1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

11 971 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 502,72 KB

Nội dung

Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Thị Thu Hạnh Trường Đại học Khoa học Xã h

Trang 1

Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam hiện nay Nguyễn Thị Thu Hạnh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn ThS Khoa học chính trị: 60 31 02 04 Người hướng dẫn : GS.TS Phùng Hữu Phú

Năm bảo vệ: 2013

91 tr

Abstract Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ những nội dung lý luận về vấn

đề kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh Phân tích, làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Quyền lực

nhà nước

Content

1 Lý do chọn đề tài:

Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta Trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh là

sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam, là mẫu mực của

tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta Vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng những có giá trị khoa học sâu sắc mà còn có giá trị định hướng, giá trị phương pháp luận cho cách mạng Việt Nam trong hiện tại và tương lai

Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, bên cạnh những thành tựu, những mặt tích cực đạt được thì những mặt trái, tiêu cực vẫn còn

Trang 2

đang tồn tại và có thể nói đang ngày càng gia tăng Đó là tình trạng tham nhũng, hối lộ, chạy chức chạy quyền, quan liêu, lãng phí, thất thoát tiền của của đất nước, của nhân dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở có nhiều điểm bất cập, chồng chéo nhau, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ , tất cả những điều đó phần nào đã làm giảm hiệu qủa hoạt động và lòng tin của nhân dân đối với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay Nguyên nhân sâu xa của tình trạng đó có thể nói một phần do quyền lực của nhà nước chưa được kiểm soát một cách đầy đủ Do đó hiện nay vấn đề kiểm soát quyền lực ở nước ta cũng đang là một trong những vấn đề cấp bách, đòi hỏi phải được giải quyết chặt chẽ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn

Trong tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền trước đây, Hồ Chí Minh

cũng chú ý nhấn mạnh đến vấn đề kiểm soát trong quyền lực nhà nước, nhằm mục đích

không chỉ làm trong sạch, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước mà còn phát huy tính dân chủ trong nhân dân Tôi thiết nghĩ những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm soát vẫn còn giá trị thực tiễn rất lớn trong quá trình xây dựng hệ thống pháp quyền chúng ta hiện nay, nhất là chúng ta đang lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng

Trước yêu cầu đó của thực tiễn, đồng thời để góp phần đề ra các giải pháp tăng cường hiệu quả quyền lực quản lý nhà nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, tôi

đã chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh

trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề

tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học

2 Tình hình nghiên cứu:

Có thể nói vấn đề kiểm soát trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là vấn đề rõ ràng về lý thuyết và thực tế, nhưng đây cũng là một vấn đề còn nhiều mới mẻ, chưa có nhận thức thống nhất, cho đến nay các nghiên cứu chuyên sâu

về kiểm soát quyền lực nhà nước chưa nhiều Hầu hết chủ yếu tổng kết từ các hoạt động thanh tra, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các hoạt động thanh tra,

Trang 3

giám sát của Đảng, Nhà nước Đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, như:

- GS.TS.Trần Ngọc Đường với Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm

soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011 Cuốn sách trên cơ sở nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; đem đến cho chúng ta cách tiếp cận khoa học về hình thành cơ sở

lý luận phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với hệ thống chính trị của nước ta Từ đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, đưa ra các kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị nước ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong đó, tác giả đề cập khá nhiều đến thực trạng và giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay

- TS Trịnh Thị Xuyến với Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 Để góp

phần làm sáng tỏ vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, cuốn sách tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản, như: cơ sở lý luận về kiểm soát quyền lực nhà nước, thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước; thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam – những mâu thuẫn, bất cập, đang và sẽ giải quyết trong tiến trình phát triển Từ

đó, đề ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

- TS Nguyễn Mạnh Bình với Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với

việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2012 Trên cơ sở phân tích sự hình thành và phát triển cơ chế giám sát xã hội; nghiên cứu thực trạng các bộ phận cấu thành của cơ chế pháp lý giám sát xã hội, phân tích các yêu cầu cấp thiết của việc hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với

Trang 4

việc thực thi quyền lực nhà nước, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay

- Cao Văn Thống với cuốn sách Tăng cường kiểm tra, giám sát phục vụ nhiệm

vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009 Cuốn

sách làm rõ quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và

kỷ luật của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng Nội dung cuốn sách giúp chúng ta hiểu được phần nào vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Ngoài ra, còn có một số công trình như; “Tăng cường hoạt động giám sát của

Quốc hội nước ta hiện nay” của Khoa Nhà nước và pháp luật (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Bộ Tư pháp Nhưng nghiên cứu sâu vấn đề kiểm soát trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì còn khá hiếm Có một số công trình bàn về việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh, như “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam” của Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên), Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh –

2003 Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến nhiều nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng nhà nước kiểu mới, vấn đề kiểm soát cũng chỉ là một phần chứ không phải là vấn đề tập trung Bên cạnh đó, những công trình tương tự khác chỉ mới

đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực trong nhà nước nói chung, hoặc là đề cập sơ lược về quan điểm kiểm soát trong tư tưởng Hồ Chí Minh mà chưa tập trung nghiên cứu sâu, hay vận dụng quan điểm về vấn đề này vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Đề tài mà tác giả chọn đi sâu vào việc tìm hiểu và vận dụng vấn đề kiểm soát trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, nhưng chủ yếu nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 5

 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước và việc vận dụng nó vào xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, để thông qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân

 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm soát trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền

- Thực trạng của vấn đề kiểm soát trong quyền lực nhà nước Việt Nam hiện nay

- Đề xuất những cách vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm soát nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu giá trị thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước; cơ chế kiểm soát trong nhà nước pháp quyền của ta hiện nay và việc vận dụng quan điểm đó của Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước nói chung và vấn đề kiểm soát nói riêng

+ Qúa trình tổ chức và thực thi kiểm soát của tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước

ta và các đòan thể nhân dân trong quá trình thực hiện dân chủ và tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận: Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác kiểm soát

Trang 6

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính: Lôgic, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn và một số phương pháp chuyên nghành, liên ngành

6 Đóng góp của luận văn:

Luận văn góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay sao cho phù hợp với thực tiễn đất nước Từ đó góp phần hòan thiện những cơ chế, phương thức hoạt động trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước Trên cơ sở đó nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về những quyền mình được làm trong hệ thống pháp luật nhà nước

7 Kết cấu của luận văn:

Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu; nội dung; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo Phần nội dung của luận văn gồm hai chương:

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước

Chương 2: Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội

chủ nghĩa Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 TS Nguyễn Thọ Ánh (2012), Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội

của mặt trận tổ quốc Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội

2 TS.Nguyễn Mạnh Bình (2012), Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với

việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự

thật, Hà Nội

3 Nguyễn Trọng Bình (2007), Một số ý kiến về phản biện xã hội, tạp chí Thông tin

Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh số 4

Trang 7

4 Nguyễn Thanh Bình (2009), Điều kiện đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản

biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tạp chí Mặt trận số 70

5 TS Phạm Văn Bính (2007), Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

6 Phạm Thị Hải Chuyền (2010), Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm

tra, giám sát và kỷ luật Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7 PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2000), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học

quốc gia, Hà Nội

8 Nguyễn Chí Dũng (2005) , Những nội dung cần làm khi lấy ý kiến nhân dân về các

dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12

9 Ngô Văn Dụ - Hồng Hà – Trần Xuân Giá (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong

Văn kiện Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

10 Đại Việt sử ký toàn thư (1993), tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

11 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội

12 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6(lần 2) Ban chấp

hành Trung ương khóa VIII , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành

Trung ương khóa IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

Trang 8

17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

18 Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X ,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Trung ương

5, khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

22 Nguyễn Minh Đoan (2007), Nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự

phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp

và tư pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2

23 GS.TS Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm

soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội

24 Trương Thị Hồng Hà (2007), Xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho nhân dân

tham gia hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Tạp chí Cộng sản số 8

25 Hoàng Hải (2007), Về phản biện và giám sát xã hội, Tạp chí xây dựng Đảng số 9

26 Jon Mills (2005), Luận về tự do, Nxb Trí Thức, Hà Nội

27 Mai Hữu Khê – Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính,

Nxb Lao động, Hà Nội

28 Trần Ngọc Liên (2004), Tư tưởng quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân của Chủ

tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản số 10

29 Luật Giám sát (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

30 Luật tổ chức Quốc hội (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Trang 9

31 Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

32 Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

33 Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

34 Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

35 Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

36 Hồ Chí Minh (2012), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

37 Trần Ngọc Nhẫn (2007), Một số đề xuất về giám sát và phản biện xã hội của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, Tạp chí Mặt trận số

56

38 Nguyễn Huy Phượng (2009), Giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp ở nước ta

hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 17

39 GS.TS Nguyễn Duy Quý – PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (2010), Nhà nước pháp

quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân – Lý luận và thực tiễn, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội

40 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Báo chí và các

văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

41 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật ban hành văn

bản quy phạm pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

42 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

43 Đặng Đình Tân (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam thời kỳ

đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

44 Đặng Đình Tân và Đặng Minh Tuấn (2003), Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành

dân chủ, Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 4

Trang 10

45 Trần Trọng Tân (2009), Làm gì để giám sát và phản biện xã hội đúng ý Đảng, luật

nước, lòng dân, Tạp chí Mặt trận số 70

46 Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền

Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị quốc

gia, Hà Nội

47 Cao Văn Thống (2009): Tăng cường kiểm tra, giám sát phục vụ nhiệm vụ chính trị

và công tác xây dựng Đảng , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

48 Nguyễn Anh Tuấn (2003): Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới

ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

49 Vũ Anh Tuấn (2009), Giám sát xã hội trong Nhà nước pháp quyền, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp số 7

50 Tập bài giảng chính trị học (2004) Nxb Lý luận Chính trị

51.Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và các Hiến pháp Việt Nam (1946,1959, 1980,

1992), (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

52 Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội

53 Từ điển pháp luật Anh - Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

54 Từ điển tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

55 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Matxcơva

56 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, Matxcơva

57 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Matxcơva

58 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva

59 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Matxcơva

60 TS Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực Nhà nước – Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w