1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng khai thác rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tại xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam

77 1,6K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Rừng ngập mặn (RNM) là rừng nhiệt đới ven biển, có vai trò bảo vệ bờ biển chống lại xói mòn do gió bão thường xảy ra ở vùng ven biển nhiệt đới.

Trang 1

Phần 1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoá, thời

kỳ đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đặc biệt là phát triển nhanh khu vực nôngthôn Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược phát triểnđúng đắn, kết hợp với việc khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên có hiệu quả,trong đó bao gồm cả diện tích mặt nước

Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260 km, 12 đầm phá Trong hệ đầmphá thì dải rừng ngập mặn ven biển có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế

và xã hội Nó được đánh giá như là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đêbiển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt Do vậy, rừng ngập mặn đóng mộtvai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo ven biển ViệtNam

Tuy nhiên, dưới sức ép của việc phát triển đô thị và công nghiệp, dân sinh,hơn 50% diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam mất đi vì những nguyên nhân docon người gây ra Rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sangnhiều dạng sử dụng đất khác trong đó có nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, trồngrừng trên cạn,…Điển hình là phá rừng để nuôi tôm nên rừng ngập mặn của ViệtNam có 400.000 ha, hiện nay còn lại trên 175.000 ha [8]

Tại Trung Bộ có diện tích rừng ngập mặn 3000 ha chiếm 2% diện tích rừng

cả nước Trong đó, rừng ngập mặn xã Tam Hải huyện Núi Thành tỉnh Quảng Namtrước đây có diện tích khá lớn ( 22,7 ha) và rất đa dạng về chủng loại Nhưngnhững năm gần đây do nhiều lý do và chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinhthái rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi

từ tôm nuôi xuất khẩu nên diện tích rừng ngập mặn suy giảm mạnh gây ra nhiềuđột biến bất lợi cho môi trường sinh thái về kinh tế - xã hội của xã Tam Hải nóiriêng và huyện Núi Thành nói chung

Trang 2

Để chấm dứt tình trạng phá rừng như hiện nay đồng thời, bảo vệ và khôiphục diện tích RNM là một việc làm khó khăn, tốn kém, mất thời gian Đòi hỏiphải có nhiều nghành, nhiều cấp nhiều người tham gia theo một chương trìnhthống nhất mới giải quyết được vấn đề bức xúc này

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và cùng với lòng mong muốn gópphần trí tuệ nhỏ bé của mình nhằm khôi phục hiện trạng rừng ngập mặn của địa

phương nên chúng tôi chọn đề tài: "Đánh giá hiện trạng khai thác rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tại xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam” nhằm đánh giá hiện

trạng khai thác diện tích rừng ngập mặn và đề xuất giải pháp quản lý và sử dụnghiệu quả rừng ngập mặn trong việc phát triển nghề nuôi tôm

Phần 2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN

2.1.1 Đối với tự nhiên

Rừng ngập mặn (RNM) là rừng nhiệt đới ven biển, có vai trò bảo vệ bờbiển chống lại xói mòn do gió bão thường xảy ra ở vùng ven biển nhiệt đới.Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng RNM góp phần gia tăng sản lượngcủa nhiều quần thể thủy sinh vật sống gần dãy san hô ngầm (Mumby et al., 2004).RNM còn cung cấp chất hữu cơ và dinh dưỡng như chất đạm và lân cho vùng venbiển từ sự phân hủy của vật rụng, từ đây hình thành chuỗi thức ăn từ những mảnh

vỡ vụn của vật rụng, và chuỗi thức ăn này là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cácloài thủy sản ven biển (Alongi, 1990; Alongi et al.,1989) Do vậy, vai trò của rừngngập mặn đối với hệ sinh thái ven biển chính là nơi cung cấp thức ăn cho các loàithủy sản nhất là tôm và cá, và chắc chắn rằng sản lượng khai thác thủy sản tại đâyphụ thuộc vào diện tích rừng ngập mặn trong vùng Ngoài ra RNM còn có nhữngvai trò quan trọng khác như :

Trang 3

RNM là “lá phổi xanh” rất quan trọng trong việc làm giảm thiểu ô nhiễmmôi trường, nó giúp tiêu thụ một lượng đáng kể các khí thải độc hại và làm tănglượng Oxi cho chúng ta Nhằm giúp giảm bớt hiện tượng nóng lên của trái đất vàngăn ngừa tình trạng dâng lên của nước biển gây ảnh hưởng đến đời sống củanhững người dân ven biển

RNM đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, cung cấp chấthữu cơ để tăng năng suất nuôi trồng, phát triển kinh tế vùng ven biển

Rừng ngập mặn ổn định bờ biển và thúc đẩy quá trình bồi đắp phù sa, phântán bớt năng lượng của sóng, gió và thuỷ triều Giúp bảo vệ động vật khi nướctriều lên cao và sóng lớn ví dụ nhiều loài động vật sống trong hang hoặc trên mặtbùn khi điều kiện thời tiết bất lợi, nước triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránhsóng như cá Lác, các loại Còng, Cáy, Ốc Giúp cho tính đa dạng trong hệ sinh tháirừng ngập mặn tương đối ổn định

Nhờ bộ rễ nó còn giúp cản các loài trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cànhrụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất

Tóm lại, rừng ngập mặn có vai trò hết sức to lớn đối với tự nhiên Vì vậy,bảo vệ rừng ngập mặn là nhiệm vụ quan trọng trong mỗi con người chúng ta

2.1.2 Đối với con người

Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàngtriệu người dân nghèo ven biển Việt Nam Rừng ngập mặn (RNM) cung cấp chocon người rất nhiều hàng hoá và dịch vụ môi trường RNM được sử dụng làm củiđốt, vật liệu làm nhà ở nông thôn, và quan trọng đây chính là nơi sinh sản, nuôidưỡng, và nó đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao, cung cấp nguồn hải sản phong phú

để sử dụng trong nước và xuất khẩu (Lee, 1995; Rasolofo, 1997; Slim et al., 1997;Athithan & Ramadhas, 2000)

Ngoài ra, ta có thể thu nhập từ các nguồn khác như : nuôi ong lấy mật, báncây giống, khai thác măng tre, khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao và số lượng lớnthan củi… Trong số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại

Trang 4

cung cấp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thểlam thuốc nam, 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đường, sáp( Phan Nguyên Hồng, 1999)

Mặt khác, RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá TạiViệt Nam, những năm gần đây khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến thamquan, nghiên cứu các khu RNM, theo đó, nguồn lợi ngành Du lịch thu được từ hệsinh thái này cũng tăng lên RNM thực sự trở thành đối tượng tiềm năng đối vớihoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung

Sau đây là một số nguyên cứu nói lên vai trò RNM trên :

Theo báo cáo của Ủy ban Liên quốc gia (IPCC) thuộc Liên hợp quốc sựnóng lên toàn cầu cho biết nhờ vai trò quan trọng của RNM như việc lọc sinh họctrong việc xử lý chất thải Ngoài ra nó còn có tác dụng xử lý chất dinh dưỡng từđất liền và giữ vai trò vùng đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm, vì thế cho đếnnay các hiện tuợng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, băng tan đã giảm đimột phần đáng kể

Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan Nguyên Hồng (Trung tâm Nghiêncứu hệ sinh thái RNM, ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho thấy độ cao sóng biển giảmmạnh khi đi qua dải RNM với mực biến đổi từ 75% đến 85% từ 1,3m xuống 0,2m

- 0,3m Tương tự, đợt sóng thần khủng khiếp ngày 26-12-2004 hơn 2 triệu người ở

13 quốc gia Châu Á và Châu Phi bị thiệt mạng, môi trường bị tàn phá nặng nề,nhưng kết quả khảo sát của IUCN ( Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới) vàUNEP ( Chương trình Môi trường thế giới) cùng các nhà khoa học cho thấy,những làng xóm ở phía sau “bức tường xanh” RNM với băng rừng rộng gần nhưcòn nguyên vẹn vì năng lượng sóng đã được giảm từ 50% đến 90%, nên thiệt hại

về người rất thấp hoặc không bị tổn thất… Cụ thể như RNM ở Ấn Độ, khoảng từlàng xóm ra bờ biển 1km so với nơi không có rừng ngập mặn thiệt hại giảm 50%-80%

Theo số liệu của Chi cục bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão thành phốHải Phòng, trước đây chi phí tu bổ đê điều trung bình hằng năm là 5 triệu đồng/

Trang 5

2.2 TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG RNM TRÊN THẾ GIỚI

VÀ VIỆT NAM2.2.1 Tình hình khai thác và sử dụng RNM trên Thế Giới

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái rất quan trọng ở vùng venbiển nhiệt đới và á nhiệt đới Thế giới có khoảng 18 triệu ha, các nước Đông Nam

Á chiếm 35% diện tích (Spalding, 1997) Trong đó, vùng Ấn Độ Dương có rừngngập mặn đa dạng nhất với trên 50 loài cây

Rừng ngập mặn đã và đang đối mặt với nhiều thách thức như diện tích rừngngập mặn trên thế giới liên tục suy giảm Trong 5 năm 1990 đến 1995, đã có 13,7triệu ha rừng bị mất đi (FAO (1997) Rừng mất do các yếu tố thiên nhiên, tác độngcủa con người (nuôi thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị hoá…… ,)

Trong vài thập kỷ gần đây, rất nhiều khu vực ven biển này đã chịu sức épngày càng tăng của việc phát triển đô thị và công nghiệp Hơn 50% diện tích rừngngập mặn đã mất đi vì những nguyên nhân do con người gây ra Rừng ngập mặn

đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang nhiều dạng sử dụng đất khác trong đó

có nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, trồng rừng trên cạn, phát triển đôthị và công nghiệp Đó là còn chưa kể hết rừng bị phá để làm đường xây dựng đê,mương Diện tích rừng ngập mặn đã bị giảm từ 20 đến 75% ở nhiều nước châu Á đang phát triển và vùng biển Caribê [10]

Dựa vào việc tính toán trên bản đồ ảnh vệ tinh và các số liệu thu thập đượcgần đây Spalding và cs (1997) đã lập bảng thóng kê tổng diện tích rừng ngập mặncác vùng trên thế giới là 181.077 km2

Trang 6

(Nguồn: Spalding, Blasco, Field, 1997)

Qua bảng 2.2 ta thấy diện tích RNM ở mỗi vùng đều khác nhau Trong đó,diện tích ở vùng Nam và Đông Nam Á chiếm diện tích cao nhất Sau đó, là Châu

do việc khai thác diện tích RNM để phục vụ cho mục đích nuôi tôm [21]

Ở Philippines, khoảng 50 % trong số 279.000 ha rừng ngập mặn bị mất đitrong giai đoạn từ năm 1951 đến 1988 do phá rừng làm ao nuôi tôm và 95% các aonuôi tôm ở nước này trước đó là rừng ngập mặn (Primavera (1995)) [21]

Ở Thái Lan, trong giai đoạn 1961 đến 1993, có đến 54,7 % diện tích rừngngập mặn bị mất đi do nghề nuôi tôm ( Menasveta, 1997) [21]

Tương tự ở Malaysia, 12% diện tích rừng bị mất trong 10 năm 1990) [21]

(1980-Ở cấp quốc gia, Madagascar, Indonesia, Mexico, Pakistan, Papua NewGuinea và Panama là những nước có diện tích rừng bị mất lớn nhất trong nhữngnăm 1980 Tổng diện tích rừng bị mất ở năm nước này là khoảng 1 triệu ha, tươngđương với diện tích Jamaica Nhưng trong những năm 1990, Pakistan và Panama

đã thành công trong việc giảm tỷ lệ mất rừng ngập mặn Ngược lại, Madagasca,

Trang 7

Việt Nam và Malaysia lại trải qua thời kỳ phá rừng tăng lên và nằm trong số nămquốc gia đứng đầu về diện tích rừng bị mất trong thập niên 1990 và giai đoạn2000-2005 FAO (Tổ chức nông lương thế giới) chỉ ra rằng áp lực dân số cao, sựchuyển đổi quy mô lớn một diện tích rừng ngập mặn sang nuôi trồng tôm cá, nôngnghiệp, cơ sở hạ tầng và du lịch, cũng như ô nhiễm và các thảm họa tự nhiên lànhững nguyên nhân chính dẫn đến tàn phá rừng ngập mặn [20]

Như vậy, do áp lực vấn đề dân số và quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoácon người đang ngày càng tác động đến RNM Vì vậy, diện tích RNM suy giảmđáng kể

2.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng RNM tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài, có điều kiện tự nhiên phùhợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây ngập mặn Tổng diện tíchrừng ngập mặn của nước ta là 400.000 ha Tuy nhiên, trong những năm qua donhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã tác động vào hệ sinh thái RNM làmcho diện tích RNM của nước ta bị suy giảm đáng kể

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) chothấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006 Như vậy, diện tích RNM nước ta bị suygiảm rất lớn gần 50 %

Bảng 2.2: Diện tích RNM trên lãnh thổ Việt Nam

Phân bố các tỉnh,thành phố Diện tích RNM Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Paul Maurand, 1943; Rollet, 1962; Viện điều tra Quy hoạch rừng, 1982, 1999)

Qua bảng 2.2 ta thấy lượng rừng ngập mặn tại ven biển Nam Bộ là rất lớn

và lớn hơn rất nhiều so với rừng ngập mặn ven biển Trung Bộ, trong khi đó rừngngập mặn tại ven biển Bắc Bộ bằng một phần hai diện tích rừng ngập mặn tại ven

Trang 8

Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta suy giảm là do sự phát triển ồ ạt của cáckhu sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu nuôi tôm ven biển, ven sông Mặtkhác, do sức ép về gia tăng dân số, lạm phát tình trạng khai thác gỗ củi, phá rừngngập mặn làm đầm nuôi tôm khiến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp

Dưới đây là một số nghiên cứu về diện tích rừng ngập mặn ở các tỉnhthành phố nước ta:

Hiện nay, Theo PGS-TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hảidương học Nha Trang cho biết, rừng ngập mặn huyện Núi Thành – tỉnh QuảngNam trước đây rộng khoảng trên 220 ha với các loài thực vật bậc cao như mắm,bần, đước, dừa nước Do phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, nên rừng ngậpmặn đã bị người dân chặt phá làm ao nuôi tôm Đến năm 1997 chỉ còn lại khoảng

63 ha và hiện nay chỉ còn khoảng 10 ha Đặc biệt vẫn còn giữ được khoảng gần 5

ha rừng dừa nước ở lưu vực sông Bến Đình, xã Tam Nghĩa Rừng dừa nước này xã

đã giao cho các hộ gia đình quản lý và chỉ được phép khai thác lá dừa và các loàithủy sản ở khu vực liền kề và có trách nhiệm bảo vệ và trồng phục hồi rừng dừanước [14]

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh QuảngNinh, tổng diện tích rừng ngập mặn hơn 22.810 ha vào năm 1998 đến năm 2004

Do sự ô nhiễm môi trường nước từ việc thải trực tiếp xuống biển các chất thải rắn,nước thải của các mỏ than đang khai thác chưa qua xử lý và rác thải của nhiều tàu

du lịch, lồng bè thuỷ sản, các điểm kinh doanh hải sản, các khu dân cư nên diệntích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh suy giảm chỉ còn hơn 19.000 ha [20]

Trên toàn tỉnh Nghệ An, diện tích rừng ngập mặn hiện có là 819,6 ha dohiện tượng dắp bờ nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và phong tràonuôi tôm nổi lên rầm rộ khắp mọi nơi, nhiều cánh rừng ngập mặn bị tàn phá nặng

nề Đến năm 1985 hầu như rừng ngập mặn bị phá gần hết và chỉ còn sót lại cảnhrừng bần ở xã Hưng Hòa với diện tích khoảng gần 10 ha [19]

Rừng ngập mặn Cồn Chim nằm giữa đầm Thị Nại (Bình Định) trước đây cótổng diện tích trên 480 ha, trước đây là một vùng có hệ sinh thái động, thực vật

Trang 9

phong phú và giàu tiềm năng nhưng trong nhiều năm qua, do việc khai thác thiếu

kế hoạch và khoa học đã làm cho hệ sinh thái ở đây đã bị phá vỡ và suy giảmnghiêm trọng , gần đây đã bị gần 100 gia đình phá rừng để làm đầm tôm nêndiện tích rừng ngập mặn hiện nay chỉ còn 5ha [16]

Theo số liệu của ngành Nông nghiệp, đến năm 2000, toàn tỉnh Khánh Hoàchỉ còn 11,5 ha rừng ngập mặn, trong đó huyện Vạn Ninh còn 11 ha, Cam Ranh0,5 ha Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn ở Khánh Hoà đã thu hẹp rất nhiều.Chính tình trạng đào đất, thay đổi diện mạo địa hình, ngăn dòng chảy đã triệt hạhàng loạt khu rừng ngập mặn mà khả năng tái tạo cực kỳ khó Sự việc càng bi đáthơn khi việc nuôi tôm thất bát, hàng nghìn ha đất đìa bị bỏ hoang khiến cả mộtvùng ven biển trước đây xanh tươi, trù phú bây giờ tiêu điều [17]

Ở Đầm Nại (Ninh Thuận) hơn 200ha rừng ngập mặn tạo vành đai rộnghàng trăm mét bảo vệ cho đầm không bị xói lở, nay đã thay thế bằng các đầm tômbán thâm canh, chỉ còn lại vài vệt đước và mắm chưa đầy 2ha [15]

Rừng ngập mặn ở Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh

Từ một vùng rừng ngập mặn trù phú với diện tích gần 40.000ha vào những năm

1940, do bị phá huỷ bằng thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá trong chiến tranh đã trởthành một vùng đất hoang có diện tích 35.000ha và 4.500 ha chỉ toàn cây dương xỉ(Acrostichum) sau năm 1970 (Dao P.T.A 2000).Bắt đầu từ năm 1978, đã tiếnhành trồng lại 20.000 ha rừng ngập mặn ở Cần Giờ và đến năm 1988 rừng ngậpmặn ở đây đã phát triển tốt và có thể khai thác được Tiếp đó, từ năm 1993 đếnnăm 2000, khoảng 64.000 ha rừng ngập mặn đã được trồng tại châu thổ sôngHồng, chủ yếu là vùng ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng Kếtquả là đến năm 2000, UNESCO đã công nhận Rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dựtrữ sinh quyển, và đây cũng là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở nước ta [13]

Ở Cà Mau, trong vòng 12 năm (1983-1995), đã có 66.000 ha rừng bị chặtphá để chuyển sang nuôi tôm (Hồng, 1999) Năm 1998, có đến 120.000 ha ao nuôinằm trong khu vực đất rừng (Bửu, 2000) Năm 1999, Cà Mau có 130.000 ha đất

Trang 10

Tóm lại, diện tích rừng ngập mặn Việt Nam suy giảm rất đáng kể, hiện nayrừng ngập mặn chỉ còn rải rác ở một số nơi như Huyện Cần Giờ - Thành phố HồChí Minh, Tỉnh Cà Mau Do ý thức chủ quan và khách quan của người dân ViệtNam và do lợi ích kinh tế trước mắt mà hàng ngàn diện tích rừng ngập mặn ViệtNam suy giảm trầm trọng

2.3 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PRA (ĐÁNH GIÁ NÔNG

THÔN CÓ SỰ THAM GIA NGƯỜI DÂN)

PRA là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dânnông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đờisống và điều kiện thực tế của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện

PRA là một cách làm việc mới, sẽ khắc phục được cách làm việc cũ đồng thờicách làm này không những được dùng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin màđược thực hiện xuyên suốt dự án hay chương trình

PRA bao gồm những đặc điểm như sự bỏ qua tối ưu, mô hình tam giác,nhóm liên nghành, phối hợp các kỹ thuật, tính linh hoạt và không bắt buộc, thamgia của cộng đồng, cân bằng định kiến Trong đó, 2 đặc điểm trọng tâm củaphương pháp PRA đó là sự bỏ qua tối ưu và mô hình tam giác

Sự bỏ qua tối ưu tức là nhóm PRA tránh những chi tiết và độ chính xáckhông cần thiết, cũng như việc thu thập quá nhiều số liệu không thật sự cần chomục đích của PRA

Mô hình tam giác là một hình thức kiểm tra chéo Tính chính xác có đượcthông qua các thông tin đa dạng và các nguồn thông tin khác nhau, sử dụng thôngtin thứ cấp, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, v.v…Tam giác được xây dựng trongmối quan hệ với : cơ cấu nhóm công tác; các nguồn thông tin ( con người, điađiểm,…); và phối hợp các kỹ thuật

Mặt khác, vai trò của tác viên cộng đồng khi sử dụng PRA là thực hiệnchức năng thúc đẩy và tạo điều kiện nâng cao năng lực cho người dân địa phươngtrong thu thập thông tin, phân tích vấn đề, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch Vì

Trang 11

Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm

dò thay cho sự bất cần, quan tâm đến người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ vàhọc hỏi từ họ về những quan tâm và ưu tiên

Sử dụng tối ưu các kỹ thuật và công cụ tức là phải cân nhắc giữa số lượng,

sự hợp lý, sự chính xác và thời gian

Sử dụng phép kiểm tra chéo các thông tin

Luôn tìm kiếm mọi mặt từ người dân, nghĩa là tìm tòi, học hỏi từ nhữngđiểm không hợp lý, những người không ủng hộ, những người đứng ngoài cuộc …

ở mọi tình huống

Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tựđánh giá, tự phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sởhữu của các kết quả đó, vai trò của tác viên chỉ là hướng dẫn người dân cách làm,thúc đẩy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích…

Hãy luôn tự vấn mình, nghĩa là tác viên cộng đồng hãy luôn tự kiểm tramình và tự phê bình về thái độ, phong cách, cách ứng xử khi cùng làm việc vớingười dân

Hãy chịu trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi tác viên cộng đồng phải tự chịutrách nhiệm với chính công việc của mình làm, không đổ lỗi cho người khác

Cùng chia sẻ, nghĩa là tạo cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, chia sẻsuy nghĩ, tình cảm, tâm tư giữa người dân với nhau, giữa người dân với tác viêncộng đồng

Trang 12

Sử dụng các công cụ PRA một cách mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa

là không lựa chọn, sử dụng một cách máy móc tùy theo bối cảnh, điều kiện, đặctính con người của địa phương

Dưới đây là những công cụ được áp dụng điều tra trong phương pháp PRA :

Vẽ bản đồ

Vẽ bản đồ là công cụ khởi điểm cho bước thu thập thông tin ở thực địa củaPRA, và những thông tin này được dùng để liên hệ trong thu thập và phân tíchsuốt cuộc PRA Phương pháp này linh hoạt và năng động, nó tạo cơ hội cho nhómPRA và các thành viên cộng đồng làm quen với công việc, hiểu rõ đề tài đangcùng nghiên cứu, có cái nhìn chung vẽ bức tranh chung và chuẩn bị cho nhữngcông việc tiếp theo Bản đồ của điểm nguyên cứu thể hiện vị trí, nơi đâu là cácnguồn tài nguyên, các hoạt động sản xuất, những khó khăn và cơ hội cũng nhưgiới hạn của chủ đề cần điều tra Nó giúp nhóm PRA và chính các thành viên cộngđồng để hiểu rõ ranh giới và những đặc tính của cộng đồng được bao gồm củacuộc điều tra

Lát cắt

Đây là công cụ được sử dụng để định nghĩa rõ những ranh giới của tiểuvùng sinh thái nông nghiệp ở một vùng cụ thể Bản đồ mặt cắt là bản vẽ một mặtcắt ngang xuyên qua một vùng hay một khu đất trên đó được thể hiện những đặcđiểm quan trọng của địa phương đất đai, như độ dốc, sông rạch và nông dân có thể

sử dụng những biểu tượng cho các loại cây trồng vật nuôi, những hoạt động thựchiện trên đó Bản đồ mặt cắt rất thông dụng trong việc mô tả hệ sinh thái nông

Trang 13

Phân tích SWOT

SWOT là một công cụ để giúp cộng đồng xác định những thuận lợi và bấtlợi bằng cách phân tích những ảnh hưởng “bên trong” ( mặt mạnh, mặt yếu ) vànhững ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, rủi ro) mà nó gây tác động đến tiến trìnhphát triển

Cây vấn đề

Cây vấn đề có thể được dùng để xác định cảm nhận của người dân vềnguyên nhân của các vấn đề / khó khăn mà người dân trong thôn gặp phải, cảmnhận của người dân về tác động của các vấn đề / khó khăn mà người dân gặp phải,mối liên kết giữa những nguyên nhân và tác động khác nhau của vấn đề / khókhăn

Bảng hỏi

Bảng hỏi được dùng để lấy thông tin trực tiếp từ một cá nhân hoặc mộtnhóm nhỏ, sử dụng những bộ câu hỏi có phạm vi rộng để hướng dẫn các cuộc traođổi, cho phép đưa ra những câu hỏi mới như là kết quả của cuộc thảo luận Cáccuộc phỏng vấn bán cấu trúc có vai trò quan trọng, đặc biệt trong việc tăng cường

sự hiểu biết sâu về những vấn đề định tính Vì những cuộc phỏng vấn có tính mở(mặc dù được dẫn hướng thông qua một danh sách những điểm cần kiểm tra), nêncác cuộc phỏng vấn này rất hữu ích đối với việc đánh giá

2.4 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NÚI THÀNH - TỈNH QUẢNG NAM

Hình 2.1 : Bản đồ huyện Núi Thành - Tỉnh Quảng Nam

Trang 14

Phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ.

Phía Nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi

Phía Tây giáp huyện Nam Trà My

Phía Đông giáp Biển Đông

Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn với tổng diện tích

tự nhiên khoảng 53.396,07 ha, chiếm hơn 5,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnhQuảng Nam (1.040.747 ha) Trong đó, thị trấn Núi Thành là trung tâm kinh tế -chính trị - xã hội của Huyện, nằm sát quốc lộ 1A, cách trung tâm tỉnh – thành phốTam Kỳ khoảng 25 km, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 95 km về hướng Bắc vàcách khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) khoảng 4km về hướng Nam Với vị trínày, Núi thành có cơ hội hòa nhập với khu vực, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật,thông tin kinh tế, thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo hướng côngnghiệp hóa và trao đổi sản phẩm

Là huyện ven biển với chiều dài ờ biển 43 km với hai cửa An Hòa và của

Lở, thuộc vùng hạ lưu sông có trên 5.000 ha mặt nước sông hồ và là một trongnhững đầm phá có quy mô lớn thuộc ven biển miền Trung, thuận lợi cho việc nuôitrồng thủy sản, cũng là nơi hội tụ tàu thuyền ra vào đánh bắt hải sản, tạo điều kiệncho các ngành công nghiệp chế biến và ngư nghiệp phát triển và giao lưu với cácvùng lân cận

Đồng thời huyện Núi Thành có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua và cáctỉnh lộ thông suốt khác, giao thông đường biển cũng khá thuận lợi với một cảngtương đối lớn là cảng Kỳ Hà, lại có thêm sân bay Chu Lai và khu kinh tế mở ChuLai thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy

đủ Do đó, vị trí của huyện đã hội tụ đủ các điều kiện về tự nhiên cũng như kinh tế

Trang 15

- xã hội thuận lợi chi việc nuôi trồng nhiều loài thủy sản và dễ dàng giao lưu buônbán với các khu vực lân cận Đó là một tiền đề quan trọng để phát triển một NúiThành trong tương lai

Tuy nhiên vị trí của huyện Núi Thành lại nằm trong khu vực chịu ảnhhưởng của chế độ gió mùa, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và mưa theo mùa Lưuvực các sông thường nhỏ (50 – 100 km2) và độ dốc lớn, hằng năm thường bị ảnhhưởng bởi những trận bão lớn kết hợp với lũ lụt gây xói lở, đất đai bị bào mòn,ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân cư sinh sống trên địa bàn [1; 2; 4]

2.4.1.2 Địa chất

Khu vực nghiên cứu có hai hệ địa tầng:

Hệ tầng đá biến chất Cambri sớm: Đây là loại đá phiến kết tinh màuxám sẫm phớt xanh Loại đá này phân bố ở rìa Đông Bắc mũi An Hòa, rìa đảoHòn Dứa Mặc dù hiện nay chưa tìm được hóa thạch và không có tài liệu định tuổinhưng các đặc điểm của loại đá này tương tự như đá của hệ tầng A Vương có tuổiCambri cho nên tuổi của đá này được giả định là tương đương với tuổi của hệ tầng

A Vương

Hệ tầng đá phun trào bazan và đá trầm tích núi lửa Pliocen –Pleixtocen hạ: Đây là đá bazan đã bị phong hóa Phần trên đã bị biến thành đất sétalit – feralit màu vàng loang lỗ Bề dày của lớp đất phong hóa này có nơi tới gần

40 m Dưới lớp đá phong hóa này là đá laterit với sỏi sạn màu nâu sẫm gắn kếtchắc Lớp laterit này tại nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do hoạt động của nước biểnmài mòn lớp đất phong hóa ở trên Bề dày của lớp đá laterit này cho đến nay vẫnchưa được xác định Loại đá này phân bố ở mũi An Hòa, đảo Hòn Dứa và mũiphía Nam vụng An Hòa Với mức độ phong hóa cao, đá bazan này đã được cácnhà địa chất xếp vào tuổi Pliocen – Pleixtocen hạ (Theo bản đồ Địa chất ViệtNam, Phần lục địa, tỉ lệ 1:500.000 do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, chủbiên, 1986)

Trang 16

Hệ tầng trầm tích Đệ Tứ: Trầm tích Pleixtocen (Q12-3) Trầm tíchnày phân bổ những dãi hẹp, kéo dài dọc theo sông, suối nhỏ, thành tạo này chủyếu là cát pha màu trắng xám, xám đen do có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ có lẫn bộtsét Đây là loại cát màu vàng nghệ, nguyên là đồi cát, đê cát cổ hiện nay do tácđộng của gió, sóng biển gia công và được tích tụ lại và phân bố nhiều nhất ở khuvực xã Tam Hải Theo Trần Nghi (1997) thì cát này có nguồn gốc tại chỗ và do hệthống sông Tam Kỳ - sông Trầu tải ra vào thời gian khoảng Pleixtocen (Q12-3).Thành phần khoáng vật chủ yếu là cát thạch anh, felspat, mica, urmalin, bùn, sét,tính phân lớp không rõ ràng bề dày từ 3 - 4m Những khu vực này rất thích hợpcho các mô hình nuôi trồng thủy sản dọc theo các sông [2]

độ cao 1.132 m

Dạng địa hình đồng bằng : Gồm các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, TamAnh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hiệp, thị trấn Núi Thành, Tam Nghĩa Vùng nàyđịa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò có độ dốc nhỏ Nơi cao nhất chỉcao 69 m so với mặt biển

Dạng địa hình ven biển : Gồm các xã Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Giang,Tam Hải, Tam Quang và một phần Tam Nghĩa Vùng này địa hình bằng và thấp,

có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nềncát biển Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá Ngoài ra, vùng này còn có nhiềubãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam Tiến, TamHải, Tam Quang như đảo hòn Ngang, Hòn Dứa, Bàn Than

Trang 17

Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện gồm sông Tam Kỳ, sông TrườngGiang, sông Ba Túc, sông An Tân, sông Trâu Các con sông này đều bắt nguồn từphía tây, tây bắc chảy về phía đông đỏ ra biển qua cửa An Hòa và cửa Lỡ

Các sông đều có lưu vực nhỏ từ 50 đến 100km2, độ dốc lớn, chiều dài từ 20 đến

40 km, lưu lượng nước thay đổi theo mùa Một số con sông được ngăn lại ởthượng nguồn làm hồ chứa nước như : hồ Phú Ninh trên sông Tam Kỳ, hố TháiXuân trên sông Trầu Các dòng sông của huyện đều hội tụ về phía đông tạo nênnhững vùng xoáy bồi đắp nên những cồn cát và tạo ra các đầm phá ở các xã TamQuang, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, TamTiến

Địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các loại đất, các thảmthực vật, các tiểu vùng khí hậu, chế độ nước, độ ẩm, thành phần cơ giới đất Ngoài

ra yếu tố địa hình còn ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy bề mặt gây nên bồi lắnghay xói mòn rửa trôi Vì vậy, địa hình có vai trò hết sức quan trọng trong việc hìnhthành các vùng kinh tế

Do đặc điểm địa hình của Huyện cao theo hướng Tây Nam, thấp dần vềhướng Đông Bắc nên hầu hết sông ngòi đều bắt nguồn từ phía Tây và Tây Bắc.Địa hình chia cắt mạnh từ đó hình thành nên các vùng sản xuất theo những cơ cấunhất định

Vùng sản xuất nông – lâm ở phá Tây gồm các xã Tâm Thạnh, Tam trà, TamSơn, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ tây, Tam Thạnh

Vùng sản xuất nông nghiệp và kết hợp nuôi thủy sản ở khu vực đồng bằng gồmcác xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Hiệp, TamNghĩa Khu vực này tương đối bằng, chủ yếu là các cánh đồng phù sa

Vùng sản xuất nông, nuôi trồng thủy sản và ngư nghiệp thuộc khu vực đầmphá và vùng ven biển gồm các xã Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Hải, Tam Quang,Tam Giang Khu vực này nằm trong vùng đầm phá và của sông ven biển nên cóđịa hình thấp hơn

Trang 18

Vùng sản công- nông- thương mại-dịch vụ ở khu vực trung tâm huyện làcảng Kỳ Hà gồm các xã Tam Quang thị trấn Núi Thành và Tam Nghĩa Đây là khuvực giao lưu văn hóa, nơi hôi tụ các đầu mối giao thông, địa hình bằng phẳng,phần lớn là các bãi cát rộng

Vì vậy việc hình thành các vùng sản xuất luôn gắn liền với sự phân bố địahình tạo nên một tổng thể cơ bản trong quá trình quy hoạch bố trí các vùng sảnxuất

Do đặc điểm địa hình huyện Núi Thành nên vùng hạ lưu các sông tồn tạinhiều ô trũng, đầm phá Đây là ưu thế của Huyện trong việc phát triển ngành nuôitrồng thủy sản [2; 4]

2.4.1.4 Khí hậu

Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa Quảng Nam nói chung vàhuyện Núi Thành nói riêng nằm phía Đông dãy Trường Sơn và phía Nam đèo HảiVân nên thuộc vùng khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miềnNam, nhưng lại mang tính chất á xích đạo nhiều hơn Đồng thời khí hậu huyệnNúi Thành còn có những đặc thù riêng do sự chi phối của yếu tố địa hình

Huyện Núi Thành có 17 xã, thị trấn thì có đến 8 xã giáp biển nên chịu ảnhhưởng của khí hậu biển và lục địa Theo tài liệu trạm Khí tượng - Thủy văn tỉnhQuảng Nam, khí hậu huyện Núi Thành có những đặc điểm sau:

a Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực khoảng 27,60C, cao nhất là tháng VIIvới nhiệt độ trung bình tháng lên đến 31,60C và thấp nhất là tháng XII, nhiệt độtrung bình tháng chỉ 22,80C Mùa nóng bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào thángVIII Vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng (VI đến tháng VIII), nhiệt độkhông khí tăng cao Mùa lạnh kéo dài từ cuối tháng XII năm trước đến tháng IIInăm sau Biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào mùa nóng và nhỏ nhất vào mùa lạnh Trị

số biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào tháng IV, có khi tới 100C

Trang 19

Nhiệt độ không khí tương đối cao nhưng khá ổn định là điều kiện tương đốithuận lợi cho việc nuôi tôm nước lợ, tránh được các bệnh phát sinh do thời tiếtthay đổi Tuy nhiên, những ngày có gió Tây Nam khô nóng cần phải chú ý gâymàu nước để làm giảm nhiệt độ trong hồ do lúc này nhiệt độ không khí thườngtăng cao

b Số giờ nắng

Tổng số giờ nắng trong năm là 2203 giờ, tập trung từ tháng II đến thángVIII hằng năm Tháng có nắng ít nhất là tháng X, XI, XII và tháng có nhiều nắngnhất là tháng V, VI, VII, XIII Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng XII (độ ẩm tươngđối 90%) Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng VII (độ ẩm tương đối 76%)

Tổng lượt bốc hơi trung bình năm là 1.361 mm Những tháng có lượng bốc hơicao nhất là tháng V, VI, VII, VIII, tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng XI,XII, I

c Chế độ mưa

Mùa mưa kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, tháng X có lượng mưa caonhất (720 mm) Tổng lượng mưa trung bình năm 2531,5 mm Số ngày mưa trungbình trong năm là 140 ngày, lượng mưa tháng X và tháng XI chiếm đếm 50,4%lượng mưa cả năm Trong một năm trung bình có 140 - 145 ngày mưa, tháng có sốngày mưa nhiều nhất là tháng X, XI và XII, mỗi tháng có từ 20 - 21 ngày mưa.Tháng có số ngày mưa ít nhất là các tháng III, IV, mỗi tháng có 5 - 6 ngày mưa

Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII, lượng mưa thấp nhất là vàotháng III (trung bình 38 mm) Tổng lượng mưa vào mùa khô chỉ chiếm 30 đến35% lượng mưa năm Trong mùa khô vào các tháng V, tháng VI thường có nhữngđợt mưa tiểu mãn, bổ sung lượng nước đáng kể cho mùa khô

Lượng mưa năm lớn lại tập trung dẫn đến hiện tượng lũ, lụt vào mùa mưanên vào thời điểm này cần đặc biệt chú ý đến mùa vụ nuôi tôm đặc biệt là ở các xãnằm ở hạ lưu các con sông

Bảng 2.3: Các yếu đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành

Trang 20

Lượng mưaTB (mm) Số giờ nắng (giờ) Độ ẩm TB (%) Nhiệt độ TB (độ C)

Nhiệt độ tối cao TB(0C)

Nhiệt độ tối thấp TB(0C)

Lượng mưa TB (mm)

Độ ẩm TB (%)

(Nguồn: báo cáo quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm huyện Núi Thành- tỉnh Quảng Nam)

Hình 2.2: Đặc trưng của chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành

d Chế độ gió

Chế độ gió ở huyện Núi Thành phân thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa gió Tây Nam: Hoạt động từ tháng III đến tháng VII, có năm mùa gióTây Nam bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn bình thường Hướng gió thịnhhành là Tây, Tây Nam

Trang 21

- Mùa gió Đông Bắc: Hoạt động từ tháng X đến tháng II năm sau, có khikéo dài đến tháng III nhưng ổn định nhất là từ tháng XII đến tháng II năm sau.Hướng gió thịnh hành là Bắc và Tây Bắc

Ngoài ra, xen giữa hai hướng gió thịnh hành trên là gió Đông, Đông Nam.Còn tùy theo địa hình mà gió phân bố thêm một số hướng khác nhưng tần suấtkhông lớn

Tốc độ gió trung bình năm ở khu vực dự án trung bình từ 1,6 – 2,0 m/s, giólớn thường xuất hiện trong bão, áp thấp nhiệt đới hoặc khi có gió lốc

Ngoài ra trong năm còn có gió Tây Nam hoạt động gây khô nóng trong khuvực Trong ngày đêm cũng có sự thay đổi hướng gió do quá trình hấp thụ và bức

xạ tạo nên chênh lệch áp suất ở khu vực đồng bằng và ven biển Song yếu tố nàykhông ảnh hưởng lớn đến việc bố trí sản xuất

e Thời tiết đặc biệt

Dông: Dông xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng III, muộn nhất vào cuốitháng XI Dông thường xảy ra nhiều nhất từ tháng V đến tháng IX Đáng chú ý làcác cơn dông trong những tháng này thường gây nên gió giật mạnh (có khi lên đếncấp 10 cấp 11) và mưa dữ dội Hàng năm có khoảng 75 - 80 ngày có dông

Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng IX đến tháng XII, xuất hiện nhiều nhấtvào tháng X và tháng XI thường kèm theo mưa lớn gây ra hiện tượng lũ lụt Trungbình hằng năm thường xuất hiện 1 - 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp và 2 - 3 cơn bãohoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực Loại thời tiết này đặc biệt ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của huyện đặc biệt là hoạt động nuôi thủysản nói chung và nuôi tôm nói riêng Do diễn biến bất thường của thời tiết, cónhững năm xuất hiện bão và và áp thấp nhiệt đới trái mùa ảnh hưởng đến khu vực

từ rất sớm vào các tháng V, tháng VI Những cơn bão hay những trận lụt lớn đếnsớm sẽ gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản cho người dân, đặc biệt nghiêm trọng hơnnữa là lũ lụt sẽ gây ra ngập lụt hầu hết các diện tích nuôi tôm chưa kịp thu hoạch,làm cho người dân bị thất thu, đồng thời dòng chảy cuộn gây xói lở hư hại hệ

Trang 22

ra thiên tai như, bão, lụt nên khó có thể nuôi được hoặc là tạo điều kiện thích hợpcho các loại vi rút phát triển dễ gây ra tình trạng dịch bệnh xảy ra hàng loạt Vìthế, đặc điểm khí hậu đóng vai trò quyết định đến mùa vụ nuôi thủy sản ở huyệnNúi Thành [2; 4; 18].

2.4.1.5 Thủy văn

Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện gồm sông Tam Kỳ, sông TrườngGiang, sông Ba Túc, sông Trầu, sông Quán, sông Mùi, sông Bến Đình, Sông Chợ.Các con sông này đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc chảy về phía Đông đổ rabiển qua cửa An Hòa và cửa Lỡ Các sông đều có lưu vực nhỏ từ 50 đến 100 km2,

độ dốc lớn, chiều dài từ 20 đến 40 km, lưu lượng nước thay đổi theo mùa Hiệnnay, các sông này được ngăn lại ở khu vực thượng nguồn để xây dựng các hồ chứanước như: hồ Phú Ninh trên sông Tam Kỳ, hồ Thái Xuân trên sông Trầu

Trong đó hai sông lớn nhất chảy qua huyện Núi Thành là:

Sông Trường Giang: Là con sông chạy dọc theo bờ biển thuộc tỉnh QuảngNam chảy sát biển qua các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh, Tam Tiến,Tam Hòa, Tam Hiệp, Tam Giang, thị trấn Núi Thành nối cửa An Hòa với cửa Đại,Hội An Vùng hạ lưu của những con sông này tương đối rộng Đây cũng là khuvực diễn ra nuôi trồng thủy sản nước lợ trọng điểm của huyện Núi Thành

Sông Tam Kỳ: Là hợp lưu của 10 con suối nhỏ, bắt nguồn từ phía Tây,chảy theo hướng Tây sang Đông xuống dòng chính tại Xuân Bình – Phú Thọ, xã

Trang 23

Tam Trà huyện Núi Thành, rồi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy ra cửa AnHòa Diện tích lưu vực khoảng 800 km 2 Do trong năm, vùng này có nhiều mưanhưng rừng đầu nguồn ít bị tàn phá nên dòng chảy tương đối điều hòa theo mùa.Lưu lượng lớn nhất của sông Tam Kỳ là 20,7 m3/s

Các dòng sông của huyện đều hội tụ về phía Đông tạo nên những vùngxoáy bồi đắp nên những cồn cát và tạo ra các đầm ở các xã Tam Quang, Tam AnhNam, Tam Anh Bắc, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, Tam Tiến Nhật triều xảy ratrong tháng X khoảng 15 ngày, còn lại đều là bán nhật triều không đều Mức nướctrung bình 1,2 m, cường độ triều lớn là 1,2 – 2 m, triều kém là 0,5 m Tốc độ dòngchảy trung bình 0,2 - 0,3 m/s, tốc độ cực đại 2,5 m/s Nước dâng khi có gió bão lêntới 1,5 - 3m

Do đặc điểm của khí hậu khu vực nên lượng nước của các sông thay đổitheo mùa và được ngăn lại ở thượng nguồn làm cho lượng nước ở hạ lưu bị hạthấp, đồng thời chịu tác động của thủy triều gây nhiễm mặn ở vùng cửa sông vàđầm phá

Các sông trong huyện nối với nhau và đổ ra biển Chính vì vậy mà các sôngnày chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều, hàng năm triều ảnh hưởng rấtsâu vào các sông mang theo một lượng muối rất lớn đã tạo cho các sông đi quahuyện có độ mặn tương đối thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước lợ

Chế độ thủy triều ở huyện Núi Thành là bán nhật triều không đều Mỗingày có hai lần nước lên xuống với hai đỉnh triều: một đỉnh cao và một đỉnh thấp.Mỗi tháng có hai lượt triều cường và thời điểm đầu và giữa tháng âm lịch Đỉnhtriều cao nhất khoảng 1,5 m, biên độ triều cao nhất là 0,8 m, số ngày có con nướccường trong tháng trung bình khoảng 7 – 10 ngày Tuy nhiên chế độ bán nhật triềukhông đều gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình cấp thoát nước trong ao nuôi,làm cho người nuôi khó dự đoán được chế độ nước để có thể quyết định xả nướctrong ao ra hay lấy thêm nước vào sao cho vừa có đủ lượng nước cần thiết lại vừakhông gây ô nhiễm môi trường Bởi vì nếu lúc xả nước mà triều lên thì các chất

Trang 24

bẩn từ trong ao sẽ không được chuyển đi xa vậy thì hiệu quả xả nước sẽ không đạt

Vì vậy, người nuôi tôm cần chú ý đến sự thất thường của thủy triều

Toàn huyện có 1.290 ha mặt nước ao hồ, đầm (không kể mặt nước sôngsuối và hồ chứa nước) Trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản là 1500 ha và chưa

sử dụng là 406 ha, có cả nước ngọt và lợ

Riêng đối với khu vực cửa sông có rừng sú, vẹt, đước xanh tốt, khu vực này

có môi trường sinh thái mặn lợ rất thích hợp cho việc phát triển nuôi trồng thủysản Nhưng đến nay diện tích rừng này gần như đã bị biến mất do quá trình nuôitrồng thuỷ sản tự phát không quy qua hoạch [4; 5]

2.4.1.6 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp năm 1984

và đã chỉnh lý bổ sung năm 1990, toàn huyện có 53.396,07 ha đất gồm các nhómđất sau:

Nhóm đất đỏ vàng: Phần lớn diện tích đất của huyện thuộc loại nhóm đấtnày (72,08%) Đây là loại đất được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đágranit và phiến sét, tập trung ở vùng đồi núi, độ dốc lớn tỷ lệ thạch anh cao Tầngmặt mỏng, ít chất hữu cơ, nghèo dinh dưỡng, bị rủa trôi xói mòn mạnh Loại đấtnày chỉ thích hợp cho các loại cây trồng có rễ mọc sâu, chịu được khí hậu khắcnghiệt dùng cho ngành lâm nghiệp là chủ yếu

Thuộc nhóm này gồm có hai loại chính là: đất đỏ vàng trên đá mamaz acid(Fa) và đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs)

Nhóm đất dốc tụ (D): Đất dốc tụ là sản phẩm tích tụ của quá trình bào mònđược di chuyển không xa, phẩm chất và màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ của vùnglân cận Nhóm đất này có tầng dày từ 50 – 100 cm, hàm lượng dinh dưỡng lớn vàthường tạo thành tầng lắng đọng mùn hữu cơ trên bề mặt sau mỗi mùa mưa, chonăng suất cây trồng cao Phân bố ở thung lũng đồi núi nhiều khi là bãi thoải lớn ởchân đồi hoặc địa hình trũng vùng đồi Nhóm đất này đã được khai thác triệt để chỉ

Trang 25

còn khoảng 0,2% phân bố rải rác ở các địa hình phức tạp, đi lại khó khăn và chưa

có thủy lợi

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

Tính trên tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 53.396,07 ha, đấtnông nghiệp chiếm tỉ lệ khá lớn (65,4 %) Tuy nhiên, nếu tính diện tích đất nôngnghiệp bình quân cho một hộ thì lại quá thấp chỉ khoảng 1,04 ha/hộ Mặt khác, đất

ở đây chủ yếu là đất cát pha, đất bạc màu nghèo dinh dưỡng, tỉ lệ mùn trong đấtthấp nên rất không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúanước Phần lớn các nhóm đất được hình thành ven sông, biển điều thích hợp chonuôi tôm nước lợ

Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1.885,41 ha chiếm gần 5,4%đất nông nghiệp Trong đó, hơn 92,6% được dùng cho nuôi thủy sản nước lợ Diệntích đất chưa sử dụng toàn huyện là 7.313,06 ha chiếm 13,7% diện tích đất tựnhiên Diện tích này chủ yếu là đất hoang hóa, đất ngập mặn, đất kém dinh dưỡng

Ngoài ra đất trong khu vực này là đất chua mặn có thành phần sét vật lýthấp nên độ thấm nước cao, kết cấu rời rạc do đó khi cải tạo thành hồ nuôi tôm cầngia cố xử lý chống thấm nước lỡ bờ cũng như bón vôi, cải tạo pH đất trước khiđưa vào sử dụng Với cơ cấu và đặc điểm đất đai Huyện như vậy, để nâng cao hiệu

Trang 26

như: phối hợp với nhân dân nghiên cứu chuyển đổi một số diện tích đất trồng trọtkém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản hoặc các mục đích khác có hiệu quả hơn.Cần nghiên cứu sử dụng triệt để diện tích đất chưa sử dụng, đầu tư đất đai theochiều sâu

Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này chiếm 3,59% diện tích các loại đất Đấtphù sa được hình thành ven sông suối do quá trình bồi đắp sản phẩm từ đồi núi caođưa xuống phủ lên nền mà trước đây là cát biển có dạng hình lượn sóng do đó độdày mỏng phụ thuộc vào lượn sóng ấy Thuộc nhóm này gồm có: Đất phù sa loang

lỗ đỏ vàng có glây (Pg), đất phù sa sông suối (Py), đất phù sa cổ (Pc) Nhóm đấtnày được khai thác chủ yếu cho mục đích lâm nghiệp và lâm nghiệp

Nhóm đất cát biển (Cc): Nhóm đất này chiếm diện tích khá lớn (22,23%)diện tích các loại đất được hình thành ở ven biển và cửa sông, do hoạt động cửabiển tạo thành các dải cát chạy dọc bờ biển Có nơi được gió vun lên thành cồn cátnổi ổn định Đất này thường nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, khó sử dụng vàomục đích nông nghiệp Nhóm đất này phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 1A vềphía đông nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng

và văn hóa phúc lợi

Nhóm đất phèn mặn: Nhóm đất này được hình thành ở ven sông và vùng

hạ lưu sông có quan hệ với sự xâm nhập của thủy triều gây mặn bề mặt hay mạchngầm Đặc điểm nhóm này có độ phì cao, các phản ứng trao đổi trong đất xảy ramạnh, nhưng yếu tố hạn chế là phèn và mặn.Thuộc nhóm đất này gồm có: đất mặn

và cát mặn (M, Mc), đất phèn mặn và cát phèn mặn (SM, SMc)

Đất đai ở huyện Núi Thành được sử dụng với nhiều mục đích khác nhauđược thể hiện ở bảng 4.2:

Bảng 2.4: Diện tích đất sử dụng theo các mục đích khác nhau

65,4

1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.485,20 18,6 %

Trang 27

Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2008 của huyện Núi Thành

Huyện Núi Thành là huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất so với cáchuyện khác trong tỉnh trong đó chủ yếu là diện tích cho nuôi tôm sú và hiện naythêm đối tượng nuôi mới là tôm thẻ chân trắng Diện tích rộng lớn này là doHuyện có bờ biển dài 37 km, với 2 cửa biển là cửa Lỡ, cửa An Hòa và lưu vựcsông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển cùng với vùng hạ lưu của hệ thống cáccon sông lớn Tam Kỳ, Vĩnh An, sông Trầu thành một vùng đầm nước lợ rộngkhoảng trên 3.000 ha Chính điều kiện tự nhiên trên đã tạo cho Núi Thành có vùngđất ngập nước ven biển khá rộng lớn Toàn huyện có 13/17 xã, thị trấn 75/136thôn có vùng đất ngập nước ven biển Đặc biệt, tất cả các thôn của 5 xã vùng biểnđều có vùng đất ngập nước ven biển là Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Giang, TamQuang, Tam Hải

Tổng diện tích tự nhiên của 13 xã, thị trấn có vùng đất ngập nước là 27.628

ha, chiếm tỷ lệ 51,83% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, dân số 128.578người chiếm 88,1% dân số của huyện, có 61.209 nhân khẩu trong độ tuổi laođộng, chiếm 88,11% tổng nhân khẩu trong độ tuổi lao động của toàn huyện

Đất ngập nước ven biển Núi Thành cũng rất đa dạng bao gồm vùng nuôitrồng thủy sản, bãi cát, sỏi, cuội, ruộng muối, bãi bùn, bãi lầy ngập triều, đầm phá,cửa sông, đồng bằng ven sông có ảnh hưởng của thủy triều, rừng ngập mặn, thảm

Trang 28

thực vật, quần thể san hô chiếm diện tích trên 10.489,72 ha Trong thời gian qua,vùng đất ngập nước ven biển của huyện đã được cộng đồng cư dân địa phươngđầu tư khai thác, sử dụng để phát triển sản xuất như làm muối, đào đắp ao nuôitrồng thủy sản, trồng lúa màu, đánh bắt thủy sản, du lịch, giao thông Đây là tiềmnăng lớn để mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản

Nhìn chung các hoạt động sản xuất trên vùng đất ngập nước ven biển đãgóp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội củađịa phương như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho một số

hộ vươn lên làm giàu chính đáng làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng sông nước[2; 4]

2.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.4.2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Núi Thành

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tếcủa huyện Núi Thành đã dần đi vào ổn định, từng bước tăng trưởng và hòa nhập

và nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế nhiềuthành phần, khuyến khích mọi thành phần, mọi cá nhân đầu tư sản xuất kinhdoanh Trong đó, một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực Tổng giá trị sản xuấtcác ngành kinh tế trên địa bàn huyện trong năm 2008 đạt 1.635 tỷ đồng tăng 27,58

% so với năm 2007, đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua Tổng giá trị sảnxuất trên địa bàn theo giá thực tế đạt 4.041 tỷ đồng Trong đó, công nghiệp- xâydựng chiếm 58,60%, dịch vụ chiếm 14,25%; nông lâm thủy sản chiếm 27,15% [5]

2.4.2.2 Dân cư và nguồn lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơcấu ngành cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ

Bảng 2.5: Tình hình dân số và lao động của huyện Núi Thành

Trang 29

14 6 Lao động bình quân/hộ Người/hộ 2,02

15 7 Nhân khẩu bình quân /hộ Người/hộ 4,33

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Núi Thành năm 2007

Hiện nay, toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn tổngcộng có 34.286 hộ với tổng số nhân khẩu là 145.349 người Tỷ lệ gia tăng tự nhiênkhoảng 1,3% (năm 2007) Mật độ dân số là 273 người/km2 được phân bố nằm rảirác trong toàn huyện, tuy nhiên giữa các xã đồng bằng và miền núi sự phân bố dân

cư cũng có sự chênh lệch rất lớn, dân cư tập trung nhiều hơn ở các xã đồng bằng(thị trấn Núi Thành, Tam Xuân 1, Tam Xuân 3, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc,Tam Hiệp, Tam Nghĩa) và các xã miền biển (Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Quang,Tam Giang, Tam Hải) mà đông nhất là ở thị trấn Núi Thành là 2.228 người/km2,

xã Tam Quang là 1.175 người/ km2 Trong khi đó, các xã miền núi dân cư thưathớt hơn với mật độ dưới 110 người/km2 (trừ Tam Mỹ Đông 403 người/km2 ) cónơi chỉ 31 người/km2 như Tam Trà

Về thành phần dân tộc: trên địa bàn Huyện có hai thành phần dân tộc, trong

đó, chủ yếu là người Kinh và một số lượng ít người Cor (850 người, hộ, sống tạicác thôn 4, 6 và 8 xã Tam Trà)

Với đặc điểm dân số như vậy đã tạo ra một trong những yếu tố thuận lợinhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện là: trong quá trình phát

Trang 30

triển kinh tế - xã hội Núi Thành ít chịu sức ép bởi sự gia tăng dân số hàng năm.Với mức độ tăng dân số như vậy, hàng năm lực lượng lao động của huyện đượcđược bổ sung khoảng 1890 lao động Điều này rất phù hợp với nhu cầu thực tếphát triển kinh tế - xã hội của huyện

Tổng số lao động của toàn huyện là 68.896 lao động, số lao động bình quântrên hộ là 2,06 người/hộ Lao động nam là 31.278 người chiếm 45,4% trong tổng

số lao động, lao động nữ chiếm 54,6% Với cơ cấu lao động trong các ngành nghềnhư sau:

Nông - Lâm - Thủy sản : 50.478 người chiếm 73,26%, gồm:

Nông nghiệp: 37.996 người, chiếm 75,27%

Lâm nghiệp: 332 người, chiếm 0,87 %

Thủy sản: 10.250 người, chiếm 20,30%

Công nghiệp, xây dựng: 7.351 người, chiếm 10,6%

Thương nghiệp dịch vụ: 7.479 người, chiếm 11,07 %

Ngành nghề khác: 425 người, chiếm 0,63%

Đa số lao động ở đây là lao động nông thôn, mặc dù có trình độ văn hóakhông cao cũng như trình độ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất còn thấp, nhưngngười dân ở đây lại rất chăm chỉ, cần cù lại tích lũy được nhiều kinh nghiệm sảnxuất qua nhiều thế hệ, đặc biệt, có một bộ phận lớn dân cư ở các xã ven biển trướcđây có nguồn gốc là dân vạn đò hoặc sống nhiều năm gần miền sông nước nên họ

đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về chế độ nước cũng như đặc điểm củanhững con sông, những mảnh đất nơi họ sinh sống Có thể thấy lao động trongngành thủy sản chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động của toàn bộ nền kinh tếhuyện chỉ sau ngành nông nghiệp truyền thống của người dân vốn đã có từ lâu đời.Điều này cho thấy nuôi trồng và khai thác thủy sản cũng là một ngành nghề chủyếu của người dân trong huyện, trong đó nghề nuôi tôm giữ một vị trí quan trọngbởi những đóng góp của nó trong việc nâng cao đời sống người dân nơi đây [5]

Trang 31

2.4.2.3 Giáo dục, y tế

Thực hiện phương châm kết hợp tuyên truyền giáo dục thông qua các hìnhthức tập huấn, mỗi năm trung tâm khuyến ngư cùng bộ phận thủy sản của huyệnNúi Thành đã tổ chức được 12 lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật nuôi thủy sản chongười 553 người tham dự Trong đó có 2 lớp kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mộtlớp thú y thủy sản, 4 lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm

Huyện cũng đã tổ chức hội thảo phân tích các lợi ích của việc thành lập các

tổ nuôi tôm cộng đồng cho người dân và đã thành lập được 12 tổ nuôi tôm nước lợtheo hướng quản lý cộng đồng, với 347 hội viên ở xã Tam Xuân 2 Điều này giúpcho các khu vực nuôi tôm có trách nhiệm trước cộng đồng trong việc phòng chốngdịch bệnh, bảo vệ môi trường nuôi nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất

2.4.2.4 Các hoạt động kinh tế

Năm 2006, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 1.071,68 tỷ đồng, tăng 14,26

% so với năm 2005 Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp -Xây dựng 47,02%, Nôngnghiệp 34,07%, Thương mại – Dịch Vụ 18,91; (Nghị quyết: Công nghiệp - Xâydựng: 48,35%; Nông – Lâm –Ngư nghiệp: 29,49%; Thương mại – Dịch vụ:22,16%)

a Về công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng trên địa bàn 503,95 tỷ đồng tăng21,98 % so với năm 2005 Giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh 304,4 tỷ đồng,tăng 35,52% so cùng kỳ, đạt 95,12 %; công nghiệp quốc doanh đạt 100,74 tỷ đồngtăng 3,6% so năm 2005 (doanh nghiệp quốc doanh trung ương quản lý 67,62 tỷđồng, quốc doanh địa phương quản lý 33,12 tỷ đồng); khu vực có vốn đầu tư nướcngoài đạt 69,77 tỷ đồng tăng 3,59 %

b.Về nông nghiệp – lâm ngư nghiệp

Giá trị sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp (giá cố định 1994) 365,2 tỷ đồng,tăng 5,74% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp 114,2 tỷ đồng, tăng 5,07 %;lâm nghiệp 4,5 tỷ đồng, tăng 1,15%; thuỷ sản 246,3 tỷ đồng, tăng 6,14% Sản

Trang 32

c.Về thủy sản

Tổng số phương tiện tham gia đánh bắt 1.576 chiếc, trong đó 1.191phương tiện gắn máy Sản lượng khai thác hải sản 19.840 tấn; sản lượng có giá trịxuất khẩu 8.170 tấn Nuôi trồng thuỷ sản: diện tích 1.980 ha Sản lượng tôm thuhoạch 1.897 tấn

2005 Tỷ lệ hộ nghèo: 23,93% ;Tỷ lệ giảm sinh: 1,18 % ;Tỷ lệ trẻ em suy dinhdưỡng: 21,47%

2.5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG RNM

NÚI THÀNH - QUẢNG NAM

Huyện Núi thành có bờ biển dài 37 km, với 2 cửa biển là cửa Lỡ, cửa AnHòa và lưu vực sông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển cùng với vùng hạ lưucủa hệ thống các con sông lớn Tam Kỳ, Vĩnh An, Trâu, Trầu tạo thành một vùngđầm phá nước lợ rộng khoảng trên 3.000 ha Chính điều kiện tự nhiên trên đã tạocho Núi Thành có vùng đất ngập nước ven biển khá rộng lớn Toàn huyện có13/17 xã, thị trấn, 75/136 thôn có vùng đất ngập nước ven biển Đặc biệt, tất cảcác thôn của 5 xã vùng biển đều có vùng đất ngập nước ven biển

Đất ngập nước ven biển Núi Thành cũng rất đa dạng bao gồm vùng nuôitrồng thủy sản, bãi cát, sỏi, cuội, ruộng muối, bãi bùn, bãi lầy ngập triều, đầm phá,cửa sông, đồng bằng ven sông có ảnh hưởng của thủy triều, rừng ngập mặn, thảmthực vật, quần thể san hô

Trong thời gian qua, vùng đất ngập nước ven biển của huyện đã được cộngđồng cư dân địa phương đầu tư khai thác, sử dụng để phát triển sản xuất như làm

Trang 33

hộ vươn lên làm giàu chính đáng làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng sông nước.

Hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển Núi Thành cũng rất đa dạng vớicác hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô,

Rừng ngập mặn Núi Thành trước đây rộng khoảng trên 220 ha với các loàithực vật bậc cao như mắm, bần, đước, dừa nước Do phong trào nuôi tôm pháttriển mạnh, nên rừng ngập mặn đã bị người dân chặt phá làm muối, đào đắp aonuôi tôm Đến năm 1997 chỉ còn lại khoảng 63 ha và hiện nay chỉ còn khoảng 10

ha Đặc biệt vẫn còn giữ được khoảng gần 5 ha rừng dừa nước ở lưu vực sông BếnĐình, xã Tam Nghĩa Rừng dừa nước này xã đã giao cho các hộ gia đình quản lý

và chỉ được phép khai thác lá dừa và các loài thủy sản ở khu vực liền kề và cótrách nhiệm bảo vệ và trồng phục hồi rừng dừa nước

Chất lượng nước trên đầm phá Trường Giang, vùng biển ven bờ ngày càngxấu đi do sự ô nhiễm từ các hoạt động như thải dầu của tàu thuyền, nước thải từsản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có các hóa chất độc hại, chất thải sinhhoạt của cộng đồng cư dân vùng đất ngập nước và các chất thải công nghiệpkhác

Đất ngập nước nói chung và đất ngập nước ven biển nói riêng không nhữngđem lại lợi ích kinh tế mà ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc bảo vệmôi trường bởi các chức năng đa dạng của nó như điều tiết và làm sạch nước,khống chế lũ bão, chống xói mòn đất, lưu giữ phù sa, cung cấp dinh dưỡng, năngsuất sinh khối cao, nơi trú ngụ của các loài sinh vật, ổn định khí hậu, đất, phục vụgiao thông thủy lợi cũng như tạo cảnh quan sinh thái cho du lịch giải trí và nghiêncứu khoa học Nhiều chức năng này còn có ý nghĩa quan trọng ở cấp quốc gia, khu

Trang 34

Diện tích rừng ngập mặn và đất có khả năng trồng rừng ngập mặn củahuyện Núi Thành được phân bố như sau:

Trang 35

Tổng (ha)

Đấtkhông

có rừng

Đấtcórừng

<

500cây/

ha

1000

500-1500

1000->

1500

Nguồn: Quy hoạch đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ giai đoạn 2008-2015

Qua bảng 4.7 chúng ta thấy rằng xã Tam Hoà là xã có diện tích lớn nhất so vớicác xã và thị trấn Trong đó, xã Tam Hải có diện tích rừng đứng thứ 5 chiếm 22,7

% mà Tam Hải là xã mà được bao bọc bởi con sông Trường Giang, phía đông giápbiển tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và sinh trưởng cây ngập mặnnhưng trước năm 1990 do phong trào nuôi tôm phát triển tự phát diễn ra mạnh mẽnên xảy ra tình trạng khai hoang những bãi bồi ven sông, khai thác rừng ngập mặn

và tự chuyển đổi đất màu sang đất nuôi trồng thuỷ sản Vì vậy, diện tích RNMcủa xã Tam Hải bị suy giảm nghiêm trọng

Trang 36

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng rừng ngập mặn tại xã Tam Hải – NúiThành – Quảng Nam

Hình 3.1: Rừng ngập mặn tại xã Tam Hải – Núi Thành – Quảng Nam

Quá trình khai thác RNM để phục vụ cho việc nuôi tôm

3.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu tại các dãi rừng ngập mặn tại xã Tam Hải – NúiThành – Quảng Nam

Phòng tài nguyên môi trường huyện Núi Thành – Quảng Nam

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:

Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên có liênquan đến hiện trạng RNM để phục vụ cho mục đích nuôi tôm tại xã Tam Hải –Núi Thành – Quảng Nam

Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về diện tích, sự phân bố, thành

phần loài của các cây ngập mặn tại xã Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam

Trang 37

Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng rừng ngập mặn

bị khai thác để phục vụ mục đích nuôi tôm tại xã Tam Hải – Núi Thành - QuảngNam

Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng nuôi tôm trêndiện tích rừng ngập mặn bị khai thác tại xã Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam

Điều tra nguyên nhân phá rừng ngập mặn để nuôi tôm tại 3 xã Tam Giang –Tam Hải – Tam Hiệp – Núi Thành - Quảng Nam

Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả rừng ngập mặn trongviệc phát triển nghề nuôi tôm

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Đây là một phương pháp cần thiết và rất quan trọng, nhằm bổ sung và kiểmchứng lại toàn diện các số liệu, các thông tin đã tiến hành thu thập, đồng thời còngiúp chúng ta trực tiếp thu thập được các số liệu để từ đó tính toán được diện tíchrừng ngập mặn tại địa phương

Công tác khảo sát thực địa được tiến hành chủ yếu tại xã Tam Hải nhằmmục đích tìm hiểu thực trạng rừng ngập mặn của toàn huyện và xem xét tình hìnhkhai thác và sử dụng của xã, từng khu vực riêng biệt

Tham quan, tìm hiểu các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng rừng ngập mặn trong việc phát triển nghề nuôi tôm

3.4.2 Phương pháp thống kê

Đây là phương được sử dụng nhằm thu nhập các số liệu có liên quan đến đềtài, đến các khu vực nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Các sốliệu nói trên cung cấp cho người nghiên cứu có cái nhìn khái quát về lãnh thổ từ

đó thực hiện các phương pháp tiếp theo Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp nàycần phải dựa vào đề cương đã vạch sẵn để tránh dư thừa các số liệu không cầnthiết cũng như thiếu các số liệu không cần thiết cũng như thiếu các số liệu theo

Trang 38

Nguồn tài liệu được thống kê bao gồm :

Báo cáo về diện tích rừng ngập mặn để phục vụ mục đích nuôi tôm.Các tài liệu khảo sát ngoài thực địa có liên quan đến rừng ngập mặn Các dữ liệu thống kê của khu vực nghiên cứu trong các năm

Công cụ

Các công cụ được sử dụng bao gồm bảng biểu chuẩn bị trên giấy khổ lớnA0, bút màu, bìa màu, kéo, sổ tay, bút

Thông tin cần thu thập

Thông tin cần thu thập bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các sốliệu về diện tích rừng ngập mặn của 3 xã, đặc điểm phân bố cây ngập mặn, các tàiliệu liên quan đến hiện trạng sử dụng rừng ngập mặn phục vụ cho mục đích nuôitôm, các giải pháp sử dụng hợp lý rừng ngập mặn

Lựa chọn thông tin viên

Tiêu chuẩn lựa chọn là số lượng thành viên trong nhóm không quá đôngcũng không quá ít, có tính đại diện, cân bằng về giới và tuổi tác, cụ thể như sau:Cán bộ lãnh đạo thôn, hay các nhóm, hội, tổ ở thôn

Người nhiều tuổi, có nhiều kinh nghiệm khai thác rừng ngập mặn

Nông dân có nhiều kinh nghiệm

Người hiểu biết rộng, đã từng đi nhiều

Ngày đăng: 24/04/2013, 13:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Diện tích RNM trên thế giới - Đánh giá hiện trạng khai thác rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tại  xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam
Bảng 2.1 Diện tích RNM trên thế giới (Trang 6)
Bảng 2.3: Các yếu đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành - Đánh giá hiện trạng khai thác rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tại  xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam
Bảng 2.3 Các yếu đặc trưng cho chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w