Quan điểm của Đảng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 57 - 58)

Công cuộc đổi mới ở nước ta được tiến hành toàn diện về mọi mặt. Trong đó, việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, phát huy vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước là vấn đề hết sức quan trọng. Sự nghiệp đổi mới đang đi sâu vào chiều sâu, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh, đòi hỏi Nhà nước phải phát huy hơn nữa những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế, những mặt yếu kém, đưa sự nghiệp xây dựng đất nước giành thắng lợi theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng khẳng định: việc cải cách nền hành chính nhà nước là vấn đề trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong điều kiện

mới. Mục tiêu cải cách hành chính nhà nước là nhằm xây dựng, củng cố nền hành chính trong sạch, vững mạnh đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển.

Trong nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đưa vấn đề: đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm chỉ đạo tổ chức, xây dựng nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là:

“Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. mọi cơ quan, tổ chức cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật” [8, 131 - 132].

Cần chú ý giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, trong đó phải quán triệt: “Cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước” [8, 132].

Cải cách nền hành chính nhằm mục đích làm trong sạch bộ máy nhà nước, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w