5.575,82 ha

Xã Tiến Hưng: 4.995,41 ha

Ranh giới hành chính được xác định bởi:

Phía Đông, Nam, Bắc giáp huyện Đồng Phú

Phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Dương

Phía Tây giáp huyện Chơn Thành

Thị xã Đồng Xoài nằm trong địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm phía nam,một trong các vùng kinh tế quan trọng và có vị trí chiến lược

Trang 5

Hình 2.1 Bản đồ hành chính thị xã Đồng Xoài

Trang 6

2.1.4 Đặc điểm khí hậu

Thị xã Đồng Xoài thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậunhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5đến tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Cácđặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình quân hàng năm biến động từ 2.045 2.325 mm Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90%lượng mưa cả năm Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhấtvào các tháng 7, 8 và tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường ít có mưa Mưa gây lũthường xảy ra vào các tháng 8, 9, 10

Nhiệt độ không khí: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cậnxích đạo nên thị xã đồng xoài có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổnđịnh từ 25,8 - 26,20C Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 220C Nhiệt độ bìnhquân cao nhất từ 31,7 - 32,20C Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các thángtrong năm không lớn, khoảng 0,7 - 30C

- Nắng: thị xã Đồng Xoài nằm trong vùng dồi dào nắng Tổng tích ôn bìnhquân trong năm từ 9.288 – 9.3600C Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ2.400 - 2.500 giờ Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ Thời gian nắngnhiều nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4; thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9

Trang 7

- Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 80,8

- 81,4% Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2% Tháng có độ ẩm cao nhất là88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%

- Bốc hơi: lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1.113 - 1.447 mm Thời giankéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào các tháng 2, 3, 4

- Gió: chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: Chính Đông, Đông - Bắc và Tây –Nam theo 2 mùa Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc độbình quân 3,5 m/s Mùa mưa gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam, tốc độ bìnhquân 3,2 m/s

Nhìn chung chế độ khí hậu về cơ bản cho phép đẩy mạnh phát triển ngành sảnxuất nông nghiệp Tuy nhiên lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽđến sản xuất nông nghiệp, cần phải bố trí cây trồng và mùa vụ cho phù hợp nhằmkhắc phục được tình trạng thiếu nước về mùa khô và phát huy được hiệu quảkinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa đượcquá trình xói mòn rửa trôi và thoái hóa đất đai, nhất là về mùa mưa trên địa bàntỉnh

2.1.5 Đặc điểm thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi ở đây tương đối ít, chỉ có những con suối chảy qua vớilượng nước thấp, bao gồm một số hồ đập và suối như: Hồ Suối Cam, Hồ SuốiLam, Suối Rạt và Suối Đồng Tiền… những con suối này sẽ góp phần lớn choviệc cung cấp lượng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.Mùa mưa thì lượng nước tương đối lớn, nhưng về mùa khô thì lại thiếu nướccho hoạt động sản xuất và sinh hoạt Đa số các hộ dân sử dụng nước giếng khoan

để sinh hoạt và sản xuất

2.1.6 Đặc điểm sinh thái và đa dạng sinh học

Đặc điểm thực vật

Thị xã Đồng Xoài được xem là vùng sinh thái nông nghiệp với cây côngnghiệp dài ngày chiếm ưu thế, bên cạnh đó còn có các loại cây ngắn ngày, câyrừng tự nhiên, trảng cỏ, cây bụi…

Trang 8

Thành phần thực vật chủ yếu ở đây bao gồm các loại cây trồng dài ngày như:cây điều, cây hồ tiêu, cây cà phê và cây cao su…

2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.1 Đặc điểm kinh tế [1]

Thị xã Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước nên chịu sự chi phối và phát triểnchung về kinh tế của thị xã nói riêng và của tỉnh Bình Phước nói chung Phát huynhững thành quả đạt được, năm 2008 tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Phướctíêp tục ổn định và phát triển

- Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 2008 ước khoảng 58.635 tấn,tăng 3,6% so với cùng ký năm trước và đạt 95,7% so với kế hoạch năm

- Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng ước đạt 1.655.503 triệu đồng đạt68.4% kế hoạch năm, tăng 27,8 so với cùng ký năm trước

- Kim ngạch xuất khẩu ước 207.585 ngàn USD đạt 66,3% kế hoạch năm vàtăng 18,2% so với cùng ký năm trước

Trang 9

- Dân số thị xã chủ yếu tăng mạnh do cơ học Đây cũng chính là thị trườngtiềm năng cho việc phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, sản xuất côngnghiệp trên địa bàn thị xã.

- Thị xã Đồng Xoài là trung tâm văn hoá, chính trị Hiện nay thị xã ĐồngXoài được xếp vào đô thị loại III

2.2.3 Sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp [16]

Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng có quy

mô lớn Các loại cây trồng chính chủ yếu là cây lương thực như: khoai mì; cáccây công nghiệp hàng năm như: đậu phộng, mè và các cây công nghiệp dài ngày

có gía trị kinh tế cao như: cao su, điều, cà phê, tiêu… chiếm vị trị quan trọngtrong tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân

2.2.4 Công nghiệp

Ngành công nghiệp của thị xã có điểm xuất phát thấp Trong những năm gầnđây, nhịp độ phát triển công nghiệp tăng lên, hình thành các khu sản xuất côngnghiệp với quy mô cao Số lượng lao động trong sản xuất công nghiệp cũng tăngcao

Hiện nay trên địa bàn thị xã đã hình thành và phát triển các ngành côngnghiệp như: công nghiệp chế biến nông lâm sản và đồ uống, công nghiệp sảnxuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may, da dày, công

Trang 10

nghiệp sản xuất phân phối điện nước Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chếbiến nông lâm sản và đồ uống đang là ngành công nghiệp chiếm ưu thế về chiếmlĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu do phát huy được thế mạnh nguồnnguyên liệu sẵn có của địa phương Tuy nhiên, song song với phát triển côngnghiệp là vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nước, hiện nay tại các khu vực

có cơ sở sản xuất công nghiệp

Trên địa bàn thị xã hiện nay mới thành lập khu công nghiệp Đồng Xoài IIvới diện tích 84,7 ha Mặc dù trên địa bàn thị xã đã được quy hoạch các khu côngnghiệp, cụm công nghiệp nhưng hiện nay số lượng các cơ sở sản xuất côngnghiệp vẫn mang tính tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư, hình thànhkhông theo quy hoạch tổng thể vẫn còn khá nhiều, công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạchậu, hệ thống xử lý chất thải hầu như không có hoặc có nhưng không đạt yêucầu, đang gây áp lực lớn lên môi trường [13]

Hậu quả của ô nhiễm công nghiệp là vô cùng to lớn, việc khắc phục ô nhiễmmôi trường rất phức tạp và tốn kém, do đó ngay từ bây giờ các cấp, các ngành,các cơ sở sản xuất phải có biện pháp hữu hiệu trong phát triển công nghiệp đi đôivới bảo vệ môi trường

2.2.5 Thương mại - dịch vụ

Thương mại của thị xã trong thời gian qua có bước phát triển khá, hàng hóaphong phú và đa dạng hơn, đáp ứng các yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhândân ngày một tốt hơn Mạng lưới thương mại được mở rộng

Mạng lưới chợ: hiện nay trên địa bàn thị xã, lĩnh vực thương mại dịch vụphát triển khá tập trung với một siêu thị Coopmart lớn vừa được mở Tuy nhiên,quy mô còn nhỏ, hàng hóa dịch vụ chưa phong phú đa dạng, chất lượng phục vụchưa cao

Xuất nhập khẩu còn khó khăn, thị trường chưa được mở rộng, mặt hàng xuấtkhẩu chưa phong phú đa dạng, chủ yếu là hàng nông sản dưới dạng thô, chưa quachế biến, giá cả không cao và dễ bị tác động từ các nước và khu vực nơi cónhững mặt hàng tương tự.

Trang 11

2.2.6 Điều kiện hạ tầng kỹ thuật [20]

Nguồn điện: sử dụng nguồn điện hiện hữu có cấp điện áp 220V bố trí dọctheo tuyến đường QL14

Cấp nước: sử dụng xe bồn, lấy nước từ hồ suối Cam

Thoát nước: theo hệ thống thoát nước đã có sẵn

Giao thông liên lạc: nằm ngay trung tâm tỉnh Bình Phước nên giao thông đilại và vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như các dịch

vụ khác

2.2.7 Đô thị hoá và các vấn đề về môi trường

Thị xã là nơi có nhiều dân cư tập trung đông nhất, điều đó sẽ làm cho lượngchất thải phát sinh càng nhiều Theo số liệu điều tra về dân số và tốc độ phát triểnkinh tế cho thấy: lượng chất thải tính bình quân 1 người thải ra là khoảng 0.91kg/người/ngày (năm 2008) Như vậy với dân số của thị xã khoảng 69.305 người thìlượng rác thải bình quân là 63.067,55 kg/ngày hay 63 tấn rác/ngày.[5]

Qua thống kê điều tra cho thấy, dân số tư nhiên ở thị xã ngày càng tăng cao,

và số dân cơ học cũng tăng cao từ quá trình di cư ở các vùng nông thôn vào thị

xã Đô thị càng phát triển mạnh sẽ càng thu hút số lượng dân cư từ các nơi tậptrung vào Quá trình này sẽ làm thay đổi lối sống bản địa cũ và làm nảy sinhnhiều vấn đề trong việc quản lý đô thị và môi trường Đô thị hoá càng cao thì sựtăng trưởng về kinh tế càng mạnh do đó tỷ lệ lao động chết sẽ giảm đi

Đô thị hoá phát triển sẽ làm tăng dân số ở thị xã và hậu quả là sự quá tải đốivới hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị (giao thông, cấp nước, điện, hệ thống thugom và xử lý chất thải sinh hoạt…), làm hao hụt nguồn tài nguyên trong vùng.Bên cạnh sự gia tăng dân số cao sẽ gây mất cân bằng về việc làm, giữa tỷ lệ laođộng có việc làm và chưa có việc làm Sự nghèo đói và giàu có cũng sẽ chênhlệch rất nhiều, nhất là tỷ lệ nghèo đói sẽ tăng cao, điều đó sẽ kéo theo nhiều bệnhtật đối với trẻ em và cả người lớn Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng nhiều và thiếusức đề kháng để chống chọi bệnh tật, điều đó đòi hỏi chính quyền thị xã có

Trang 12

những giải pháp để xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiềungười dân.

Đô thị hoá, công nghiệp hoá càng phát triển, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phứctạp về đất đai và nhà ở Tình trạng thiếu đất sẽ tăng cao dẫn đến nhiều người dânphải chật vật với chổ ở Điều đó làm cho thị xã xuất hiện nhiều nhà cao tầng gâyhiệu ứng nhà kình và vấn đề cấp thoát nước, vệ sinh chất thải sinh hoạt càng gây

ô nhiểm môi trường, hệ thống nước thải không đảm bảo

Đô thị hoá và công nghiệp hoá sẽ là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng vềkinh tế và xã hội cao cho thị xã Cung cấp nhiều cơ hội mới giúp thị xã có nhiềuhướng để phát triển và tạo một đô thị mạnh mẽ sạch đẹp

Trang 13

CHƯƠNG 3

CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

3.1 Định nghĩa chất thải rắn

Chất thải rắn (CTR) (chủ yếu là chất thải rắn đô thị hay rác thải đô thị) là yếu

tố làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề về môi trường sinh thái, chúng đang cónguy cơ đe doạ môi trường sống ở các đô thị Chất thải rắn đô thị (CTRĐT)không những là vấn đề nhức nhối đối với các nhà lãnh đạo, quản lý, quy hoạch

mà còn là sự lo lắng của các cư dân ở các đô thị Vì vậy quan tâm nghiên cứu vàtìm hiểu về chất thải rắn, vấn đề về môi trường do chất thải rắn gây ra là côngviệc hết sức cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và tái sử dụng chúng vào mụcđích có lợi cho xã hội và nền kinh tế [6]

Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động củacon người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụnghay khi không muốn dùng nữa [6]

Bảng 3.1 Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt

Các vật liệu và sản phẩmđược chế tạo từ gỗ, tre vàrơm…

Các vật liệu và sản phẩmđược chế tạo từ chất dẻo

Các túi giấy, các mảnhbìa, giấy vệ sinh …Vải , len , nylon …Các cọng rau , vỏ quả,thân cây, lõi ngô …

Đồ dùng bằng gô nhưbàn ghế, thang, giường,

đồ chơi…

Phim cuộn, túi chất dẻo,chai lọ chất dẻo, các đầu

Trang 14

Các loại vật liệu và sảnphẩm được chế tạo từ sắt

mà dễ bị nam châm hút

Các loai vật liệu không bịnam châm hút

Các loại vật liệu và sảnphẩm chế tạo từ thủy tinhBất kỳ các lọai vật liệukhông cháy khác ngoàikim loại và thủy tinhTất cả các loại vật liệukhác không phân loại ởbảng này Loại này có thểđược chia thành 2 phần:

Kích thước lớn hơn 5 vàloại nhỏ hơn 5mm

vòi bằng chất dẻo, dâybện …

Bóng, giầy, ví, băng cao

su …

Vỏ hộp, dây điện, hàngrào, dao, nắp lọ …

Vỏ hộp nhôm, giấy baogói, đồ đựng …

Chai lọ , đồ đựng bằngthủy tinh, bóng đèn …

Vỏ trai, ốc , xương, gạch

đá, gốm …

Đá cuội, cát, đất, tóc …

(Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh, năm 2007)

3.2 Nguồn tạo thành (phát sinh) chất thải rắn đô thị [3]

Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:

Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)

Từ các trung tâm thương mại

Từ các công sở, trường học, công trình công cộng

Từ các dịch vụ đô thị, sân bay

Từ các hoạt động công nghiệp

Từ các hoạt động xây dựng đô thị

Trang 15

Thương mại phòng, khách sạn, xưởng in, sửa chữa ô tô, y tế

chất thải rắn do quá trình phá vỡ, xây dựng

(Nguồn: công ty môi trường tầm nhìn xanh ,2007)

3.3 Lượng chất thải rắn đô thị phát sinh [20]

Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa

là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm(kg/người.ngày đêm) Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từngloại chất thải rắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mứcsống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực (bảng 3.3)

Bảng 3.3. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn

đô thị

Khoảng giá trị Trung bình

Sinh hoạt đô thị (1)

Công nghiệp

Vật liệu phế thải bị tháo dỡ

Nguồn thải sinh hoạt khác (2)

1 -30,5 - 1,60,05 - 0,40,05 – 0,3

1,590,860,270,18

(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn đô thị, GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)

Ghi chú: (1) : kể cả nhà ở và trung tâm dịch vụ thương mại

(2) : không kể nước và nước thải.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh và lượng rác thải [11]

– Điều kiện địa lý - khí hậu

– Tập quán sinh hoạt của dân tộc, tôn giáo

– Nhận thức về môi trường và thái độ của cộng đồng

Trang 16

– Mức độ phát triển kinh tế, trình độ sản xuất, tái chế, dịch vụ.

– Luật pháp, chính sách về quản lý rác

3.4 Tính chất lý học, hoá học, sinh học của chất thải rắn đô thị [3]

3.4.1 Tính chất lý học

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng riêng trên một đơn vị thểtích, tính bằng kg/m3 Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tuỳ theophương pháp lưu trữ: (1) để tự nhiên không chứa trong thùng, (2) chứa trongthùng và không nén, (3) chứa trong thùng và nén

Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ khác nhau tuỳ theo vị trí địa lý, mùa trongnăm, thời gian lưu trữ, khối lượng riêng của CTRĐT lấy từ các xe ép rácthường dao động trong khoảng từ 200kg/m3 đến 500kg/m3 và giá trị đặc trưngthường vào khoảng 297kg/m3

Độ ẩm

Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theothành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô.Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn Theocách này, độ ẩm của CTR có thể biểu diễn dưới dạng phương pháp sau:

M = w  w d x 100Trong đó:

- M :độ ẩm (%)

- w : khối lượng ban đầu của mẫu CTR (kg)

- d : khối lượng của mẫu ctr sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi

Trang 17

dao động trưng dao động Rác khu dân cư (không

Trang 18

Rác khu phá dỡ (cháy được) 505-675 605 4-15 8

Nhiệt trị

Trang 19

Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn Giá trị này được xác định theocông thức Dulông:

- C : Lượng cacbon tính theo %\

- H : Hydro tính theo %

- O : Oxi tính theo %

- S : Sunfua tính theo %

Bảng 3.5 Thành phần hóa học các hợp phần cháy được của chất thải rắn

Hợp phần C H % trọng lượng theo trạng thái khô O N S Tro

6,465,97,26,6108663

37,64444,622,831,2Không xđ11,63842,72

2,60,30,3Không xđ4,6

2103,40,20,5

0,40,20,2Không xđ0,15Không xđ0,4

0,30,10,2

565102,4510104,51,568

(Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh, năm 2007)

Ghi chú: xđ: không xác định

3.4.3 Tính chất sinh học [3]

Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong chấtthải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hoá sinhhọc tạo thành các khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ Mùi và ruồi nhặngsinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thục phẩm) có trong chất thảirắn sinh học

Khả năng phân huỷ sinh học của các thành phần chất hữu cơ

Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C,thường được sữ dụng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ

Trang 20

trong chất thải rắn sinh hoạt Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễnkhả năng phân huỷ sinh học của phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt

là không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rấtkhó bị phân huỷ sinh học (ví dụ: giấy in báo và nhiều loại cây kiểng)

Bảng 3.6 Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của một số chất hữu cơ

tính theo hàm lượng lignin

đó sulfide kết hợp vói hydro tạo thành H2S

- Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ

- Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ

- Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày

- Giai đoạn nhộng: 4-5 ngày

Trang 21

- Tổng cộng: 9-11 ngày

3.5 Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn.

3.5.1 Phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế,hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguy cơ phát tán dịchbệnh từ rác thải sinh hoạt, không gây mất mỹ quan đô thị vì các bãi rác lộ thiên,góp phần xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn và giảm gánh nặng cho ngânsách nhà nước về các khoản công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lýchất thải rắn đô thị [4]

3.5.2 Thu gom chất thải rắn [6]

Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sởhay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyểntiếp, trung chuyển hay chôn lấp

Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia ra thành các dịch vụ "sơ cấp" và

"thứ cấp" Sự khác biệt này phản ánh yếu tố là ở nhiều khu vực, việc thu gomphải đi qua một quá trình hai giai đoạn: thu gom rác từ các nhà ở và thu gom tậptrung về chổ chứa trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuyển haybãi chôn lấp

Bảng 3.7 Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ

Nguồn phát sinh rác

thải Người chịu trách nhiệm Thiết bị thu gom

Trang 22

1 Từ các khu dân cư

- Người làm thuê, nhânviên phục vụ của khunhà, dịch vụ của cáccông ty vệ sinh

- Các đồ dùng thu gom tạinhà, các xe gom

- Các máng tự chảy, cácthang nâng, các xe gom,các băng chuyền chạybằng khí nén

- Các máng tự chảy, cácthang nâng, các xe gom,các băng chuyền chạybằng khí nén

2 Các khu vực kinh

doanh, thương mại

Nhân viên, dịch vụ củacác công ty vệ sinh

Các loại xe thu gom cóbánh lăn, các côngtenơ lưugiữ, các thang nâng hoặcbăng chuyền

3 Các khu công

nghiệp Nhân viên, dịch vụ củacác công ty vệ sinh Các loại xe thu gom cóbánh lăn, các côngtenơ lưu

giữ, các thang nâng hoặcbăng chuyền

4 Các khu sinh hoạt

ngoài trời (quảng

trường, công viên …)

Chủ nhân của khu vựchoặc các công ty côngviên, cây xanh

Các thùng lưu giữ có máiche hoặc nắp đậy

5 Các trạm xử lý

nước thải Các nhân viên vậnhành trạm Các loại băng chuyền khácnhau và các thiết bị

6 Các khu nông

nghiệp Chủ nhân của khu vựchoặc công nhân Tùy thuộc vào trang bị củatừng đơn vị đơn lẽ

(Nguồn:Giáo trình quản lý chất thải rắn GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)

3.5.3 Vạch tuyến thu gom vận chuyển[3][6][20]

Các yếu tố cần xét đến khi chọn tuyến đường thu gom vận chuyển

- Xét đến chính sách và quy tắc hiện hành có liên quan tới việc tập trungchất thải rắn, số lần thu gom 1 tuần

- Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe, máy vận chuyển

Trang 23

- Tuyến đường cần phải chọn sao cho lúc bắt đầu và kết thúc hành trìnhphải ở đường phố chính.

- Ở địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ điểm cao xuống thấp

- Chất thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc thì phải đượcthu gom vào các giờ có mật độ giao thông thấp

- Nguyên nhân nguồn tạo thành chất thải rắn với khối lượng lớn cần phải tổchức vận chuyển vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường

- Những vị trí có chất thải rắn ít và phân tán thì việc vận chuyển phải tổchức thu gom cho phù hợp

Tạo lập tuyến đường thu gom vận chuyển

- Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập trung chất thải rắn trên đó chỉ rõ sốlượng, thông tin nguồn chất thải rắn

- Phải phân tích thông tin và số liệu, cần thiết phải lập bảng tổng hợp thôngtin

- Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án

- So sánh các tuyến đường cân nhắc bằng cách thử dần để chọn được tuyếnđường hợp lý

3.6 Trung chuyển và vận chuyển

3.6.1 Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển [3]

Hoạt động trung chuyển và vận chuyển trở nên cần thiết khi đoạn đường vậnchuyển đến trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp gia tăng làm cho việc vận chuyểntrực tiếp không kinh tế, cũng như khi trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp nằm ở vịtrí rất xa và không thể vận chuyển trực tiếp chất thải rắn đến đó bằng đường quốc

lộ Trạm trung chuyển được sử dụng khi:

- Xảy ra hiện tượng đổ chất thải rắn không đúng quy định do khoảng cáchvận chuyển quá xa

- Vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 10mi(16,09km)

- Sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 20yd3 (15m3)

Trang 24

- Khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt.

- Sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thugom chất thải từ khu thương mại

- Sử dụng hệ thống thu gom thuỷ lực hoặc khí nén

3.6.2 Các dạng trạm trung chuyển [6]

Trạm Trung Chuyển (TTC) chất tải trực tiếp

Tại TTC chất tải trực tiếp, chất thải từ xe thu gom được chuyển sang xe vậnchuyển hoặc chuyển sang thiết bị ép chất thải vào xe vận chuyển hoặc thành từngkiện chất thải để để chuyển đến bãi chôn lấp (BCL) Trong một số trường hợp,chất thải được đổ ra bệ đổ và sau đó được đẩy vào xe vận chuyển sau khi đã táchlọai các vật liêu có thể tái sinh được

Trạm trung chuyển chất tải – lưu trữ

Trong TTC chất tải - lưu trữ, chất thải được đổ trực tiếp vào hố chứa, từ hốnày chất thải sẽ được chuyển lên xe vận chuyển bằng nhiều thiết bị phụ trợ khác

sự khác biệt giữa TTC chất tải trực tiếp và TTC chất tải – lưu trữ là TTC chất tảilưu trữ được thiết kế để có thể chứa chất thải trong khoảng từ 1-3 ngày

Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải thải bỏ.

Hoạt động ở TTC này có thể mô tả như sau: tất cả những người chuyển chởchất thải rắn đến TTC đều phải qua khâu kiểm tra ở trạm cân Những xe thu gomlớn sẽ được cân, sau đó đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển, rồi trở lại trạmcân, cân xe và tính lệ phí thải bỏ

3.6.3 Phương tiện và phương pháp vận chuyển [6]

Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thuỷ là những phương tiện chủ yếu sửdụng để vận chuyển chất thải rắn Hệ thống khí nén và hệ thống thuỷ lực cũngđược dùng

Ở những nơi có thể vận chuyển chất thải từ TTC đến BCL cuối cùng bằng xevận tải thì các loại xe có toa moóc, xe có toa kéo một cầu và xe ép được dùng để

Trang 25

vận chuyển Tất cả các loại xe náy có thể sử dụng ở bất cứ loại TTC nào Mộtcách tổng quát, các xe vận chuyển phải thoả mãn những yêu cấu sau:

- Chi phí vận chuyển thấp nhất

- Chất thải phải được phủ kín trong suốt thời gian vận chuyển

- Xe phải được thiết kế vận chuyển trên đường cao tốc

- Không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép

- Phương pháp tháo dỡ chất thải phỉa đơn giản và có khả năng thực hiện độclập

3.7 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị

Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần khôngmong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụngvật liệu và năng lượng trong chất thải

3.7.1 Xử lý sơ bộ chất thải rắn đô thị [6]

Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học

Nén rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn Một sốphương tiện vận chuyển chất thải rắn được trang bị thêm bộ phận cuốn ép và nénrác, điều này góp phần làm tăng sức chứa của xe và tăng hiệu suất chuyên chởcũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp Các thiết bị nén ép có thể làcác máy nén cố định và di động hoặc các thiết bị nén ép cao áp

Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học

Chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết hợp với các chất phụ giađông cứng , khi đó thể tích của chất thải có thể giảm đến 95%

Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn

Để thuận tiện cho việc xử lý, người ta phải tách, phân chia các hợp phần của

chất thải rắn Đây là quá trình cần thiết trong công nghệ xử lý để thu hồi tàinguyên từ chất thải rắn, dùng cho quá trình chuyển hóa biến thành sản phẩm hoặccho các quá trình thu hồi năng lượng sinh học

Trang 26

3.7.2 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện

Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trungthu gom vào nhà máy Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băngtải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như : kim loại, nilon, giấy, thủytinh, plastic… được thu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽ được băng tảichuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thểtích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao [6]

3.7.3 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học

Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa cácchất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cáchkhoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình

Phương pháp này được áp dụng rất có hiệu quả Những đống lá hoặc đốngphân có thể để hàng năm và thành chất thải hữu cơ rồi thành phân ủ ổn định,nhưng quá trình có thể tăng nhanh trong vòng một tuần hoặc ít hơn Quá trình ủ

có thể coi như một quá trình xử lý tốt hơn được hiểu và so sánh với quá trình lênmen yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hóa bùn Theo tính toán của nhiều tác giả,quá trình ủ có thể tạo ra thu nhập cao gấp 5 lần khi bán khí mêtan của bể mêtanvới cùng một loại bùn đó và thời gian rút ngắn lại một nữa Sản phẩm cuối cùngthu được không có mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ Trong quátrình ủ, oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với ở bể aeroten Quátrình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử

lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra để giử chovật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ Quá trình tự tạo ranhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa sinh hóa các chất thối rữa Sản phẩm cuối cùngcủa quá trình phân hủy là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin,xenlulô, sợi [2]

Trang 27

3.7.4 Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt [6]

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể

xử lý băng các phương pháp khác Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với

sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóathành khí và các chất thải rắn khác không cháy Các chất khí được làm sạch hoặckhông được làm sạch thoát ra ngoài không khí Chất thải rắn được chôn lấp Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tớimức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiếntiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường

Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các côngnghiệp cần nhiệt và phát điện

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chấtthải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt chất thải rắn trong bãi chônlấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩmcuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axít hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon

và một số khí như CO2, CH4

Điều kiện chôn lấp các loại chất thải rắn tại bãi chôn lấp:

Chất thải rắn được chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loạichất thải không nguy hại có khả năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian, bao gồm:

- Rác thải gia đình

- Rác thải chợ, đường phố

Trang 28

- Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây

- Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crom)

- Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống

- Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ cácngành công nghiệp ( chế biến lương thực, thực phẩm, rượu bia giải khát, giấy.giầy da )

- Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặnthô lớn hơn 20%

- Phế thải nhựa tổng hợp

- Tro, xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốtrác thải

- Tro, xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu

- Rác thải không được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất

cả các loại rác có đặc tính sau:

- Rác thải có đặc tính lây nhiễm

- Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hoặc nhiều hạt nhânphóng xạ theo quy chế qn toàn phóng xạ

- Các loại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rác thải dễ cháy và nổ

- Bùn sệt từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có hàm lượng cặnkhô thấp hơn 20%

- Đồ dùng gia đình có thể tích to, cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh…

- Các phế thải vật liệu, khai khoáng

- Các loại xác súc vật với khối lượng lớn

Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các bãi chôn lấp sau:

- Loại 1: Bãi chôn lấp rác đô thị: loại bãi này đòi hỏi có hệ thống thu gom

và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí nhân tạo

Trang 29

- Loại 2: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: loại bãi này đòi hỏi phải có nhiềuđầu tư về quản lý và được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công va vậnhành.

- Loại 3: Bãi chôn lấp chất thải đã xác định; thường chôn lấp các loại chấtthải đã được xác định trước như: tro sau khi đốt các loại chất thải công nghiệpkhó phân huỷ

CHƯƠNG 4 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI

4.1 Tình hình chung về chất thải rắn đô thị tại thị xã Đồng Xoài

Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và tốc độ gia tăng dân số như hiện naythì lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng Theo kết quả điều tra (tháng 12 năm2008) của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Phước, thì lượng chất thải bìnhquân của thị xã Đồng Xoài khoảng 0,91 kg/người/ngày Như vậy, với dân số củathị xã khoảng 69.305 người, thì lượng rác thải bình quân là 63.067,55 kg/ngàyhay 63 tấn rác/ngày [11]

Đối với thị xã Đồng Xoài thì rác thải sinh hoạt là quan trọng nhất Tuy nhiênnền công nghiệp thị xã đang trong chiều hướng phát triển mạnh, vì vậy lượngchất thải rắn do nền công nghiệp thải ra môi trường ngày càng tăng cao, bao gồm

cả chất thải công nghiệp sản xuất và chất thải do công nghiệp xây dựng tạo ra.Tại thị xã Đồng Xoài có Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng thu gom rác thải

và nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt của Công Ty Đầu Tư Và Phát Triển CôngNghệ Môi Trường Bình Phước Tuy nhiên Xí Nghiệp chỉ đảm nhận thu gom và

Trang 30

vận chuyển rác thải sinh hoạt chung của thị xã và nhà máy cũng chỉ xử lý rác thảisinh hoạt Còn chất thải rắn do công nghiệp sản xuất và xây dựng thải ra vẫnchưa đăng ký thu gom xử lý và tất cả được thu gom chung với chất thải rắn sinhhoạt của thị xã Lượng chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài phát thải hằngngày chủ yếu từ các nguồn như: chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện, chất thảicông nghiệp và xây dựng, … hiện nay lượng rác thải được thu gom chủ yếu trongphạm vi nội thị.

4.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu đối với các cơquan quản lý chất thải rắn tại thị xã Đồng Xoài Lượng chất thải rắn sinh hoạtphát sinh ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sinhsống của con người ngày một tăng cao

Theo số liệu thống kê của Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng và Công Ty CổPhần Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước, thì khối lượngchất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn thị xã hiện nay trung bìnhkhoảng 50 tấn/ngày đêm

Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Tại thị xã Đồng Xoài hiện nay các nguồn phát thải chủ yếu là chất thải rắnsinh hoạt từ các hộ gia đình, các công sở trường học Rác thải sinh hoạt chungcủa các bệnh viện, rác thải sinh hoạt đường phố, chợ, công viên và các hoạt độngdịch vụ, trung tâm thương mại Những rác thải sinh hoạt thải ra từ các quá trìnhsản xuất của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số doanh

nghiệp, …

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt [19]

Hiện nay khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường tại thị xãĐồng Xoài ngày càng tăng cao

Theo số liệu báo cáo của xí nghiệp công trình công cộng thị xã thì khốilượng rác sinh hoạt phát sinh qua các năm, từ năm 2000 đến năm 2009 trung bìnhnhư sau:

Trang 31

Bảng 4.1 Khối lượng chất thải rắn đô thị thu gom hàng năm

bình (m 3 /ngày)

Khối lượng trung

bình (m 3 /năm)

(Nguồn: Xí nghiệp công trình công cộng thị xã Đồng Xoài, 2009)

Qua số liệu trên cho thấy, lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường tăngdần về khối lượng theo các năm Với mức tăng như vậy, nếu không được thugom và xử lý kịp thời sẽ gây ra mức độ ô nhiễm môi trường cao, ảnh hưởng đếnsức khỏe và đời sống của con người, làm mất mỹ quan cho thị xã Để đảm bảorác thải sinh hoạt không gây ô nhiễm cao đến môi trường, rác thải sinh hoạt nênđược thu gom thường xuyên trong ngày, nhất là vào buổi sáng để giảm mức độ ônhiễm, đặc biệt là giảm được các mùi hôi

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: cao su, nhựa nylon, giấy vụncactông, chất hữu cơ dễ phân huỷ, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, sứ gốm, đất, cát

và các chất khác [11]

Bảng 4.2 Thành phần CTRSH hoạt của thị xã Đồng Xoài năm 2008

- Chất hữu cơ dễ phân hủy 86,7

Trang 32

4.1.2 Chất thải rắn bệnh viện

Chất thải y tế chủ yếu phát sinh từ các nguồn: các loại bệnh phẩm (bôngbăng, chăn màn hư, bệnh phẩm ), dụng cụ y khoa (ống tiêm, kim chích, vỏ ốngthuốc, chai lọ đựng thuốc ), rác thải sinh hoạt Trong đó, rác thải sinh hoạt đượcxem là rác thải không nguy hại, còn lại là rác thải y tế là rác thải nguy hại [7].Theo số liệu điều tra tháng 04 năm 2009, trên địa bàn thị xã Đồng Xoài hiệnnay có 09 cơ sở y tế, trong đó có 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoakhu vực, 07 trạm y tế xã phường Lượng rác thải do bệnh viện thải ra ngày càngnhiều [3]

Tuy nhiên ở thị xã Đồng Xoài chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện được thugom chung với chất thải rắn sinh hoạt của thị xã, còn chất thải rắn nguy hại sẽđược các bệnh viện tự xử lý bằng phương pháp chôn lấp hay thực hiện đốt ngaytrong bệnh viện

Bảng 4.3 Thống kê số lượng rác thải y tế phát sinh

3 Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Phước 200

(Nguồn: Thống kê điều tra của Sở Y tế tỉnh Bình Phước (2007)

Trang 33

Bảng 4.4 Thống kê tình hình xử lý chất thải y tế ở các bệnh viện tại thị xã Đồng

2 Phòng khám đa khoa Thị Xã Đồng Xoài Có Không

(Nguồn: Thống kê điều tra của Sở Y tế tỉnh Bình Phước, 2007)

Hiện nay công tác phân loại và thu gom rác thải y tế tại các bệnh viện trênđịa bàn thị xã Đồng Xoài nhìn chung chưa được thực hiện tốt Vì chất thải rắnbệnh viện chưa tiến hành kiểm kê đăng ký thu gom, chỉ có ở những bệnh viện lớnthì được đầu tư xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế (đối với những chấtthải nguy hại), số còn lại được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và xử lýbằng hình thức chôn lấp

4.1.3 Chất thải rắn công nghiệp

Số lượng và thành phần chất thải rắn công nghiệp phụ thuộc vào quy môngành nghề và tính chất sản xuất của các nhà máy, cơ sở, xí nghiệp…chất thảirắn công nghiệp bao gồm các phế thải từ vật liệu, nhiên liệu, phế thải từ quá trìnhxây dựng và công nghiệp phát thải hàng năm trên địa bàn thị xã

Ở thị xã Đồng Xoài chưa tiến hành kiểm kê đăng ký chất thải rắn côngnghiệp Lượng rác thải từ công nghiệp thải ra môi trường được thu gom chungvới rác thải sinh hoạt của thị xã Nhưng hiện nay tại thị xã đã hình thành khucông nghiệp đồng xoài II Vì vậy chất thải rắn do ngành công nghiệp thải ra môitrường sẽ rất cao, bao gồm cả chất thải rắn nguy hại từ quá trình sản xuất Nếulượng chất thải này không được đăng ký kiểm kê để xử lý mà chỉ thu gom chungvới rác thải sinh hoạt của thị xã, thì sẽ là mối đe doạ lớn đối với môi trườngchung của thị xã [20]

4.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở thị xã Đồng Xoài

Trang 34

Hiện nay vấn đề chất thải rắn đô thị đang thực sự là mối đe doạ lớn đối vớimôi trường và sức khoẻ cộng đồng, vì lượng chất thải ngày một tăng Nếu khôngquản lý thu gom, vận chuyển và xử lý một cách thích hợp thì trở thành ô nhiểmmôi trường và mất vệ sinh nghiêm trọng.

Tại thị xã Đồng Xoài đã thành lập Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng vàCông Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước Hiện nay việc thực hiện công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị

ở thị xã do Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng đô thị đảm nhận Nhiệm vụ chủyếu của Xí Nghiệp là công tác vệ sinh môi trường đô thị, công tác quản lý, thugom, vận chuyển, đổ thải Xí Nghiệp đã thành lập đội vệ sinh môi trường đô thịvới 108 người và được trang bị 3 xe ép rác tải trọng 5.8 tấn, 60 chiếc xe đẩy tay(loại 0.7m3), 183 thùng chứa rác công cộng (0.5m3) và 01 xe bồn phun nước Cònđối với công tác xử lý chất thải rắn đô thị sẽ do Công Ty Cổ Phần Đầu Tư VàPhát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước đảm nhận Công Ty được thànhlập với đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao và công nghệ xử lý rác hiện đại đạt hiệu quảcao

Tuy nhiên công tác thu gom rác thải vẫn chưa triệt để, toàn thị xã chỉ đạt70% tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị Còn chất thải rắn nguy hại, chất thải rắncông nghiệp và nông nghiệp chưa được đăng ký tiến hành điều tra, quản lý và tổchức thu gom [11]

4.2.1 Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị ở thị xã Đồng Xoài

Công tác thu gom

Toàn thị xã có tất cả là 37 điểm tập kết rác Hằng ngày chất thải rắn sinh hoạt

từ các khu dân cư, đường phố và các cơ quan, khu vực các doanh nghiệp, công ty

và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nội thị được công nhân Xí Nghiệp CôngTrình Công Cộng thị xã thu gom bằng các xe đẩy tay và vận chuyển đến cácđiểm tập kết rác tạm thời của khu vực CTR ở trung tâm chợ của thị xã sẽ đượcban quản lý chợ thu gom đưa ra điểm tập kết chung

Trang 35

Đối với CTR bệnh viện sẽ được phân loại tại nguồn, chất thải nguy hại thìđược bệnh viện tự xử lý (bằng cách chôn lấp hoặc đốt), còn chất thải rắn sinhhoạt của bệnh viện sẽ được tập kết tại khu vực và được thu gom chung với chấtthải rắn sinh hoạt của thị xã

Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ được thực hiện tại các tuyếnđường chính, một số hẻm và chợ, nơi có giao thông thuận lợi, chủ yếu là cáctuyến đường đã được trải nhựa một số tuyến đường và hẻm nhỏ tại các phườngkhông được thu gom, phương tiện thu gom chất thải sinh hoạt trong thị xã vẫnchưa đáp ứng đủ cho công tác thu gom, kỹ thuật còn thô sơ, lạc hậu

Do đó không thể thu gom hết lượng rác sinh hoạt phát sinh, vì vậy công tácthu gom trên địa bàn thị xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tỉ lệ thu gom rác thảisinh hoạt hiện nay tại thị xã chỉ đạt 70% Lượng chất thải rắn thu gom chủ yếutrong nội thị của thị xã [11]

Công tác vận chuyển

Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được thu gom và tập trung tại các điểm tập kếttạm thời sẽ được xe ép rác đến chuyên chở về nhà máy xử lý rác thải của Công

Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước

Hình 4.1 Xe đẩy tay dùng để thi gom rác đến điểm tập kết

Trang 36

Hình 4.2 Điểm tập kết rác trên đường Lý Thường Kiệt

Hình 4.3 Thùng đựng rác đặt tại trường trung học cơ sở Tân Đồng.

Công tác vận chuyển được đôi vệ sinh môi trường Xí Nghiệp Công TrìnhCông Cộng thị xã chia làm 03 ca vận chuyển luân phiên nhau:

Trang 37

- Buổi sáng: Xe 93A-0620 thực hiện công tác vận chuyển từ 3 giờ đến 8

giờ Xe bắt đầu xuất phát từ Trường Trung Cấp Nghiệp Vụ Cao Su (cơ khí), rồiđến các điểm tập kết rác trên đường Hùng Vương, sau đó trở ngược về khu hànhchính tỉnh và kết thúc tại điểm tập kết ở tỉnh đội xã Tiến Thành Tất cả rác thải xethu gom ở các điểm tập kết sẽ được vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải củaCông Ty Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước

- Buổi chiều: Xe 93A-0654 thực hiện công tác vận chuyển từ 16 giờ đến 21

giờ Xe bắt đầu xuất phát từ cơ khí lần lượt đến các điểm tập kết rác ở phườngTân Phú, trại giam An Phước, về khu hành chính tỉnh và kết thúc tại điểm tập kếtrác khu tái định cư chổ bệnh viện Sau đó rác thải được xe vận chuyển đến nhàmáy xử lý rác thải

- Buổi tối: Xe 93A-0443 thực hiện công tác vận chuyển từ 19 giờ 30 phút

đến 12 giờ (đêm) Xe xuất phát từ công an phường Tân Bình, đến điểm tập kếtrác ở siêu thị Coopmart, rồi kết thúc tại điểm tập kết rác chung của khu vực chợ.Sau đó xe vận chuyển rác thải đến nhà máy để xử lý

Hình 4.4 Công nhân thu gom rác khu vực phường Tân Phú

Qua khảo sát thực tế, quá trình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của

Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng cho thấy: Mặc dù trong công tác thu gom và

Trang 38

vận chuyển rác thải sinh hoạt đã được Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng thị xãtăng cường để đáp ứng yêu cầu thực tế Tuy nhiên công tác thu gom vận chuyểnvẫn chưa đạt hiệu quả cao Tình hình thu gom rác thải chưa đáp ứng đủ nhu cầu,các trang thiết bị còn thô sơ, thiếu thốn ở những ngõ hẻm nhỏ các xe thu gomkhông thể vào được Toàn thị xã chỉ có 3 xe thu gom vận chuyển rác có thiết bịnâng cơ giới vì vậy sẽ không đáp ứng đủ cho quá trình thu gom vận chuyển.Hiện trạng nước rỉ rác tại các điểm tập kết và trên đường vận chuyển rác đến nhàmáy xử lý vẫn chưa được xử lý triệt để, tạo mùi hôi và gây mất mỹ quan cho thị

xã Do đặc thù của rác thải, mùi hôi là một vấn đề không thể tránh khỏi vì vậytrong quá trình lưu trữ, thu gom và vận chuyển mùi hôi sẽ phát sinh kèm theonước rỉ rác làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người thu gom, người đi đường vàgây mất mỹ quan đô thị

Hình 4.5 Điểm tập kết rác tại Trường Trung Học Cơ Sở Tân Đồng

4.2.2 Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn thị xã Đồng Xoài

Trước năm 2008, tất cả chất thải sinh hoạt thu gom được hằng ngày tại thị xãĐồng Xoài chỉ được xử lý bằng một biện pháp duy nhất là chôn lấp không hợp

vệ sinh

Ngày đăng: 22/04/2013, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Trần Minh Đạt (2009), Quản lý chất thải rắn, giáo trình môn học, trường , Đại Học Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn, giáo trình môn học, trường
Tác giả: Trần Minh Đạt
Năm: 2009
[4] Lưu Đức Hải (2000), Chất thải rắn và quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam, Hội nghị WASTE-ECON, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất thải rắn và quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam
Tác giả: Lưu Đức Hải
Năm: 2000
[5] Đinh Thị Việt Huỳnh, Hoàng Thị Thanh Thủy (2003), Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn trên địa bàn xã An Hảo – huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang, Hội thảo về Kinh tế chất thải tại Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn trên địa bàn xã An Hảo – huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang
Tác giả: Đinh Thị Việt Huỳnh, Hoàng Thị Thanh Thủy
Năm: 2003
[6] Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn đô thị
Tác giả: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2001
[7] Nguyễn Văn Phước, Phan Duy Trung, 2008, Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn đô thị cho tỉnh Đắk Nông đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Báo cáo kết quả luận văn tốt nghiệp, 127 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn đô thị cho tỉnh Đắk Nông đến năm 2010 và định hướng đến 2020
[10] Sở TN&MT tỉnh Bình Phước (2008), Báo cáo Kết quả điều tra chất thải rắn đô thị và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, năm 2008, Bình Phước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Kết quả điều tra chất thải rắn đô thị và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, năm 2008
Tác giả: Sở TN&MT tỉnh Bình Phước
Năm: 2008
[11] Sở TN&MT tỉnh Bình Phước (2008), Báo cáo Kết quả điều tra chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Phước, năm 2008, Bình Phước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Kết quả điều tra chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Phước, năm 2008
Tác giả: Sở TN&MT tỉnh Bình Phước
Năm: 2008
[12] Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC (2001), Báo cáo đề tài “Xây dựng cơ sở khoa học cho việc Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010”, Sở KHCN&MT tỉnh Ðắk Lắk Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đề tài "“Xây dựng cơ sở khoa học cho việc Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010”
Tác giả: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC
Năm: 2001
[15] Báo cáo thống kê dữ liệu môi trường đô thị và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước các năm 2008, 2009 – Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Phước năm 2008, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thống kê dữ liệu môi trường đô thị và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước các năm 2008, 2009
[18] Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường CENTEMA (1999), Báo cáo đề tài nghiên cứu “Khảo sát, Qui hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp tỉnh Bình Phước”, Sở KHCN&MT tỉnh Bình Phước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đề tài nghiên cứu “Khảo sát, Qui hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp tỉnh Bình Phước”
Tác giả: Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường CENTEMA
Năm: 1999
[8] Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bình phước - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2010 – năm 2002 Khác
[9] Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 Khác
[13] Sở TN&MT tỉnh Bình Phước. Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
[14] Sở TN&MT tỉnh Bình Phước. Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bình Khác
[16] Sở TN&MT tỉnh Bình Phước. Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
[17] Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước - Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 - năm 2005 Khác
[19] Xí nghiệp công trình công cộng thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Báo cáo v/v kết quả kiểm tra bãi rác xí nghiệp công trình công cộng thị xã, số 21/BC-XN, tỉnh Bình Phước Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Đồng Xoài - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Đồng Xoài (Trang 5)
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Đồng Xoài - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Đồng Xoài (Trang 5)
Bảng 3.1. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 3.1. Định nghĩa thành phần của chất thải rắn sinh hoạt (Trang 13)
Bảng 3.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 3.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (Trang 14)
Bảng 3.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Nguồn Các hoạt động và khu vực liên - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 3.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Nguồn Các hoạt động và khu vực liên (Trang 14)
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải (Trang 15)
Bảng 3.4. Khối lượng riêng và hàm ẩm của các chất thải trong rác sinh hoạt Loại chất thải Khối lượng riêng - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 3.4. Khối lượng riêng và hàm ẩm của các chất thải trong rác sinh hoạt Loại chất thải Khối lượng riêng (Trang 16)
Bảng 3.5. Thành phần hóa học các hợp phần cháy được của chất thải rắn Hợp phần% trọng lượng theo trạng thái khô - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 3.5. Thành phần hóa học các hợp phần cháy được của chất thải rắn Hợp phần% trọng lượng theo trạng thái khô (Trang 19)
Bảng 3.6. Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của một số chất hữu cơ tính - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 3.6. Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của một số chất hữu cơ tính (Trang 19)
• Sự hình thành mùi - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
h ình thành mùi (Trang 20)
Bảng 3.7. Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ Nguồn phát sinh rác  - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 3.7. Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ Nguồn phát sinh rác (Trang 21)
Bảng 3.7. Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ Nguồn phát sinh rác - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 3.7. Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chỗ Nguồn phát sinh rác (Trang 21)
- Ở địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ điểm cao xuống thấp. - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
a hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ điểm cao xuống thấp (Trang 22)
Bảng 4.1. Khối lượng chất thải rắn đô thị thu gom hàng năm Năm Khối lượng trung - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.1. Khối lượng chất thải rắn đô thị thu gom hàng năm Năm Khối lượng trung (Trang 30)
Bảng 4.2. Thành phần CTRSH hoạt của thị xã Đồng Xoài năm 2008 - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.2. Thành phần CTRSH hoạt của thị xã Đồng Xoài năm 2008 (Trang 31)
Bảng 4.4. Thống kê tình hình xử lý chất thải y tế ở các bệnh viện tại thị xã Đồng - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.4. Thống kê tình hình xử lý chất thải y tế ở các bệnh viện tại thị xã Đồng (Trang 32)
Bảng 4.4. Thống kê tình hình xử lý chất thải y tế ở các bệnh viện tại thị xã Đồng - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.4. Thống kê tình hình xử lý chất thải y tế ở các bệnh viện tại thị xã Đồng (Trang 32)
Bảng 4.3. Thống kê số lượng rác thải y tế phát sinh Số thứ - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.3. Thống kê số lượng rác thải y tế phát sinh Số thứ (Trang 32)
Hình 4.2. Điểm tập kết rác trên đường Lý Thường Kiệt - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.2. Điểm tập kết rác trên đường Lý Thường Kiệt (Trang 35)
Hình 4.1. Xe đẩy tay dùng để thi gom rác đến điểm tập kết - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.1. Xe đẩy tay dùng để thi gom rác đến điểm tập kết (Trang 35)
Hình 4.2. Điểm tập kết rác trên đường Lý Thường Kiệt - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.2. Điểm tập kết rác trên đường Lý Thường Kiệt (Trang 35)
Hình 4.3. Thùng đựng rác đặt tại trường trung học cơ sở Tân Đồng. - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.3. Thùng đựng rác đặt tại trường trung học cơ sở Tân Đồng (Trang 36)
Hình 4.3. Thùng đựng rác đặt tại trường trung học cơ sở Tân Đồng. - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.3. Thùng đựng rác đặt tại trường trung học cơ sở Tân Đồng (Trang 36)
Hình 4.4. Công nhân thu gom rác khu vực phường Tân Phú - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.4. Công nhân thu gom rác khu vực phường Tân Phú (Trang 37)
Hình 4.4. Công nhân thu gom rác khu vực phường Tân Phú - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.4. Công nhân thu gom rác khu vực phường Tân Phú (Trang 37)
Hình 4.5. Điểm tập kết rác tại Trường Trung Học Cơ Sở Tân Đồng 4.2.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn thị xã Đồng Xoài - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.5. Điểm tập kết rác tại Trường Trung Học Cơ Sở Tân Đồng 4.2.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn thị xã Đồng Xoài (Trang 38)
Hình 4.5. Điểm tập kết rác tại Trường Trung Học Cơ Sở Tân Đồng 4.2.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn thị xã Đồng Xoài - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.5. Điểm tập kết rác tại Trường Trung Học Cơ Sở Tân Đồng 4.2.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn thị xã Đồng Xoài (Trang 38)
Hình 4.6. Sơ đồ quy trình công nghệ của Nhà máy Xử lý Chất thải rắn - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.6. Sơ đồ quy trình công nghệ của Nhà máy Xử lý Chất thải rắn (Trang 39)
Hình 4.6. Sơ đồ quy trình công nghệ của Nhà máy Xử lý Chất thải rắn - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.6. Sơ đồ quy trình công nghệ của Nhà máy Xử lý Chất thải rắn (Trang 39)
Hình 4.7. Rác trong kho được đưa lên máng nạp liệu bằng cái gấp rác - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.7. Rác trong kho được đưa lên máng nạp liệu bằng cái gấp rác (Trang 40)
Hình 4.8. Công nhân đang phân loại rác thải trên máng nạp liệu - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.8. Công nhân đang phân loại rác thải trên máng nạp liệu (Trang 41)
Hình 4.9. Máy cắt 2 trụ c. - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.9. Máy cắt 2 trụ c (Trang 41)
Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân Compost [3] - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân Compost [3] (Trang 42)
Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân Compost [3] - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân Compost [3] (Trang 42)
Hình 4.11. Hỗn hợp hữu cơ đượ củ nóng trong bể sinh học hiếu khí - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.11. Hỗn hợp hữu cơ đượ củ nóng trong bể sinh học hiếu khí (Trang 44)
Hình 4.12. Sản phẩm phân Compost - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.12. Sản phẩm phân Compost (Trang 44)
Hình 4.11. Hỗn hợp hữu cơ được ủ nóng trong bể sinh học hiếu khí - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.11. Hỗn hợp hữu cơ được ủ nóng trong bể sinh học hiếu khí (Trang 44)
Hình 4.13. Dòng nilon được ép kiện •Công nghệ thiêu đốt cá biệt [3] - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.13. Dòng nilon được ép kiện •Công nghệ thiêu đốt cá biệt [3] (Trang 45)
Hình 4.14. Qui trình sản xuất gạch Block - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.14. Qui trình sản xuất gạch Block (Trang 46)
Hình 4.14. Qui trình sản xuất gạch Block - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.14. Qui trình sản xuất gạch Block (Trang 46)
- Định hình sản phẩm trên các thiết bị chuyên dụng - ổn định sản phẩm, tồn trữ và bán. - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
nh hình sản phẩm trên các thiết bị chuyên dụng - ổn định sản phẩm, tồn trữ và bán (Trang 47)
Hình 4.15. Sơ đồ quản lý Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.15. Sơ đồ quản lý Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng (Trang 47)
Hình 4.16. Sơ đồ quản lý nhà máy xử lý rác - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.16. Sơ đồ quản lý nhà máy xử lý rác (Trang 48)
Hình 4.16. Sơ đồ quản lý nhà máy xử lý rác - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 4.16. Sơ đồ quản lý nhà máy xử lý rác (Trang 48)
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng không khí - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng không khí (Trang 50)
Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại dự án TTChỉ tiêu Đơn  - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại dự án TTChỉ tiêu Đơn (Trang 51)
Bảng 4.7. Vị trí và thời gian lấy mẫu nước - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.7. Vị trí và thời gian lấy mẫu nước (Trang 51)
Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại dự án TT Chỉ tiêu Đơn - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại dự án TT Chỉ tiêu Đơn (Trang 51)
Bảng 4.7. Vị trí và thời gian lấy mẫu nước - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.7. Vị trí và thời gian lấy mẫu nước (Trang 51)
Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng nước rò rỉ từ bãi rác - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng nước rò rỉ từ bãi rác (Trang 52)
Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng nước rò rỉ từ bãi rác - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng nước rò rỉ từ bãi rác (Trang 52)
Bảng 4.11. Vị trí và thời gian lấy mẫu đất - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Bảng 4.11. Vị trí và thời gian lấy mẫu đất (Trang 53)
Hình 5.1. Cấu trúc tổ chức hành chính quản lý CTR thị xã Đồng Xoài - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 5.1. Cấu trúc tổ chức hành chính quản lý CTR thị xã Đồng Xoài (Trang 57)
Sơ đồ cấu trúc tổ chức hành chính quản lý CTR thị xã Đồng Xoài được đề  xuất như sau: - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Sơ đồ c ấu trúc tổ chức hành chính quản lý CTR thị xã Đồng Xoài được đề xuất như sau: (Trang 57)
Hình 5.2. Mô hình hệ thống thu gom, vận chuyển CTR đô thị thị xã Đồng - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 5.2. Mô hình hệ thống thu gom, vận chuyển CTR đô thị thị xã Đồng (Trang 59)
Hình 5.2. Mô hình hệ thống thu gom, vận chuyển CTR đô thị thị xã Đồng - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 5.2. Mô hình hệ thống thu gom, vận chuyển CTR đô thị thị xã Đồng (Trang 59)
Hình 5.3. Qui trình thu gom CTR tại các cơ sở y tế - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 5.3. Qui trình thu gom CTR tại các cơ sở y tế (Trang 61)
Hình 5.3. Qui trình thu gom CTR tại các cơ sở y tế - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 5.3. Qui trình thu gom CTR tại các cơ sở y tế (Trang 61)
Hình 5.4. Sơ đồ tổng quát vận hành hệ thống quản lý CTR - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 5.4. Sơ đồ tổng quát vận hành hệ thống quản lý CTR (Trang 69)
Hình 5.4. Sơ đồ tổng quát vận hành hệ thống quản lý CTR - Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất giải pháp
Hình 5.4. Sơ đồ tổng quát vận hành hệ thống quản lý CTR (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w