Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh bản chất nhà nước còn thể hiện tập trung ở mục đích, nguyên tắc phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 44 - 46)

ở mục đích, nguyên tắc phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước

Thứ nhất, về mục đích:

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là công cụ quyền lực của nhân dân, phản ánh và thực hiện ý trí của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đây là một đặc trưng bản chất, là mục đích tối cao, có ý nghĩa quyết định đối với tổ chức và hoạt động của nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra…” [35, 232]. Người nhấn mạnh các cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải thực sự là công bộc của nhân dân; mọi cán bộ, đảng viên phải xứng đáng là người lãnh đạo đồng thời là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Quan điểm này là sự kế thừa và phát triển tư tưởng “lấy dân làm gốc” mang tính nhân văn sâu sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Thứ hai, về nguyên tắc:

Với bản chất nhà nước kiểu mới, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nguyên tắc đó quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống lĩnh các lực lượng vũ trang; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất. Mỗi thành tố nói trên có chức năng, quyền hạn cụ thể và quan hệ thống nhất biện chứng, tác động thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó hoạt động lập pháp chi phối mạnh mẽ và trực tiếp đến các hoạt động hành pháp và tư pháp, được coi là hoạt động ở đỉnh cao của quyền lực nhà nước, do đó Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự vận hành của bộ máy nhà nước. Sự phân công quyền lực giữa các cơ quan tối cao của nhà nước ta hiện nay mang tính độc lập tương đối. Bên cạnh hoạt động lập pháp, Quốc hội còn thực hiện một số nhiệm vụ hành pháp; bên cạnh hoạt động hành pháp, Chính phủ còn tham gia thực hiện nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội, quản lý các hệ thống tòa án địa phương.

Thứ ba, về phương thức tổ chức và hoạt động:

Phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước ta được xây dựng theo những tiêu chí của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho toàn bộ tổ chức và hoạt động của nhà nước mang tính dân chủ và pháp quyền cao, thật sự trong sạch, vững mạnh thực hiện tốt chức năng tổ chức quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mô thức tổng quát của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bao gồm những yêu cầu nghiêm ngặt về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước như: yêu cầu về tính tối thượng của pháp luật, nhất là “phải có một hiến pháp dân chủ” như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3 - 9 - 1945; yêu cầu về tính pháp quyền của các thiết chế nhà nước; yêu cầu giải quyết đúng mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức trong hệ thống chính trị, với nhân dân và thị trường; yêu cầu về tổ chức quyền lực nhà nước một cách khoa học và dân chủ trên cơ sở hiến pháp và pháp luật; yêu cầu về sự độc lập và bảo đảm công lý của tòa án và các cơ quan tư pháp; yêu cầu về tính dân chủ và minh bạch của pháp luật, tính hệ thống của các văn bản pháp luật… Tuy nhiên,

theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đề cao vai trò của nhà nước pháp quyền nhưng không coi quyền lực nhà nước là quyền năng vô hạn, tách rời và đứng trên nhân dân, không tuyệt đối hóa pháp luật hoặc coi đó là biện pháp duy nhất, mà cần kết hợp chặt chẽ các yếu tố “lý” và “tình” pháp luật và đạo đức trong tổ chức và quản lý xã hội. Người yêu cầu các cơ quan công quyền và cán bộ, công chức nhà nước phải đặc biệt coi trọng công tác vận động nhân dân, giữ vững và tăng cường quan hệ máu thịt với nhân dân, phải thực sự gương mẫu trong việc thi hành Hiến pháp và các luật lệ. Đây là một nét đặc sắc, sáng tạo mang đậm tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w