Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam được đề cập trong một số công trình dưới những khía cạnh và góc độkhác nhau, cụ t
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo - Lại Trang Huyền, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thiện khóa luận này
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, khoa Lý luận chính trị, thư viện trường Đại học Tây Bắc đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến những người thân trong gia đình, Thầy giáo chủ nhiệm và các bạn sinh viên lớp k50 Đại học Giáo dục chính trị đã luôn ủng hộ, động viên giúp đỡ Trong quá trình làm khóa luận do những hạn chế về mặt thời gian và tài liệu nên không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để khóa luận hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
3.3 Mục đích nghiên cứu 3
3.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đóng góp của khóa luận 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cấu trúc của khóa luận 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ 5
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 5
1.1 Vị trí của vấn đề nhà nước trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh 5
1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền 7
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7
1.2.1 Cơ sở khách quan 7
1.2.2 Nhân tố chủ quan 19
1.3 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà 22
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 22
1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945 23
1.3.2 Giai đoạn 1945 - 1954 24
1.3.3 Giai đoạn 1954 - 1969 25
Trang 4CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚCPHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 272.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa 27Việt Nam 27
2.1.1 Nhà nước pháp quyền trước hết phải là một nhà nước hợp pháp và hợp hiến, được nhân dân tổ chức thông qua tuyển cử, xây dựng và hoạt động theo các nguyên tắc của hiến pháp 28 2.1.2 Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ, phải nghiêm minh và phát huy tính hiệu lực thực tế 30 2.1.3 Sự thống nhất giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với việc nâng cao giáo dục đạo đức - Nét đặc sắc trong quan niệm Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền 32
2.2 Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 34
2.2.1 Nhà nước pháp quyền là thành tố cơ bản nhất của hệ thống chính trị Nó luôn mang bản chất giai cấp công nhân 34 2.2.2 Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước không làm triệt tiêu tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước, mà nó thống nhất, hài hòa trong nhà nước đại đoàn kết 37 2.2.3 Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh bản chất nhà nước còn thể hiện tập trung ở mục đích, nguyên tắc phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước
402.3 Vai trò của Hồ Chí Minh đối với quá trình xây dựng Nhà nước phápquyền 42
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 42
2.3.1 Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Người đứng đầu 24 năm và đã để lại dấu ấn sâu đậm về một phong cách lãnh đạo Nhà nước, trở thành chuẩn mực cho các thế hệ lãnh đạo sau này
42
2.3.2 Hồ Chí Minh đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta Các cơ sở pháp lý là nền tảng tư tưởng để tổ chức, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc 43
Trang 5CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀXÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦAĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 463.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 46
3.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống lý luận độc lập
về mô hình tổ chức nhà nước 46 3.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 47 3.1.3 Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh 48
3.2 Tính tất yếu của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Nhà nước ởnước 49
ta hiện nay 493.3 Quan điểm đổi mới và sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng ta trong giai đoạnhiện nay 52
3.3.1 Quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 52 3.3.2 Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong việc hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay 53 3.3.3 Những phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 56
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hànhcác cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, từng bước giành lại độc lập, tự docho dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội Sở dĩ đạt được những thắng lợi vĩ đại và vẻvang đó là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng theo ngọn cờ chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Từ kinh nghiệm lịch sử và từ yêu cầucấp bách của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảngmột lần nữa khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước ViệtNam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận bao gồm nhiều lĩnh vực rấtphong phú, nhằm hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân ta đấu tranh bảo vệ thành quảcách mạng và lao động sáng tạo, xây dựng một nhà nước Việt Nam hòa bình,thống nhất độc lập, dân chủ giàu mạnh và văn minh theo định hướng xã hội chủnghĩa là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là quan điểm tưtưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kim chỉ nam định hướng cho toàn
bộ quá trình tổ chức, xây dựng và hoạt động của nhà nước ta Tư tưởng Hồ ChíMinh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là bước pháttriển mới và sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với chủnghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa Việt Nam, tinh hoa văn hóa phương Đông
và phương Tây
Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước phápquyền ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với sự nghiệp xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là một hệ thống quan điểm rõ ràng, nhất quán, phù hợp với đặc điểm nước ta Tưtưởng này của Người có vai trò quyết định đến sự thành lập nhà nước thực sựcủa dân, do dân và vì dân Ngày nay, Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền vào điều kiện cụ thể để từng bướcxây dựng thành công nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân
Trang 7Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức chính thể nhà nước có thểtìm ra lời giải đáp cho hàng loạt các vấn đề lý luận của việc hoàn thiện mô hình
tổ chức nhà nước Việt Nam hiện nay
Vì những lí do trên Tôi lựa chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam được đề cập trong một số công trình dưới những khía cạnh và góc độkhác nhau, cụ thể là:
Cuốn “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” của nhà xuất bản chính trị - hànhchính, xuất bản năm 2009 đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhànước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và nhấn mạnh được vấn đề: Để nhànước thực sự của dân, do dân và vì dân Người chỉ rõ là phải xây dựng nhà nướcpháp quyền Việt Nam nhằm đem lại hiệu quả xã hội thực sự Nhà nước phápquyền trước hết là một nhà nước hợp pháp và hợp hiến, được nhân dân tổ chứcnên thông qua tuyển cử, được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc của Hiếnpháp Tuy nhiên, giáo trình chưa đi nghiên cứu sâu một số nội dung về sự vậndụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
Cuốn “Tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam”của nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu nội dung, giátrị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Tuynhiên cuốn sách chưa chỉ rõ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lànhiệm vụ quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ởViệt Nam hiện nay
Cuốn “Hồ Chí Minh - Người mang lại ánh sáng” của nhà xuất bản Thời đạitạp chí Xưa và nay trong đó có bài viết của tác giả Vũ Đình Hòe đã bàn về nhànước pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh Cuốn sách đã làm rõ cơ sở hìnhthành tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
Cuốn “Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa”của nhà xuất bản Chính trị - hành chính đã nêu các đặc trưng và phương hướngxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tư tưởng của HồChí Minh, nhưng chưa làm nổi bật lên nội dung nhà nước pháp quyền trong tưtưởng của Người
Trang 8Cuốn “Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”của nhà xuất bản Chínhtrị quốc gia đã đề cập đến quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng nhà nướcthực sự của dân, do dân và vì dân nhưng chưa đi nghiên cứu sâu nội dung tưtưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và chưa đề cập đến sự vậndụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
Những công trình trên đã định hướng cho tôi đi vào tìm hiểu nghiên cứu về
đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay” Đây
cũng là những nguồn tư liệu tham khảo quý để tôi tiếp tục nghiên cứu làm rõ vềnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đảng ta vận dụng tronggiai đoạn hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nướccủa dân, do dân, vì dân
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền và sựvận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa từ khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nướcnói chung, nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng
Sự vận dụng của Đảng ta về tư tưởng ấy trong giai đoạn hiện nay
Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng tronggiai đoạn hiện nay
3.3 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trang 9Khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và vai trò của Hồ Chí Minh đối với sựnghiệp xây dựng nhà nước ta hiện nay
Sự vận dụng đúng đắn của Đảng để xây dựng Nhà nước nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ chủ yếu của người nghiên cứu là phân tích, tổng hợp, so sánh,thống kê, đối chiếu để làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Đồng thời, thấy được những thành tựu mà Đảng ta vận
dụng sáng tạo tư tưởng của Người về vấn đề nhà nước ở Việt Nam
4 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần làm sáng tỏ cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tưtưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đặcbiệt đề tài thể hiện một cách sinh động và thiết thực sự vận dụng tư tưởng của
Hồ Chí Minh của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền, cơ chế hoạt động, tổ chức
bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của Nhà nước đó
Bổ sung nguồn tư liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh của dân tộc ta, góp phầncủng cố tri thức cho thế hệ trẻ về việc chấp hành quy định của nhà nước và phápluật, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng biết ơn và kính trọng đối với các thế
hệ đi trước, các anh hùng giải phóng dân tộc, làm tài liệu tham khảo học tập chosinh viên trường Đại học Tây Bắc
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp lịch
sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê…
6 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo… đề tài gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trang 10Chương 3: Sự vận dụng giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hết sức phong phú, toàn diện, không chỉ có giá trị đối với cách mạngViệt Nam mà còn mang tính phổ biến, đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạngcủa giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới
1.1 Vị trí của vấn đề nhà nước trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
V.I Lênin đã khẳng định: “Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn
đề chính quyền nhà nước” [20, 13] Vấn đề chính quyền nhà nước là vấn đề cơbản của mọi cuộc cách mạng và chỉ khi giành được chính quyền giai cấp cáchmạng mới xác lập được nền chuyên chính của mình, triển khai quyền lực củamình trong đời sống xã hội
Đối với cách mạng vô sản, những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đãnhiều lần nhấn mạnh chuyên chính vô sản là vấn đề cơ bản của cách mạng vô
sản Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, Mác và Ăngghen đã khẳng định:
“giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng của công nhân là giai đoạn giai cấp vôsản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai đoạn giành lấy dân chủ” [24,
657] Trong Phê phán cương lĩnh Gôta, C Mác cũng đã viết: “giữa xã hội tư
bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ
xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chínhtrị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chínhcách mạng của giai cấp vô sản” [26, 47] Nhà nước vô sản được xác lập bằngcon đường cách mạng Không thể cải tạo bộ máy nhà nước bóc lột bằng conđường tiến hóa trong khuôn khổ nhà nước cũ Trong bức thư gửi LubwingKugelmann ngày 12 - 4 - 1971, C.Mác đã viết: “Nếu anh còn lại chương cuốicùng trong quyển “Ngày mười tám tháng Sương mù” của tôi, anh sẽ thấy tôi nói
Trang 11rằng mục tiêu cách mạng sắp tới ở Pháp sẽ không nên là việc chuyển giao bộmáy quân phiệt quan liêu từ tay kẻ này sang tay kẻ khác như trước nữa, mà làđập tan bộ máy ấy” [25, 547] Cách mạng vô sản phải đập tan bộ máy nhà nước
tư sản, thiết lập bộ máy nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản Đối với kết luậntrên của Mác, V I Lênin cho rằng đó là vấn đề cơ bản của học thuyết Mácxít vềnhà nước Đồng thời V I Lênin đã phát triển hơn nữa và cụ thể hóa kết luận đó
V I Lênin đã soạn thảo ra cương lĩnh về việc đập tan bộ máy nhà nước tư sảnđược áp dụng trong những điều kiện của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ
đế quốc chủ nghĩa Các nhà kinh điển của chúng ta đã dày công nghiên cứu tìmmột mô hình nhà nước phù hợp với điều kiện cầm quyền của giai cấp vô sản.Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng nhà nước vô sản là vấn đề cơ bảncủa cách mạng vô sản
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, mà cuộc đời và sựnghiệp của Người gắn liền với công cuộc cách mạng Việt Nam Từ bến cảngNhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là tìm con đường cách mạng ViệtNam trong hiện tại và tương lai Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX(2001) đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sựvận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể củanước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếpthu tinh hoa văn hóa nhân loại” [8, 38]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vàothực tiễn nước ta Người đã xác định cách mạng Việt Nam nhất định phải đi theocon đường cách mạng vô sản Thấm nhuần những quan điểm cách mạng của chủnghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã nhìn nhận vấn đề chính quyền nhà nướcnhư một nội dung cơ bản của cách mạng Việt Nam
Người không những quan tâm đến vấn đề giành chính quyền mà còn quantâm đến cách thức tổ chức nhà nước cách mạng Việt Nam “Chủ tịch Hồ ChíMinh đã dành toàn bộ tinh lực và trí tuệ, dày công xây dựng một chế độ nhànước theo những phương châm thể hiện tốt nhất bản chất nhân dân của chế độ
ta, thể hiện sự tôn kính nhân dân và ý thức phục vụ nhân dân” [48, 157] Khôngnhững xây dựng về mặt lý luận, chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ đạo việc tổ chứcnhà nước trên thực tiễn, và trực tiếp đảm nhận việc thực hiện quyền lực nhànước với cương vị nguyên thủ quốc gia
Trang 12Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tư tưởng đồ sộ về vấn đề nhànước Hồ Chủ tịch đã ký hơn 60 sắc lệnh, chỉ đạo việc soạn thảo hai bản hiếnpháp năm 1946 và năm 1959 viết nhiều tác phẩm, có nhiều bài báo, bài nói vềvấn đề nhà nước
Hồ Chí Minh là người đầu tiên ở Việt Nam với lý luận cách mạng Mácxít
đã khởi sướng và tổ chức việc đấu tranh vạch trần bản chất bóc lột, phản dân chủcủa nhà nước phong kiến thực dân Từ rất sớm trong cuộc đời hoạt động cáchmạng của mình, Người đã lên án và không chấp nhận sự tồn tại của nhà nướcthực dân, phong kiến trong con đường cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đãnhận thức một cách sâu sắc lý luận Mácxít về nhà nước vô sản và vận dụng sángtạo vào điều kiện cách mạng Việt Nam
Hơn nữa, Bác Hồ cũng đã nghiên cứu các học thuyết khác về tổ chức quyềnlực nhà nước và các mô hình tổ chức nhà nước đương đại Ngoài ra, Người cũng
đã kế thừa và phát triển những tư tưởng trị quốc truyền thống của phương Đông Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, trực tiếp chỉ đạo, xây dựng nhà nước Việt Nam qua các giai đoạncách mạng khác nhau: kháng chiến chống Pháp, xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước Mô hình nhà nước Việt Nam được xâydựng trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả tích cực trong sựnghiệp cách mạng của dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một hệthống quan điểm rõ ràng, nhất quán, phù hợp với đặc điểm và truyền thống ViệtNam, trên cơ sở của nền kinh tế Việt Nam và cơ cấu của xã hội Việt Nam tronggiai đoạn lịch sử Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa là một bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống quan điểm của Người về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Xuất phát từ vị trí của vấn đề nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa ở Việt Nam bao gồm cơ sở khách quan và nhân tố chủ quan
Trang 131.2.1 Cơ sở khách quan
Điều kiện lịch sử xã hội
Thực tiễn lịch sử Việt Nam
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược và đặt ách thống trịcủa chúng lên dân tộc ta Vua quan nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, phảnbội truyền thống yêu nước quật cường và phong trào đấu tranh anh dũng liên tụccủa các tầng lớp nhân dân ta Tình cảnh đó đã đặt trước dân tộc Việt Nam câuhỏi: Làm thế nào để đánh đuổi thực dân Pháp, giành chủ quyền cho đất nước,đem lại hạnh phúc cho nhân dân?
Do đó, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước ta đã xuất hiện nhữngdòng tư tưởng mới và các cuộc vận động cách mạng lớn và có mục đích chung
là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, tuy nhiên lại khác nhau vềcon đường cách mạng Trong đó, một trong những nội dung cơ bản của cáchmạng là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước sau khi giành được chínhquyền
Với ý thức hệ phong kiến, các sĩ phu lãnh đạo phong trào Cần Vương (1858
- 1896) dưới chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi đã hăng hái phát động phongtrào chống Pháp, chủ trương xây dựng nước Việt Nam cũ Thực chất khuynhhướng của các sĩ phu phong kiến này là xây dựng lại nhà nước quân chủ phongkiến không còn phù hợp với trào lưu chung của thế giới và sự phát triển tất yếucủa lịch sử Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng tư sản đã ảnh hưởng đến Việt Nam,làm xuất hiện những dòng tư tưởng mang màu sắc mới Đại biểu xuất sắc đầutiên là Phan Bội Châu “Ông chủ trương đánh Pháp giành độc lập dân tộc, sau đóxây dựng nhà nước quân chủ chuyên chính ở Việt Nam theo kiểu quân chủ lậphiến Nhật Bản hoặc một chính quyền cộng hòa dân chủ theo kiểu Âu - Tây [47,14] Khác với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh là người chống đối triều đìnhquyết liệt và đấu tranh cho một nền cộng hòa ở Việt Nam Mô hình tổ chức nhànước theo khuynh hướng dân chủ tư sản mặc dù có những mặt tiến bộ nhưngkhông phù hợp với điều kiện cách mạng Việt Nam và vì vậy không trở thànhhiện thực
Việt Nam Quốc dân đảng - một chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam rađời vào cuối những năm 20 với chủ trương đánh Pháp, đồng thời kêu gọi “trăm
họ hãy đoàn kết để xây dựng một nhà nước cộng hòa” (nhà nước cộng hòa tư
Trang 14sản) Đường lối cách mạng của Việt Nam Quốc dân đảng không phù hợp vớithực tiễn Việt Nam và đã đi đến thất bại
Sự thất bại của các cuộc vận động cách mạng đã chứng tỏ rằng: nhà nước tưsản và nền dân chủ tư sản không phải là mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúcbấy giờ Hay nói cách khác, mô hình nhà nước tư sản không phải là mô hình phùhợp ở Việt Nam, bởi lẽ nhà nước đó chỉ có thể mang lại quyền lợi và dân chủcho một số ít người trong xã hội - đó là giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trong khi
đó yêu cầu cấp bách nhất, chủ yếu nhất của cách mạng Việt Nam là giải phóngkiếp người nô lệ và đem lại cuộc sống mới cho đại đa số nhân dân lao động Trong thời điểm đó, “Nguyễn Tất Thành - một thanh niên mới mười lămtuổi đã sớm hiểu biết và đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào, lúc bấy giờAnh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp Anh đã tham gia công tác bí mật, nhậncông việc liên lạc” [47, 15] Tuy rất khâm phục nhưng không tán thành đườnglối cách mạng của họ, trong đó có vấn đề chính quyền nhà nước Có thể thấyrằng đây là lúc bắt đầu hình thành tư tưởng về một nhà nước độc lập, có chủquyền Như vậy, việc Nguyễn Tất Thành không đồng tình với con đường cáchmạng của những nhà yêu nước đương thời, trong đó có vấn đề nhà nước, chothấy rằng, tuy chưa tìm ra một cơ sở lý luận toàn diện, nhưng bước đầu Người
đã nhận thấy nhà nước quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến, cộng hòa dânchủ kiểu tư sản không phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam
Năm 1923, trả lời phỏng vấn tạp trí “Ngọn lửa nhỏ” ở Liên Xô, đồng chíNguyễn Tất Thành đã giải thích quyết định của mình: “vào trạc tuổi mười ba, lầnđầu tiên tôi đã được nghe những từ ngữ tiếng Pháp, thế là tôi đã muốn làm quenvới văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau từ ấy” [47, 15 - 16].Không tán thành đường lối cách mạng của những nhà yêu nước đương thời,Nguyễn Tất Thành quyết định tự mình ra đi tìm đường cứu nước “Tôi muốn đi
ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm thếnào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta” [47, 16] Trong những năm bôn ba hải ngoại,với tên người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy và tố cáo bộ mặt thật củathực dân Pháp ở Việt Nam, trong đó thể hiện sự phản đối hình thức nhà nướccủa chính quyền thuộc địa
Với sự phủ nhận chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam, có thể thấy rằngNguyễn Ái Quốc không chấp nhận nhà nước tư sản, nhất là nhà nước thực dântrong con đường cách mạng Việt Nam Lúc này, trong tư tưởng Nguyễn ÁiQuốc, Việt Nam phải được độc lập và có chủ quyền, mô hình tổ chức Nhà nước
Trang 15Việt Nam trong tương lai phải là một mô hình tổ chức nhà nước kiểu mới đối lậpvới mô hình nhà nước của chính quyền thuộc địa
Con đường cách mạng quyết định kiểu nhà nước, hình thức tổ chức và hoạtđộng của nhà nước Cách mạng Việt Nam không thể theo con đường cách mạng
tư sản Điều đó cũng có nghĩa là nhà nước sau khi giành chính quyền là nhànước kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp vô sản của nhà nước
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong con đường cách mạngViệt Nam đã phát triển từ chính phủ công - nông - binh đến chính phủ nhân dâncủa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân.Lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại, ngày 2
- 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên ngôn độc lập
là văn kiện chính trị - pháp lý do Bác Hồ trực tiếp viết, thể hiện một cách sâu sắc
tư tưởng của Người về một nhà nước độc lập, tự chủ thống nhất, cộng hòa dânchủ nhân dân
Ý tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập về quyền độc lậpdân tộc đã được truyền tải thành nội dung của một quy phạm pháp luật quốc tế
tại hội nghị thế giới về nhân quyền họp ngày 25 - 6 - 1993 Tuyên ngôn Vienna
và chương trình hành động của hội nghị khẳng định: Tất cả các dân tộc đều có
quyền tự quyết, với quyền đó, các dân tộc tự quyết định thể chế chính trị củamình và tự do theo đuổi con đường kinh tế, xã hội và văn hóa của mình Tuyênngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng xương máu của nhân dân ViệtNam trong cách mạng giải phóng dân tộc đã đóng góp cho nhân loại tiến bộ mộtquy phạm giá trị về quyền tự quyết dân tộc với tư cách là một nội dung củaquyền con người
Khẳng định độc lập dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở cho việc rađời Hiến pháp năm 1946 Sau này, ngày 3 - 9 - 1945, liền một ngày sau khi đọcbản tuyên ngôn độc lập trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ ChíMinh đề nghị một trong những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước là: “trướcchúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân khôngkém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp Nhân dân ta không đượchưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ” [30, 8]
Có thể nói rằng Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp có quan hệ mật thiết với nhau.
Trang 16Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của Việt Nam, ông Vũ Đình Hòe khẳng định:
“Hiến pháp 1946 gắn hữu cơ với Tuyên ngôn độc lập, trong mối quan hệ nàytuyên ngôn độc lập là cơ sở của Hiến pháp” [47, 32]
Tư tưởng hồ Chí Minh về một nhà nước độc lập tự chủ thống nhất cộng hòadân chủ nhân dân đã được thể chế hóa, Người khẳng định: Nước Việt Nam lànước dân chủ cộng hòa Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung - Nam
- Bắc không thể phân chia Với hiến pháp năm 1946, tư tưởng Hồ Chí Minh vềhình thức nhà nước đã được cụ thể hóa đến từng chế định Sau Hiến pháp năm
1946, chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục cụ thể hóa tư tưởng của mình về một nhànước độc lập, tự chủ, thống nhất, cộng hòa dân chủ nhân dân trong các bài viết,các bài phát biểu, các cuộc nói chuyện, trong chính thực tiễn hoạt động xây dựngnhà nước của Người, trong các văn bản pháp luật mà Người đã ban hành tổchức
Trước đây, Người đã từng nói “đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” [30,246] Trong điều kiện mới của cách mạng, hiến pháp 1946 đã hoàn thành sứmệnh lịch sử của mình Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “nhưng so với tình hìnhmới và nhiệm vụ cách mạng mời hiện nay thì nó không thích hợp nữa Vì vậy,
mà chúng ta phải sửa đổi hiến pháp ấy” [35, 585] Hiến pháp năm 1959, cũng dochủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, soạn thảo, hiến pháp được ra đời để đáp ứngnhiệm vụ mới của cách mạng Bản hiến pháp này tiếp tục thể hiện tư tưởng HồChí Minh về một nhà nước độc lập, tự chủ, thống nhất, cộng hòa dân chủ nhândân Báo cáo về dự thảo hiến pháp sửa đổi tại kì họp thứ VI Quốc hội khóa Inước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người nói: “toàn thể nhân dân ta tin tưởngrằng chắc chắn nhất định Nam Bắc sẽ xum họp trong gia đình Tổ Quốc ViệtNam thống nhất” [35, 597] Điều một Hiến pháp năm 1959 quy định: Đất nướcViệt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thức nhà nước trung gian này vẫn làcộng hòa dân chủ nhân dân Tình hình cách mạng thay đổi, nhà nướcViệt Namdân chủ cộng hòa chuyển sang thực hiện nhiệm vụ chuyên chính vô sản, nhưngbản chất nhà nước không thay đổi, hình thức nhà nước cộng hòa dân chủ nhândân vẫn phù hợp với điều kiện cách mạng mới Hồ Chí Minh đã ghi rõ “nhànước ta thành lập sau cách mạng tháng Tám là nhà nước dân chủ nhân dân dogiai cấp công nhân lãnh đạo Để đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấutranh thực hiện thống nhất nước nhà, chúng ta cần phải tăng cường không ngừng
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhà nước dân chủ nhân dân” [35,
Trang 17586] Hình thức cộng hòa dân chủ nhân dân của nước Việt Nam cũng đượckhẳng định trong hiến pháp 1959 Lời nói đầu trong hiến pháp 1959 đã xác định:nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh côngnông, do giai cấp công nhân lãnh đạo Điều 2 hiến pháp 1959 xác định: nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa thành lập và củng cố do thắng lợi mà nhân dân ta đãgiành được trong Cách mạng tháng Tám vẻ vang và kháng chiến anh dũng làmột nước dân chủ nhân dân So với hiến pháp 1946, hiến pháp 1959 có một sốđiểm đổi mới về cơ cấu nhà nước, điều này không làm thay đổi bản chất của nhànước hiến pháp 1959 vẫn thể hiện tư tưởng hồ Chí Minh về nhà nước cộng hòadân chủ nhân dân
Như vậy, xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là thựcdân Pháp xâm lược và sự thất bại của các phong trào đấu tranh giải phóng dântộc Nguyễn Ái Quốc đã không đồng tình với con đường cách mạng của nhữngnhà yêu nước trước đó, đó là con đường cách mạng tư sản Chính vì thế đã thôithúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc đem lại một Nhà nướcđộc lập, tự chủ và thống nhất
Đặc điểm thời đại
Cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự docạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền, tức giai đoạn đế quốcchủ nghĩa Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc và hệ thống thuộc địa của chúng đãlàm nảy sinh một mâu thuẫn cơ bản của thời đại: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đếquốc với các dân tộc ở thuộc địa Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với
“sự thức tỉnh của châu Á” là một nét nổi bật của tình hình thế giới đầu thế kỷ
XX
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời củaNhà nước công nông đầu tiên trên thế giới đã phá vỡ tính thống nhất của chủnghĩa tư bản thế giới, mở đầu cho thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tưbản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, tạo ra mâu thuẫn cơ bảnxuyên suốt thời đại là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản.Chính sự ra đời của nhà nước Xôviết và sau đó là Quốc tế cộng sản đã tạo điềukiện cho phong trào cách mạng thế giới phát triển, trong đó có phong trào giảiphóng dân tộc các nước phương Đông, mở ra sự chuyển hướng của cách mạnggiải phóng dân tộc theo quỹ đạo của cách mạng vô sản
Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra cho nhân dân ta thấy rằng cách mạng Việt Namkhông thể đi theo con đường cách mạng tư sản Tìm hiểu cách mạng Mỹ, Người
Trang 18nhận định: “Mỹ tuy rằng cách mạng thành công đã hơn 150 năm, nhưng côngnông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo cách mạng lần thứ hai Ấy là vì cách mạng Mỹ
là cách mạng tư bản, mà cách mạng tư bản chưa phải là cách mạng đến nơi” [28,270] Người đánh giá: “Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cáchmạng tư bản, cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ, kỳ thực trongthì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” [28, 274] Cách mạngđến nơi trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc là cách mạng vô sản theo kiểu Cáchmạng tháng Mười Nga: “trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mạng tháng MườiNga là thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được được hưởngcái hạnh phúc, bình đẳng thực sự… Cách mạng tháng Mười Nga cho chúng tathấy rằng muốn cách mạng thành công thì phải lấy dân chúng làm gốc, phải cóđảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất Nói tóm lại phảitheo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” [28, 280] Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đãtìm thấy con đường cứu nước và giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng
vô sản
Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã làm sâu sắc thêm mâuthuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, gây ra cuộc chiến tranh nhằm phân chialại thị trường, tiêu biểu là hai cuộc Chiến tranh thế giới (1914 - 1918 và 1939 -1945) Gánh nặng của hai cuộc chiến tranh đè nặng lên số phận của nhân dân laođộng ở cả chính quyền và thuộc địa, thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng ởcác nước Nếu Chiến tranh thế giới thứ nhất làm xuất hiện một Nhà nước xã hộichủ nghĩa Xôviết thì Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm xuất hiện thêm một loạtnước xã hội chủ nghĩa mới, hình thành nên hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới,thành trì của phong trào cách mạng vô sản, chỗ dựa vững chắc của phong tràogiải phóng dân tộc
Chủ nghĩa tư bản phát triển, sự bóc lột tư bản tăng lên cùng với gánh nặngcủa các cuộc chiến tranh xâm lược, chiến tranh thế giới,… làm cho mâu thuẫngiữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc
và thuộc địa cũng tăng lên Các cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sảnchâu Âu liên tiếp nổ ra (từ 1918 đến 1923) và bị đàn áp khốc liệt
Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự hình thành thị trường thếgiới, đã làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, phá vỡ tình trạng biệt lập giữacác quốc gia ở thế kỷ XIX Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản đã cóđóng góp to lớn vào sự tăng cường đoàn kết, gắn bó giữa phong trào cách mạng
vô sản ở chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa
Trang 19Cho đến những năm 60 của thế kỷ thứ XX, loài người cũng đã chứng kiến
sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học và công nghệ, đưa tới những đổithay có tính cách mạng về năng lượng, vật liệu, về giao thông vận tải, thông tinliên lạc, về công nghệ sinh học, v.v… Lực lượng sản xuất phát triển tới một trình
độ cao chưa từng thấy, làm cho nền sản xuất thế giới ngày càng được quốc tếhóa cao và trở thành một thị trường có tính thống nhất rộng lớn
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951), đã khái quát những nét lớn về nửa thế
kỷ XX như sau: “Năm mươi năm vừa qua có những biến đổi mau chóng hơn vàquan trọng hơn nhiều thế kỷ trước cộng lại Trong 50 năm đó, đã có những phátminh như chiếu bóng, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình cho đến sức nguyên
tử Nghĩa là loài người đã tiến một bước dài trong việc điều khiển sức thiênnhiên Cũng trong thời kỳ ấy, chủ nghĩa tư bản từ chỗ tự do cạch tranh, đã đổi rađộc quyền lũng đoạn, đã tiến lên chủ nghĩa đế quốc
Trong 50 năm đó, đã có hai cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp nhấttrong lịch sử do bọn đế quốc gây ra Đồng thời cũng do những chiến tranh đó màbọn đế quốc Nga, Đức, Ý, Nhật bị tiêu diệt; đế quốc Anh, Pháp bị suy đồi; tưbản Mỹ thì nhảy lên làm trùm đế quốc, trùm phản động
Quan trọng nhất là Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Liên Xô,nước xã hội chủ nghĩa thành lập, rộng một phần sáu thế giới và gần một nửa loàingười, đã tiến vào con đường dân chủ mới, những dân tộc bị áp bức lần lượt nổidậy chống chủ nghĩa đế quốc, đòi độc lập tự do” [32, 153]
Đó chính là một sự tổng kết ngắn gọn mà sâu sắc, bao quát được mặt cơbản của thời đại trong nửa đầu thế kỷ XX, từ sự phát triển của khoa học - côngnghệ, sức sản xuất đến đấu tranh giành giai cấp và cách mạng xã hội
Như vậy, xuất phát từ đặc điểm thời đại đặc biệt là thắng lợi của cuộc Cáchmạng Tháng Mười Nga năm 1917 là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc chỉ ra cho nhândân ta thấy rằng cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường cách mạng
tư sản mà phải đi theo con đường cách mạng vô sản Đó là cơ sở quan trọng hìnhthành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam
Những tiền đề tư tưởng lý luận
Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Trang 20Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, đất nước Việt Nam đã trởthành Tổ quốc thiêng liêng của toàn thể dân tộc ta, tinh thần yêu nước đã trởthành đạo lý sống, và là một nhân tố cơ bản đứng đầu trong bảng giá trị tinh thầncủa người Việt Nam Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh thần đó và tinh thần này đãtrở thành một định hướng cơ bản trong cuộc đời hoạt động cách mạng củaNgười Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó
là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn,
nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước vàcướp nước” [35, 171] Tư tưởng yêu nước đó là cơ sở truyền thống đoàn kết củadân tộc ta Truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc không chỉ là tình cảm,phẩm chất tinh thần mà còn là trí tuệ, hành động và phát triển thành chủ nghĩayêu nước truyền thống Việt Nam, thành dòng chủ lưu của tư tưởng Việt Nam,xuyên suốt lịch sử dân tộc, là động lực mạnh mẽ của sự nghiệp bảo vệ và xâydựng Tổ quốc
Chính truyền thống quý báu đó của dân tộc ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến tưtưởng chính trị của Hồ Chí Minh Đó cũng là động lực tinh thần chi phối mọisuy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là cơ
sở tư tưởng để người tiếp thu tinh hoa văn hóa Đông Tây và đến với chủ nghĩa
Mác - Lênin
Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước cả dân tộc thấmnhuần trong con người Hồ Chí Minh, là nhân tố thúc đẩy người ra đi tìm đườngcứu nước, đưa dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thực dân, giành độc lập dân tộc, xâydựng một mô hình nhà nước phù hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam
Tư tưởng văn hóa Đông - Tây
Ngoài truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh còn chịuảnh hưởng và tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây Người đãtiếp thu và kế thừa có chọn lọc tư tưởng chính trị dân chủ, nhân văn của văn hóaPhục hưng của thời kỳ Ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây và của cáchmạng Trung Quốc
Hồ Chí Minh đã kế thừa và khai thác những yếu tố hợp lý trong tư tưởngchính trị của Nho giáo khi kế thừa và vận dụng tư tưởng chính danh của Nhogiáo, Hồ Chí Minh đã loại bỏ tính chất duy tâm thiên mệnh khôi phục lại quan
hệ bình đẳng hai chiều tự nhiên trong quan hệ người với người Người dạy rằng:
“dù là chủ tịch nước, bộ trưởng, công dân, nông dân bộ đội hay người phục vụ
Trang 21nấu ăn, quét rác… đều là người tồi nếu không hoàn thành được nhiệm vụ củamình, còn làm tốt hơn người khác thì đều là anh hùng, chiến sỹ thi đua là nhữngthánh nhân vậy” [40, 13]
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã thấm nhuần các giá trị tiến bộ của tưtưởng chính trị của Nho giáo, đã sớm chỉ ra cho chúng ta thấy sức mạnh củanhân dân một nhà nước do dân: “Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợitrên nền nhân dân” Người cũng đã từng dạy phải lấy dân làm gốc Đó là sự kếthừa các giá trị tiến bộ của các nhà tư tưởng đi trước Người xưa chỉ mới nhậnthấy sức mạnh của nhân dân, nhưng chưa nhận thấy nhân dân là người chủ củaquyền cai trị, tức là quyền lực nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở thấyđược sức mạnh to lớn của nhân dân, đã đi đến khẳng định rằng, nhân dân lànguồn gốc của quyền lực nhà nước: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi íchđều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân” [31, 299]
Như vậy trong nhà nước ta, nhân dân không những là một sức mạnh to lớn,
mà còn là nguồn gốc của quyền lực nhà nước Do vậy, mọi công việc của nhànước đều vì lợi ích của nhân dân, xuất phát từ ý nguyện của nhân dân Tráchnhiệm của người cầm quyền là phải làm “người đầy tớ trung thành của nhândân” [36, 663]
Tư tưởng của Nho giáo về đạo của người quân tử với tư cách là người cầmquyền, cũng được Hồ Chí Minh nhận thức và phát triển với những nội dung mới.Các giá trị mà Nho giáo đề ra như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, liêm, chung…được Hồ Chí Minh vận dụng trong quá trình bàn về đạo đức cách mạng củangười cầm quyền
Tư tưởng chính trị của Mặc gia và Lão gia cũng được Hồ Chí Minh kế thừa
và phát triển Mặc gia chủ trương chính sách kiêm ái trong công cuộc cai trị: nhàcầm quyền phải yêu thương nhân dân, tận tụy với những lợi ích của nhân dân.Thuyết kiêm ái hạn chế ở tính duy tâm và tính phi giai cấp Hồ Chí Minh đã loại
bỏ những hạn chế đó, tiếp thu tinh thần “làm đầy tớ cho nhân dân của Mặc Tử”.Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ
từ toàn quốc cho đến các dân làng đều là công bộc của dân” [39, 216]
Phật giáo cũng góp phần vào việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Phậtgiáo có tư tưởng nhân thị tối thắng: “đó là tư tưởng Phật tổ đánh giá vai trò củacon người trong vũ trụ trời đất Hồ Chí Minh cũng đã đánh giá sức mạnh to lớncủa người, đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân” [36, 14] Hồ ChíMinh cũng tiếp thu phần tích cực trong tư tưởng nhân ái của Phật giáo muốn xây
Trang 22cuộc sống “thẩm mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui, ấm no cho chúng sinh, xâydựng một xã hội hạnh phúc và an lạc”, xóa bỏ nỗi đau khổ của con người trêntrái đất
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ các trường phái triết họcphương Đông Tuy nhiên, chỉ với những nguồn gốc tư tưởng trên chưa thể giúp
Hồ Chí Minh tìm ra con đường cách mạng nói chung và nhà nước cách mạngnói riêng; chỉ dừng lại ở những tư tưởng cổ truyền ấy, những bậc tiền bối củaphong trào giải phóng dân tộc đã không tìm ra con đường đúng đắn Chỉ có HồChí Minh, người chứng kiến tận mắt thất bại của các bậc tiền bối mới nhìn ranhững hạn chế của tư tưởng cổ truyền và Người đã quyết định tìm tòi, nghiêncứu, tiếp thu hệ tư tưởng mới
Trong những năm học ở Trường Quốc học Huế, được làm quen với nhữngkhẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của Cách mạng tư sản Pháp, Hồ ChíMinh đã có ý định sang phương Tây để tìm hiểu bản chất của tư tưởng đó.Người cho biết: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữPháp: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Và từ thưở ấy, tôi rất muốn làm quen với nềnvăn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” [24, 226]
Điều tìm thấy đã được Người thể hiện trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
Trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã lao động
và dừng chân ở nhiều nơi khắp các châu lục Ở Mỹ (khoảng cuối năm 1912 đếncuối năm 1913), Người đến Brúclin thăm khu da đen Háclem, đã chiêm ngưỡng
tượng Thần Tự do, đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mỹ, trong
đó đề cập đến quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnhphúc của con người Người phát hiện ra nghịch lý: đằng sau những lời hoa mỹ
về tự do, bình đẳng kia là sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người laođộng, là điều kiện sống khủng khiếp của người da đen - nạn nhân của sự phânbiệt chủng tộc Ở Pháp, Người đã có dịp tiếp xúc với những tư tưởng chính trị
nhân văn tư sản, thoát thai từ thời kỳ Phục hưng, được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền
của Cách mạng tư sản Pháp (1789) Trong khi khẳng định và tiếp thu những giátrị tư tưởng chân chính, những nhân tố nhân văn tiến bộ của cách mạng dân chủ
tư sản, nhất là tư tưởng Dân chủ - Tự do - Bình đẳng - Bác ái, tư tưởng giảiphóng con người khỏi thần quyền và sự thống trị của những quan hệ phong kiến,Người cũng đáng giá đúng những hạn chế của nó Sau này, trong tác phẩmĐường cách mệnh (1927), Người viết: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh
Trang 23Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa vàdân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộcđịa…” Người kết luận: “Cách mạng An Nam nên nhớ những điều ấy” [28, 274].Chính vì không thỏa mãn với con đường cách mạng tư sản, Người đã tìm conđường cách mạng mới và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin
Hồ Chí Minh đã tìm hiểu cách mạng Tân Hợi và tư tưởng Tôn Trung Sơn.Khẩu hiệu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” mà Hồ Chí Minh đề ra năm 1945 cóphần vận dụng từ chủ nghĩa tam dân, kinh nghiệm cách mạng Trung Quốc và tưtưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của cách mạng tư sản Pháp, nhưng đã đượcNgười phát triển lên một trình độ mới mang tính giai cấp, tính nhân dân, tínhdân tộc và cách mạng triệt để của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dântrong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng tiênphong của giai cấp công nhân
Chủ nghĩa Mác - Lênin
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã lập ra nhà nước công nông đầutiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới trong sự phát triển của lịch sử loàingười Cũng chính năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, vừa hoạt động chínhtrị vừa phải kiếm sống một cách chật vật, nhưng Người vẫn lạc quan say xưa họctập và kiên trì mục tiêu đã định Được sự giúp đỡ của một số đảng viên Đảng Xã
hội Pháp, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp Rồi tiếp xúc với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người xúc
động, phấn khởi, tin tưởng, vui mừng đến phát khóc vì tìm thấy trong luậncương này phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giảiphóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam Năm 1920, Người tham giathành lập Đảng Cộng sản Pháp và đứng hẳn về lập trường Quốc tế cộng sản Qua tìm hiểu và học tập các tác phẩm của Lênin và của Mác, Người tìmthấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn Người nói: “Từng bước một, trongcuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế,dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giảiphóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏiách nô lệ” [36, 128] và “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản” [35, 314] Từ đó mục tiêu củacách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được xác định đúng đắn là độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó, thuộc hệ tưtưởng của giai cấp vô sản, mang tính cách mạng, khoa học và nhân văn
Trang 24Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ ChíMinh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của loài người để tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, khi phân tích
các chủ nghĩa, các học thuyết, Người viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩalắm, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủnghĩa Lênin” [28, 268] Và tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng ViệtNam, Người cũng chỉ rõ: chúng ta giành được thắng lợi đó trước hết là nhờ cái
vũ khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin
là cái cẩm nang thần kỳ của chúng ta
Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng mà còn phát triển một cách sáng tạo lýluận Mác - Lênin Đối với Người, việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin trước hết
là phải nắm cái cốt lõi, linh hồn sống của nó - phép biện chứng, phải học tậptheo tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; dựa trên lập trường, quan điểm vàphương pháp do chủ nghĩa Mác - Lênin đề ra để giải quyết những vấn đề thực tếtrong công tác cách mạng của chúng ta Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạođiều đó luôn thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh Có thể khẳng định: tư tưởng
Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng HồChí Minh
Lý luận Mácxít về nhà nước cách mạng vô sản là cơ sở để Người đánh giá,phê phán các học thuyết khác về tổ chức nhà nước cũng như thực tiễn tổ chứcnhà nước của nhà nước tư bản Mô hình nhà nước vô sản mà những nhà kinhđiển của chúng ta đưa ra ảnh hưởng một cách quyết định đến quá trình Hồ ChíMinh xác lập mô hình nhà nước cách mạng Việt Nam Mô hình nhà nước Xôviết
mà Lênin tổng kết là một mô hình nhà nước mà Hồ Chí Minh mong muốn thiếtlập ở Việt Nam Chính phủ công - nông - binh mà Người đặt vấn đề phải xâydựng ở Việt Nam trong Chính cương vắn tắt là biểu hiện của mô hình nhà nướcXôviết
1.2.2 Nhân tố chủ quan
Năng lực hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh
Ngoài cơ sở khách quan - tư tưởng Hồ Chí Minh còn phải đề cập đến nhân
tố chủ quan - yếu tố quan trọng trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh vềnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Bởi lẽ, chính từ trong cuộc đời hoạtđộng thực tiễn cách mạng - xã hội mà từng bước Hồ Chí Minh đã tìm ra quy luậtvận động xã hội, hiện thực của thời đại, khái quát nhận thức của mình thành lýluận Lý luận ấy lại được Người vận dụng và kiểm nghiệm trong thực tiễn Cũng
Trang 25từ trong hoạt động thực tiễn cách mạng của mình, tư tưởng lý luận cách mạng,
về chính quyền nhà nước của Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển hoànthiện
Trong ba mươi năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đãđến nhiều nước thuộc địa nhiều châu lục khác nhau để nghiên cứu xem xét cáchoạt động của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, cách thức tổchức xã hội, quản lý nhà nước ở các nơi ấy Đặc biệt là thực tế hoạt động củaNgười trong Đảng Xã hội Pháp, hoạt động và làm việc ở Liên Xô trong CụcPhương Đông của Quốc tế Cộng sản; Người trực tiếp tổ chức đào tạo, huấnluyện cán bộ cộng sản Việt Nam ở Quảng Châu (Trung Quốc)… Tất cả đều tácđộng mạnh mẽ đến quá trình nhận thức, lựa chọn để tìm ra một con đường cứunước, một mô hình nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam sau khigiành được chính quyền
Đến các nước Pháp, Anh, Mỹ, Người để tâm sức nghiên cứu Tuyên ngônđộc lập của nước Mỹ (1776), trong đó đề cập tới “quyền bình đẳng”, “quyềnsống”, “quyền tự do”, “quyền mưu cầu hạnh phúc”… của con người, đặc biệt làquyền nhân dân kiểm soát chính phủ
Thời gian ở Pháp, Người tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp (1789), tìm hiểunhững tư tưởng của ban tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, về Tự do - Bìnhđẳng - Bác ái, tư tưởng nhân văn giải phóng con người, Nguyễn Ái Quốc khẳngđịnh những giá trị tích cực, tiến bộ của cuộc cách mạng Pháp, Mỹ, đồng thờiđánh giá những hạn chế của hai cuộc cách mạng này
Trong khi nghiên cứu xem xét các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, HồChí Minh đánh giá cao cuộc cách mạng vô sản, cách mạng Tháng Mười Nganăm 1917 Người cho rằng, đây là cuộc cách mạng triệt để, đưa lại quyền lợithực sự cho nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ nước nhà Cách mạng ViệtNam nên đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga
Sống và hoạt động chủ yếu ở trung tâm văn minh châu Âu và nguồn tinhhoa cách mạng tư sản, Nguyễn Ái Quốc đủ thời gian và điều kiện nhận những gìcần thiết cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình và phục vụ dân tộc kháccùng cảnh ngộ Một vốn tri thức sách vở đồ sộ, những cuộc khảo nghiệm thực tếphong phú đã làm giàu thêm vốn văn hóa phương Đông, phương Tây trong conngười Nguyễn Ái Quốc Những chuyến dài ngày gần như vòng quanh thế giới đãthực sự mang lại cho Hồ Chí Minh những tri thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết lịch
sử, tình cảm hữu ái giai cấp, sự thông cảm sâu sắc khi chứng kiến cảnh khổ cực
Trang 26của người lao động dưới sự áp bức, bóc lột dã man, vô cùng nhân đạo của những
kẻ thống trị Mặt khác, trong những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ của Hồ Chí Minh vớicác nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động chính trị xã hội có danh tiếng lúc đó và với
sự có mặt của Người ở các cuộc hội thảo về văn hóa, triết học, chính trị, kinh tế,
ở các câu lạc bộ, nhà máy, nhà bảo tàng… đã làm tăng sự hiểu biết về chính trị
và nhiều lĩnh vực khác, trong đó có vấn đề nhà nước
Không chỉ đến với chủ nghĩa nhân văn, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếpnhận những tri thức từ sách vở và từ truyền thống văn hóa của phương Đông,phương Tây và của dân tộc, mà điều quan trọng hơn là sự tiếp nhận ấy Nguyễn
Ái Quốc đã sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa nhằm mục đích đấu tranh giảiphóng con người, tuyên truyền cách mạng, đào tạo cán bộ, thức tỉnh quần chúngđứng lên đấu tranh giành tự do, độc lập, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và
vì dân
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng: “Thực tiễn hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh là một cơ sở có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành, pháttriển và hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh” [3, 25]
Hồ Chí Minh đã đến các nước tư bản Anh, Pháp, Mỹ, đã đến nhiều cácnước thuộc địa và phụ thuộc ở các châu lục Ở đâu Người cũng sống và lao độngthực sự như người công nhân để xem xét đời sống kinh tế - chính trị - xã hội củacác tầng lớp nhân dân; nghiên cứu cách thức tổ chức xã hội và nhà nước, chế độchính trị hiện thời; xem xét đời sống, nguyện vọng, hoạt động đấu tranh của cácdân tộc
Người đã đi nhiều nơi, làm nhiều công việc, nghiên cứu học tập kinhnghiệm của các nước và phụ trách nhiều cương vị trong những điều kiện, hoàncảnh khác nhau Sau này, Người trực tiếp tổ chức đào tạo Đảng Cộng sản ViệtNam, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên
ở Đông Nam Á Người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đó là kết quả của sự tácđộng biện chứng giữa nhận thức và hành động, lý luận và thực tiễn, vì vậy màNgười ngày càng tiếp cận với chân lý của thời đại
Từ thực tiễn hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú, Hồ Chí Minh đã tìm
ra những quy luật, đúc kết thành lý luận Trong những năm bôn ba ở các nước tưbản phát triển, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu cách tổ chức nhà nước ở đó, phêphán những mặt tiêu cực, tiếp thu những yếu tố hợp lý cho quá trình xây dựng
mô hình nhà nước cách mạng Việt Nam Cũng chính xuất phát từ thực tiễn hoạtđộng cách mạng mà Người có những bước phát triển lớn trong tư tưởng về hình
Trang 27thức nhà nước trên con đường cách mạng Việt Nam, cụ thể là sự chuyển biếntrong tư tưởng của Người từ một nhà nước công - nông - binh sang nhà nướccộng hòa dân chủ nhân dân
Trí tuệ và phẩm chất chính trị của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là con người có phẩm chất chính trị và phẩm chất cá nhân tiêubiểu đặc sắc nhất của con người Lẽ sống của Người là suốt đời đấu tranh chonước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng cócơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Hồ Chí Minh là người lịch thiệp, tế nhị,giàu lòng nhân ái lại rất thông minh, sắc sảo, nhạy bén về chính trị, ham học hỏi
có tư duy độc lập, sáng tạo, có trí tuệ uyên bác, kiến thức sâu rộng, biết nhiềungoại ngữ Người là hiện thân của phẩm chất cao quý, toàn tâm toàn ý phục vụcách mạng, phục vụ nhân dân, luôn khắc phục và vượt qua mọi khó khăn, thửthách, vững vàng trong lập trường cách mạng, sáng suốt trong đường lối, chínhsách, dũng cảm trong hành động, thắng không kiêu, bại không nản…
Người là nhà chính trị Mácxít tiêu biểu của thời đại chúng ta về tài năng vàđức độ, đức tính ngay thẳng, trung thực, nguyên tắc, linh hoạt Người sống mẫumực trong cuộc sống hàng ngày, khiêm tốn giản dị, gần gũi mọi người, hòa đồngvới quần chúng, vì nhân dân, vì dân tộc, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ củaloài người
Nét đặc biệt trong phong cách chính trị Hồ Chí Minh là luôn gần gũi vớinhân dân, lắng nghe ý kiến của quần chúng, quan tâm đến nguyện vọng của mọitầng lớp nhân dân Người thương yêu, kính trọng, tin tưởng vào con người nên
có sức cảm hóa lớn Ngay từ đầu thế kỷ XX, nhà thơ Xôviết Ôxip Manđextam
đã nhận định: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏ ra một thứ văn hóa, không phải văn hóachâu Âu mà có lẽ là một thứ văn hóa tương lai” [27, 478] Là một bậc đại nhân,đại trí, đại dũng, Người đã cho ta một ý niệm đầy đủ nhất về phẩm chất chính trịnhân văn hết sức tiêu biểu của con người Phẩm chất đó được phát huy trongsuốt cuộc đời hoạt động của Người Nhờ vậy, giữa vô vàn đường lối, học thuyếtkhác nhau, Hồ Chí Minh đã tìm ra được mục tiêu lý tưởng và con đường cáchmạng đúng đắn ấy là lựa chọn đảng kiểu mới, lựa chọn nhà nước kiểu mới - nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúccủa nhân dân
Như vậy, cơ sở để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam bao gồm cơ sở kháchquan và nhân tố chủ quan trong đó cơ sở khách quan là yếu tố quan trọng nhất,
Trang 28chủ đạo nhất quyết định bản chất về vấn đề nhà nước trong tư tưởng Hồ ChíMinh, cụ thể là học thuyết Mác - Lênin về nhà nước nói chung, nhà nước chuyênchính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng Nhờ có chủ nghĩa Mác -Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng Việt Nam, phương thứcđúng đắn để giải quyết vấn đề chính quyền nhà nước, hiểu biết thấu đáo bản chấtnhà nước và cách thức tổ chức nhà nước
Trên cơ sở các tiền đề tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đã dần dần hình thành cácquan điểm lý luận riêng về một kiểu nhà nước phù hợp với thực tế Việt Nam -nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.3 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có quá trình phát triển lâu dài và
có thể phân thành các giai đoạn: trước 1945; từ 1945 đến 1954 và từ 1954 đến
1969
1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945
Trước năm 1945, Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu và bị thực dânPháp nô dịch Đó là một chế độ phong kiến suy đồi và ươn hèn, đầu hàng thựcdân Pháp, bán nước ta cho ngoại bang, phản bội lại truyền thống đấu tranh yêunước của dân tộc ta Thực dân Pháp đã cấu kết với giai cấp địa chủ phong kiếnthống trị nước ta một cách vô cùng tàn bạo, biến nước ta từ một nước phongkiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Với lòng yêu đất nướcquê hương, nhân ái, thương người nhất là người nghèo khổ, Hồ Chí Minh đãquyết tìm con đường cứu nước Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mớitừng bước được hình thành Năm 1919, trong bản yêu sách tám điểm của nhândân An Nam gửi đến hội nghị Vecxây đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộcmình, trong đó có 4 điều liên quan đến pháp quyền đó là:
Điều 1: Yêu cầu ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam
Điều 2: Đòi cải cách nền công lý ở Đông Dương, cho người bản xứ đượchưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu, xoá bỏ hoàn toàn
và triệt để các Toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phậntrung thực nhất của nhân dân An Nam
Trang 29Điều 7: Thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ luật pháp
Điều 8: Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu
ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ
Hồ Chí Minh đã đề xuất việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ, các quyền
con người ở Việt Nam Năm 1925 - 1927, Hồ Chí Minh viết Bản án chế độ thực dân Pháp và Đường cách mệnh, về phương diện nhà nước, Người đã đề xuất
quan niệm về một nhà nước của số đông, thực hiện một nền dân chủ triệt để, dânchủ cho đa số theo mô hình kiểu Nhà nước Xôviết Năm 1930, trong Cương lĩnhđầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh soạn thảo đã chỉ rõ nộidung chính trị của cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam, thiết lập Nhà nước Chínhphủ Công - Nông - Binh Quan niệm lý luận này được hiện thực trong cao tràoXôviết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 Trong cương lĩnh đã xác định các nhiệm vụ cụthể của cách mạng Việt Nam đó là đánh đổ chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiếntay sai làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ công nôngbinh và tổ chức quân đội công nông Cương lĩnh đã xác định được nội dung cơbản nhất của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển thời đại mới,giải quyết được đường lối cách mạng đó là cách mạng vô sản kết thúc bằng khởinghĩa vũ trang giành chính quyền
Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp chủ trì Hội nghị lần thứ tám củaBan chấp hành Trung ương Đảng Từ đây, cách mạng Việt Nam có sự chuyểnbiến chiến lược quan trọng Tại Hội nghị này, Hồ Chí Minh đã đề xuất quanđiểm xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân Nhà nước dân chủ nhân dân trongquan điểm Hồ Chí Minh là một nhà nước dân chủ thực sự của dân, do dân và vìnhân dân Như vậy, đến năm 1941, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa cơ bản được hình thành Từ đó việc thiết kế, tổ chức nhànước đều quán triệt quan điểm cơ bản chỉ đạo đó, nghĩa là xây dựng nhà nướcdân chủ nhân dân Đây là một sáng tạo lớn về lý luận và thực tiễn của Hồ ChíMinh và của Đảng ta
1.3.2 Giai đoạn 1945 - 1954
Với những kiến thức học hỏi được, Người đã cùng với Đảng ta lãnh đạocách mạng Việt Nam thành công, đưa đất nước ta từ một nước thuộc địa nửaphong kiến, trở thành một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 2 - 9 - 1945,
chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
lịch sử, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam
Trang 30Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên ở Đông Nam Á Đó
là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà nước lập ra sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nhà nước dân chủnhân dân Đó là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân Mục đích nhà nướcnày là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội Ngay sau ngày độc lập, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc bầu cử ra các cơ quan tối cao của Nhà nước ChínhNgười đề nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc tổng tuyển cử ở Việt Nam với chế
độ phổ thông đầu phiếu Cuộc tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước ngày 6 1
-1946 được diễn ra trong bối cảnh đất nước bộn bề khó khăn Với kết quả tổngtuyển cử, ở Việt Nam đã xuất hiện một mô hình nhà nước do Hồ Chí Minh lựachọn - Nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhà nước do nhân dân laođộng làm chủ vận mệnh của mình Nhà nước đó mang bản chất của giai cấpcông nhân
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh chủ động chỉ đạo việc thành lập Ban soạn thảohiến pháp và thông qua vào tháng 11 - 1946 Đây thực sự là một hiến pháp dânchủ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước kiểu mới Nhiều quan điểmcủa Hiến pháp 1946 vẫn được tiếp tục quán triệt trong Hiến pháp 1992 và tronghiến pháp sửa đổi sau này Như vậy, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước của dân, do dân và vì dân là sự phát triển qua từng nấc thang nhậnthức, là kết quả của một quá trình khảo nghiệm, tìm tòi trong hơn 30 năm hoạtđộng cách mạng Cũng chính trong giai đoạn này, bộ máy tổ chức, cơ cấu củaNhà nước ngày càng được hoàn thiện dần
Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước trong giai đoạn 1954đến 1969, chúng ta thấy nổi lên một số tư tưởng hết sức đặc sắc Trong thời giannày, tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét nhất, đầy đủ nhất về bản chất
Trang 31của nhà nước, về phương thức xây dựng nhà nước mà đến nay chúng ta vẫn gọi
là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân
Trong thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng bộ máynhà nước để đảm nhận hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với một nền chính trị, kinh tế - xã hội, ngoạigiao, quốc phòng vững mạnh, đảm nhiệm là hậu phương lớn, chi viện người vàcủa cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, tiến tới thống nhất đất nước
Ở miền Bắc, trong những năm cuối 1950 và của thập kỷ 60, chính quyềncách mạng ngày càng vững mạnh, phong trào thi đua, xây dựng cơ sở hạ tầngcho nền kinh tế - xã hội ngày càng tăng cường Nhân dân hồ hởi xây dựng chínhquyền, chăm lo đến chính quyền Ngược lại, chính quyền luôn có những chínhsách tốt đảm bảo cho quyền lợi của nhân dân lao động - đất nước no ấm, mọingười được học hành Các thành quả phát triển toàn diện của miền Bắc đượcphản ánh rất rõ trong Hiến pháp sửa đổi 1959 Một số thay đổi trong hiến phápnày cho thấy sự kiên định, có tính nguyên tắc của chủ tịch Hồ Chí Minh về xâydựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân
Trong Di chúc lịch sử để lại trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Người căn dặn “toàn
Đảng, toàn dân chăm lo xây dựng, hoàn thiện nhà nước, để nó thực sự là công cụcho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình”[49, 89]
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam đã trải qua những bước phát triển ngày càng hoàn thiệncùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam
Tóm lại, Xuất phát từ điều kiện xã hội lúc bấy giờ, kế thừa những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, gia đình cùng với lòng yêu nước, căm thù giặc ngoạixâm Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, Người đến Pháp, đến Anh, Mỹ,Liên Xô… tìm hiểu sâu vào sào huyệt của kẻ thù để tìm hiểu cách thức tổ chức,hoạt động đấu tranh của các nước rồi về giúp dân tộc mình Suốt ba mươi nămbôn ba ra đi tìm đường cứu nước làm nhiều công việc trong những điều kiệnhoàn cảnh khác nhau với ý chí thông minh, sắc sảo, nhạy bén về chính trị, tư duyđộc lập sáng tạo, trí tuệ uyên bác, Người đã tiếp thu, tìm hiểu tư tưởng văn hóatiến bộ ở các nước Đông - Tây và đặc biệt cách mạng Tháng Mười Nga thànhcông (1917) Người đã tiếp cận đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đã đi theo conđường cách mạng vô sản và khẳng định chỉ có con đường cách mạng vô sản mớigiúp nhân nhân ta thoát khỏi áp bức, bóc lột, mới đem lại quyền lợi thực sự chonhân dân Như vậy, cơ sở quan trọng nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
Trang 32nhà nước của dân, do dân và vì dân đó là chủ nghĩa Mác - Lênin chiếc cẩm nangthần kỳ, vũ khí không gì có thể thay thế được của cách mạng
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã trải qua những bước phát triểnngày càng hoàn thiện cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra nhà nước kiểu mới ở nước ta -nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Những thắng lợi mang ý nghĩacách mạng thần kỳ mà nhân dân ta giành được sau khi nhà nước kiểu mới ra đờicho đến nay đã chứng minh một cách hùng hồn sự đúng đắn đầy tính sáng tạo,tính khoa học cách mạng cả trên lý thuyết lẫn trong hoạt động thực tiễn của tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và chính Người đã vận dụng và chỉ đạo sự vậndụng vào công cuộc xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta Đảng ta khẳng định:
“Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xãhội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giànhthắng lợi, là tài sản tinh thần lớn của Đảng và nhân dân ta” [8, 20 - 21]
Trang 33CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Để nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ làphải xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhằm làm chohoạt động của nhà nước ta đem lại hiệu quả xã hội thực sự Và quan niệm củaNgười về một nhà nước pháp quyền kiểu mới, mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân
là một tư tưởng nhất quán, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại và có giá trị lâu bền Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước pháp quyền không phải là một nhànước gắn với một giai cấp (nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tưsản, nhà nước xã hội chủ nghĩa) mà là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước,bảo đảm tổ chức hoạt động của nhà nước tuân theo quy định của pháp luật, thựchiện được quản lý xã hội theo pháp luật, bảo đảm chủ quyền và quyền tự do, dânchủ của nhân dân
Tiếp thu các giá trị tích cực, tiến bộ, khoa học về nhà nước pháp quyềntrong lịch sử, đồng thời quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhànước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, quản lý xã hội theo phápluật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do đảng tiền phong củagiai cấp công nhân lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sựgiám sát của nhân dân
2.1.1 Nhà nước pháp quyền trước hết phải là một nhà nước hợp pháp và hợp hiến, được nhân dân tổ chức thông qua tuyển cử, xây dựng và hoạt động theo các nguyên tắc của hiến pháp
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, phạm trù “pháp trị” dùng để chỉ sự quản
lý, cai trị đất nước bằng pháp luật Tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ, nhất là kinh nghiệm tổ chức, điều hành đời sống xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng: quản lý
xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ và có tính phổ biến đối với các xã hội hiện đại Vai trò của luật pháp được Người nhìn nhận trên các khía cạnh chủ yếu:
Trang 34Thứ nhất, khi chưa có chính quyền, dựa trên cơ sở công pháp quốc tế và
pháp quyền tư sản châu Âu để đấu tranh đòi những quyền cơ bản của dân tộc,của con người
Hai là, pháp luật là cơ sở khẳng định tính hợp pháp, hợp hiến, tính hợp lý
của các quyền dân tộc cơ bản, đặc biệt là quyền dân tộc tự quyết
Ba là, sau khi giành được chính quyền, pháp luật là cơ sở để nhân dân lao
động làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, bảo vệ và thực hiện các quyền cơ bảncủa con người
Bốn là, pháp luật đảm bảo cho chế độ xã hội có trật tự, kỷ cương theo mục
đích và đường lối phát triển của giai cấp cầm quyền; trong chế độ ta, đó là mụcđích và đường lối của giai cấp công nhân
Năm là, pháp luật có vai trò hạn chế, ngăn chặn hiện tượng lạm dụng quyền
lực ở một số cơ quan nhà nước, một số cán bộ công chức nhà nước, đảm bảo choquyền lực Nhà nước luôn luôn thuộc về nhân dân lao động
Sáu là, pháp luật có tác dụng điều chỉnh các hành vi, quan hệ dân sự, ngăn
chặn một bộ phận công dân này xâm phạm quyền, lợi ích của một bộ phận côngdân khác
Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật, từ rất sớm Hồ Chí Minh đãquan tâm đến nó trong điều hành và quản lý xã hội Năm 1919, trong tám yêusách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây thì đã có bốn điểm liênquan đến vấn đề pháp quyền, còn lại liên quan đến công lý và quyền của conngười
Sau này, bản Yêu sách của nhân dân An Nam được Nguyễn Ái Quốcchuyển thành Việt Nam yêu cầu ca, trong đó yêu cầu thứ bảy được viết :
“Bảy xin hiến pháp ban hành,
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [27, 438]
“Trăm điều” lại là một đại lượng có tính chất tuyệt đối nhưng rất cụ thểđược sử dụng theo cách ẩn dụ để đề cập một cái chung, bao quát, còn “thần linhpháp quyền” lại là một ngôn ngữ ngày nay là ý thức, tinh thần pháp luật, nhưng
rõ ràng khi nói đến “thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh muốn đề cập đến mộtphạm trù mà tính chất, ý nghĩa còn cao hơn ý thức, tinh thần pháp luật Nếu sửdụng phương thức giải mã, ở đây có thể thấy “trăm điều” bao hàm ý: mọi hành
vi, mọi hoạt động ở mọi nơi, mọi lúc của các cơ quan, nhân viên nhà nước đều
Trang 35phải thể hiện được “thần linh pháp quyền”; ý thức, tinh thần pháp luật phải chiphối, chỉ đạo mọi hành vi, hoạt động của bộ máy, cơ quan nhà nước; môi trườngpháp chế phải bao trùm mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống xã hội
Đây là tư tưởng rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, phản ánh nội dung cốt lõi củaNhà nước dân chủ mới - Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Đồng thời,đây cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động quản lý nhà nước của Người.Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh đề ra một trong sáu nhiệm
vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là: “trước chúng ta bịchế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phầnchuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp Nhân dân ta không được hưởngquyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ” [30, 8]
Sau 1954, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đạtđược nhiều thành tựu quan trọng, nhiều quy định trong Hiến pháp 1946 khôngcòn phù hợp, Hồ Chí Minh đã chủ trương sửa đổi và ban hành Hiến pháp mới -Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1959 quy định các nguyên tắc để bộ máy nhà nướchoạt động như: nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện trong điều 4 củaHiến pháp, nguyên tắc bình đẳng đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc quy địnhtrong điều 8 và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa nằm trong điều luật củaHiến pháp Trong tư duy Hồ Chí Minh, một khi điều kiện kinh tế - xã hội thayđổi thì pháp luật, nhất là đạo luật gốc - Hiến pháp, cũng phải thay đổi theo, mới
có khả năng điều chỉnh hợp lý các quan hệ xã hội đã phát sinh và định hình Ngoài hai bản Hiến pháp năm 1946 và bản Hiến pháp năm 1959, Hồ ChíMinh còn công bố 16 sáu đạo luật và 1.300 văn bản dưới luật, khối lượng vănbản đó luôn thể nhiện rõ việc đề cao tính nhân đạo và nhân văn, đảm bảo tínhhợp hiến, hợp pháp và hiệu lực thực tế của các điều luật
Tính hợp pháp và hợp hiến còn được thể hiện thông qua việc nhà nướcđược lập ra để đại diện cho dân, do dân cử ra, bầu ra Nếu như nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa không do dân bầu ra thì không phải là một nhà nước hợppháp, hợp hiến
2.1.2 Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ, phải nghiêm minh và phát huy tính hiệu lực thực tế
Nhà nước ta cũng sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, nhưng pháp luật của
ta đã có sự thay đổi về chất, mang bản chất của giai cấp công nhân, là một loạihình pháp luật kiểu mới Theo Hồ Chí Minh: “Pháp luật của ta là pháp luật thật
Trang 36[16, 185] Ở Hồ Chí Minh, pháp luật dân chủ được xem xét trong các mối quan
hệ hết sức đặc trưng:
Thứ nhất, trong quan niệm về thực chất của dân chủ: “Không nên hiểu lầm
dân chủ Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi Nhưng khi đã quyết định rồi thìkhông được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là để bàn cách thi hành cho được,cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện Phải cấm chỉ những hànhđộng tự do quá trớn ấy” [32, 108]
Thứ hai, trong việc xác định rõ giới hạn của các quyền tự do cá nhân “nhân
dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật Mỗi người có tự do của mình,nhưng phải tôn trọng tự do của người khác Người nào sử dụng quyền tự do củamình quá mức là phạm đến tự do của người khác, là phạm pháp Không thể có tự
do cho bọn Việt gian, bọn phản động, bọn phá hoại tự do của nhân dân” [16,108]
Thứ ba, trong việc xử lý mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ công dân,
pháp luật dân chủ vừa thể hiện các quyền, lợi ích của công dân, nhưng cũng quyđịnh rõ các nghĩa vụ mà mọi người dân phải thực hiện, hưởng quyền và thựchiện nghĩa vụ là thuộc tính hai mặt của một người dân làm chủ
Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh: pháp luật của ta là pháp luật dân chủ; mọicông dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều bình đẳng trước pháp luật
cả về quyền lợi và nghĩa vụ; ai vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm khắc,cho dù người đó ở vị trí nào trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhànước Theo Người, hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người đềunghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; pháp chế chỉ đảm bảo khi các quy phạmpháp luật được thực thi trong các quan hệ xã hội; mọi hành vi vi phạm pháp luậtphải bị xử lý Như vậy, trong thực thi luật pháp, việc thưởng phạt phải nghiêmminh, vì nếu thưởng phạt không nghiêm minh thì người tận tụy lâu ngày cũngthấy chán nản, còn người hư hỏng, vi phạm pháp luật, kỷ luật sẽ ngày càng lúnsâu vào tội lỗi, làm thiệt hại cho nhân dân Hồ Chí Minh cho rằng “Trong mộtnước thưởng phạt nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắnglợi, kiến quốc mới thành công” [30, 163 - 164]
Muốn pháp luật nghiêm minh, phát huy hiệu lực, theo Hồ Chí Minh, cầnphải có các điều kiện sau:
Thứ nhất, pháp luật đó phải đúng và phải đủ Pháp luật đúng là pháp luật
phản ánh trung thành bản chất các quan hệ khách quan, tiếp cận đến chân lý; màchân lý là tất cả những gì phù hợp với lợi ích của nhân dân Còn pháp luật đủ
Trang 37nghĩa là phải có tính đồng bộ, bao quát được các mặt, các loại quan hệ, các lĩnhvực của đời sống xã hội
Thứ hai, pháp luật phải đến được với dân Đi vào giữa dân gian, để pháp
luật được thực thi trong đời sống xã hội phải chú trọng giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho mọi đối tượng dân cư, làm cho họ biết, hiểu và thực hiện trong điều kiện dân trí còn thấp, học vấn hạn chế việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật
càng trở nên cần thiết, đây là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm
Trong quan niệm Hồ Chí Minh, tuyên truyền, giáo dục pháp luật là mộtcông đoạn trong toàn bộ quy trình xây dựng - thông qua, ban hành - thực hiện -theo dõi, giám sát - sửa đổi, điều chỉnh pháp luật Tại hội nghị thảo luận LuậtHôn nhân và Gia đình, vấn đề này đã được Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công bố đạoluật này chưa phải đã là mọi việc đều xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dụclâu dài mới thực hiện được tốt” [35, 524] Muốn dân hiểu, dân nhớ để làm theo,trong tuyên truyền phải biết cách diễn đạt đơn giản, ngắn gọn, nhưng tuyệt đốichính xác, phù hợp với đặc điểm tâm lý, tính cách, văn hóa của các đối tượngdân cư từng khu vực, từng miền trên đất nước
Thứ ba, cán bộ thực thi luật pháp phải thực sự công tâm và nghiêm minh.
Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ: “gương mẫu chấp hànhpháp luật của nhà nước, kỷ luật của các đoàn thể cách mạng quần chúng màmình tham gia” [35, 524] Người nhiều lần phê phán cán bộ đảng viên khôngchấp hành pháp luật của nhà nước, do cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra tự do chủnghĩa, không tôn trọng pháp luật và thể chế nhà nước, làm gương xấu cho quầnchúng
Trong việc giữ vững tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật, cán bộlàm công tác tư pháp có vai trò quan trọng; họ chính là người trực tiếp thực thiluật pháp, đại diện cụ thể cho cán cân công lý Vì thế, Hồ Chí Minh yêu cầu ở họphải có những phẩm chất đạo đức cần thiết “Trong công tác xử án phải côngbằng, liêm khiết, trong sạch Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trongkhung tòa àn Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân Giúp dân, học dân đểgiúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng Tóm lại, các chú phải công bằng,liêm khiết, trong sạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” [16, 188]
Đối với những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật hoặc
xử lý không đúng, không nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, Hồ ChíMinh chỉ rõ: “Có cán bộ, đảng viên lợi dụng quyền thế của Đảng và Nhà nướclàm những việc trái với chính sách và pháp luật, xâm phạm đến lợi ích vật chất
Trang 38và quyền tự do dân chủ của nhân dân, nhưng cũng chưa bị xử lý kịp thời… nhưvậy là kỷ luật chưa nghiêm” [17, 145] Người yêu cầu kiên quyết trừng trị những
kẻ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền của công dân, làm cho nhân dân bấtbình, oan ức
Như vậy, pháp luật của ta là pháp luật thực hiện tốt nền dân chủ, nghiêmminh và phải phát huy tính hiệu lực trong thực tế Đó là biện pháp căn bản đểphát triển đất nước
Dân chủ là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nộidung căn bản và là hình thức biểu hiện tập trung của dân chủ trong nhà nướcpháp quyền Không có nhà nước pháp quyền thực sự thì cũng không thể có nềndân chủ thực sự và bền vững Bởi, chỉ có thông qua nhà nước pháp quyền, nhândân mới có thể cùng nhà nước tạo ra những thiết chế, cơ chế xã hội thích ứngđảm bảo dân chủ và tự do trong xã hội Là điều kiện, vừa là động lực thúc đẩy
sự hình thành, phát triển hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Bêncạnh đó, dân chủ phải có pháp luật tốt, phản ánh đúng xu thế phát triển của xãhội, ý chí nguyện vọng của nhân dân là việc thực thi pháp luật luôn nghiêm minh
có hiệu quả Đồng thời, không ngừng củng cố, hoàn thiện nhà nước Nền dânchủ trong đời sống xã hội pháp quyền càng được củng cố và hoàn thiện cùng vớiviệc không ngừng mở rộng dân chủ là nhiệm vụ cơ bản, thiết yếu của nhà nướcpháp quyền và luôn phát huy hiệu lực trong thực tế
2.1.3 Sự thống nhất giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với việc nâng cao giáo dục đạo đức - Nét đặc sắc trong quan niệm Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
Điều cần chú ý ở Hồ Chí Minh là pháp luật không phải thống trị con người
mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người Tư tưởng pháp quyền củaNgười không chỉ dừng lại ở các quyền con người được ghi trong văn bản phápluật mà còn thấm đẫm một tấm lòng thương yêu nhân dân, chăm lo cho dân,chăm lo cho ấm no hạnh phúc của nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩađồng bào theo đạo lý truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam Vì thế, phápquyền Hồ Chí Minh là một loại pháp quyền đặc biệt, pháp quyền nhân nghĩa -một thứ nhân nghĩa có nội hàm triết lý, mang đậm tính dân tộc và dân dã, sâu
sắc vô cùng
Trên thế giới, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây tồn tại hai phương thức trịnước chủ yếu: đức trị và pháp trị Bản thân Hồ Chí Minh cũng đã có lần đề cập
Trang 39đến chế độ pháp trị: “…Tư pháp cần góp phần của mình là thực hiện chế độpháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ nhândân” [16, 250] Nhưng trong thực tế, Người đã kết hợp chặt chẽ việc quản lý,điều hành xã hội bằng pháp luật với việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức cáchmạng, nâng cao bản lĩnh công dân, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho cán bộ vànhân dân Pháp luật và đạo đức đều dùng để điều chỉnh hành vi của con ngườinâng con người lên, hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ Trong quanniệm của Hồ Chí Minh, đạo đức là cơ sở để xây dựng, thực hiện pháp luật, nềnpháp quyền của ta là nền pháp quyền hợp đạo đức, có nhân tính Điều này đượcbản thân Hồ Chí Minh lý giải rất rõ: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp, cũng nhưmọi vấn đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người Ở đời và làmngười là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức.Phải làm sao đóng góp vào việc làm cho nước độc lập, dân được tự do, hạnhphúc, nhân loại khỏi đau khổ” [16, 187]
Sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh cònthể hiện ở quan điểm xử lý các hành vi phạm pháp Nguyên tắc “có lý”, “cótình” Chi phối mọi hành vi ứng xử của con người, tôn trọng cái lý, đề cao cáitình, tùy từng trường hợp và tình huống cụ thể mà Hồ Chí Minh nhấn mạnh mặtnày hay mặt khác Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật phải kịp thời, nghiêmtúc, nghiêm minh Pháp luật không loại trừ một ai, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi cáixấu, cái ác, khuyến khích nâng đỡ, phát huy cái tốt, cái thiện vốn có trong mỗicon người, chứ không đơn thuần trừng phạt, răn đe Trong việc thực thi phápluật cũng phải đảm bảo tính hài hòa giữa các mặt tưởng chừng như đối lập nhau.Phương châm của Hồ Chí Minh là: không xử phạt là không đúng Song, cái gìcũng trừng phạt cũng là không đúng, tránh lạm dụng pháp luật
Thực hiện chủ trương đó, cần hướng vào một số nội dung chính sau đây,trên thực tế là trở về và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước phápquyền trong những điều kiện và yêu cầu phát triển mới của đất nước:
Thứ nhất, cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luật trong nhà nước
pháp quyền, đảm bảo để pháp luật trở thành phương tiện cho người dân thựchiện quyền làm chủ của mình, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật
Thứ hai, xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng tốt
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Thứ ba, kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan làm luật, xây dựng đội
ngũ cán bộ làm công tác tư pháp đủ phẩm chất và năng lực