Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Người đứng đầu 24 năm và đã để lại dấu ấn sâu đậm về một phong cách

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 46 - 47)

hòa, Người đứng đầu 24 năm và đã để lại dấu ấn sâu đậm về một phong cách lãnh đạo Nhà nước, trở thành chuẩn mực cho các thế hệ lãnh đạo sau này

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta đã vận dụng sáng tạo lý luận của Lênin về nhà nước kiểu mới, lập ra nhà nước cộng hòa dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người nói: nước ta là nước dân chủ; bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới xây dựng là của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Người lại nói: Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh.

Ngay trong buổi họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người đã đề nghị phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói, một chiến dịch xóa nạn mù chữ để chống dốt và tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để làm ra đạo luật cơ bản, đảm bảo mọi quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân. Cuộc tổng tuyển cử ấy được tổ chức trong điều kiện cả nước đang chuẩn bị kháng chiến. Hiến pháp đầu tiên được xây dựng, đi đôi với cả một hệ thống sắc lệnh, nghị quyết, chỉ thị đã được ban hành nhằm thực hiện quyền tự do dân chủ của mỗi người dân, và định ra trách nhiệm kỷ cương, quy chế thưởng phạt, làm nền móng cho chế độ pháp trị kết hợp với đức trị ở nước ta.

Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Hồ Chí Minh đã lo cho dân, lại lo cho bộ đội, đề ra “hũ gạo nuôi quân”, “tấm áo trấn thủ”. Miền Bắc giải phóng, Người kêu gọi: mỗi người làm việc bằng hai để chi viện cho miền Nam ruột thịt. Người kêu gọi phát triển nghề nông, khuyến khích công nghiệp, sớm đề ra chế độ khoán, coi đó là điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếc rằng không thực hiện phổ biến. Đặc biệt coi trọng phát triển hệ thống giao thông mà người đã trực tiếp đôn đốc. Có thể nói kinh tế xã hội thời chiến do Nhà nước ta xây dựng mặc dù có những mặt nào đó không tránh khỏi thiếu sót, đã bảo đảm cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc giành thắng lợi vĩ đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm xây dựng bộ máy chính quyền nhân dân, chủ trương chọn những cán bộ có đức, có tài để xây dựng một nhà nước liêm khiết, sáng suốt và nghiêm minh. Sắc lệnh thành lập ủy ban nhân dân, sau này là ủy ban kháng chiến hành chính các cấp đã được ban hành rất sớm. Người hết sức coi trọng chính quyền cấp xã, gần dân nhất, coi đó là nền tảng của hành chính.

Người đã tiên đoán những căn bệnh dễ phát sinh của bộ máy nhà nước, cho nên từ rất sớm. Người đã nêu vấn đề chống quan liêu, tham nhũng, hối lộ, ức hiếp quần chúng, coi đây là “giặc nội xâm” và đã tỏ thái độ kiên quyết trừng trị những kẻ thoái hóa biến chất.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 46 - 47)