3. quan hệ giữa an ninh, quốc phòng với phát triển kinh tế – x∙ hội liên quan tớ
3.2.4. Các quan hệ kinh tế – quốc phòng ở vịnh Bái Tử Long và vịnh Chân Mây
Mây
Nh− đã đ−ợc đánh giá ở phần 2, giá trị sử dụng tài nguyên quân sự và vị trí chiến l−ợc của vịnh Bái Tử Long gắn liền với vịnh Tiên Yên – Hà Cối, vịnh Hạ
Long và quần đảo Cát Bà, của vịnh Chân Mây gắn liền với vịnh Đà Nẵng. Theo quan điểm sử dụng lâu bền, các vịnh này có giá trị để dành (dự trữ) nhiều hơn là sử dụng trực tiếp vào mục đích quân sự bởi các hoạt động quân sự ch−a diễn ra th−ờng xuyên ở đây. Hiện tại, các công trình quốc phòng đã và đang đ−ợc xây dựng ở khu vực vịnh Bái Tử Long không làm ảnh h−ởng đến cảnh quan du lịch (tận dụng các hang động tự nhiên).
Vịnh Bái Tử Long thuộc quản lý địa chính chủ yếu của huyện Vân Đồn và một phần thuộc thị xã Cẩm Phả, nơi có 1 cụm cảng, lớn nhất là cảng Cửa Ông chuyên dùng cho khai khoáng, sau đó là các cảng nhỏ nh− Cẩm Phả, Cái Rồng, Quán Lạn. Bên cạnh vịnh Bái Tử Long còn có quân cảng Vạn Hoa và cảng Mũi Chùa thuộc vịnh Tiên Yên – Hà Cối. Phần đông bắc của vịnh Bái Tử Long là V−ờn quốc gia vừa đ−ợc thành lập (gồm một nhóm đảo, trong đó có các đảo lớn nh− Sậu Nam, Trà Ngọ và Ba Mùn). Giáp phía nam vịnh Bái Tử Long là vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới. Hoạt động kinh tế chủ yếu hiện nay trong vịnh Bái Tử Long là hoạt động cảng: vận tải than, vận chuyển hành khách, cảng cá phục vụ đánh bắt xa bờ, hoạt động nuôi hải sản bằng lồng bè và nuôi thả tự nhiên, hoạt động du lịch sinh thái mới đ−ợc khởi x−ớng. Thủy sản hiện tại là ngành kinh tế chủ yếu của huyện Vân Đồn và tại khu 2 của thị trấn Cái Rồng đã hình thành một tiểu đô thị nghề cá điển hình, là căn cứ hậu cần nghề cá cùng các dịch vụ nhà nghỉ, cung ứng chuyên phục vụ nuôi hải sản bằng lồng bè, đội tầu khai thác xa bờ (ít nhất là ngoài phạm vi vịnh Bái Tử Long), vận tải hành khách nội hạt tới các xã đảo và khách trung chuyển đi Móng Cái, thành phố Hạ Long.
Vịnh Chân Mây thuộc huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên – Huế) có quy mô nhỏ, gần với vịnh Đà Nẵng về phía nam và Hòn Sơn Trà (hiện do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế quản lý trực tiếp và có quân đội đồn trú), nằm kề cận với V−ờn quốc gia Bạch Mã ở phía tây nam. ở đây hiện có một cảng n−ớc sâu mới đ−ợc đầu t− xây dựng ở giai đoạn I và đã đi vào hoạt động ở mức độ còn hạn chế. Bờ vịnh thuộc xã Lộc Vĩnh, trên đó đã có quy hoạch tổng thể khu hậu cần cảng, đô thị và công nghiệp đi kèm nh−ng ch−a thành hiện thực trừ một điểm du lịch địa ph−ơng (Cảnh D−ơng) tồn tại lâu nay. Trừ cảng, các hoạt động kinh tế – xã hội ở đây có quy mô nhỏ (cấp xã) nh−ng cũng đa dạng, gồm đánh bắt hải sản, nuôi hải sản bằng lồng bè, nuôi thuỷ sản n−ớc lợ, nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Đây là nơi nghèo nhất so với vùng bờ biển của tỉnh Thừa Thiên – Huế.