Giai đoạn trước năm

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 26 - 31)

Trước năm 1945, Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu và bị thực dân Pháp nô dịch. Đó là một chế độ phong kiến suy đồi và ươn hèn, đầu hàng thực dân Pháp, bán nước ta cho ngoại bang, phản bội lại truyền thống đấu tranh yêu nước của dân tộc ta. Thực dân Pháp đã cấu kết với giai cấp địa chủ phong kiến thống trị nước ta một cách vô cùng tàn bạo, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Với lòng yêu đất nước quê hương, nhân ái, thương người nhất là người nghèo khổ, Hồ Chí Minh đã quyết tìm con đường cứu nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới từng bước được hình thành. Năm 1919, trong bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam gửi đến hội nghị Vecxây đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộc mình, trong đó có 4 điều liên quan đến pháp quyền đó là:

Điều 1: Yêu cầu ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.

Điều 2: Đòi cải cách nền công lý ở Đông Dương, cho người bản xứ được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu, xoá bỏ hoàn toàn và triệt để các Toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất của nhân dân An Nam.

Điều 7: Thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.

Điều 8: Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ.

Hồ Chí Minh đã đề xuất việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ, các quyền con người ở Việt Nam. Năm 1925 - 1927, Hồ Chí Minh viết Bản án chế độ thực

dân Pháp và Đường cách mệnh, về phương diện nhà nước, Người đã đề xuất

quan niệm về một nhà nước của số đông, thực hiện một nền dân chủ triệt để, dân chủ cho đa số theo mô hình kiểu Nhà nước Xôviết. Năm 1930, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh soạn thảo đã chỉ rõ nội dung chính trị của cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam, thiết lập Nhà nước Chính phủ Công - Nông - Binh. Quan niệm lý luận này được hiện thực trong cao trào Xôviết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. Trong cương lĩnh đã xác định các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam đó là đánh đổ chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến tay sai làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông. Cương lĩnh đã xác định được nội dung cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển thời đại mới, giải quyết được đường lối cách mạng đó là cách mạng vô sản kết thúc bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Từ đây, cách mạng Việt Nam có sự chuyển biến chiến lược quan trọng. Tại Hội nghị này, Hồ Chí Minh đã đề xuất quan điểm xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân. Nhà nước dân chủ nhân dân trong quan điểm Hồ Chí Minh là một nhà nước dân chủ thực sự của dân, do dân và vì nhân dân. Như vậy, đến năm 1941, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cơ bản được hình thành. Từ đó việc thiết kế, tổ chức nhà nước đều quán triệt quan điểm cơ bản chỉ đạo đó, nghĩa là xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân. Đây là một sáng tạo lớn về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta.

1.3.2. Giai đoạn 1945 - 1954

Với những kiến thức học hỏi được, Người đã cùng với Đảng ta lãnh đạo cách mạng Việt Nam thành công, đưa đất nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, trở thành một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 2 - 9 - 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của Nhà nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nhà nước lập ra sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nhà nước dân chủ nhân dân. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân. Mục đích nhà nước này là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Ngay sau ngày độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc bầu cử ra các cơ quan tối cao của Nhà nước. Chính Người đề nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc tổng tuyển cử ở Việt Nam với chế độ phổ thông đầu phiếu. Cuộc tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước ngày 6 - 1 - 1946 được diễn ra trong bối cảnh đất nước bộn bề khó khăn. Với kết quả tổng tuyển cử, ở Việt Nam đã xuất hiện một mô hình nhà nước do Hồ Chí Minh lựa chọn - Nhà nước của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ vận mệnh của mình. Nhà nước đó mang bản chất của giai cấp công nhân.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh chủ động chỉ đạo việc thành lập Ban soạn thảo hiến pháp và thông qua vào tháng 11 - 1946. Đây thực sự là một hiến pháp dân chủ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước kiểu mới. Nhiều quan điểm của Hiến pháp 1946 vẫn được tiếp tục quán triệt trong Hiến pháp 1992 và trong hiến pháp sửa đổi sau này. Như vậy, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân là sự phát triển qua từng nấc thang nhận thức, là kết quả của một quá trình khảo nghiệm, tìm tòi trong hơn 30 năm hoạt động cách mạng. Cũng chính trong giai đoạn này, bộ máy tổ chức, cơ cấu của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện dần.

1.3.3. Giai đoạn 1954 - 1969

Đây là giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm trường kỳ (1945 - 1954) đã đem lại kết quả là: Việt Nam đánh thắng thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai. Năm 1954, hòa bình trở lại ở miền Bắc. Đây là thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng lãnh đạo. Tuy nhiên, nước ta vẫn bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước trong giai đoạn 1954 đến 1969, chúng ta thấy nổi lên một số tư tưởng hết sức đặc sắc. Trong thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét nhất, đầy đủ nhất về bản chất

của nhà nước, về phương thức xây dựng nhà nước mà đến nay chúng ta vẫn gọi là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Trong thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng bộ máy nhà nước để đảm nhận hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với một nền chính trị, kinh tế - xã hội, ngoại giao, quốc phòng vững mạnh, đảm nhiệm là hậu phương lớn, chi viện người và của cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Ở miền Bắc, trong những năm cuối 1950 và của thập kỷ 60, chính quyền cách mạng ngày càng vững mạnh, phong trào thi đua, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế - xã hội ngày càng tăng cường. Nhân dân hồ hởi xây dựng chính quyền, chăm lo đến chính quyền. Ngược lại, chính quyền luôn có những chính sách tốt đảm bảo cho quyền lợi của nhân dân lao động - đất nước no ấm, mọi người được học hành. Các thành quả phát triển toàn diện của miền Bắc được phản ánh rất rõ trong Hiến pháp sửa đổi 1959. Một số thay đổi trong hiến pháp này cho thấy sự kiên định, có tính nguyên tắc của chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân. Trong Di chúc lịch sử để lại trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Người căn dặn “toàn Đảng, toàn dân chăm lo xây dựng, hoàn thiện nhà nước, để nó thực sự là công cụ cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình”[49, 89].

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã trải qua những bước phát triển ngày càng hoàn thiện cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Tóm lại, Xuất phát từ điều kiện xã hội lúc bấy giờ, kế thừa những truyền

thống tốt đẹp của dân tộc, gia đình cùng với lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, Người đến Pháp, đến Anh, Mỹ, Liên Xô… tìm hiểu sâu vào sào huyệt của kẻ thù để tìm hiểu cách thức tổ chức, hoạt động đấu tranh của các nước rồi về giúp dân tộc mình. Suốt ba mươi năm bôn ba ra đi tìm đường cứu nước làm nhiều công việc trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau với ý chí thông minh, sắc sảo, nhạy bén về chính trị, tư duy độc lập sáng tạo, trí tuệ uyên bác, Người đã tiếp thu, tìm hiểu tư tưởng văn hóa tiến bộ ở các nước Đông - Tây và đặc biệt cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917) Người đã tiếp cận đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đã đi theo con đường cách mạng vô sản và khẳng định chỉ có con đường cách mạng vô sản mới giúp nhân nhân ta thoát khỏi áp bức, bóc lột, mới đem lại quyền lợi thực sự cho nhân dân. Như vậy, cơ sở quan trọng nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về

nhà nước của dân, do dân và vì dân đó là chủ nghĩa Mác - Lênin chiếc cẩm nang thần kỳ, vũ khí không gì có thể thay thế được của cách mạng.

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã trải qua những bước phát triển ngày càng hoàn thiện cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra nhà nước kiểu mới ở nước ta - nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những thắng lợi mang ý nghĩa cách mạng thần kỳ mà nhân dân ta giành được sau khi nhà nước kiểu mới ra đời cho đến nay đã chứng minh một cách hùng hồn sự đúng đắn đầy tính sáng tạo, tính khoa học cách mạng cả trên lý thuyết lẫn trong hoạt động thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và chính Người đã vận dụng và chỉ đạo sự vận dụng vào công cuộc xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta. Đảng ta khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần lớn của Đảng và nhân dân ta” [8, 20 - 21].

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w