1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài đánh giá hiện trạng, dự báo biển đông về đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vùng vịnh chủ yếu

35 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 348,58 KB

Nội dung

09 - 22 “Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng - vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam” do Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng ch

Trang 1

Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

_

Đề tài cấp Nhà nước KC 09 - 22

Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động

và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng - vịnh chủ yếu

ven bờ biển Việt Nam

Chủ nhiệm: TS Trần Đức Thạnh Phó chủ nhiệm: TS Mai Trọng Thông

TS Đỗ Công Thung Thư ký: TS Nguyên Hữu Cử

Chuyên đề

Vai trò an ninh, quốc phòng liên quan tới

hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam Với trọng điểm Bái Tử Long và Chân Mây

Thực hiện: TS Nguyễn Hữu Cử

CN Thượng tá Nguyễn Đình Hồng

6125-1

25/9/2006

Trang 2

Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

Đề tài cấp Nhà nước KC 09 - 22

Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động

và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng - vịnh chủ yếu

ven bờ biển Việt Nam

Chủ nhiệm: TS Trần Đức Thạnh Phó chủ nhiệm: TS Mai Trọng Thông

TS Đỗ Công Thung Thư ký: TS Nguyên Hữu Cử

Chuyên đề

Vai trò an ninh, quốc phòng liên quan tới

hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam Với trọng điểm Bái Tử Long và Chân Mây

Thực hiện: TS Nguyễn Hữu Cử

CN Thượng tá Nguyễn Đình Hồng

Hải Phòng, 2004

Trang 3

đường bộ và thủy nội địa để giải thoát sự phong tỏa mặt biển kế cận trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, đồng thời là căn cứ hậu cần quân sự và là điểm xuất phát của thủy binh và tầu chiến tham gia tác chiến trên biển

Sự lớn mạnh của quốc gia biển tất yếu đòi hỏi phát triển kinh tế biển gắn liền với an ninh, quốc phòng, trong đó có phòng thủ bờ biển, kiểm soát mọi hoạt

động trên biển trong quyền hạn pháp lý của mình để giữ vững chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với an ninh, quốc phòng và phòng thủ bờ biển thông qua quan hệ sử dụng không gian bờ, khai thác tài nguyên bờ, tổ chức cộng đồng về hành chính và thể chế chính trị – xã hội theo chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân hùng mạnh

Trong khuôn khổ nhiệm vụ Đề tài cấp Nhà nước KC 09 - 22 “Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một

số vũng - vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam” do Phân viện Hải dương học tại

Hải Phòng chủ trì thực hiện, chuyên đề đánh giá “Vai trò an ninh, quốc phòng

liên quan tới hệ thống vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam với trọng điểm Bái

Tử Long và Chân Mây” là nỗ lực ban đầu nhằm thực hiện mục đích:

(1) - đánh giá vai trò an ninh, quốc phòng và tầm quan trọng của hệ thống

vũng - vịnh với các trọng điểm Bái Tử Long và Chân Mây,

(2) - phân tích quan hệ giữa an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã

hội liên quan tới vũng - vịnh ven bờ biển,

(3) - đề xuất hướng sử dụng hợp lý vũng - vịnh ven bờ dưới góc độ an ninh,

quốc phòng

Các tác giả thực hiện chuyên đề này - TS Nguyễn Hữu Cử (Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng) và CN Thượng tá Nguyễn Đình Hồng (Phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu Quân chủng Hải quân) chân thành cảm ơn cơ quan chủ trì

và Ban chủ nhiệm đề tài KC 09 – 22 đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ hoàn thành nhiệm vụ

Trang 4

1 tổng quan về vấn đề

an ninh, phòng thủ bờ biển

1.1 Nhu cầu quốc phòng và phòng thủ bờ biển

Chống thâm nhập của đối phương từ biển, kể cả từ mặt nước và trên không

là nhiệm vụ quốc phòng nặng nề của bất kỳ quốc gia biển nào, đặc biệt là quốc gia đảo như Nhật Bản, Philippines, Indonesia hay quốc gia có bờ biển dài như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, v.v Biển là cửa ngõ giao lưu quốc

tế vô cùng thuận tiện nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nhưng đồng thời là nơi xung yếu trong trường hợp xảy ra khủng hoảng Khác với biên giới quốc gia trên bộ, việc phân định và tôn trọng biên giới quốc gia trên biển hết sức phức tạp không chỉ đối với các quốc gia kề cận mà còn đối với vùng biển quốc tế ở vùng biển giàu tài nguyên như dầu khí, hay có vị trí chiến lược quan trọng nhờ đó có thể khống chế và kiểm soát một vùng rộng lớn hay các tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, vấn đề này càng trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt khi có tranh chấp giữa các quốc gia khác nhau lớn về tiềm lực kinh tế và quân sự

Việt Nam có vùng biển rộng, gấp chừng 3 lần diện tích phần lục địa, có bờ biển dài với mật độ khoảng 100 km2 lãnh thổ có 1 km chiều dài bờ biển nhưng bị chia cắt mạnh với mật độ chừng 30 km có 1 cửa sông đáng kể hay 50 km có 1 cửa sông lớn và chừng 70 km chiều dài bờ có 1 vũng – vịnh Trong lịch sử ngoại xâm, kẻ thù xâm lược nước ta, phá hoại hay phong tỏa đã lợi dụng triệt để vùng biển rộng lớn này bằng không lực và hải lực từ thô sơ tới hiện đại, kể cả phương tiện và vũ khí công nghệ cao như pháo đài bay B52 có hệ thống gây nhiễu chủ

động, tên lửa dò tìm rada, bom điều khiển bằng laser, thủy lôi kích hoạt từ trường, v.v Vùng biển nước ta tiếp giáp vùng biển quốc tế rộng lớn, nơi có hoạt

động vận tải biển tấp nập với nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng Tương tự các quốc gia có biển khác, vùng bờ biển Việt Nam là vùng dân cư đông đúc với mật độ dân số từ 100 tới trên 1 000 người/km2 tuỳ nơi, hiện diện nhiều đô thị có kích thước và thứ bậc cao (chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), nhiều cơ

sở kinh tế thương mại – công nghiệp lớn và cơ sở hạ tầng giao thông bộ, thủy và hàng không quan trọng, thu hút tỷ trọng đầu tư lớn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP

ý thức sớm và đầy đủ vấn đề này ngay sau khi Hiệp định Geneve phân chia

2 miền đất nước, ngày 7 tháng 5 năm 1955 – một năm sau ngày chiến thắng

Điện Biên Phủ, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 284/QĐ về việc thành lập Cục Phòng thủ bờ biển theo tinh thần Nghị quyết của Tổng Quân ủy (nay là

Đảng ủy Quân sự Trung ương), trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Lực lượng phòng thủ nòng cốt lúc này là trường huấn luyện thủy quân, xưởng đóng mới và sửa chữa canô, tầu thuyền và thủy quân của Thủy đội Sông Lô, Bạch Đằng Ngày 7 tháng 5 năm 1955 đã trở thành ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt

Trang 5

Nam Với sự lớn mạnh nhanh chóng và không ngừng của lực lượng Hải quân, vào tháng 1 năm 1959, Bộ Quốc phòng đã ra Nghị định số 322/NA về thành lập Cục Hải quân thay cho Cục Phòng thủ bờ biển (Đỗ Khắc Thớ, 2001)

1.2 Tổ chức lực lượng an ninh và phòng thủ bờ biển

Lúc còn non trẻ, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đảm nhận các nhiệm vụ chính – tập hợp thủy binh thành lực lượng thủy quân ban đầu, tổ chức thủy đội, huấn luyện thủy binh, sửa chữa canô, tầu thuyền, tuần tiễu và kiểm soát hải phận, sẵn sàng tác chiến ở quy mô thích hợp Cùng với Công an vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ, nhân dân, đảng bộ và các cấp chính quyền địa phương ven biển đã tạo nên lực lượng đa thành phần giữ vững an ninh trên biển, chống lại mọi âm mưu thâm nhập và phá hoại của kẻ địch, tuần tiễu và kiểm soát hải phận và phòng thủ bờ biển vững trắc Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt từ năm 1964 (sự kiện Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam ngày 5 tháng 8 năm 1964 viện cớ “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” mà thực chất là chiến công xuất sắc của Hải quân nhân dân Việt Nam bấy giờ), tổ chức phòng thủ bờ biển còn có thêm các binh chủng hợp thành, trong đó có bộ binh, pháo binh, thiết giáp, phòng không – không quân, thông tin, quân báo, v.v

Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn được giải phóng và tái thống nhất

đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam lớn mạnh không ngừng, lực lượng phòng thủ bờ biển và an ninh trên biển tiếp tục được củng cố, từng bước hoàn thiện cơ cấu, tạo sức mạnh tổng hợp đủ đáp ứng nhu cầu quốc phòng trong tình hình mới khi các quan hệ quốc tế và khu vực mở rộng và phức tạp hơn, gia tăng nguy cơ tranh chấp hải phận, gia tăng chi phí quốc phòng và chạy đua vũ trang giữa các quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn, đặc biệt là các thế lực hiếu chiến Chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân là chiến lược đúng

đắn, rất phù hợp với các điều kiện của nước ta, đã chứng tỏ sự thành công qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, và phù hợp với cả các điều kiện trong tương lai cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Theo đó, tổ chức lực lượng an ninh, phòng thủ bờ biển hiện nay đã từng bước hoàn thiện, bao gồm:

(1) – Quân chủng Hải quân và các binh chủng hợp thành

(2) – Bộ đội biên phòng

(3) – Cảnh sát biển

(4) – Dân quân tự vệ và các lực lượng vũ trang địa phương

(5) – Các học viện, viện Khoa học và Công nghệ quân sự, ngoại giao

(6) – Các cơ sở chế tạo, sửa chữa phương tiện và vũ khí – khí tài

(7) – Các cơ sở hậu cần quân sự, xí nghiệp quốc phòng khác

Lực lượng an ninh và phòng thủ bờ biển hiện nay trọng trách các nhiệm vụ:

Trang 6

(1) – Tuần tiễu và kiểm soát hải phận, ngăn chặn âm mưu phá hoại, thâm

nhập hải phận, sẵn sàng tác chiến (công kích, phòng tránh - đánh trả) trong trường hợp xảy ra khủng hoảng

(2) – Huấn luyện: nâng cao chất lượng huấn luyện và ý chí sẵn sàng chiến

đấu trên cơ sở đổi mới chương trình, khoa mục, ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật quân sự, trong đó có công nghệ thông tin và tự

động hóa

(3) – Nâng cao khả năng chế tạo, sửa chữa phương tiện, vũ khí – khí tài và

cung ứng hậu cần quân sự

(4) – Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và quốc phòng – quốc phòng vững

mạnh trên cơ sở nền kinh tế phát triển, đồng thời là điều kiện sống còn cho phát triển kinh tế

(5) – Kết hợp các hoạt động quốc phòng với hoạt động thăm dò và khai

thác dầu khí, hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, trong

đó có quan trắc môi trường nước, quan trắc khí hậu – hải văn, sẵn sàng tham gia ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển

(6) – Nâng cao khả năng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, xử lý tai nạn

trên biển liên quan tới y học biển, thủy nghiệp

(7) – Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng triển khai công nghệ và

kỹ thuật quân sự tiên tiến

(8) – Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học và kỹ thuật quân sự

Cơ cấu thành phần và nhiệm vụ của lực lượng an ninh, phòng thủ bờ biển như vậy đòi hỏi tổ chức không gian phòng thủ đảm bảo đồng thời tính cơ động cao và tác chiến tại chỗ (Nguyễn Xuân Thủy, 2002) Lực lượng tác chiến cơ

động giải quyết nhiệm vụ chiến lược có tầm hoạt động rộng khắp hải phận Lực lượng tác chiến tại chỗ đồn trú theo vùng lãnh thổ tương ứng với các quân khu, cùng với các lực lượng hợp thành hệ thống phòng thủ bờ biển, bảo vệ các cơ sở quan trọng, trong đó có căn cứ hải quân, phối hợp với lực lượng cơ động chiến lược để tác chiến trên bất kỳ vùng biển nào của hải phận Các đơn vị thuộc các vùng hải quân được trang bị đồng bộ các phương tiện đa năng, chuyên dùng, các chủng loại vũ khí – khí tài thích hợp, cơ sở vật chất kỹ thuật, hậu cần quân sự Với lợi thế của địa hình che chắn, vũng – vịnh là một dạng tài nguyên quân

sự có giá trị đặc biệt để xây dựng các căn cứ hải quân đối với mọi quốc gia có biển, đặc biệt là các nước có tiềm lực kinh tế, quốc phòng chưa đủ lớn Ngay cả trong chiến tranh hiện đại sử dụng vũ khí công nghệ cao, giá trị che chắn của vũng – vịnh cũng không giảm đi

1.3 Sơ lược về các vùng nước pháp lý hiện hành

Các vùng nước pháp lý của biển Việt Nam được xác lập trên cơ sở Công

ước quốc tế của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển Theo đó, Việt Nam có lãnh hải rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ, có chủ quyền đầy đủ và toàn

Trang 7

vẹn trên biển, trên không, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển Ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (thềm lục địa pháp lý hiện đại) của Việt Nam, và Việt Nam trở thành nước đầu tiên trong khu vực tuyên bố xác lập chủ quyền của mình trên biển và thềm lục địa Như vậy các vùng nước và thềm lục địa pháp lý của Việt Nam bao gồm:

(1) – Nội thủy – là vùng nước phía trong đường cơ sở ven bờ (đường cơ sở

ven bờ sẽ được đề cập tới sau), nằm giữa đường bờ biển và đường cơ

sở ven bờ

(2) – Lãnh hải – là vùng biển phía ngoài đường cơ sở ven bờ, rộng 12 hải lý

tính từ đường cơ sở ven bờ, có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn trên biển, trên không, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển

(3) – Vùng tiếp giáp – là vùng biển phía ngoài lãnh hải, rộng 12 hải lý, tức

mở rộng tới 24 hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ, nơi Chính phủ Việt Nam giữ quyền kiểm soát nhằm bảo đảm an ninh, bảo vệ các quyền lợi quốc gia như hải quan, thuế, đảm bảo sự tuân thủ các quy định về

y tế, di cư và nhập cư, quyền cứu hộ, cứu nạn hàng không, hàng hải, kiểm soát hành vi gây ô nhiễm môi trường và ứng cứu sự cố môi trường

(4) – Vùng đặc quyền kinh tế – là vùng biển phía ngoài vùng tiếp giáp, mở

rộng tới 200 hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ, nơi Chính phủ Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản

lý tài nguyên thiên nhiên, cả tài nguyên sinh vật và phi sinh vật ở vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, có các thẩm quyền riêng về các hoạt động phục vụ thăm dò và khai thác nhằm mục đích kinh tế, về nghiên cứu khoa học biển, về thiết lập, lắp đặt và sử dụng các công trình, các đảo nhân tạo, về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường biển

(5) – Thềm lục địa – là phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam

(prolongement naturel du continent de Vietnam), gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, mở rộng tới 200 hải lý tình từ đường cơ sở ven bờ cho dù thềm lục địa địa chất chưa tới 200 hải lý, nơi Chính phủ Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ

và quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên, gồm khoáng sản và các dạng tài nguyên phi sinh vật khác, tài nguyên sinh vật thuộc các loài định cư, giữ quyền tài phán về bảo vệ môi trường biển như vùng đặc quyền kinh tế Trong tuyên bố của mình, Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh các đảo và quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam như quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều có riêng các vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Nguyễn Hồng Thao, 2003)

Trang 8

Trên thực địa, để xác định các vùng nước pháp lý của biển Việt Nam như đã

công bố, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 về

đường cơ sở ven bờ Đây là đường cơ sở đoạn thẳng, gồm 10 đoạn thẳng nối liền

11 điểm Các điểm này từ “O” (thuộc vùng nước lịch sử chung giữa Việt Nam và

Campuchia và chưa công bố) tới A11 (đảo Cồn Cỏ), gồm các mũi nhô xa nhất của

bờ biển tính từ ngấn thủy triều thấp nhất và các đảo ven bờ biển Việt Nam, có

tọa độ và khoảng cách như trong bảng 1

Bảng 1 Toạ độ điểm, khoảng cách giữa các điểm liên tiếp và khoảng cách

từ điểm tới bờ theo Tuyên bố của chính phủ Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1982 để xác lập đường cơ sở ven bờ

Trang 9

Điểm O là điểm giao của đoạn thẳng nối liền đảo Thổ Chu của Việt Nam và

đảo Poulo Wai của Campuchia với biên giới trên biển giữa hai nước Việt Nam – Campuchia trong vùng nước lịch sử chung (theo Hiệp ước ngày 7 tháng 7 năm 1982) Liên quan tới các nước trong khu vực, Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp

định phân định biển với Thái Lan ngày 9 tháng 7 năm 1997 và Hiệp định phân

định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc ngày 25 tháng 12 năm 2000

1.4 Sơ lược về khung pháp lý liên quan tới các hoạt động đảm bảo an ninh

và phòng thủ bờ biển

Trong những năm gần đây, điểm đáng lưu ý nhất trong khuôn khổ nhiệm vụ bảo đảm an ninh và phòng thủ bờ biển là an ninh môi trường Hải quân nhân dân Việt Nam trực tiếp tham gia các hoạt động quan trắc môi trường biển, tuần tiễu, kiểm soát hải phận, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển, ứng cứu

sự cố môi trường biển, giám sát việc tuân thủ các công ước quốc tế về an toàn môi trường biển đối với mọi hoạt động trên biển, v.v Theo đó, khung pháp lý liên quan tới các hoạt động đảm bảo an ninh, phòng thủ bờ biển đã được mở rộng đáng kể, bao gồm hệ thống luật pháp của Việt Nam và các công ước quốc

tế có liên quan mà Chính phủ Việt Nam đã ký tham gia

1.4.1 Hệ thống luật pháp của Việt Nam

Đảm bảo an ninh trên biển, trong đó có an ninh môi trường biển, không tách rời các hoạt động trong quan hệ kinh tế – quốc phòng, sử dụng các công cụ pháp lý trong hệ thống thống nhất cho phép phối hợp quản lý giữa các ngành, các lĩnh vực, các lực lượng có liên quan Dưới đây là một số văn bản pháp luật chủ yếu của Việt Nam:

(1) – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992

(2) – Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993 và Nghị định số 175/CP

ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường

(3) – Bộ Luật hình sự, 1999

(4) – Luật Tài nguyên khoáng sản, 1996

(5) – Luật Đầu tư nước ngoài, 1996, 2000

(6) – Luật Tài nguyên nước, 1998

(7) – Luật Phòng cháy, chữa cháy, 2001

(8) – Luật Hải quan, 2001

(9) – Luật Dầu khí, 1993, 2000

(10) – Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 1990

(11) – Pháp lệnh về an toàn và kiểm soát chất phóng xạ, 1996

Trang 10

(12) – Pháp lệnh số 5/1998/PL – UBTVQH ngày 16/4/1998 về thuế tài

(17) – Nghị định số 30/CP ngày 29/1/1980 của Chính phủ về Quy chế cho

tầu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(18) – Nghị định số 242/HĐBT ngày 5/8/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về

Quy định các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cưú khoa học ở các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(19) – Nghị định số 13/CP ngày 25/2/1994 của Chính phủ về Quy chế quản

lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam

(20) – Nghị định số 55/CP ngày 1/10/1996 của Chính phủ về hoạt động của

tầu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(21) – Nghị định số 39/NĐ - CP ngày 10/6/1998 của Chính phủ về xử lý tài

sản chìm đắm ở biển

(22) – Nghị định số 92/NĐ - CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải

(23) – Nghị định số 195/HĐBT ngày 2/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về

việc thi hành Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

(24) – Nghị định số 48/CP ngày 2/8/1996 của Chính phủ về Quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản (25) – Nghị định số 49/NĐ - CP ngày 13/7/1998 của Chính phủ về Quy chế

hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(26) – Nghị định số48/2000/NĐ - CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về

Quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí

(27) – Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1995 của chính phủ về Quản lý, sản

xuất và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

(28) – Nghị định số 02/1998/NĐ - CP ngày 6/1/1998 của Chính phủ về Quy

định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng

Trang 11

(29) – Nghị định số 51/NĐ - CP ngày 21/7/1998 của Chính phủ về Quy

định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát biển

(30) – Nghị định số 36/1999/NĐ - CP ngày 9/6/1999 của Chính phủ về Quy

định sử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp,

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam

(31) – Nghị định số 41/2001/NĐ - CP ngày 24/7/2001 của Chính phủ về

Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về hoạt động của lực lượng Cảnh

sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng

biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Dưới văn bản luật và nghị định nói trên, có rất nhiều quyết định, thông tư,

chỉ thị có liên quan

1.4.2 Công ước quốc tế

Từ năm 1958 tới nay đã có nhiều hiệp định, công ước quốc tế hay hiệp định

chung giữa 2 quốc gia, trong đó có một số hiệp định, công ước quốc tế mà chính

phủ Việt Nam đã ký tham gia từ những năm 1989 – 1995 và các hiệp định chung

giữa 2 quốc gia (giữa Việt Nam và nước láng giềng) ngay từ năm 1982 (bảng 2)

Bảng 2 Hiệp định và công ước quốc tế và việc ký kết tham gia

của Chính phủ Việt Nam (Nguyễn Hồng Thao, 2003) Thứ

tự Hiệp định, công ước quốc tế

Chính phủ Việt Nam ký tham gia

1 Công ước quốc tế về an toàn tính mạng trên biển,

SOLAS, 1974

18/3/1991

2 Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển 16/11/1994

3 Công ước về các quy tắc quốc tế phòng tránh đâm va trên

biển, COLREG, 1972

18/12/1990

4 Công ước về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ cho thuyền viên,

1978/1995 (STCW)

18/3/1991

5 Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tầu thuyền,

MARPOL năm 1973 và nghị định thư năm 1978

29/8/1991

6 Công ước về Kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các

chất độc hại và việc loại bỏ chúng, BASEL, 1989

11/6/1995

9 Hiệp ước phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia 7/7/1982

10 Hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và Thái Lan 9/7/1997

Trang 12

11 Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và

thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung

2 Giá trị sử dụng hệ thống vũng – vịnh trong phòng thủ bờ biển việt nam

2.1 Vũng – vịnh ven bờ biển là một dạng tài nguyên quân sự

Dù sao, cũng có thể phân tích định nghĩa khái quát này và thấy rằng:

(1) – là một phần của biển lõm vào lục địa,

(2) – là một loại hình thủy vực ven bờ tương ứng với các loại hình thủy vực khác như vùng cửa sông hay đầm phá nhưng động lực biển thống trị (sóng, dòng chảy, thủy triều),

(3) – là một thể địa chất – bồn tích tụ hiện đại ven bờ

(4) – là một kiểu hệ sinh thái ven bờ tiêu biểu

(2) – Tập quán, thói quen của người dân ven biển

(3) – Tôn trọng lịch sử thư tịch ngay cả khi có khái niệm khoa học rõ ràng

về nó

ở Việt Nam, các tên gọi vũng, vụng, vịnh, đầm, phá và cửa sông được sử dụng lộn xộn, tất yếu dẫn đến hiện tượng đồng âm nhưng dị nghĩa và ngược lại Ngay từ năm 1928, hải đồ của Pháp có ghi “baie de Courbet” – lâu nay gọi là

Trang 13

vịnh Cửa Lục (Quảng Ninh) mà thực chất đây là một vùng cửa sông hình phễu (estuary) quy mô nhỏ nhưng điển hình có nguồn gốc ngập chìm thung lũng kiến tạo (estuay produced by tectonic processes) Vũng Đông, Vũng Tây và Vụng Cầu Hai là các bộ phận khác nhau tạo nên một lagun ven bờ gần kín nước lợ điển hình và nổi tiếng với tên gọi địa phương hiện nay – hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và thậm chí gọi chung là phá Tam Giang Cũng ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, các tên gọi khác nhau như Vũng Lập An, Đầm An Cư hay đầm Lăng Cô

được dùng chỉ một thủy vực ven bờ có bản chất một lagun rất kinh điển, chuẩn

về cấu trúc hình thái, thành phần vật chất, lịch sử hình thành và phát triển (Nguyễn Hữu Cử, 1996) Tên gọi đầm Nha Phu ở Khánh Hòa lại dành cho một vịnh ven bờ thực thụ có nguồn gốc gặm mòn (embayment) bờ đá gốc, trong khi một vực nước tự nhiên hay nhân tạo dùng để nuôi thủy sản cũng được gọi là

đầm Vịnh Ghềnh Rái là một bộ phận cấu trúc của vùng cửa sông Đồng Nai, một vùng cửa sông hình phễu kinh điển mà nhiều tác giả trên thế giới đã từng đề cập tới (Samoilov, 1952, v.v), chỉ là vùng nước cửa sông (firth) Vịnh Đồng Tranh trước Cửa Soài Rạp, Vịnh Rạch Giá và Vịnh Cây Dương ở Kiên Giang, tương tự, cũng là vùng nước cửa sông, bộ phận cấu trúc của vùng cửa sông châu thổ (delta) Mekon

Trong tiếng Việt, từ “vịnh” không phản ánh được quy mô Gọi là Vịnh Bắc

Bộ, Vịnh Thái Lan, Vịnh Ba Tư, Vịnh Bengal, Vịnh Mexico, v.v, có quy mô rất lớn trong khi đó, những vịnh ven bờ quy mô nhỏ cũng dùng từ này để chỉ vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Lan Hạ, vịnh Diễn Châu, vịnh Đà Nẵng, vịnh Cam Ranh, v.v Tuy nhiên, theo các đặc điểm địa chất - địa mạo thông qua hình thái cấu trúc, đặc điểm hình thành và phát triển cũng như thành phần vật chất, có thể phân biệt chúng thành các kiểu sau:

(1) - Vịnh biển, tương ứng với thuật ngữ “gulf” của tiếng Anh để chỉ vịnh

Bắc Bộ (the Tonkin Gulf), vịnh Thái Lan (the Gulf of Siam), vịnh Ba Tư (the Persian Gulf), vịnh Mexico (the Gulf of Mexico), xem như một phần của đại dương, có quy mô lớn (rộng và sâu), đáy là một bộ phận lớn của thềm lục địa, chỉ bị phơi lộ do hạ thấp mực nước đại dương thế giới trong băng hà lần cuối, nơi còn lưu giữ nhiều di tích

địa hình cổ, trầm tích cổ ở đới bờ của vịnh biển (gulf), có thể có các loại hình thủy vực ven bờ khác nhau như các vùng cửa sông (delta, estuary, liman), đầm phá (lagoon) và vũng – vịnh ven bờ (bay, embayment, bight, v.v.)

(2) – Vịnh ven bờ, tương ứng với thuật ngữ “bay” của tiếng Anh để chỉ vịnh

Hạ Long (Ha Long bay), vịnh Bái Tử Long (Bai Tu Long bay), vịnh

Đà Nẵng (Da Nang bay), v.v., có quy mô nhỏ, thường dưới 500 km2

và sâu tối đa tới 30m, bị phơi lộ hoàn toàn trong băng hà lần cuối ở thời điểm chừng 6 000 năm trước, phổ biến ở 3 000 năm trước (Emery, 1967, Gorsline, 1967, v.v.), ở đây thường ít hoặc không còn

di tích trầm tích và địa hình cổ do tương tác biển – lục địa mạnh, các quá trình bờ san bằng địa hình mạnh Trong vịnh ven bờ, cũng

Trang 14

thường có các thủy vực ven bờ khác nhau được coi là phụ hệ như vùng cửa sông hình phễu Tiên Yên, Hà Cối thuộc vịnh Tiên Yên –

Hà Cối, “vịnh Cửa Lục” thuộc vịnh Hạ Long, vùng cửa sông Cu Đê (kiểu liman) và vùng cửa sông Hàn (kiểu delta) là các phụ hệ thuộc vịnh Đà Nẵng, v.v

(3) – Vịnh bờ đá, tương ứng với thuật ngữ “embayment” của tiếng Anh, có

quy mô thường nhỏ hơn vịnh ven bờ, hình dáng kéo dài và hẹp, ít khi

đẳng thước, do gặm mòn bờ đá gốc tạo thành, nơi phổ biến các dạng

địa hình xâm thực hện dại như bãi tảng, vách (cliff), rãnh ngầm, như Vịnh Xuân Đài, Đầm Nha Phu, v.v

(4) – Vũng, tương ứng với thuật ngữ tiếng Anh “bight”, có kích thước nhỏ,

thường có hình dáng đẳng thước, như vụng Quán Lạn (một bộ phận của Vịnh Bái Tử Long), Vũng Chân Mây, Vũng An Hòa, Vụng Làng Mai, Vũng Rô, v.v

(5) – Vụng, tương ứng với thuật ngữ “shelter” của tiếng Anh, có kích thước

nhỏ, bờ đá gốc, có hình dáng đẳng thước hoặc thon dài, rất phổ biến

ở các vùng đảo đá vôi như ở Cát Bà, Hạ Long, ở đó dân địa phương quen gọi là tùng, áng

Đặc điểm hình thái và cấu trúc đặc trưng cho tất cả các kiểu vũng – vịnh vừa

kể là đáy nghiêng, dốc dần về phía biển, vực nước được giới hạn bởi các mũi nhô hay bán đảo Loại trừ vịnh biển (gulf) không được đề cập tới trong đề tài này, các dạng còn lại có thể được phân biệt theo mức độ đóng kín thành:

(1) – Kiểu gần kín – như vịnh Tiên Yên – Hà Cối, Bái Tử Long, Hạ Long,

Cam Ranh

(2) - Kiểu nửa kín – như vịnh Đà Nẵng, vụng Xuân Đài, vịnh Văn Phong,

v.v

(3) – Kiểu hở (mở): vịnh Lan Hạ, vịnh Diễn Châu, vũng Chân Mây, v.v

2.1.3 Tổng quan về tài nguyên và tài nguyên quân sự

Theo nguồn gốc, tài nguyên nói chung được phân biệt thành 2 kiểu:

(1) – Tài nguyên thiên nhiên (natural resources) do các quá trình tự nhiên

tạo ra

(2) – Tài nguyên nhân văn (human resources) do con người tạo ra

Trong khuôn khổ nhiệm vụ của chuyên đề này, tài nguyên nhân văn không

được đề cập tới Quan niệm về tài nguyên nhiên cũng dần hoàn thiện hơn khi nhu cầu sử dụng cao cùng với tiến bộ khoa học, kỹ thuật Tài nguyên thiên nhiên

được hiểu là toàn bộ các dạng vật chất và năng lượng cũng như các yếu tố tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho hoạt

động sống của mình Trước đây tài nguyên thiên nhiên chỉ được hiểu là các dạng vật chất cụ thể và được sử dụng trực tiếp Tài nguyên thiên nhiên cũng được phân biệt thành các dạng khác nhau tùy theo cách phân loại

Trang 15

- Theo các hợp phần môi trường tự nhiên (physical environment), người ta phân biệt chúng thành tài nguyên đất (đất canh tác, đất cát, đất bồi, đất rừng, v.v.), nước (nước mặt, nước ngầm, nước biển, v.v.), tài nguyên khí hậu

- Theo lãnh thổ, người ta phân biệt chúng thành tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên đất (đất canh tác, đất bồi, đất ngập nước, v.v.)

- Theo bản chất tồn tại, tài nguyên được phân biệt thành tài nguyên tái tạo (renewable resources) và không tái tạo (non – renewable resources)

- Theo tính chất sử dụng, tương tự, tài nguyên khai thác và tài nguyên để dành

- Theo tính chất khai thác, tài nguyên khai thác tiêu hao (extractive) và không tiêu hao (non – extractive)

- Theo nguồn gốc vật chất sinh thành – tài nguyên sinh vật (biotic/living resources) và phi sinh vật (abiotic/non - living resources)

Phân loại tài nguyên theo nguồn gốc vật chất sinh thành được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để kiểm kê và đánh giá tiềm năng tài nguyên của một vùng lãnh thổ Theo đó, có thể phân tích cụ thể như sau:

(1) – Tài nguyên sinh vật, gồm:

• Đa dạng sinh học (đa dạng hệ sinh thái, nguồn gien và nguồn gốc khu hệ)

• Tiềm năng nguồn lợi sinh vật (tổng nguồn lợi sinh vật cho phép con người khai thác phù hợp với khả năng tái tạo và duy trì tính bền vững của hệ thống tài nguyên)

(2 – Tài nguyên phi sinh vật, gồm:

• Khoáng sản (khoáng sản nhiên liệu, kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và nửa quý, nước khoáng)

• Tiềm năng phát triển: phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng Tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội như cảng – giao thông thủy, nuôi trồng

và đánh bắt thuỷ sản, du lịch, công nghiệp, v.v Tiềm năng quốc phòng như xây dựng các công trình quân sự phòng thủ, huấn luyện, diễn tập, căn cứ chỉ huy, hậu cần kỹ thuật, v.v., kể cả các yếu tố khác nhau được

sử dụng để xây dựng thế trận có khả năng tiến công dành thắng lợi Như vậy, tiềm năng quốc phòng là một dạng tài nguyên quân sự, được khai thác và sử dụng triệt để trong lịch sử quân sự thế giới, điển hình là Chiến tranh thế giới thứ II Sâu hơn về mặt địa lý học quân sự, tài nguyên quân sự bao gồm cả các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí tượng, thủy văn, thực vật, v.v) và các yếu tố nhân văn (con người, sức khỏe và tổ chức cộng đồng, sự

ổn định chế độ chính trị – pháp luật, trình độ kinh tế, v.v), mà Đảng và Nhà nước

ta đã và đang sử dụng khôn khéo để chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn

Trang 16

dân và phát động chiến tranh nhân dân dành thắng lợi qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Khác với khái niệm tiềm lực quân sự chỉ toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật (phương tiện, vũ khí – khí tài, v.v) do con người tạo ra, binh lực

và trình độ tác chiến của họ dùng để tiến công hoặc chống lại sự tiến công của kẻ

địch, tiềm năng quốc phòng là tài nguyên được sử dụng đặc biệt vào mục đích quân sự, hay gọi là tài nguyên quân sự

Theo đó, hệ thống vũng – vịnh ven bờ biển là một dạng tài nguyên quân sự

có giá trị được sử dụng cho các hoạt động quân sự, đặc biệt là hoạt động của hải quân, trong hệ thống phòng thủ bờ biển Ngay cả trong cuộc chiến xâm lược miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng triệt để lợi thế của các vịnh, trong

đó có vịnh Đà Nẵng, vịnh Cam Ranh, để tập kích, tập kết lực lượng để kiểm soát chiến trường và kết cục – sự tháo chạy cũng bắt đầu từ vịnh Hiểu rõ lợi thế phòng thủ của vũng – vịnh cũng như các loại hình thủy vực ven bờ khác, quân

đội Mỹ không thể thực hiện ý đồ xâm nhập Bắc Việt Nam bằng hải quân trên suốt chiều dài 800 km bờ biển tới vĩ tuyến 17o bắc bấy giờ

2.2 Vị trí chiến lược phòng thủ của vũng – vịnh ven bờ biển

ở bất kỳ một quốc gia nào có biển, phòng thủ quốc gia để chống lại tập kích hay đổ bộ chiếm đóng đều thường trực ở 3 phương diện:

(1) – từ các nước láng giềng theo đường bộ,

(2) – từ trên không đa hướng,

(3) – từ biển – xuất hiện nhu cầu phòng thủ bờ biển

Phòng thủ bờ biển hợp thành từ nhiều lực lượng, trong đó Hải quân, Phòng không – Không quân, Biên phòng, lực lượng quân khu, quân sự địa phương… trong đó Hải quân là lực lượng nòng cốt Việc bố trí các công trình phòng thủ cũng như lập các phương án tác chiến trước hết phải dựa vào đặc điểm các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là yếu tố địa hình, trong đó có hệ thống vũng – vịnh và khí tượng – hải văn vùng bờ biển Cấu trúc hợp phần tổng quát của một vũng – vịnh ven bờ biển bao gồm:

(1) – Vực nước – thường có hình dáng tương đối đẳng thước, độ sâu phổ

biến 10 – 15m, bề mặt đáy nghiêng dần về phía biển và có thể đạt tới

độ sâu 30m ở cửa ở một số vịnh (như vịnh Tiên Yên – Hà Cối, vịnh Hạ Long và Bái Tử Long), có nhiều đảo lớn nhỏ chia cắt vực nước thành các luồng định hướng tuỳ thuộc vào cấu trúc địa chất khu vực Các đảo này có thể là đá gốc tạo thành (island) hoặc là một dạng tích

tụ (islet), ngoài ra còn có đá ngầm và các dạng tích tụ ngầm kiểu đê cát (bar) hay bãi nông (shoal) ở các vịnh kể trên, rạn san hô viền bờ (fringing reef) khá phát triển nhưng ở quy mô nhỏ và không liên tục

ở vùng cửa sông đổ vào vịnh, thường có thực vật ngập mặn do độ muối của nước giảm và xuất hiện trầm tích hạt mịn Trầm tích đáy vịnh không đồng nhất, thường là cát ở ven bờ và bùn ở phía ngoài độ

Trang 17

sâu 15m đối với vịnh hở, bùn, cát và vật liệu thô phân bố phức tạp hơn ở các vịnh có đảo chắn

(2) – Cửa – thường có độ sâu lớn nhất và dòng chảy mạnh nhất Vịnh có thể

có một hoặc nhiều cửa Vịnh nửa kín và hở có một cửa rộng và sâu, dòng chảy qua cửa không lớn hơn nhiều so với giữa vịnh Vịnh có

đảo chắn ngoài thường có nhiều cửa, cửa hẹp và sâu, dòng chảy qua cửa lớn hơn nhiều so với giữa vịnh, trầm tích ở đây thường thô và rất thô, nhiều nơi bóc lộ đá gốc do xâm thực của dòng chảy mà chủ yếu

là dòng chảy khi triều rút

(3) – Mũi nhô - một vịnh ít nhất có 2 mũi nhô ở các vịnh hở và nửa kín, 2

mũi nhô đá gốc thường xuyên bị phá hủy do sóng, mài mòn do dòng chảy ở vịnh có đảo chắn, cả mũi nhô và bờ ngoài đảo chắn thường xuyên bị phá hủy mạnh do sóng và dòng chảy Nói chung ở các mũi nhô và bờ ngoài đảo chắn, có mặt phổ biến các dạng địa hình xâm thực như vách biển, đá sót, bãi tảng, thềm đá Đây là dạng địa hình hiểm trở, thường xuyên chịu tác động mạnh của sóng và dòng chảy,

là nơi mà cả người và phương tiện trên biển rất khó hoặc không thể tiếp cận/đổ bộ vào bờ đảo và mũi nhô

(4) – Bờ – bờ vịnh được phân biệt thành bờ trước và bờ sau Bờ trước (front

shore) là bờ đá gốc liên quan tới các mũi nhô và đảo chắn, bờ sau (sheltered shore) có thể là bờ đá gốc phía trong đảo chắn, quanh các

đảo trong vịnh, có thể là bờ cấu tạo từ trầm tích bở rời do sóng ở các cung lõm hoặc ở các vùng cửa sông đổ vào vịnh

Theo cấu trúc hợp phần, có thể bố trí các công trình phòng thủ thích hợp với các chức năng khác nhau để lợi dụng triệt để tiềm năng tài nguyên quân sự mà

hệ thống vũng – vịnh đem lại (bảng 3) Đánh giá giá trị sử dụng vũng – vịnh vào mục đích phòng thủ bờ biển trên bảng 3 cho thấy kiểu vũng – vịnh gần kín (có

đảo chắn) có giá trị sử dụng cao nhất, biểu hiện ở hầu hết trong tổng số 18 giá trị

đặc trưng, tiếp theo là kiểu nửa kín và hở

Đặc trưng cho kiểu vũng – vịnh ven bờ biển gần kín là vịnh Bái Tử Long với giá trị sử dụng cao và còn cao hơn nữa khi sử dụng kết hợp với vịnh Hạ Long

và khu vực Cát Bà để trở thành một căn cứ chiến lược thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch tác chiến của lực lượng Hải quân cũng như xây dựng căn cứ Hải quân, được che chắn bởi trên 2 000 hòn đảo đá gốc (đá vụn lục nguyên và carbonate) lớn nhỏ, trong đó có các đảo chắn lớn định hướng đông bắc – tây nam song song với bờ biển như Sậu Nam, Quán Lạn, Trà Bản, Phượng Hoàng, Ngọc Vừng, cụm đảo Đầu Bê và Cát Bà Đặc biệt có giá trị là ở đây có vùng nước sâu phổ biến 8 – 15m, luồng lạch sâu tới 20 – 30m, nhiều hang karst có quy mô từ nhỏ đến lớn vốn bắt nguồn từ vùng karst lục địa bị ngập chìm do biển tiến sau băng hà lần cuối, thuận lợi cho việc đặt sở chỉ huy tác chiến, căn cứ hậu cần, bảo toàn lực lượng trước đòn tiến công phủ đầu, dễ dàng phòng tránh và đánh trả, v.v Những giá trị này đã từng được sử dụng có hiệu quả cao trong cuộc kháng

Ngày đăng: 19/12/2015, 22:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Lê Văn Kiền, 2001. Bàn về biện pháp “Phòng tránh đánh trả” của Quân chủng Hải quân trong chiến tranh công nghệ cao. Thông tin Hải quân, số 2 (207), trang 5 – 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng tránh đánh trả
1. Nguyễn Hữu Cử và nnk, 2000. Ph−ơng pháp luận nghiên cứu sử dụng hợp lý hệ thống thủy vực ven bờ Việt Nam. Báo cáo lưu tại Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng Khác
2. Nguyễn Hữu Cử và nnk, 2001. Định h−ớng sử dụng hợp lý vịnh Chân Mây và vịnh Đà Nẵng. Báo cáo lưu tại Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng Khác
3. Nguyễn Hữu Cử và nnk, 2003. Khảo sát bổ sung tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tài nguyên và môi trường vịnh Tiên Yên – Hà Cối nhằm đề xuất hướng sử Khác
4. Nguyễn Hữu Cử, 2004. Đặc điểm điều kiện tự nhiên V−ờn quốc gia Bái Tử Long. Báo cáo lưu tại Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng Khác
6. Nguyễn Văn Kỳ, 2002. Nâng cao vị thế Hải quân nhân dân Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quân sự qua tuần tra chung Việt – Thái trên biển. Thông tin Hải qu©n, sè 1 (213), trang 34 - 35 Khác
7. Lưu Văn Lợi, 1982. Về chủ quyền của nước Việt Nam trên biển và thềm lục địa. Hải qu©n, sè 5/1982 Khác
8. Hải Thanh, 1982. Đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam. Hải quân, số 5/1982 Khác
9. Nguyễn Hồng Thao, 2003. ô nhiễm môi tr−ờng biển Việt Nam: luật pháp và thực tiễn. Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
10. Đỗ Khắc Thớ, 2001. Thành lập lực l−ợng phòng thủ bờ biển - Đại hội đại biểu Đảng bộ Hải quân lần thứ nhất. Thông tin Hải quân, số 2 (207), trang 37 - 38 Khác
11. Nguyễn Xuân Thủy, 2002. Thử bàn về chiến l−ợc phát triển Hải quân nhân dân Việt Nam. Thông tin Hải quân, số 2 (214), trang 16 - 18 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w