Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống lý luận độc lập về mô hình tổ chức nhà nước

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 51 - 52)

mô hình tổ chức nhà nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sản phẩm của sự vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mácxít về nhà nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, truyền thống văn hóa Việt Nam. Hồ Chí Minh không bê nguyên một mô hình nhà nước nào có sẵn mà luôn căn cứ vào thực tiễn cách mạng để hình thành nên một mô hình nhà nước riêng biệt, phù hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Cho nên, có thể nói Hồ Chí Minh đã hình thành nên một hệ thống quan điểm độc lập về mô hình tổ chức nhà nước - những quan điểm mang tính chất chủ đạo trong việc xây dựng mô hình tổ chức quyền lực nhà nước.

Trong những năm qua, đã có lúc chúng ta áp dụng một cách máy móc mô hình nhà nước của nước ngoài vào Việt Nam. Mô hình nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1980 gần như mô phỏng mô hình nhà nước Liên bang Xô Viết nên trong thực tiễn không phát huy được hiệu quả. Do đó, chúng ta đã sớm nhận thức được và ban hành Hiến pháp 1992. Qua đó chúng ta cần phải học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình thành một hệ thống những quan điểm, luận điểm độc lập về xây dựng mô hình tổ chức nhà nước trên cơ sở như sau:

Những quan điểm, luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thức chính thể nhà nước cách mạng vô sản. Trên cơ sở này, cần phải giữ vững và phát huy tính dân tộc, nhân dân của việc tổ chức quyền lực nhà nước, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc tổ chức quyền lực nhà nước, đảm bảo sự vận hành của mô hình tổ chức nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc tổ chức quyền lực nhà nước phải dựa trên khối đại đoàn kết dân tộc, lấy nhân dân làm nền tảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra những phương hướng quan điểm định hướng cho việc tổ chức quyền lực nhà nước. Mô hình nhà nước Việt Nam phải thực hiện các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu những thành tựu lý luận và kinh nghiệm tổ chức nhà nước ở các nước trên thế giới, từ đó hình thành nên một hệ thống lý luận độc lập về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Một hệ thống lý luận độc lập không có nghĩa là bài ngoại, khép kín. Học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc hoàn thiện mô hình nhà nước Việt Nam hiện nay là cần tiếp thu một cách có sáng tạo, có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của học thuyết về tổ chức quyền lực nhà nước và kinh nghiệm thực tiễn xây dựng mô hình nhà nước ở các quốc gia.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w