hệ thống vũng – vịnh ven bờ biển việt nam d−ới góc độ an ninh, quốc phòng
4.1. Quan điểm định h−ớng sử dụng hợp lý tài nguyên
4.1.1. Khái niệm sử dụng hợp lý tài nguyên
Vũng – vịnh ven bờ biển là tài nguyên địa hệ chứa đựng nhiều dạng tài nguyên khác nhau tạo thành một hệ thống. Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm “sử dụng hợp lý” nh−ng hiểu đơn giản là - sử dụng có hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất (trong đó có hiệu quả an ninh, quốc phòng) mà không phát sinh mâu thuẫn lợi ích sử dụng và không ph−ơng hại tài nguyên môi tr−ờng (Nguyễn Hữu Cử, 2000, 2003). Nh− vậy, sử dụng hợp lý tài nguyên, trong đó có tài nguyên quân sự, nội hàm 3 khía cạnh:
(1) – Sử dụng tài nguyên đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất
Điều này không có nghĩa là khai thác nhiều mà là khai thác hạn định, cân bằng giữa tiềm năng tài nguyên và nhu cầu sử dụng, trong đó có nhu cầu an ninh, quốc phòng, đảm bảo sự phát triển các giá trị tài nguyên, đảm bảo lâu bền lợi ích xã hội – cân đối nhu cầu sử dụng giữa các ngành cho phát triển đa ngành có lựa chọn −u tiên, cân đối nhu cầu sử dụng hiện tại và t−ơng lai
(2) – Không phát sinh mâu thuẫn lợi ích sử dụng
Quản lý hành động phát triển kinh tế – xã hội, vốn dựa vào khai thác tài nguyên khu vực, trong khuôn khổ quản lý tổng hợp vùng bờ biển là thể thức cao nhất điều hòa lợi ích sử dụng tài nguyên, trong đó có tài nguyên quân sự, giữa các ngành trong bối cảnh phát triển đa ngành có lựa chọn −u tiên, giữa các chủ thể có quyền lợi hợp pháp sử dụng tài nguyên
(3) – Không ph−ơng hại tài nguyên môi tr−ờng
Môi tr−ờng tự nhiên cung cấp các điều kiện sinh thành, tồn tại và phát triển tài nguyên thiên nhiên. Mọi hành động phát triển của con ng−ời đều tác động tới hệ thống tài nguyên môi tr−ờng ở các quy mô, tính chất, c−ờng độ khác nhau. Vấn đề là ở chỗ khai thác và sử dụng tài nguyên theo định h−ớng của quy hoạch phát triển và chính sách phát triển luôn gắn liền với hành động quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi tr−ờng để tránh tổn thất tài nguyên và ngăn ngừa suy thoái môi tr−ờng.
4.1.2. Quan điểm định h−ớng sử dụng hợp lý tài nguyên
(1) – Tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển
Quản lý tổng hợp vùng bờ biển (integrated coastal zone management) là thể thức quản lý cao nhất hiện nay h−ớng tới phát triển bền vững
(sustainable/ecologically sound development) sẽ quản lý sự phát triển, kết nối hành động phát triển, kể cả các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng, và đ−a ra quyết định đúng việc sử dụng tài nguyên đa mục tiêu gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi tr−ờng
(2) – Sử dụng tài nguyên đa mục tiêu
Sử dụng tài nguyên đa mục tiêu, trong đó có mục tiêu quân sự, là nhu cầu tất yếu cho phát triển đa ngành có lựa chọn −u tiên. Trong số các lĩnh vực −u tiên phát triển, có an ninh, quốc phòng. Đây là quan điểm sử dụng theo đ−ờng lối kinh tế chính trị của Đảng và Nhà n−ớc nh−ng ch−a có tài liệu nào về quản lý tài nguyên và môi tr−ờng đề cập tới.
4.2. Định h−ớng sử dụng hợp lý hệ thống vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam d−ới góc độ an ninh, quốc phòng d−ới góc độ an ninh, quốc phòng
(1) – Quy hoạch sử dụng đất
Trong tổ chức lãnh thổ kinh tế đối với vùng bờ biển, hệ thống vũng – vịnh đ−ợc coi là một dạng tài nguyên quân sự có giá trị sử dụng đặc biệt, có vị trí chiến l−ợc phòng thủ quan trọng theo các cấp khác nhau, cần đ−ợc tính đến ở tầm vĩ mô để có kế hoạch dài hạn xây dựng hệ thống phòng thủ bờ biển hùng mạnh. Đối với các vũng – vịnh cụ thể, nơi đã đ−ợc xác định 4 loại khu vực đặc biệt đối với khu vực có tầm
quan trọng đặc biệt và tầm quan trọng cao, phải đ−ợc −u tiên nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu quốc phòng, an ninh. Tính chất −u tiên này không đ−ợc tính đến trong các cặp phạm trù mâu thuẫn lợi ích sử dụng, trong đó có sử dụng không gian bờ. Ngoài đất đ−ợc sử dụng tr−ớc mắt, còn có đất quy hoạch dự trữ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng trong t−ơng lai, tránh lãng phí đầu t− phát triển kinh tế không thời hạn. Mặt khác, không áp dụng chính sách thuế đối với sử dụng đất quốc phòng. (2) – Phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với an ninh, quốc phòng
Đây không phải là nhu cầu mới xuất hiện mà là nhu cầu cần thực hiện triệt để nhằm tạo môi tr−ờng phát triển kinh tế – xã hội tốt nhất cũng nh− các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng thuận lợi nhất, phù hợp với đặc thù cảng trong vịnh. Theo đó, các lực l−ợng an ninh, quốc phòng cần có các hoạt động cụ thể sau:
- tham gia vào xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũng nh− lập dự án phát triển theo quy hoạch để tránh ph−ơng hại tới lợi ích an ninh, quốc phòng
- đóng góp ph−ơng tiện, công nghệ và kỹ thuật chuyên dùng vào các hoạt động kinh tế khác nhau thông qua các đơn vị chức năng
- rà phá bom, mìn, thủy lôi để đảm bảo an toàn cho thi công công trình
- nhận đ−ợc thông tin cơ bản về hợp tác quốc tế trong các hoạt động kinh tế cũng nh− khoa học và công nghệ để có kế hoạch đảm bảo an ninh kinh tế, chính trị, nâng cao công tác ngoại vụ, đặc biệt đối với các tổ chức quốc tế phi chính phủ
- phối hợp chặt chẽ với cảng vụ và hải quan trong công tác xuất - nhập khẩu
(3) – Quy hoạch phát triển gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi tr−ờng
Bảo vệ môi tr−ờng là sự nghiệp chung của toàn dân, đ−ợc tổ chức thông qua các đại diện hữu quan (stakeholder) và chuyên trách, trong đó luôn có mặt đại diện an ninh, quốc phòng. Trong hệ thống chính sách của Nhà n−ớc luôn song hành 2 loạt – loạt chính sách phát triển và loạt chính sách quản lý, cùng hệ thống văn bản h−ớng dẫn thi hành ở các cấp. Để có thể bắt kịp nhịp độ phát triển nhanh và quản lý hành động phát triển sao cho không ph−ơng hại tới tài nguyên môi tr−ờng, quy hoạch phát triển phải gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi tr−ờng, một phần trong đó là đánh giá tác động môi tr−ờng các dự án phát triển, và là điều kiện tiên quyết khi phê duyệt quy hoạch và cấp phép đầu t− phát triển. Hơn nữa, vấn đề này tạo điều kiện ban đầu duy trì an toàn môi tr−ờng, chống suy thoái tài nguyên môi tr−ờng, tránh phát sinh mâu thuẫn lợi ích đa ph−ơng, trong đó có ích lợi sử dụng vào mục đích quân sự
(4) – Phát triển bảo tồn thiên nhiên
Bảo tồn thiên nhiên là bảo vệ các giá trị tự nhiên của một khu vực, đặc biệt trong đó là các giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan, hệ sinh thái và nguồn gien đặc hữu, quý hiếm và bị đe dọa tuyệt chủng. Trong hệ thống vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam có mặt các hệ sinh thái d−ới n−ớc (aquatic ecosystem) có năng suất sinh học cao và tiềm năng nguồn lợi lớn, điển hình là hệ sinh thái rạn san hô, thực vật ngập mặn, cỏ biển và vùng cửa sông. Đây là cơ sở quan trọng duy trì các hoạt động nghề cá, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản gần bờ.
ở các mũi nhô và bờ đá của vịnh th−ờng có thảm thực vật rừng, nơi có tiềm năng bảo tồn hệ sinh thái rừng m−a nhiệt đới và cảnh quan, tạo môi tr−ờng thuận lợi cho các hoạt động quân sự và đồn trú, ví nh− bán đảo Sơn Trà (khu bảo tồn), mũi Hải Vân (khu bảo vệ cảnh quan) bên bờ vịnh Đà Nẵng.
Kết luận
(1) – Hệ thống vũng – vịnh ven bờ biển Việt Nam, ngoài các giá trị nhiều mặt, còn là một dạng tài nguyên quân sự có giá trị sử dụng đặc biệt đối với phòng thủ bờ biển thông qua 18 giá trị đặc tr−ng nh−ng ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm địa hình đáy và khu vực, trầm tích đáy, điều kiện khí hậu – thủy văn, v.v., đặc biệt trong đó là hình thái theo mức độ kín. Giá trị sử dụng này là một trong những căn cứ xác định vị trí chiến l−ợc của vũng – vịnh ở 3 cấp khác nhau:
- cấp I – có vị trí chiến l−ợc xây dựng căn cứ hải quân, điển hình là các vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, Đà Nẵng và Cam Ranh
- cấp II – có vai trò liên kết giữa các vùng tác chiến, trong đó có vịnh Diễn Châu, Dung Quất, Xuân Đài, Văn Phong, v.v.
- cấp III – có vị trí liên kết nội vùng tác chiến, trong đó có Vũng áng, vịnh Chân Mây, v.v.
(2) – Vũng – vịnh là một trong những loại hình thủy vực ven bờ tiêu biểu, chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng và giàu tiềm năng phát triển và thực tế các hành động phát triển kinh tế – xã hội ngày càng sôi động, trong đó có sự đóng góp tích cực của các đơn vị kinh tế thuộc lực l−ợng an ninh, quốc phòng trong các quan hệ cơ bản: quan hệ kinh tế chính trị, quan hệ tổ chức không gian bờ và quan hệ kinh tế doanh nghiệp
(3) – Nhìn từ góc độ an ninh, quốc phòng, định h−ớng sử dụng hợp lý hệ thống vũng – vịnh một mặt nhằm phát triển kinh tế – xã hội có hiệu quả cao nhất, đảm bảo sự ổn định hệ thống tài nguyên và môi tr−ờng nh−ng mặt khác đảm bảo các lợi ích an ninh, quốc phòng thông qua sự đóng góp tích cực của các đơn vị chức năng, đảm bảo các quan hệ cơ bản giữa phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng.
tài liệu tham khảo